NHỮNG MÓN BÁNH ĐẶC TRƯNG NAM BỘ

NHỮNG MÓN BÁNH ĐẶC TRƯNG NAM BỘ

*******

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Nhắc đến “bánh miền Tây” thì không một ai đếm được hết rằng có bao nhiêu loại. Vốn phát triển từ nền nông nghiệp vì vậy mà từ lâu người dân miền Tây đã biết cách tận dụng những sản vật vườn nhà để chế biến thành những thức bánh thơm ngon, hấp dẫn.



Bánh bao chỉ

Bánh bao chỉ là một loại bánh bao được xuất phát từ Hồng Kông . Loại bánh này được làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.


Bánh bao chỉ có độ mềm dẻo như bánh dày mochi của Nhật nhưng hương vị khác nhau. Thông thường bánh sẽ được lăn qua bột dừa để phân biệt giữa bánh dày mochi và bánh dày gyeongdan của Triều Tiên.

Khác với tất cả các loại bánh bao khác, bánh bao chỉ không được làm từ một mì mà làm từ bột gạo nếp rang chín hay còn gọi là bột bánh dẻo.

Nhân bánh thường là nhân mè đen, đậu xanh, dừa, đậu phông trong đó đậu phộng chính là nhân phổ biến nhất và đúng với bánh truyền thống nhất.

Bánh pía

Bánh pía (朥饼; hó-piá) là món bánh ngọt trung thu truyền thống xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc và được du nhập vào các khu phố người Hoa trên thế giới. Ở Indonesia, bánh có tên gọi là Bakpia Pathok.


Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, Người ta thường dùng phẩm đỏ in tên hoặc nhãn hiệu của nơi làm bánh trực tiếp lên mặt bánh. Ngoài ra, thành phần nhân bánh, nguồn gốc xuất xứ cũng thường được in trực tiếp lên bánh .

Tại Việt Nam, bánh pía là một trong những đặc sản của Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra.

Bánh bò hấp

Bánh bò hấp là loại bánh hấp không có thành phần nước cốt dừa trong bột lỏng. Những chiếc bánh loại này thường có dạng tròn nhỏ với nhiều màu trắng (không pha màu), vàng (từ đường thốt nốt), hồng hoặc tím (màu từ lá cẩm), xanh lá (từ lá dứa). Đôi khi, loại bánh hấp này cũng được làm thành mảng lớn và cắt nhỏ thành miếng tam giác hoặc chữ nhật như bánh bò nướng. Loại bánh này có thể được ăn riêng hoặc ăn kẹp với bánh tiêu hoặc ăn trong dĩa với nước cốt dừa rắc muối mè.

Bánh chuối nếp nướng

Người dân miền Tây vốn hảo ngọt, nên những món ăn như bánh, chè, xôi, rau câu được bày bán rất phong phú. Trong đó, du khách không thể bỏ qua món chuối nếp nướng

Nguyên liệu làm chuối nếp nướng rất đơn giản, chuối xiêm vừa chín tới , được lột vỏ, và để nguyên trái ướp chút đường và muối để có vị đậm đà được bọc bên ngoài lớp bột nếp. Đặc biệt, chuối phải được nướng trên bếp than hồng mới đúng điệu

Người nướng phải trở luôn tay cho đều các mặt. Khi lá chuối cháy sém vàng, lớp vỏ ngả màu và mùi thơm bốc lên là bánh chín.

Món chuối nếp nướng này sẽ không thể đạt được hương vị trọn vẹn nếu thiếu đi nước cốt dừa và đậu phộng. Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với độ dẻo thơm của lớp nếp vị béo của cốt dừa và bùi của đậu phộng rang tạo thành món ăn đơn giản dân dã ở miền Tây

Bánh gói lá

Những chiếc bánh gói dân dã, bình dị có dạng hình chữ nhật dẹt, phủ bên ngoài là lá chuối màu cỏ úa, bên trong bột gạo trắng ngần, chính giữa nhân đậu xanh vàng ươm trông thật bắt mắt.

Bánh ít

Gạo để làm bánh phải là thứ gạo ngon, hạt dài, không lẫn tạp chất. Gạo xay thành bột Dừa nạo lấy nước cốt một phần dành cho phần pha bột và thắng nước cốt dừa ,một phần nấu cùng đậu xanh đánh nhừ, vò thành từng viên cỡ trái nhãn làm nhân bánh.

Để tăng hương vị món bánh gói khi múc ra dĩa ăn phải thêm nước cốt dừa sệt và phải rắc lên bên trên một ít đậu phộng rang giã giập.

Bánh lá dừa – Bánh đặc sản miền tây
 
Với nguyên liệu không quá cầu kì, cách làm đơn giản nhưng hương vị thì đủ làm say đắm những thực khách khó tính nhất. Bánh lá dừa hầu như có mặt khắp ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng nhất chính là bánh dừa Bến Tre. Bánh lá dừa vừa rẻ, vừa ngon đã trở thành món quà quê của biết bao thế hệ trẻ thơ miền tây.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là một món tráng miệng quen thuộc của người dân miền Tây. Khác với bánh tằm bì là món mặn bánh tằm khoai mì là một món ăn ngọt

Bánh tằm khoai mì thường có hình dáng thon dài như con tằm nhưng cũng có những hình dáng khác như hình vuông, hình chữ nhật nhỏ … tùy vào thị hiếu của người làm. Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì … Vỏ bánh thường được bọc bởi dừa nạo thái nhuyễn nhìn như những sợi tơ trắng của con tằm.

Bánh tằm khoai mì cũng như các loại bánh làm bằng khoai mì khác đều có vị ngọt bùi của khoai mì(sắn). Khi ăn, người ta thường cho thêm muối mè rang chín, đường trắng hoặc nước cốt dừa, làm cho bánh trở nên béo ngậy, thơm mùi mè.

Bánh cam, bánh còng

Bánh cam, bánh còng – Bánh đặc sản miền tây

Với những ai lớn lên ở miền tây thì chắc hẳn sẽ quên thuộc với những mâm bánh cam, bánh còng đầy ụ, được vác trên cao và được các cô chú rao bán khắp làng trên xóm dưới. Tên bánh cũng xuất phát từ hình dạng tròn xoe như trái cam và vòng tròn như chiếc còng. Bánh được làm từ bột nếp và bột gạo, đem chiên giòn lên, ăn không ngấy. Bánh cam sẽ có nhân đậu xanh còn bánh còng thì không.

Bánh Tét

Miền Bắc có bánh chưng, miền Nam và miền Trung đón Tết với bánh tét. Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam Bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Loại bánh này từ bao đời nay đã trở thành “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.


Nguyên liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ: nếu bánh chưng gói bằng lá dong thì bánh tét gói bằng lá chuối, nếu bánh chưng hình vuông thì bánh tét gói tròn, dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng chuối chín.

Bánh tai yến

Món bánh này có hình dáng bên ngoài giống như tổ chim yến, có công thức chế biến khá đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh tai yến gồm bột gạo, bột năng, nước cốt dừa và đường.
Làm bánh tai yến khó nhất chính là cách chiên bánh sao cho nở ra những tai yến đều và đẹp mắt. Bánh ăn ngon nhất khi vừa vớt ra khỏi chảo mỡ sôi.

Bánh tai yến

Bánh tai yến vừa mỏng vừa giòn, khi ăn vào có vị ngọt, béo ngậy tan chầm chậm trên đầu lưỡi. Dù chỉ là món bánh dân dã nhưng tai yến đã góp phần làm nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây.

Theo: dangnho

 --------------------------------------

Bánh da lợn

Bánh da lợn gây nghiện tất cả thực khách gần xa

Bánh da lợn gây nghiện tất cả thực khách gần xa

Là một trong những loại bánh dân gian Nam Bộ gây nghiện nhiều thực khạc không kể già trẻ, gái trai. Với một cái tên nghe khá lạ tai những tưởng nguyên liệu chính làm bánh là lớp “da lợn” ta vẫn thấy ở những quầy thịt. Nhưng sự thật là bánh hoàn toàn không dùng nguyên liệu từ lợn.

Bánh da lợn được làm từ bột gạo, bột năng, cốt dừa, lá dứa, đậu xanh hoặc các nguyên liệu khác nếu bạn muốn đa dạng về hương vị. Bánh bao gồm nhiều lớp bột đan xen với nhau rất độc đáo, dẻo dính vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Những ngày còn nhỏ đứng trước nhà đợi mẹ đi chợ về mang cho miếng bánh da lợn – món bánh dân gian Nam Bộ như một kỷ niệm đẹp. Giờ thì những chiếc xe đạp chở tủ bánh nho nhỏ cũng dần thưa thớt hơn. Nhưng về Nam Bộ thì bạn vẫn có thể thưởng thức món bánh này

Bánh lá mít lá mơ

Bánh dừa lá mít lá mơ ăn là thèm

Bánh dừa lá mít lá mơ ăn là thèm

Bánh tuy không ghi điểm về màu sắc như những món bánh dân gian Nam Bộ khác nhưng nhất định hương vị không hề thua kém món bánh nào. Bánh được làm từ bột gạo và nước cốt mơ. Người ta quết cho bột mịn rồi đem nén lên lá mít hay lá dừa, sau đó đem hấp. Sau khi bánh chín, lột ra, ăn kèm với nước cốt dừa sền sệt . Bánh có nhiều tên gọi khác nhau như bánh lá mít, bánh cục, bánh lá nén,…

Đây là món bánh ăn vặt rất phổ biến ở miền tây, với du khách gần xa thì đây chính là món bánh đặc sản nhất định phải thử khi du lịch miền sông nước.

Bánh đúc

Bánh đúc mặn

Mẹt bánh đúc mặn siêu ngon siêu hấp dẫn tại Nam Bộ

Mẹt bánh đúc mặn siêu ngon siêu hấp dẫn tại Nam Bộ

Bánh đúc mặn hay còn được gọi ngắn gọn là bánh mặn, ai về miền Tây mà chưa thử món này thì xem như chưa đến đây. Không biết loại bánh này có từ bao giờ nhưng hương vị thơm ngon thì không thể bàn cãi. Ngon đến nỗi bất kỳ ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon và nhớ mãi về loại bánh dân gian Nam Bộ này.

Bánh đúc mặn là món ăn được nhiều người ưa chuộng không chỉ nhờ hương vị thơm béo của nước cốt dừa, mà còn ở vị thanh ngọt của tôm thịt.

Bánh đúc ngọt

Bánh đúc gân ăn một lần nghiện một đời khi ghé Nam Bộ

Bánh đúc gân ăn một lần nghiện một đời khi ghé Nam Bộ

Bánh đúc ngọt là một loại bánh dân gian Nam Bộ dân dã, mang đậm hương vị thôn quê. Bánh đúc ngọt có các loại như bánh đúc lá dứa, bánh đúc gân, bánh đúc lá cẩm… Loại bánh đúc nào cũng được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy cùng chút đậu phộng rang xay nhuyễn bùi bùi.

Màu sắc bắt mắt cùng mùi hương của các loại nhiên liệu tự nhiên, khiến ai vừa nhìn thôi là lại muốn thưởng thức ngay cho bằng được.

Bánh bò

Mẹt bánh bò nhiều màu sắc hấp dẫn tại Nam Bộ

Mẹt bánh bò nhiều màu sắc hấp dẫn tại Nam Bộ

Bánh bò có lẽ là thức bánh dân gian Nam Bộ có nhiều cách chế biến và cũng được ưa chuộng nhất trong tất cả các món đặc sản của vùng. Không hiểu vì sao người xưa đặt tên cho món này là bánh bò mặc dù nó không được làm từ thịt bò.

Thế nhưng loại bánh nhìn đơn giản này hơi bị ngon. Cho dù hấp hay nướng thì sau tất cả bánh bò vẫn đạt “điểm 10” cho hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh được thực hiện với nhiều giai đoạn công phu như xay bột, ủ bột, lên men, hấp bánh,… Bánh bò Nam Bộ có nhiều loại như bánh bò rễ tre, bánh bò nướng, bánh bò đường thốt nốt… Bánh bò có vị ngọt dịu, dai dai, xốp xốp ăn kèm với nước cốt dừa béo béo, tạo nên một món ăn vặt hoàn hảo.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt quen thuộc ở mỗi vùng quê Nam Bộ

Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt quen thuộc ở mỗi vùng quê Nam Bộ

Bánh tằm khoai mì là món bánh tráng miệng dân gian Nam Bộ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người lớn lên ở vùng nông thôn. Gọi là bánh tằm bởi bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm.

Để làm món này, bạn cần mài khoai mì nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi, cắt ra và phủ nguyên liệu lên. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm lựng, thường dùng kèm với mè rang chín và đường trắng. Không chỉ thơm ngon, bánh còn có màu sắc rất đẹp mắt, người ta thường bỏ thêm vào màu lá dứa, lá cẩm, gấc làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.

Hy vọng với những thông tin chi tiết về món bánh dân gian Nam Bộ mà Saigon Star Travel vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin về món bánh này.

 ************

Mặc dù đứng trước sự giao lưu với nền văn hóa ẩm thực phương Tây hiện đại, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được "cốt cách", cũng như nét đặc trưng của riêng mình, không những không bị đồng hóa, mà còn hấp dẫn ngược lại khách nước ngoài say mê món ăn Việt. Sự cất giữ và phát huy các loại bánh dân gian miền đặc trưng Nam Bộ qua mọi thời đại chính là minh chứng.

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ vừa diễn ra tại Cần Thơ trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua đã thu hút hàng triệu lượt người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm thưởng thức. Đây cũng là dịp để tôn vinh các nghệ nhân làm bánh dân gian, đồng thời giới thiệu, quảng bá và bảo tồn các sản phẩm bánh dân gian đặc trưng của Nam bộ với du khách trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho du khách có cơ hội trải nghiệm văn hóa ẩm thực của vùng đất phương Nam.

Cùng "thưởng thức đại tiệc" bánh dân gian Nam Bộ dưới đây:

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 1.

Món bánh ít trần nhiều sắc màu

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 2.

Bánh tằm ngũ sắc

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 3.

Bánh con sùng ngũ sắc (màu trắng tinh khôi của bột gạo; vàng ươm của gấc; tím sen hồng của lá cẩm; xanh ươm của lá dứa, xanh thẫm của lá mơ)

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 4.

Bánh ướt ngọt nhân đậu xanh

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 5.

Bành bò

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 6.

Bánh bò với nhiều màu sắc bắt mắt

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 7.

Bánh lá dừa

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 8.

Bάnh cam, bάnh cὸng

Theo Nguyệt Anh
 
Ngọc lan sưu tầm
 
Tổng hợp các loại bánh truyền thống Việt Nam cực ngon lại dễ làm
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %09 %663 %2023 %09:%03
back to top