Khoảnh khắc lịch sử đã đến với giới điện ảnh châu Á tại Oscar lần thứ 95, trong chương trình trao giải Oscar ngày 12 Tháng Ba 2023. Viện Hàn lâm nghệ thuật khoa học điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS), từng bị chỉ trích nặng trong suốt nhiều năm lịch sử của họ, khi luôn “quá trắng”, đã thay đổi dần khi chuyển sang “đen”, và bây giờ họ bắt đầu “vàng”…
__________________
OSCAR 2023 TRÊN SAIGON NHỎ
Lý do giúp A24 dẫn đầu cuộc đua Oscar 2023: Từ chối khuôn mẫu Hollywood
Già gân James Hong và bảy thập niên vượt qua định kiến kỳ thị
Dương Tử Quỳnh, thần tượng của năm
Dương Tử Quỳnh – nguồn cảm hứng của thế giới
Cate Blanchett: Còn hơn cả nhan sắc và tài năng
Tár, hiện thân của thiên tài và cám dỗ
Hồng Châu, ‘giọt sương thuần Á’ của Hollywood
__________________
Chiến thắng của “Everything Everywhere All at once” tại Oscar lần thứ 95 vào Chủ nhật 12 Tháng Ba 2023 là một cột mốc quan trọng đối với những tài năng điện ảnh châu Á. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy AMPAS bắt đầu chấp nhận sự khác biệt để đón nhận và tôn vinh một bộ phim mà, trên lý thuyết, không thuộc truyền thống “tư duy chấm giải” của các thành viên trong “hệ thống” vốn cực kỳ khắt khe, thiên kiến và bảo thủ của AMPAS.
Hãng A24 đã thắng đậm với bảy giải, trong đó có giải Phim hay nhất, Đạo diễn hay nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất cho Daniel Kwan và Daniel Scheinert; Nữ diễn viên hay nhất cho Dương Tử Quỳnh; Nữ diễn viên phụ cho Jamie Lee Curtis; và Nam diễn viên phụ Ke Huy Quan.
Daniel Kwan trở thành người châu Á thứ hai lập “hat trick” – với chiến thắng ở hạng mục Phim hay nhất, đạo diễn và kịch bản – sau Bong Joon Ho với phim “Parasite” (2019). Daniel Kwan cũng là đạo diễn châu Á thứ tư giành chiến thắng – sau Lý An (“Ngọa hổ tàng long” và “Life of Pi”), Bong Joon Ho và Chloé Zhao (“Nomadland”). “Everything Everywhere” là phim thứ ba đoạt giải Phim hay nhất với các nhà sản xuất châu Á, trong đó có nhà đồng sản xuất Jonathan Wang.
Dương Tử Quỳnh, người châu Á đầu tiên trong lịch sử Oscar giành chiến thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (ảnh: Kevin Winter/Getty Images
Với Dương Tử Quỳnh, đây thật sự là một chiến thắng lịch sử. Cô trở thành nữ diễn viên da màu thứ hai và là người châu Á đầu tiên được AMPAS công nhận sau 95 năm lịch sử Oscar. 22 năm sau Halle Berry (với “Monster’s Ball”), người đầu tiên phá được bức tường màu da khi giành giải Nữ diễn viên chính, Dương Tử Quỳnh đã vượt qua đồng nghiệp lừng lẫy Cate Blanchett, để giành chiến thắng. Kỳ tích lịch sử với “dấu ấn châu Á” của Dương Tử Quỳnh đến sau 40 năm kể từ khi Ben Kingsley, người gốc Ấn Độ, trở thành nam diễn viên chính châu Á đầu tiên đoạt giải với phim “Gandhi” (1982).
Và với Ke Huy Quan, anh là người châu Á thứ hai giành chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên phụ, sau Haing S. Ngor với “The Killing Fields” (1984).
Có thể hiểu tại sao châu Á đang “bùng nổ” phấn khích. Khắp Kuala Lumpur, người ta vội vã dựng các tấm panô gọi Dương Tử Quỳnh là “niềm tự hào của Malaysia”. Mẹ của Dương, bà Janet Yeoh, 84 tuổi, nói rằng bà luôn tin ngày lịch sử này sẽ đến với con gái bà. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng nói tương tự.
“Với thành tựu này, sự nghiệp lẫy lừng và gương mẫu của Dương Tử Quỳnh chắc chắn tiếp tục là nguồn cảm hứng và động lực lớn cho giới diễn viên, nam cũng như nữ, trong nước chúng tôi, đồng thời tạo động lực lớn hơn nữa cho sự phát triển ngành công nghiệp điện ảnh địa phương,” Thủ tướng Anwar Ibrahim nói.
Ke Huy Quan với giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (ảnh: Kevin Winter/Getty Images)
Năm nay, Ấn Độ cũng nhận tượng Oscar đầu tiên, không chỉ một mà đến hai: “Naatu Naatu,” bản hit bằng ngôn ngữ Telugu từ phim “RRR,” giành giải bài hát gốc hay nhất; và “The Elephant Whisperers” giành giải Phim tài liệu ngắn xuất sắc nhất. Chiến thắng của nhà soạn nhạc M.M. Keeravani và người viết lời Chandrabose đã nhận được lời chúc mừng từ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. “Tôi cảm thấy đây là khởi đầu của mọi thứ để thế giới – đặc biệt thế giới phương Tây – tập trung nhiều hơn vào âm nhạc Ấn Độ và âm nhạc châu Á,” nhạc sĩ M.M. Keeravani nói.
Lady Gaga trình diễn tại Oscar lần thứ 95, ngày 12 Tháng Ba 2023 (ảnh: Myung J. Chun / Los Angeles Times via Getty Images)
Phải nói là người hâm mộ đã chờ rất lâu mới chứng kiến sự trở lại của những gương mặt châu Á tại Oscar, kể từ 2004, với các đề cử cho Ben Kingsley (Ấn Độ), Shohreh Aghdashloo (Iran), và Ken Watanabe (Nhật). Những tài năng châu Á khác được công nhận năm nay, khi có mặt trong bảng đề cử, là Kazuo Ishiguro (Nobel Văn chương 2017) với kịch bản “Living”, chuyển thể từ Ikiru (To Live) của Akira Kurosawa; và Domee Shi, đạo diễn phim hoạt hình Turning Red (Pixar).
Stephanie Hsu (trái) và David Byrne trình diễn tại Oscar lần thứ 95 (ảnh: Kevin Winter/Getty Images)
Màn trình diễn ‘Naatu Naatu’ (nhạc phẩm từ phim “RRR”) của các nghệ sĩ Ấn Độ (ảnh: Rich Polk/Variety via Getty Images)
Sự hiện diện những gương mặt “da vàng”, biến Oscar thành “màu vàng” trên thảm đỏ lẫn sân khấu Oscar 2023, nhìn chung, là một sự kiện đáng nhớ. Tổng cộng, hơn 3,100 tượng vàng Oscar đã được trao ở tất cả hạng mục nhưng người châu Á chỉ mới ôm được 43 tượng, trong đó có bốn tượng mới nhất của Daniel Kwan, Dương Tử Quỳnh, Ke Huy Quan và Jonathan Wang (với vai trò nhà sản xuất “Everything Everywhere All at once”) – một nhà làm phim người Mỹ gốc Đài Loan.
Sự kiện cho thấy, AMPAS nói riêng và Hollywood nói chung, đã có cái nhìn khác trong khái niệm “đại diện về văn hóa” trong nghệ thuật thứ bảy, chấp nhận và tôn vinh những tiếng nói mới cũng như tài năng sáng tạo mà chiến thắng của họ đã giúp mở rộng cánh cửa hơn để bất kỳ kẻ mơ mộng nào cũng có thể hy vọng “đột nhập” Hollywood và chứng tỏ tài năng của họ không thua kém ai khác, bất luận màu da và sắc tộc.
_____________
OSCAR LẦN THỨ 95
PHIM HAY NHẤT
“All Quiet on the Western Front”
“Avatar: The Way of Water”
“The Banshees of Inisherin”
“Elvis”
“Everything Everywhere All at Once” *WINNER
“The Fabelmans”
“Tár”
“Top Gun: Maverick”
“Triangle of Sadness”
“Women Talking”
NỮ DIỄN VIÊN PHỤ
Angela Bassett, “Black Panther: Wakanda Forever”
Hong Chau, “The Whale”
Kerry Condon, “The Banshees of Inisherin”
Jamie Lee Curtis, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER
Stephanie Hsu, “Everything Everywhere All at Once”
NAM DIỄN VIÊN PHỤ
Brendan Gleeson, “The Banshees of Inisherin”
Brian Tyree Henry, “Causeway”
Judd Hirsch, “The Fabelmans”
Barry Keoghan, “The Banshees of Inisherin”
Ke Huy Quan, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER
PHIM NƯỚC NGOÀI (INTERNATIONAL FEATURE FILM)
“All Quiet on the Western Front,” Germany *WINNER
“Argentina, 1985,” Argentina
“Close,” Belgium
“EO,” Poland
“The Quiet Girl,” Ireland
PHIM TÀI LIỆU NGẮN – DOCUMENTARY (SHORT)
“The Elephant Whisperers” *WINNER
“Haulout”
“How Do You Measure a Year?”
“The Martha Mitchell Effect”
“Stranger at the Gate”
PHIM TÀI LIỆU DÀI (DOCUMENTARY FEATURE)
“All That Breathes”
“All the Beauty and the Bloodshed”
“Fire of Love”
“A House Made of Splinters”
“Navalny” *WINNER
CA KHÚC NGUYÊN THỦY (ORIGINAL SONG)
“Applause” from “Tell It like a Woman”
“Hold My Hand” from “Top Gun: Maverick”
“Lift Me Up” from “Black Panther: Wakanda Forever”
“Naatu Naatu” from “RRR” *WINNER
“This Is A Life” from “Everything Everywhere All at Once”
PHIM HOẠT HÌNH (ANIMATED FEATURE FILM)
“Guillermo del Toro’s Pinocchio” *WINNER
“Marcel the Shell With Shoes On”
“Puss in Boots: The Last Wish”
“The Sea Beast”
“Turning Red”
KỊCH BẢN CHUYỂN THỂ (ADAPTED SCREENPLAY)
“All Quiet on the Western Front”
“Glass Onion: A Knives Out Mystery”
“Living”
“Top Gun: Maverick”
“Women Talking” *WINNER
KỊCH BẢN NGUYÊN THỦY (ORIGINAL SCREENPLAY)
“The Banshees of Inisherin”
“Everything Everywhere All at Once” *WINNER
“The Fabelmans”
“Tár”
“Triangle of Sadness”
NAM DIỄN VIÊN CHÍNH
Austin Butler, “Elvis”
Colin Farrell, “The Banshees of Inisherin”
Brendan Fraser, “The Whale” *WINNER
Paul Mescal, “Aftersun”
Bill Nighy, “Living”
NỮ DIỄN VIÊN CHÍNH
Cate Blanchett, “Tár”
Ana de Armas, “Blonde”
Andrea Riseborough, “To Leslie”
Michelle Williams, “The Fabelmans”
Michelle Yeoh, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER
ĐẠO DIỄN
Martin McDonagh, “The Banshees of Inisherin”
Daniel Scheinert and Daniel Kwan, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER
Steven Spielberg, “The Fabelmans”
Todd Field, “Tár”
Ruben Ostlund, “Triangle of Sadness”
THIẾT KẾ PHIM TRƯỜNG (PRODUCTION DESIGN)
“All Quiet on the Western Front” *WINNER
“Avatar: The Way of Water”
“Babylon”
“Elvis”
“The Fabelmans”
QUAY PHIM (CINEMATOGRAPHY)
“All Quiet on the Western Front” *WINNER
“Bardo, False Chronicle of a Handful of Truths”
“Elvis”
“Empire of Light”
“Tár”
PHỤC TRANG (COSTUME DESIGN)
“Babylon”
“Black Panther: Wakanda Forever” *WINNER
“Elvis”
“Everything Everywhere All at Once”
“Mrs. Harris Goes to Paris”
KỸ THUẬT ÂM THANH (ACHIEVEMENT IN SOUND)
“All Quiet on the Western Front”
“Avatar: The Way of Water”
“The Batman”
“Elvis”
“Top Gun: Maverick” *WINNER
PHIM HOẠT HÌNH NGẮN (ANIMATED SHORT FILM)
“The Boy, the Mole, the Fox and the Horse” *WINNER
“The Flying Sailor”
“Ice Merchants”
“My Year of Dicks”
“An Ostrich Told Me the World Is Fake and I Think I Believe It”
PHIM NGẮN (LIVE ACTION SHORT FILM)
“An Irish Goodbye” *WINNER
“Ivalu”
“Le Pupille”
“Night Ride”
“The Red Suitcase”
NHẠC NỀN NGUYÊN THỦY (ORIGINAL SCORE)
“All Quiet on the Western Front” *WINNER
“Babylon”
“The Banshees of Inisherin”
“Everything Everywhere All at Once”
“The Fabelmans”
HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT (VISUAL EFFECTS)
“All Quiet on the Western Front”
“Avatar: The Way of Water” *WINNER
“The Batman”
“Black Panther: Wakanda Forever”
“Top Gun: Maverick”
DỰNG PHIM (FILM EDITING)
“The Banshees of Inisherin”
“Elvis”
“Everything Everywhere All at Once” *WINNER
“Tár”
“Top Gun: Maverick”
HÓA TRANG (MAKEUP AND HAIRSTYLING)
“All Quiet on the Western Front”
“The Batman”
“Black Panther: Wakanda Forever”
“Elvis”
“The Whale” *WINNER
______________________
Hành trình lịch sử của bức tượng vàng Oscar danh giá
Vì sao bức tượng vàng Oscar trở thành thứ quyết định danh vọng của những người làm việc trong ngành điện ảnh, cho dù nó đi kèm lắm thị phi?
Một buổi tối tháng 5, năm 1929, khách sạn Hollywood Roosevelt, Los Angeles tập trung những nhân vật tiếng tăm trong làng điện ảnh Mỹ. Giữa tiếng lanh canh của ly rượu vang, 15 bức tượng vàng lần lượt được Giám đốc Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ trao tặng cho những nhân vật với thành tựu xuất sắc trong năm 1927 và 1928. Đó chính là lễ trao giải Oscar đầu tiên trong lịch sử. Ở thời điểm bắt đầu, khán giả muốn đến xem Oscar chỉ cần trả 5 đô-la Mỹ cho một tấm vé.
Thứ danh giá nhất về giải thưởng Oscar không nằm ở giá trị vật chất của bức tượng vàng
Thật ra, nó cũng không làm bằng vàng khối mà từ kim loại britannium, sau đó được đem mạ đồng, bạc nickel và vàng 24 carat. Bức tượng có hình dáng của một hiệp sĩ cầm gươm và đứng trên cuộn phim có năm cánh, được điêu khắc theo phong cách Art Deco. Năm cánh tượng trưng cho năm nhánh của bộ môn nghệ thuật thứ 7: bao gồm diễn viên – biên kịch – đạo diễn – nhà sản xuất – kỹ thuật viên.
Một số những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử giải Oscar
Năm 1971, danh hài nổi tiếng Charlie Chaplin, 82 tuổi, nhận giải Oscar đặc biệt cho những cống hiến trọn đời. Khán giả đã đứng lên vỗ tay liên tục suốt 12 phút, trở thành màn vỗ tay dài nhất lịch sử Oscar. Sự kiện này cũng đánh dấu sự trở lại của Charlie Chaplin, sau khi bị trục xuất khỏi Mỹ suốt một thời gian dài từ thập niên 1950.
Năm 2009, người đứng đằng sau chiếc mặt nạ Joker – huyền thoại Heath Ledger nhận giải Oscar Diễn viên phụ xuất sắc nhất, cũng là lúc ông vừa qua đời.
Oscar năm 2014 chính là một trong những lễ trao giải được yêu thích nhất với sự dẫn dắt đầy hài hước của host Ellen DeGeneres. Tấm hình selfie Ellen chụp cùng Bradley Cooper, Jennifer Lawrence, Meryl Streep, Angelina Jolie… đã “đánh sập” Twitter và có giá trị khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ.
Năm 2020, phim Hàn Quốc Parasite của đạo diễn Bong Joon Ho đã thắng 4 giải tại Oscar 2020, trong đó có giải Phim điện ảnh xuất sắc nhất. Đây là lần đầu tiên một phim từ châu Á chiến thắng lớn đến như vậy tại trong lịch sử giải Oscar.
Tấm ảnh selfie gây bão mạng xã hội của Ellen Degeneres và các diễn viên. Ảnh: Twitte
Tuy nhiên, giải Oscar cũng nhận không ít gạch đá từ phía truyền thông, vì đôi khi thiếu bình đẳng sắc tộc, giới tính và không đuổi kịp công nghệ.
Oscar năm 2016 không có một diễn viên da màu nào lọt vào top 20 đề cử quan trọng nhất. Cụm từ “Oscar So White” (Oscar da trắng) xuất hiện rầm rộ trên khắp các mặt báo và gây một vụ lùm xùm lớn, thể hiện sự bất bình của công chúng và cả giới nghệ sỹ. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ thắng giải Oscar cho những hạng mục ngoài Nữ diễn viên chính, Nữ diễn viên phụ và Phục trang cũng vô cùng hiếm thấy.
Từ năm 2019, Oscar đối mặt với sự hưng thịnh của các công ty phân phối phim qua mạng (streaming). Có thể kể đến Amazon, Netflix, Apple TV… Lắm phim điện ảnh được công chiếu trực tiếp qua các nền tảng này, thay vì những rạp chiếu bóng thông thường. Chưa bao giờ giới làm phim lại đôi co gay gắt như vậy về danh sách phim đề cử. Cuối cùng, sự thỏa hiệp từ phía nhà tổ chức Oscar là: Để được tham gia tranh cử, phim bắt buộc phải có công chiếu tại các rạp, nhưng với thời gian tối thiểu nhất có thể.
Để rồi, năm 2020, đại dịch COVID-19 toàn cầu “quật ngã” các rạp chiếu bóng. Các bộ phim hoặc đẩy lùi ngày chiếu, hoặc được công chiếu hoàn toàn qua mạng. Lúc này, lễ trao giải Oscar không thể không nhượng bộ. Danh sách công bố các phim tranh giải bao gồm rất nhiều đầu phim chỉ được trình chiếu qua mạng, một cái lý thú mới trong lịch sử Oscar.
Lễ trao giải Oscar chưa và sẽ không bao giờ là hoàn hảo. Nhưng đó là một cái tên bảo chứng cho doanh thu, cơ hội, quyền lực. Đồng thời cũng chính là sự công nhận cao nhất cho những cống hiến của các nghệ sỹ.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar VN
Những sự thật thú vị về Lễ trao giải Oscar không phải ai cũng biết
Cùng khám phá 15 sự thật gây tò mò về lễ trao giải có ảnh hưởng nhất ở Hollywood: Oscar.
Mặc dù lễ trao giải Oscar đầu tiên được tổ chức vào năm 1929, nhưng phải đến ngày 19/31953, khán giả mới được xem trên truyền hình phát đen trắng trên kênh NBC. 13 năm sau, năm 1966, người xem đã có thể thưởng thức Lễ trao giải trên truyền hình phát màu.
|
Tượng vàng Oscar chỉ trị giá 1 USD. Từ năm 1950, Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ - đơn vị tổ chức - đã ban hành điều lệ khắt khe đối với những bức tượng vàng họ trao. Theo quy định chính thức, người thắng giải muốn bán tượng trước tiên phải bán cho Viện Hàn lâm với giá 1 USD.
|
Walt Disney giữ kỷ lục giành được số giải thưởng cao nhất. Người sáng lập các nhân vật hoạt hình như Chuột Mickey và Vịt Donald đã giành được tổng cộng 26 bức tượng trong suốt sự nghiệp, khiến ông trở thành một biểu tượng trong ngành công nghiệp giải trí trên toàn thế giới. Disney cũng đã nhận được 59 đề cử, phần lớn trong hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất.
|
Năm 2010, Kathryn Bigelow trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải Oscar cho hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim "The Hurt Locker", một bộ phim về cuộc chiến ở Iraq. Điều thú vị là, Bigelow đã đánh bại chồng cũ của mình trong hạng mục đó, đạo diễn nổi tiếng James Cameron, người cũng được đề cử cho bộ phim "Avatar".
|
Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp