NHẠC SĨ TRƯỜNG SA & NHỮNG DÒNG SÔNG XƯA - Điệp Mỹ Linh

NHẠC SĨ TRƯỜNG SA &
NHỮNG DÒNG SÔNG XƯA

Bài Phóng sự
Chủ đề: Phỏng vấn NS Trường Sa
Tác giả: Điệp Mỹ Linh

L.G.T. – Trường Sa là tác giả của những tình ca đã một thời làm rung động không biết bao nhiêu tâm hồn của những người yêu nhau. Và Trường Sa cũng là tác giả của nhiều bản hùng ca được phổ biến rất rộng rãi trong các quân/binh chủng. Vào một dịp đặc biệt, Ðiệp Mỹ Linh đã tiếp xúc với Trường Sa và ghi lại cuộc đàm thoại ngắn này.Điệp Mỹ Linh

Đ.M.L. – Xin anh vui lòng cho biết anh định cư tại Canada từ năm nào? Tình trạng gia đình anh ra sao? Từ đó cho đến nay anh sáng tác được bao nhiêu nhạc phẩm mới?

T.S. – Tôi định cư tại Canada từ năm 1991. Vợ tôi đã qua đời cách nay vài năm. Tôi hiện sống một mình; vì các con của tôi đều lập gia đình; 3 cháu ở Toronto, một cháu đang sống tại Mỹ.

Từ đó đến nay tôi sáng tác những ca khúc sau đây: Xin Yêu Nhau Dù Mai Nữa (được trình bày trong Thúy Nga 70), Mùa Xuân Sao Chưa Về Hỡi Em (Thúy Nga 44), Những Mùa Thu Qua Trên Cuộc Tình Tôi và Khi Chuyện Tình Ðã Cuối (Asia video), Bản Tình Ca Cho Kỷ Niệm (Thúy Nga 70), Paris Em Về (Video Asia), Ðôi Mắt Em Tôi (Asia CD), Một Thoáng Mơ Phai (Thúy Nga CD), Sài Gòn Ơi Tôi Còn Em Ðó, Thu Vẫn Qua Ðây Mình Ta và Hạnh Phúc Hôm Nay. Những ca khúc này đều xuất hiện trong CD Dòng Thời Gian, của Thùy Dương.

Đ.M.L. – Ngược thời gian trở về thời kỳ trước năm 1975, xin anh cho biết qua xuất xứ/không gian/thời gian cũng như cảm hứng của anh vào những lúc anh sáng tác những nhạc phẩm nổi tiếng một thời.

T.S. – Là một sĩ quan Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.), trước bối cảnh lịch sử, tôi đã viết một số ca khúc đại chúng, trong thời gian 1965–1966, như Hành Trang Giã Từ, Chuyện Người Ðan Áo, Một Lần Xa Bến, Trên Ðường Về Thăm Em, v.v. Sau năm 1966 tôi chuyển hướng, chỉ viết tình ca. Hầu hết các ca khúc đều buồn, từ chuyện tình cảm mất mát.

Từ 1967 đến 1969, những ca khúc tôi viết tại Sài Gòn và được Lệ Thu thâu thanh đầu tiên là: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Ðưa Em và Mùa Thu Trong Mưa. Nhạc phẩm Một Mai Em Ði tôi sáng tác năm 1973, khi đơn vị của tôi đóng quân ở đồn Trà Cú, cũng do Lệ Thu thâu thanh đầu tiên.

Ngoài ra nhiều nhạc phẩm khác của tôi cũng được những ca sĩ khác trình bày, như Tàn Tạ (Thái Thanh), Ru Em Một Ðời (Sĩ Phú). Những ca khúc sáng tác tại Trà Cú: Một Mai Em Ði, Ru Em Một Ðời, Sầu Muộn, Như Hoa Rồi Tàn, đều do Lệ Thu trình bày. Riêng Sầu Biển được phổ biến rất rộng rãi trong Hải Quân; vì bản nhạc ra đời vào thời điểm Hải Quân V.N.C.H. tham chiến trận Hoàng Sa.

Đ.M.L. – Tôi không ngạc nhiên khi được anh cho biết nhiều nhạc phẩm của anh đã được sáng tác tại Trà Cú. Tôi đã đến Trà Cú. Đường vào Trà Cú chỉ có thể bằng hải vận/không vận mà thôi.

Từ trực thăng nhìn xuống, đồn Trà Cú đơn độc, nằm ngay một vị trí chiến lược rất hiểm hóc của bờ sông Vàm Cỏ Ðông và con kinh đào nho nhỏ. Nhưng, khi chiều xuống, ngồi nơi bãi đáp trực thăng, nghe tiếng thì thầm của lau sậy nơi vùng đầm lầy từ phía sau rồi nhìn những tia nắng úa tàn lướt nhẹ trên dòng nước lặng lờ của dòng sông Vàm Cỏ và thấy từng khóm lục bình quấn quít quanh mấy chiếc khinh tốc đỉnh – PBR (River Patrol Boat) – đang bập bềnh nơi cầu tàu thì, đối với tôi, Trà Cú không còn là một địa thế quân sự mà Trà Cú chính là nơi dễ khơi động những rung cảm thầm kín của những người mang tâm hồn nghệ sĩ.

Những bản tình ca của anh thường mở đầu một cách rất dịu dàng, tha thiết. Nhưng, đến đoạn giữa, anh tạo những biến âm rất lạ và rất bất ngờ. Chính những biến âm đó xoáy sâu vào hồn và làm nhức tim người nghe. Từ trước 75 cũng như sau 75, tôi nghe rất nhiều ca sĩ hát nhạc của Trường Sa. Họ hát cũng hay lắm, nhưng, đối với tôi, chỉ có tiếng hát Lệ Thu mới thật sự diễn đạt được những biến âm đột ngột đó. Xin anh cho biết anh có cùng nhận xét với tôi hay không?

T.S. – Những biến âm mà chị đề cập không phải tự tôi cố tình tạo nên mà là do những rung động sâu kín trong tôi trào dâng. Tôi đồng ý với nhận xét của chị về tiếng hát Lệ Thu. Vào thời điểm 1964–1965 Lệ Thu hát hay nhất và tôi thích tiếng hát Lệ Thu nhất.

Đ.M.L. – Tại sao thời gian đó anh không phục vụ tại phòng Chiến Tranh Chính Trị mà lại chỉ huy những đơn vị tác chiến? Cảnh sắc và những dòng sông mà đơn vị của anh đã đi qua có đem đến cho anh nguồn cảm hứng nào hay không?

T.S. – Tôi không thích sống và làm việc gò bó tại văn phòng, mặc dù Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh đã chú ý và vài lần đề nghị tôi về Chiến Tranh Chính Trị. Cảnh sắc và những dòng sông mà đơn vị tôi đã đi qua có đem cảm hứng đến cho tôi; nhưng vì đơn vị của tôi đụng trận liên miên nên tôi không thể sáng tác được.

Đ.M.L. – Một lần, tại căn cứ Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi, thấy mấy chiếc khinh tốc đỉnh nhận nhiên liệu xong, sắp trở lại vùng hành quân – sông Cái Lớn – tôi xin ông trung úy trưởng toán cho tôi “quá giang”. Ông trung úy bảo để ông ấy xin phép chỉ huy trưởng của ông ấy đã. Sau khi ông trung úy ấy dùng máy truyền tin trình với anh về yêu cầu của tôi, tôi nghe anh bảo ông trung úy tả hình dáng của tôi cho anh nghe xem có đúng hay không rồi anh mới quyết định. Lúc đó tôi mới biết chỉ huy trưởng của ông trung úy là anh; nhưng tôi vẫn chưa biết anh là Trường Sa. Khi vào đến vùng hành quân, gặp anh, tôi mới được biết anh là tác giả những bản nhạc mà tôi rất thích. Xin anh cho biết lúc đó anh chỉ huy giang đoàn nào? Và khi hành quân ở vùng sông Cái Lớn anh có cho ra đời nhạc phẩm nào hay không?

T.S. – Lúc đó tôi chỉ huy Giang đoàn 63 Tuần Thám. Ðơn vị của tôi hoạt động trên sông Cái Lớn chỉ có 3 tháng. Trong thời gian này đơn vị của tôi cũng đụng trận hoài nên không sáng tác được gì cả. Sau đó Giang đoàn 63 Tuần Thám phải quay về Ðồng Tháp Mười để giải tỏa áp lực địch ở kinh Ðồng Tiến. Tại vùng này, vào mùa Hè năm 1972, chúng tôi đã chịu một trận đánh rất ác liệt.

Đ.M.L. – Xin anh cho biết một cách khái quát về trận đánh đó để độc giả được biết thêm về một khía cạnh khá đặc biệt của anh.

T.S. – Tại trung tâm Ðồng Tháp Mười và cũng là trung tâm kinh Ðồng Tiến, Hải Quân thành lập một căn cứ tại Phước Xuyên. Căn cứ này là hậu cứ của Giang Ðoàn 63 Tuần Thám. Từ căn cứ Phước Xuyên đi về hướng sông Vàm Cỏ Tây, hai bên là rừng tràm dầy đặc, chạy dài tới Ấp Bắc. Từ căn cứ Phước Xuyên đi về hướng sông Cửu Long, hai bên là đồng trống, thỉnh thoảng có một khu dân cư ở ven kinh.

Ngày 07/04/72, đoàn khinh tốc đỉnh của Giang Ðoàn 63 Tuần Thám đang tuần tiễu trong khu rừng tràm thì bị lực lượng cộng sản Bắc Việt, từ biên giới Kampuchea xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, tấn công. Trong khi đó, một đoàn khinh tốc đỉnh khác – cũng thuộc Giang Ðoàn 63 Tuần Thám – đang hoạt động nơi khu đồng trống thì bị đánh bằng mìn áp lực, căn cứ Phước Xuyên bị pháo kích liên tục và bị phóng hỏa tiễn. Giang Ðoàn 63 Tuần Thám được tăng cường một số khinh tốc đỉnh thuộc Giang Ðoàn Ngăn Chận và Giang Ðoàn 59 Tuần Thám. Lúc này mọi hoạt động của lực lượng Hải Quân VNCH đều phải “co” lại, vì mặt nào cũng bị tấn công.

Suốt hai tháng bị bao vây tại Ðồng Tháp Mười, lực lượng Hải Quân đã hai lần mở đường máu ra Ấp Bắc, với sự yểm trợ của lực lượng Bộ Binh phối hợp với Không Quân Hoa Kỳ, nhưng khi đến khu rừng tràm thì bị đánh dội ngược trở lại.

Các Giang Ðoàn Tuần Thám đều được trang bị bằng khinh tốc đỉnh. Khinh tốc đỉnh được chế tạo bằng vật liệu nhẹ nên ưu thế là tạo được vận tốc cao nhưng yếu thế là khi bị mìn thì tàu vỡ tan! Do đó lực lượng Hải Quân bị tổn thất nặng trong trận này. Ðơn vị Việt cộng chủ động trận đánh này tôi không nhớ rõ, dường như là Công Trường 5 cộng sản Bắc Việt.

Đ.M.L. –Sau đó anh về Trà Cú, đúng không? Vì tôi nhớ khoảng thời gian cuối 72 hoặc đầu 73, tôi gặp anh ở Trà Cú.

T.S. – Vâng. Sau trận đánh kinh hoàng ở căn cứ Phước Xuyên, tôi được thuyên chuyển về làm chỉ huy trưởng Giang Ðoàn 53 Tuần Thám, chịu trách nhiệm vùng sông Vàm Cỏ Ðông, trú quân tại căn cứ Trà Cú, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa. Vì đơn vị của tôi hoạt động trên sông Vàm Cỏ Ðông với mục đích cắt ngang thủy lộ xâm nhập của cộng sàn Bắc Việt từ mật khu Mỏ Vẹt nên bị đụng độ hoài và căn cứ Trà Cú bị pháo kích liên miên, kể cả bị hỏa tiễn AT3.

ĐML. – Ngày đó, ở cương vị của một sĩ quan Hải Quân ngành chỉ huy và tiếng tăm của một nhạc sĩ được mến mộ, nếu buộc anh phải lựa chọn, anh chọn danh xưng nào?

T.S. – Là một Thiếu tá Hải Quân, tôi rất hãnh diện đã phục vụ cho lý tưởng tự do; đó là hoài bão của một thanh niên đầy nhiệt huyết trước nhu cầu của đất nước; đó cũng là danh dự của cả một đời người, tôi không thể không chọn lựa danh xưng này.

Mọi người sinh ra đều có những năng khiếu khác nhau. Viết một ca khúc, trước hết mình đã phần nào là một người làm thơ và mình cũng phải có một giác quan rất bén nhạy mới có thể tạo ra được những chuỗi âm thanh hài hòa để người nghe cùng rung động với tâm tư của mình. Vì vậy, trong âm nhạc, tôi cũng không thể không nhìn nhận đây là một nhu cầu vô cùng cần thiết cho đời sống tinh thần.

Đ.M.L. – Anh trả lời khéo léo vô cùng. Xin anh cho biết tựa đề nhạc phẩm anh sáng tác đầu tiên và ca sĩ nào trình bày? Cho đến nay tổng cộng anh sáng tác được bao nhiêu ca khúc?

T.S. – Bản nhạc do tôi sáng tác đầu tiên là một ca khúc Tango Habanera, tựa đề Mây Trên Ðỉnh Núi, để tặng người bạn tên Hoàng, xướng ngôn viên đài phát thanh Đà Lạt. Bản này do Thanh Lan hát. Cho đến nay, kể cả một số ca khúc chưa phổ biến, tổng cộng tôi sáng tác khoảng 50 bài.

Đ.M.L. – Anh nhận xét như thế nào về nền âm nhạc Việt Nam ở trong nước kể từ khi anh ra tù rồi vượt biển? Thời gian đó có bao giờ vô tình anh nghe lại được những bản nhạc của anh trong số “nhạc vàng” mà người miền Bắc rất thích hay không? Nếu có, lúc đó anh nghĩ gì và cảm nhận được gì?

T.S. – Suốt thời kỳ chiến tranh, người miền Bắc Việt Nam chỉ được các nhạc sĩ phổ biến những ca khúc động viên tinh thần chống Mỹ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh chấm dứt, khuynh hướng phổ biến “nhạc vàng” được nới rộng và quần chúng có dịp thưởng thức phần nào âm nhạc miền Nam. Chính tôi đã được nghe một chương trình nhạc êm dịu do Phạm Trọng Cầu tổ chức và một ca sĩ hát bài Rồi Mai Tôi Ðưa Em. Và sau khi vượt biển, ra ngoại quốc, tôi được xem một show video, ca sĩ Lan Ngọc trình bày Xin Còn Gọi Tên Nhau và Mùa Thu Trong Mưa. Những lúc đó tôi rất xúc động.

Đ.M.L. – Anh so sánh như thế nào giữa nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại và nền âm nhạc tại Việt Nam từ 1954 đến năm 1975?

T.S. – Có thể chia làm hai thành phần. Thành phần những người viết nhạc từ trước 1975. Do hoàn cảnh sinh sống trên quê hương tạm dung khác biệt với quê hương Việt Nam nên bị hạn chế và cái nhìn có khác đi. Thành phần những người trẻ viết nhạc sau 1975. Số người sáng tác đông đảo, âm nhạc có khuynh hướng trẻ, tuy nhiên, bị hạn chế về văn chương Việt Nam; vì họ không được hấp thụ như những người sinh ra/lớn lên và viết nhạc tại Việt Nam. Ða số lời ca sáo ngữ, không có chiều sâu.

Đ.M.L. – Anh có nhận thấy rằng, trong khi người viết nhạc tại hải ngoại thiếu hoàn cảnh để đưa âm nhạc gần với tình tự dân tộc thì nhiều nhạc sĩ và ca sĩ tại Việt Nam lại có chiều hướng muốn rời xa những gì họ sẵn có để bắt chước theo nhạc ngoại quốc hay không?

T.S. – Vâng. Ðó là điều thật đáng tiếc.

Đ.M.L. – Anh có nhận thấy rằng “dòng Boléro nhàm chán” của thời trước 75 nay không xuất hiện nhiều trong nền âm nhạc Việt Nam tại ngoại quốc hay không?

T.S. – Vâng. Tôi nhận thấy sự giảm thiểu đó. Nhưng, theo tôi, Rhumba hay Boléro tự nó không đem đến cho người nghe chút nhàm chán nào cả mà chỉ vì nó dễ đàn, dễ hát, ai đàn, ai hát cũng được nên dễ phổ biến. Người viết nhạc thời đó thích phổ nhạc hoặc viết những ca khúc theo điệu Bolero để phổ biến rộng rãi nên người nghe nghe hoài đâm ra không cảm thấy hay nữa.

Đ.M.L. – Khi sáng tác anh thường sử dụng nhạc cụ nào?

T.S. – Tôi thiếu may mắn. Thuở thư sinh vừa học văn hóa vừa tự nghiên cứu âm nhạc theo bộ sách giáo khoa của Traité Dubois, gồm Harmonie Consonante, Harmonie Dissonante, Contre Point, Le Fugue. Ðến tuổi động viên, tôi gia nhập Hải Quân, khóa 12 Sĩ quan Hải Quân Nha Trang. Nhịp độ chiến tranh và cuộc đời quân nhân không cho phép tôi thực hiện những điều tôi mong muốn như học một số nhạc cụ tôi thích, chẳng hạn như Piano. Tôi chơi Guitar từ khi tôi 14 tuổi.

Đ.M.L. – Anh có muốn trở lại thăm những vùng “không gian xưa quen gót lầy”
(1) hay không?

T.S. Muốn lắm chứ. Tôi và bạn bè của tôi đã trải dài phần đời tươi trẻ của chúng tôi trong những vùng “không gian xưa quen gót lầy” đó. Chuỗi ngày tươi trẻ ấy tuy triền miên sống trong hiểm nguy, khốn khó, lúc nào cũng cận kề với cái chết, nhưng chúng tôi rất hãnh diện là chúng tôi đã sống một phần đời đáng sống.

Đ.M.L. – Sau chương trình do Paris By Night thực hiện anh có dự định nào khác cho tương lai gần hay không?

T.S. – Tôi chỉ mong gom góp tất cả những ca khúc tôi viết từ trước đến nay để cho vô một tuyển tập, nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được, vì lười!

Đ.M.L. – Anh muốn nhắn gửi điều gì đến độc giả không?

T.S. – Tôi xin cảm ơn độc giả và những người đã yêu thích nhạc của Trường Sa.

(1) Lời ca của nhạc phẩm Rồi Mai Tôi Ðưa Em, của Trường Sa.

ĐIỆP–MỸ–LINH
https://www.diepmylinh.com

Nhạc sĩ Trường Sa và “Rồi Mai Tôi Đưa Em”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Rồi Mai Tôi Đưa Em” qua lời tâm sự của nhạc sĩ Trường Sa: “Còn ai mơ trên tay khi hoàng hôn…”

RỒI MAI TÔI ĐƯA EM

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trường Sa - Tác giả Xin Còn Gọi Tên Nhau,  Một Mai Em Đi, Chuyện Người Đan Áo...

Nhạc sĩ Trường Sa tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Năm 1954 ông di cư vào Nam, thời niên thiếu ở nhiều nơi như Nha Trang rồi Thủ Đức (Sài gòn) vì phải theo cha là một quân nhân thuyên chuyển nhiều nơi.

Năm 1962, ông gia nhập Hải Quân, tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan Hải quân, làm hạm phó tàu tuần duyên Trường Sa (bút danh Trường Sa khi viết nhạc được chọn vào thời gian này) rồi phục vụ trong Giang đoàn 63 Tuần thám. Sau những cuộc hành quân đầy hiểm nguy, ông dành thời gian cho niềm đam mê âm nhạc, viết các ca khúc nhạc vàng thời chiến như “Một lần xa bến”, “Hành trang giã từ”, “Chuyện tình người đan áo”. Nhưng sau đó, với sự khích lệ của nhạc sĩ Từ Công Phụng, ông bắt đầu chuyển sang viết tình ca.

Click để nghe Khánh Ly hát

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền
Còn ai mơ trên tay khi hoàng hôn! Vỗ giấc xuân muộn về trên môi hồng. Click để nghe Khánh Ly hát

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền
Còn ai mơ trên tay khi hoàng hôn! Vỗ giấc xuân muộn về trên môi hồng. Click để nghe Khánh Ly hát

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản q
Click để nghe Khánh Ly hát

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền

Năm 1967, từ một cuộc tình tan vỡ, ông viết những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc “Rồi mai tôi đưa em” mà phải 2 năm sau mới hoàn tất. 2 bản tình ca ra mắt 2 năm sau đó là “Xin còn gọi tên nhau” (1969) và “Mùa thu trong mưa” viết chỉ trong vài tiếng đồng hồ khi cảm xúc đang dâng trào.

Đến thập niên 1970, ông tiếp tục viết các ca khúc như “Một mai em đi” (1973) khi đóng quân tại căn cứ Trà Cú trên sông Vàm Cỏ Đông, “Ru em một đời”, “Như hoa rồi tàn”“Sầu biển”, ca khúc được phổ biến rộng rãi trong hàng ngũ Hải quân để gom góp tiền ủy lạo gia đình trung tá Ngụy Văn Thà tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

“Mùa thu trong mưa” là bài tình ca viết vào năm 1968 được giới thiệu trước nhất với giọng ca của Lệ Thu, làm cho mọi người biết đến tên tuổi của Trường Sa. Ông kể:

“Trước khi bài “Mùa thu trong mưa’ ra đời, tôi cũng đã thai nghén ‘Rồi mai tôi đưa em’, nhưng phải 2 năm sau (sau cả ‘Xin còn gọi tên nhau’), tôi mới giao cho cô Sáu, chủ hãng dĩa Việt Nam ở đường Tự Do, và Lệ Thu hát với hòa âm của ban nhạc Văn Phụng. Tôi còn nhớ rất rõ là sau khi Lệ Thu hát xong ‘Rồi mai tôi đưa em’, anh Văn Phụng đến bắt tay tôi chúc mừng. Bài ‘Xin còn gọi tên nhau’ đến trong lúc tôi đang chạy Lambretta trên đường Phạm Thế Hiển, Quận 8, Sài gòn. Tôi phải ngừng xe để ghi vội những nốt nhạc đầu tiên. Bài này tôi giao cho hãng dĩa Thiên Thai của đại úy Đỗ Diễn Cam ở Gia Định, cũng do Lệ Thu hát đầu tiên với ban nhạc và hòa âm của Văn Phụng… Lệ Thu và tôi quen biết nhau từ bài ‘Mùa thu trong mưa’. Sau khi bài được thâu dĩa với tiếng hát Lệ Thu, tôi đã bàng hoàng xúc động trước giọng ca này, và tôi đã ao ước sẽ tiếp tục viết cho giọng hát Lệ Thu. Tôi đã thực hiện điều ước này bằng ca khúc ‘Xin còn gọi tên nhau’, ‘Rồi mai tôi đưa em’ … tiếp theo nữa là ‘Sầu muộn’, ‘Còn mãi xa người’, ‘Một mai em đi’, ‘Nụ cười tím’, ‘Như hoa rồi tàn’… Lệ Thu đã chắp cánh cho một số ca khúc của tôi bay xa đến tận hôm nay…”

Nhạc sĩ Trường Sa và ca sĩ Thùy Dương

Ca khúc nổi bật nhất của ông vào thập niên 1970 là “Một mai em đi” sáng tác năm 1973.

Ca khúc “Rồi mai tôi đưa em” giống như một bài thơ viết để tiễn đưa một mối tình vào lãng quên với những câu hát thiết tha thể hiện nỗi buồn khi từng ngày nhìn thấy lại khung cảnh cũ đã vắng bóng người yêu: “không gian xưa quen gót lầy” vẫn còn đó, nhưng trên hè phố, chim đã bay như tình yêu đã mãi mãi ở ngoài tầm tay, chỉ còn lại “những bước chân hoang vu lên phố gầy” và nỗi nhớ khôn nguôi “trong mắt môi đã đắng cay”.

ông các ca khúc của nhạc sĩ Trường Sa: Click để nghe Lệ Thu hát trước 1975 Trước năm 1975, danh ca Thái Thanh cũng có thu âm ca khúc này vào khoảng đầu thập niên 1970:

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
Năm 1967, từ một cuộc tình tan vỡ, ông viết những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc “

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube

Trường Sa đã chia sẻ về ca khúc “Rồi mai tôi đưa em”:

Bài ‘Rồi mai tôi đưa em’ là bài tôi thích nhất. Lý do là bài này ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt với đầy ắp những kỷ niệm cả vui lẫn buồn. Ngoài ra, bài hát cũng được chép tay đề tặng. Ngày nay ở phương trời nào đó, biết đâu vẫn còn người yêu mến trong lặng lẽ. Bài ‘Rồi mai tôi đưa em’ sử dụng cung Do trưởng, không quá lê thê u buồn, và tôi vẫn luôn nghĩ rằng nó chuyên chở những kỷ niệm thật đẹp trong một phần đời, một chuyện lòng khó phai nhạt với thời gian. ‘Rồi mai tôi đưa em’ cũng mang một chút âm hưởng thánh ca ở câu kết, tôi vẫn thỉnh thoảng trầm ngâm một mình: “Còn ai mơ trên tay khi hoàng hôn – Vỗ giấc xuân muộn về trên môi hồng”.

RỒI MAI TÔI ĐƯA EM

Rồi mai tôi đưa em xa kỷ niệm.
Xin lời cuối không dối gian trong mắt em.
Tình yêu cho thương đau nghe buồn thêm.
Gác vắng mưa gợi niềm chăn chiếu.

Còn đây không gian xưa quen gót lầy.
Bên hè phố cây lá thưa chim đã bay.
Ngồi nghe yêu thương đi xa tầm tay.
Giữa tiếng ru trầm vào cơn mê này.

Chiều xưa em qua đây ru hồn nắng ngủ say
Lời yêu trót đong đầy.
Đón em thu mây bay tiễn em xuân chưa phai
Xót ngày vàng còn gì?
Đành đoạn rồi những lần chiều hẹn ước…

Rồi mai chân hoang vu lên phố gầy.
Tôi về nhớ trong mắt môi đã đắng cay.
Còn ai mơ trên tay khi hoàng hôn
Vỗ giấc xuân muộn về trên môi hồng.

Theo fb Huỳnh Duy Lộc

Nguồn://nhạc xưa.vn/nhạc-sĩ-trường-sa

 

 Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %06 %116 %2023 %20:%03
back to top