Phong tục cúng tế Thần Bếp của người xưa

Phong tục cúng tế Thần Bếp của người xưa

▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

 BM

Vào ngày 23 đến 24 tháng Chạp âm lịch, hương vị ngày Tết đã trở nên đậm đà. Cúng bếp tiễn Thần, tiễn Thần Bếp về Thiên Đình, tiếng pháo dòn nổ vang, thời xưa gọi là “quá tiểu niên” hoặc là “tiểu niên hạ”. Thời Tống gọi ngày 24 tháng Chạp âm lịch là ngày “giao thời”.

 

Cúng bái Thần Bếp là truyền thống lâu đời

 

BM

Cúng tế Thần Bếp là văn hóa truyền thống lâu đời của người Á Đông, đã được truyền lại từ thời xa xưa. Theo nghi thức của triều đại nhà Chu, các ngày giỗ chạp trong tháng Mạnh Đông (tháng Mười) và cuối năm, phải tế bái “Tiên Tổ Ngũ tự”, Thần Bếp chính là một trong năm vị Thần cần tế lễ. Trong “Lễ Ký – Nguyệt lệnh”, “Ngũ tự” là chỉ cúng tế năm vị Thần là Môn Thần, Hộ Thần, Trung Lưu Thần (Thần gian nhà giữa), Táo Thần, Hành Thần (đường sá). “Hoàng dương tự táo” (dê vàng cúng bếp) là cách làm thời nhà Hán, về sau đến thời nhà Thanh trong cung vẫn duy trì nghi thức này.

 

Trong “Phong thổ chí” của người xưa có ghi chép rằng phong tục cúng tế Thần Bếp vào hai triều đại nhà Đường và Tống rất giống nhau, hơn nữa hầu hết các tục lệ đều được lưu truyền đến ngày nay [1]. Đương thời người ta sẽ tụng kinh, chuẩn bị rượu, hoa quả để cúng tế, chuẩn bị Táo mã (Táo Thần dùng giấy vẽ thành, gọi là “Táo mã”) để tiễn Thần Bếp, còn có thắp “đèn bếp”. Người dưới triều đại nhà Đường học theo phong tục xưa là cúng bếp tiễn Thần vào đêm cuối năm. Vào thời Bắc Tống, tục gọi là “Hai mươi bốn giao thời”, nghĩa là ngày 24 tháng Chạp âm lịch là cửa ải cuối cùng tiến vào thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ, vào ngày này sẽ cúng bếp tiễn Thần.

 

BM

 

Vào thời đại nhà Thanh, dân gian thường dùng rất nhiều loại kẹo để cúng bếp, chẳng hạn như kẹo nam, kẹo quan đông, bánh đường, kẹo mạch nha, khô vừng (Theo ghi chép trong “Yên kinh tuế thời ký” và “Đế kinh tuế thời kỉ thắng”). Vào ngày tiễn Thần sẽ đốt rất nhiều pháo, tục gọi là “tiểu niên hạ”.

 

Cúng tế Thần như thế nào để được phúc báo?

 

BM

Tương truyền, vào ngày này, Thần Bếp sẽ về Thiên Đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về công tội thiện ác của các gia đình tại nhân gian, vì vậy người người nhà nhà đều được “khảo tích” (đánh giá thành tích). Từ xưa đến nay, trong các đồ tế phẩm không thể thiếu các đồ ăn ngọt như bã rượu, kẹo v.v. Phong tục ngày nay thường dùng chè trôi nước với mục đích làm cho Thần Bếp say, làm “ngọt” miệng của Thần Bếp. Ý nghĩa là hy vọng Thần Bếp sẽ nói với Thiên Đế những lời tốt đẹp về gia đình mình, và mong đợi một năm mới đầy may mắn.

 

Thật ra, đây chỉ là tâm nguyện của người phàm, Thần Phật đương nhiên không thể bị “mua chuộc” bởi bã rượu và đồ ngọt, bởi nếu như vậy Thần cũng sẽ không phải là Thần nữa. Nhà nhà đều có Thần linh đang trông coi, nếu bạn thật sự là một người tốt, làm việc tốt, phàm bất kỳ việc gì cũng đều nghĩ đến người khác trước, thì Thần đều nhìn thấy và cảm thấy rất vui vì sự “siêu phàm” của bạn. Khi đó, bạn không mời thì các Thần cũng tự đến, hơn nữa còn ban phúc cho gia đình bạn. Vào thời nhà Hán, câu chuyện Thần Bếp hiện hình cho Âm Tử Phương nhìn thấy chính là một ví dụ.

 

BM

Vào thời đại Hán Tuyên Đế có gia đình nhà họ Âm rất thành tâm cúng tế Thần. Con trai nhà này tên là Âm Tử Phương, nuôi nấng thờ phụng cha mẹ vô cùng hiếu thảo, hơn nữa còn là một người thích làm việc thiện. Một năm nọ, vào ngày tế lễ Lạp Nhật (mùng 8 tháng Chạp) cuối năm, vào lúc tờ mờ sáng Âm Tử Phương đang thổi cơm đã trông thấy Thần Bếp hiện hình. Âm Tử Phương rất vui mừng, liền bái tạ Thần ân. Lúc này trong nhà có con dê vàng, ông liền dùng dê vàng để cúng tế Thần Bếp.[2]

 

BM

 

Kể từ khi Thần Bếp hiện hình, gia sản cũng như ruộng đất của Âm Tử Phương đều phát triển nhanh chóng, ông trở thành một người vô cùng giàu có, ruộng đất có hơn 700 khoảnh, trong nhà nhiều xe, ngựa và nô bộc, như một vị chư hầu Quốc quân. Là một người nhân hậu, hiếu thảo và từ thiện, Âm Tử Phương giáo dục gia tộc giàu có nhưng không được xa xỉ, hòa thuận cung kính, nhờ thế không chỉ bản thân nhận được lợi ích, mà đời sau còn được hưởng phước, con cháu đều được phong hầu tại quận Phồn Xương.[3] Người cháu của Âm Tử Phương là Chấp Kim Ngô Âm Thức được thọ phong làm Nguyên Lộc hầu, Âm Hưng được thọ phong làm Đồng Dương hầu, Quang Liệt Hoàng Hậu – Âm Lệ Hoa chính là xuất thân từ nhà họ Âm, bà là em gái của Âm Thức.

 

Người Trung cộng xưa đều rất kính Trời tín Thần, các câu chuyện về lòng thành tôn kính cảm ứng Trời Đất cũng rất nhiều trong sử sách. Câu chuyện lịch sử “Hoàng dương tự Táo” của Âm Tử Phương cũng nói cho người hiện đại về cách cung kính và tế bái Thần linh. Dùng tâm từ bi để đối đãi với người và vật, hành thiện tích phúc, nhà hành thiện ắt có phúc dư, để phúc cho con cháu, không mong cầu mà tự có, đây chẳng phải là đạo lý bất di bất dịch trong thiên hạ xưa nay sao?

 

Chú thích:

BM

[1] Trong “Liễn hạ tuế thời ký” thời nhà Đường ghi chép về “Cúng bếp” như sau: “Người trong thành vào đêm cuối năm sẽ thỉnh mời tăng nhân đạo sĩ đến đọc Kinh, chuẩn bị hoa quả, thiếp tiễn Thần, táo mã rồi đặt lên bếp, lấy bã rượu bôi lên cửa bếp, gọi là Túy tư mệnh. Trong đêm đó sẽ thắp đèn sáng bếp gọi là Chiếu hư hao”.

Trong “Đông Kinh mộng hoa lục” thời Bắc Tống có ghi lại rằng: “Người trong thành đến đêm sẽ thỉnh mời tăng nhân hoặc đạo sĩ đến đọc Kinh, chuẩn bị rượu và trái cây để tiễn Thần, đốt hình Thần Bếp thay vì đốt giấy tiền, (chuẩn bị) dán Táo mã lên bếp. Lấy bã rượu bôi lên cửa bếp, đây gọi là Túy tư mệnh. Trong đêm đó đốt đèn sáng dưới gầm giường, đây gọi là Chiếu hư hao.

 

[2] Trong “Thái bình ngự lãm – Thú bộ thập lục” trích dẫn rằng, “Trong ‘Chú thích cổ kim’ có nói: Chó còn có cách gọi khác là hoàng dương (dê vàng)”

 

BM

[3] Xem trong “Hậu Hán thư – Phàn Hoàng Âm Thức truyện”: “Vào thời Tuyên Đế, có Âm Tử Phương vừa chí hiếu, lại có tấm lòng nhân ái ân đức, đương lúc thổi cơm vào buổi sáng sớm ngày Lạp Nhật thì Thần Bếp hiện hình, Tử Phương vui mừng bái lạy. Trong nhà có con dê vàng, bèn đem nó cúng tế Thần. Từ đó về sau, gia đình đột nhiên trở nên vô cùng giàu có, ruộng đất có hơn 700 khoảnh, xe ngựa nô bộc, có thể so sánh với bậc quân vương một nước nhỏ. Tử Phương thường nói rằng: “Con cháu của ta ắt sẽ giàu mạnh”, nhờ kiến thức uyên bác và minh tỏ đạo lý nên ba đời đều hùng mạnh ở quận Phồn Xương. Người xưa về sau thường cúng bếp vào ngày Lạp Nhật, và nuôi dê vàng”. Trong “Đông Quan Hán ký – Âm Hưng” cũng có ghi chép tương tự.

 

 

 

Dung Nãi Gia & Phương Phái  _  Oanh Lê

***

 

Tục lệ Tết Táo Quân

 

 BM

Ngày ông Công ông Táo thường được các gia đình Việt Nam lưu tâm chuẩn bị chu đáo như tục lệ đầu tiên của dịp Tết Nguyên Đán. Cho dù bận rộn đến mấy, nhà nhà đều quét dọn bàn thờ, sắm sanh lễ vật tiễn đưa ông Táo về Trời, tâu báo với Ngọc Hoàng thượng đế những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm qua ở nhân gian.

 

Người Việt thường gọi ông Công ông Táo là Táo Quân, Táo Thần, hay là Vương Táo. Trong các bài sớ cúng, Táo Thần có tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân. Theo tiếng Hán, Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp. Người Trung cộng cũng rất xem trọng Vương Táo. Còn người ở Đài Loan thì tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp.

 

BM

Phong tục thờ phụng các vị thần này đã có từ rất lâu trong dân gian. Theo một số tài liệu, từ thời nhà Thương, tức là cách đây gần 4,000 năm, người Trung cộng đã có tập quán thờ Táo thần. Đời Đông Hán (năm 20-206 SCN), ông Khổng An Quốc trong cuốn Cháu mười ba đời Khổng Tử, có viết: “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiên đình, thờ phụng Ngài để có phước lành”. Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quan trọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức là sự sung túc no đủ của con người, còn có thêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác trong mỗi nhà nữa.

 

BM

Ở Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, vậy nên để cho Vua Bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

 

Nghi lễ thờ cúng Táo Quân mỗi nơi mỗi khác

 

BM

Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 

Theo truyền thống, người Trung cộng thờ Táo Quân trong mỗi gia đình trừ khi họ chuyển đến nhà mới. Sau đó, nếu gia chủ quyết định không thờ thần Bếp nữa, họ sẽ làm lễ tiễn ông đi. Tuy nhiên, hiếm có gia đình nào ngừng phong tục này nếu tổ tiên họ luôn thờ Táo Quân.

 

BM

 

Người Trung cộng tin rằng ông Táo khi về Trời sẽ cưỡi ngựa. Vì vậy trong lễ cúng Táo Quân, người ta thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường. Cũng có nơi dùng những thức vừa ngọt vừa dẻo như là dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn… trong cúng tế Táo Thần. Ngụ ý là để cho thức ăn còn dính vào miệng của ông Táo, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” của người nhà thôi! Thế nên có câu: “Ngật điềm điềm – Thuyết hảo thoại”, ý là ăn ngọt ngọt, nói việc tốt.

 

BM

 Ngày lễ của người Hoa cũng có chút khác biệt. Vẫn có câu nói rằng: “Quan tam, dân tứ, đặng gia ngũ”. Ý là những nhà quan lại quyền quý cúng tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp theo Hoàng lịch (nay gọi là lịch Âm), bá tánh bình thường cúng tiễn ngày 24, còn “Đặng gia” là chỉ cho giới thượng lưu, cúng tiễn ông Táo vào ngày 25. Tuy nhiên ngày nay, đa phần lễ tiễn ông Táo được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp.

 

BM

Một bức tranh vẽ Táo Quân trong quan niệm của người Trung Hoa.

 

Tiệc tiễn ông Táo về Trời của người Việt cũng rất phong phú, nhưng điểm nhấn thú vị nhất nằm ở nghi lễ cúng cá chép. Tục thả cá chép được cho rằng xuất phát từ một số tỉnh thuộc miền Bắc nhưng nay đã thành phổ biến rộng rãi. Người xưa rất kỹ trong việc chọn cá để tiễn Táo Quân. Cá chép thường là cá chép sông, lựa con khoẻ mạnh, râu đỏ, kích thước cỡ vài đầu ngón. Khi làm lễ, cá chép sống được thả trong chậu nước để gần sát mâm lễ vật để Táo Quân “chứng giám”, sau đó mang thả vào ao hồ nào sạch sẽ ở gần đấy.

 

BM

Người Việt quan niệm rằng, đúng vào 23 tháng Chạp là Táo Công sẽ cưỡi cá chép lên chầu Trời, và cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (tức là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp về thiên đình.

 

Ngày nay vì không sẵn cá chép sông, nên đa phần người dân mua cá chép vàng về cúng rồi thả. Bởi vì nhiều ao hồ đã bị lấp hoặc ô nhiễm nặng, nên việc tìm được nơi thả sao cho cá có thể sống sót sau đó là một vấn đề.

 

Từ sự hời hợt đến biến dị

 

BM

 

Nhiều người hiện đại không hiểu được ngọn nguồn ý nghĩa tâm linh trong việc thờ Táo Quân, do vậy nghi thức thả cá chép dần trở thành hình thức. Nhà nào cũng phải mua bằng được cá, để sau đó, vội vàng cúng bái rồi thả cho xong. Có người quăng cá, ném cả túi nilon có cá xuống nước, không biết Táo Quân về Trời bằng cách nào trong những túi nilon, không chỉ làm chết cá mà còn gây ô nhiễm môi trường. Ở thành phố lớn còn có thể gặp cảnh người thả cá xuống sông quá đông, cá mới thả còn mệt lờ đờ, tập trung lại thành đàn. Đầu này sông người thả cá, đầu kia đã có một nhóm khác chích điện bắt cá mang đi bán tiếp để quay vòng.

 

Không chỉ hời hợt hình thức trong tập tục thả cá chép, từ nhiều năm nay, ý tưởng ông Táo về Trời tâu báo chuyện thiện ác ghi chép tại nhân gian với Ngọc Hoàng thượng đế đã được đưa vào trong chương trình hài kịch Gặp nhau cuối năm hay còn gọi là Táo Quân, được phát sóng trên truyền hình vào tối ngày Tất niên. Trong chương trình Táo Quân, một số vấn đề xã hội mà công chúng quan tâm được đưa ra “mổ xẻ” với điệu bộ và ngôn ngữ hài kịch, châm biếm, cốt để mang lại tiếng cười cho khán giả. Các “ông Táo” phụ trách giao thông, giáo dục, y tế, điện nước, v.v. lần lượt vào chầu và báo cáo cho “Ngọc Hoàng”. Nếu lĩnh vực phụ do mình quản càng có nhiều vấn đề, các “Táo” xem ra càng lo lắng và khúm núm trên thiên đình.

 

BM

 

Điều đáng nói là, truyền thống của người Việt đa phần đều có niềm tin vào nhân quả và kính ngưỡng Thần linh. Tuy nhiên, trong Táo Quân, các vị Thần tiên tại thiên giới lại được xây dựng theo hướng phàm trần hóa, dung tục và đầy dục vọng. Các “vị Thần”, do các nghệ sĩ nổi tiếng sắm vai, ăn nói theo phong cách “thời thượng”, tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, cũng mạt sát, thóa mạ nhau, tranh giành, xu nịnh đút lót, bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen. “Ngọc Hoàng” vốn tôn nghiêm nhưng lại tít mắt cười khi thấy các cô gái ăn mặc hở hang.

 

Đành rằng, đây là một cách hình tượng hóa để châm biếm, chỉ trích những thói hư tật xấu trong đời thực, tuy nhiên việc đem Thần linh ra để làm phương tiện gây cười thì lại là một sự mạo phạm, báng bổ Thần thánh, hoàn toàn trái với ý tứ của người xưa.

 

BM

 

Cổ nhân đối với lễ là trọng về tinh thần. Lễ là cốt lấy sự Kính làm gốc. Nếu Lễ mà không Kính, dẫu bề ngoài có giữ được đủ các lề lối, cho dù có thờ cúng mâm cao cỗ đầy thế nào đi nữa, thì ý nghĩa linh thiêng đã mất đi rồi. Chưa kể lại đem Thần linh ra làm trò tấu hài, thì hẳn nhiên phạm tội bất kính với Thần, vô cùng tạo nghiệp.

 

Nhìn lại nội hàm sâu sắc trong một tục lệ thiêng liêng của người xưa, để nhìn lại những sai trái của mình, từ bỏ những hành vi biến dị cải biến tập tục, sa đà vào hình thức mà quên đi tinh thần, cũng là tránh phạm phải tội nghiệp thêm nữa, ấy chính là cách tốt nhất để Táo Quân báo cáo lên Thượng hoàng về những sự thay đổi ở nhân gian.

 

Đình Vũ

Ngọc Lan sưu tầm

 

BM

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %13 %665 %2023 %09:%01
back to top