3. Hoàng Trà
Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong ngũ hành thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống vào cơ thể nhập kinh Tỳ, thông với kinh phủ Vị. Cho nên, loại trà này giúp điều dưỡng Tỳ Vị, trợ giúp tiêu hóa, thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.
4. Bạch Trà
Bạch Trà là loại chế biến tối thiểu từ các búp chè màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ chỉ sơ chế, nên còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó có tên gọi từ lớp lông tơ màu bạc trắng mịn phủ lên chồi chưa mở của cây chè. Loại trà này có hương vị nhẹ, tinh tế và hơi ngọt.
Về Ngũ Hành, Bạch Trà thuộc Kim. Khi uống vào cơ thể nhập kinh Phế, thông kinh Đại tràng. Phế chủ da và lông, có tác dụng giải nhiệt, tán độc, hạ hỏa, thích hợp uống vào mùa thu. Theo Đông y, đây là mùa vạn vật xơ xác, tiêu điều, khiến miệng và lưỡi con người đều khô, cổ họng có cảm giác đắng, dễ phát sinh bệnh về hô hấp. Bạch Trà tính lạnh, có thể hạ hỏa, lợi niệu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cho nên, thích hợp sử dụng vào mùa thu.
5. Hắc Trà
Hắc Trà có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% trong thời gian tương đối dài. Trong ngũ hành thuộc thủy, có vị mặn chát. Khi uống, nhập kinh Thận, đi vào kinh Bàng quang. Thận là ngọn nguồn của sự sống, là gốc của nguyên khí và cũng là vốn liếng sức khỏe. Cho nên loại trà này có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Bàng quang là kinh mạch bài tiết của nhân thể, cho nên sử dụng có thể hỗ trợ giúp giảm cân, tiêu mỡ, thích hợp uống vào mùa đông, kích thích tiêu hóa. Y học cổ truyền nhận định, mùa đông khí của trời đất bị phong kín, nước đóng băng, dương khí dần dần bị tiêu tan, vạn vật ngủ đông, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của nhân thể cần cao. Hắc Trà có thể giữ dương khí, kiện vị, làm ấm bụng nên thích hợp uống vào mùa này.
*Cách uống trà để trở thành chuyên gia dưỡng sinh
Ngũ hành đối ứng với ngũ sắc, ngũ sắc lại chủ trị ngũ tạng bởi vậy dùng ngũ sắc trà để nâng cao năng lượng chính yếu của ngũ tạng, giúp tâm và thân đạt tới trạng thái cân bằng bất ôn bất hòa, tâm thái tự nhiên tĩnh tại thoải mái chính là từ đây. Cách lựa chọn loại phù hợp đó là:
– Thể chất khác nhau, uống trà khác nhau: Trà xanh có tính lạnh, vì vậy người có dạ dày yếu nên uống hồng trà, phổ nhĩ, còn trà xanh thì không nên dùng ngay mà nên để lâu một chút rồi mới uống.
– Thời tiết khác nhau, uống trà khác nhau: Mùa xuân là khoảng thời gian thích hợp để uống nhiều trà xanh. Trong khi đó, mùa đông là lúc nên uống hồng trà, phổ nhĩ để ấm bụng.
– Không uống trà quá đặc: Không nên uống trà đặc, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bởi chất polyphenol sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu khoáng chất và gây kích thích thần kinh.
P.s: Mỗi ngày cũng có bốn mùa, vì vậy người pha và uống trà cũng dựa vào thời điểm, thời tiết để lựa chọn trà uống cho phù hợp, mà trở nên tự do và uyển chuyển trong thưởng thức.
Ngũ hành trong trà ảnh hưởng đến ngũ tạng
Trời có ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Con người có ngũ tạng phổi, gan, thận, tim, lá lách. Trong trà lại vừa vặn có ngũ sắc trắng, vàng, đen, hồng (đỏ), xanh. Ngũ sắc lại sinh ra ngũ vị cay, ngọt, mặn, đắng, chua. Ngũ hành, ngũ tạng, ngũ sắc, ngũ vị trong trà cấu thành nên một vòng dưỡng sinh và dưỡng tâm lý thú.
Tác dụng dưỡng sinh, dưỡng tâm của tràTrà có thể dưỡng sinh và dưỡng tâm, điều này được ghi chép rất chi tiết tỉ mỉ trong các sách về trà và sách y dược thời cổ đại. Trong “Cật trà dưỡng sinh ký” ca ngợi rằng: “Trà, quý thay! Trên thông với cảnh giới Thần linh, dưới có thể cứu giúp người khi bị độc.” Trà được xem cao quý và thánh khiết như vậy đấy.
Trong “Hoàng Đế nội kinh” đã chỉ ra rằng, màu xanh thuộc mộc và là màu của gan, màu hồng (đỏ) thuộc hỏa là màu của tim, màu vàng thuộc thổ là màu của tì (lá lách), màu trắng thuộc kim là màu của phổi, màu đen thuộc thủy là màu của thận.
Thời Tống, Trần Trực ghi chép trong “Thọ thân dưỡng lão thư” rằng: Vô luận là loại phương pháp dưỡng sinh nào, lý luận và ăn uống đều có thể dùng học thuyết Ngũ hành để giải thích. Hơn nữa có thể dựa vào nền tảng là học thuyết Ngũ hành để nâng cao cấp độ. Điều này cũng có thể được kiểm chứng thông qua trà.
Trà ngày nay thường được chia làm sáu loại là Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà và Thanh Trà. Trong đó Thanh Trà kỳ thực là loại trà thuộc Lục Trà. Cho nên, trà thực tế là có 5 loại, chính là “Ngũ sắc trà”: Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà. “Ngũ sắc trà” này có thể làm dịu ngũ tạng, đạt đến mục đích cuối cùng là giúp con người khỏe mạnh, tâm thân an hòa. Dùng Ngũ hành tương sinh tương khắc để điều hòa vạn vật trong Trời Đất, đây cũng là bản chất thực sự của việc uống trà dưỡng sinh, dưỡng tâm của cổ nhân.
Lục Trà
Lục Trà (trà xanh) là lá trà chưa trải qua quá trình héo và ôxi hóa. Sản lượng trà xanh thường là lớn nhất, chủng loại cũng nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc điểm của trà xanh khi pha là nước thanh trong, lá trà có màu xanh.
Trong Ngũ hành, Lục Trà thuộc mộc, vị toan, mùi hương thơm ngào ngạt. Khi uống, Lục Trà nhập kinh can, can chủ tàng huyết, cho nên Lục Trà không chỉ giúp cho mắt sáng mà còn có thể thanh huyết, giúp chống tắc động mạch.
Trung y cho rằng: Mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật, cơ thể con người vừa trải qua một mùa đông “khép kín”. Hàn tà khí vốn được tích tụ trong cơ thể lúc này gặp mùa xuân liền phát ra. Nhiều người sẽ vì “Can dương thượng cang” (một loạt biểu hiện lâm sàng do âm không phối dương của tạng can dẫn đến). Nên thích hợp uống trà xanh vào mùa xuân giúp thanh nhiệt trừ hỏa.
Hồng Trà
Hồng Trà là loại trà đã trải qua quá trình ô xi hóa hoàn toàn, có đặc thù là nước đỏ và hương vị ngọt ngào. Trong Ngũ hành, Hồng Trà thuộc hỏa, vị đắng. Khi uống, Hồng Trà nhập kinh tâm, cho nên Hồng Trà giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Trung y nói: Mùa hạ là mùa cây cối tươi tốt, là mùa trời, đất, khí hòa hợp, vạn vật sinh trưởng mạnh, nắng gắt như lửa, ngày dài đêm ngắn, nước trong cơ thể con người tiêu hao rất nhiều, khí huyết phần nhiều không đủ, tâm trạng phiền muộn, lo âu. Mùa này thích hợp uống Hồng Trà vì Hồng Trà lạnh giúp giảm nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt, nâng cao tinh thần, giúp tim khỏe mạnh, dưỡng huyết.
Hoàng Trà
Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong Ngũ hành, Hoàng Trà thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống, Hoàng Trà nhập kinh tì, thông với kinh dạ dày. Cho nên, Hoàng Trà giúp điều dưỡng tì vị, trợ giúp tiêu hóa. Hoàng Trà thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.
Bạch Trà
Bạch Trà là loại trà chế biến tối thiểu từ các búp trà màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ cách chế biến này, bạch trà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạch Trà có tên gọi từ lớp lông tơ màu bạc trắng mịn phủ lên chồi chưa mở của cây chè. Bạch Trà có hương vị nhẹ, tinh tế và hơi ngọt.
Về Ngũ Hành, Bạch Trà thuộc Kim. Khi uống, Bạch Trà nhập kinh phế, thông kinh đại tràng, phế chủ bì mao. Cho nên Bạch Trà có tác dụng giải nhiệt, tán độc, hạ hỏa, thích hợp uống vào mùa thu.
Trung Y nói: Mùa thu là mùa vạn vật xơ xác, tiêu điều, khiến miệng và lưỡi con người đều khô, cổ họng có cảm giác đắng, dễ phát sinh bệnh về hô hấp. Bạch Trà tính lạnh, có thể hạ hỏa, lợi niệu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cho nên, mùa thu thích hợp để uống Bạch Trà.
Hắc Trà
Hắc Trà có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% trong thời gian tương đối dài. Về ngũ hành, Hắc Trà thuộc thủy, có vị mặn chát. Khi uống, Hắc Trà nhập kinh thận, đi vào kinh bàng quang. Thận là ngọn nguồn của sự sống, là gốc của nguyên khí và cũng là vốn liếng, sức khỏe của con người. Cho nên, Hắc Trà có tác dụng kéo dài tuổi thọ của con người. Bàng quang là kinh mạch bài tiết của nhân thể, cho nên Hắc Trà giúp giảm cân, tiêu mỡ, thích hợp uống vào mùa đông, kích thích tiêu hóa.
Trung Y nói: Mùa đông khí của trời đất bị phong kín, nước đóng băng, dương khí dần dần bị tiêu tan, vạn vật ngủ đông, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của nhân thể cần cao. Hắc Trà có thể giữ dương khí, kiện vị, làm ấm bụng nên thích hợp uống vào mùa đông.
Ngũ hành đối ứng với ngũ sắc, ngũ sắc chủ trì ngũ tạng, dùng ngũ sắc trong trà làm tăng năng lượng cho ngũ tạng của thân thể, giúp cả thân và tâm đạt đến trạng thái cân bằng. Hiểu biết đạo lý này, mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một loại trà thích hợp để dưỡng sinh và dưỡng tâm.
Tản mạn về văn hoá uống trà của người Việt
Ngày xưa còn nhỏ, tôi nghĩ rất đơn giản về trà, trà là thứ để khi khách đến nhà, ba mẹ lại bắt tôi pha trà mời khách uống. Sau này khi lớn lên, tôi mới hiểu về giá trị của chén trà, người ta có thể đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn cũng chính nhờ trà.
Trà bây giờ không còn như xưa, nhiều loại trà hơn xuất hiện. Nhưng chúng vẫn mang phong cách mộc mạc chân thành của chén trà. Ngâm nghi chén trà quây quần bên người yêu thương, nhỏ to tâm sự chuyện đời…
Chuyện là thế này, tôi đã vô tình loanh quanh gần hết khu cư xá Bắc Hải của đất Sài Thành này, các quán cà phê nơi đây mọc nên như nấm. Mỗi quán lại có hương vị và nét riêng của nó, chẳng quán nào giống quán nào. Nhưng cốt cái nét đặc trưng của quán cà phê vẫn là vị đắng đắng nghẹn trong cổ họng. Người ta yêu cà phê phải chăng vì sự đam mê cuồng nhiệt của tuổi trẻ…
Cuối tuần nào cũng cà phê muốn chán, suy nghĩ đó làm tôi nãy giờ vẫn cứ chạy xe theo quán tính mà chưa kiếm được nơi nào để đến. Rồi bỗng dưng tôi thấy một quán nhỏ, với cái tên giản dị “Mộc Trà Quán” (quán nằm trong con hẻm nhỏ gần đại học Huflit ở đường Sư Vạn Hạnh).
Cái cảm giác ngày xưa ấy đang tràn ngập về trong tôi… Nhớ lắm quê nhà của tôi, nhớ lắm… lấy trà làm bạn, khi nắng ấm trời trong, khi trăng thanh gió mát, nhấp chén trà hương, tìm vui thực tại, ưu phiền thế gian cho thoát theo hư không.
Trà từ lâu đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người Việt từ Bắc vào Nam, từ nông thôn tới thành phố, đâu đâu chén trà cũng là để mở đầu câu chuyện.
Quán trà Việt nên thể hiện cách thiết kế, trang trí, nhạc Việt, các loại trà Việt như trà tươi, trà vối, trà hạt hoa cúc, trà mạn ướp hương hoa sen, hoa sói, hoa lài thật, và phong cách uống giản dị trà Việt lấy tự nhiên làm gốc.
Không khắt khe phức tạp, cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, trong trà đạo Việt, chữ đạo được hiểu là con đường, là phong cách uống trà của người Việt.
Trà từ lâu đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người Việt từ Bắc vào Nam, từ nông thôn tới thành phố.
Thưởng thức một chén trà mang phong cách Việt là thưởng thức cả một nét văn hóa Việt. Trong văn hóa ứng xử của người Việt, người nhỏ pha trà mời người lớn, gia chủ pha trà mời khi khách đến chơi.
Pha một ấm trà nóng người ta có thể ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự. Từ xưa, những tiền nhân sành sỏi nghệ thuật uống trà đã từng nói “nhất thủy – nhì trà – tam bôi – tứ bình – ngũ quần anh” cũng phần nào nói lên được phong cách của trà Việt.
Việt Nam có rất nhiều loại trà khác nhau từ trà xanh, trà khô, trà sen… cho tới những loại trà được cách tân theo nhu cầu và cải tiến xã hội như trà gừng, trà atisô, trà hoa cúc, trà linh chi, trà thảo dược…
Nhưng được yêu thích và dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân Việt vẫn là các loại trà dưới đây:
Thứ nhất là chè xanh, lá trà tươi chỉ việc hái xuống, rửa sạch, vò nhẹ cho vào trong ấm tích, châm nước sôi hãm khoảng 30 phút là có thể dùng được. Muốn cho nước xanh và ngon thơm thì lúc vò chè phải nhẹ tay, chỉ làm cho lá chè dập chứ không nát và khi hãm phải ủ chè cho chín trong những ấm tích được phủ bằng khăn hay đụn rơm.
Trà xanh hay còn gọi là chè xanh, từ lâu đã phổ biến trên khắp các vùng miền Việt Nam. Đâu đâu người ta cũng thấy chè xanh hiện diện, thứ nước uống mà ai ai cũng có thể dùng, vừa để giải khát, giải nhiệt, chống ung thư rất tốt.
Thưởng thức một chén trà mang phong cách Việt là thưởng thức cả một nét văn hóa Việt.
Thứ hai là trà khô, cũng là một dạng của chè xanh, khác là chè khô được làm từ những búp non hái trên những đồi chè cao, rồi phơi nắng hay sấy cho khô mới dùng.
Vào những ngày mùa đông lạnh giá, chén trà nóng là người bạn không thể thiếu trong các gia đình của người miền Bắc. Nhiều người nghiền trà khô, uống quanh năm suốt tháng… Đặc biệt khi tết đến xuân về thì hầu như nhà nào cũng có ấm trà khô hãm nước mời khách bên cạnh dĩa mứt gừng hay các loại hạt bí.
Thứ ba là trà sen, một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, trà hái từ những búp non ướp với sen. Ướp trà sen là cả một nghệ thuật tinh tế mới đạt được hương thơm như người làm mong muốn. Có lẽ vì thế mà khi thưởng thức trà sen ta mới cảm nhận được vị chè ngọt mà lại mát, mùi thơm nhẹ nhàng thanh tao. Một ấm trà sen có thể uống nhiều tuần trà mà hương thơm thì vẫn còn đọng lại ngan ngát hương thơm.
Pha trà đúng cách – đảm bảo
Uống trà là một nét văn hóa rất đặc sắc của người Việt từ xưa đến nay, nó không đơn giản chỉ là một thức uống bình thường mà nó còn thể hiện cho lối sống của người Việt. Để có được những ấm trà thơm ngon thì chúng ta phải biết cách pha, vậy bạn đã pha trà đúng cách chưa? Nếu chưa thì hãy đọc ngay bài viết duới đây nhé, đảm bảo sẽ giúp bạn có một ấm trà thơm ngon dành tặng bố chồng tương lai khi ra mắt nhà bạn trai.
Văn hóa uống trà của người Việt
Uống trà là một trong những khía cạnh thể hiện khá phong phú về văn hóa ứng xử của người Việt Nam và bên cạnh đó việc uống trà cũng rất tốt cho sức khỏe con người, giúp lưu thông máu, điều hòa huyết áp và chống ung thư…
Nói đến văn hóa uống trà, trước tiên chúng ta phải nói đến nguồn gốc của cây trà. Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu á như ở Ấn Độ, Srilanca chỗ nào cũng trồng trà để cung cấp cho người bản địa và cả cho xuất khẩu. Sau này được lan rộng ra các nước Trung Á và một số nước ở Châu Âu. Ở Việt Nam, từ lâu trà cũng đã có mặt trong mọi mặt hoạt động của xã hội từ gia đình, ngoài phố cho đến nhà hàng, từ lễ tến đến cưới hỏi, ma chay. Hầu như trong mọi hoạt động của người Việt đều có sự xuất hiện của trà.
Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, vui cũng uống mà buồn cũng uống, uống để tìm thấy chính mình, để sẻ chia và nó trở thành văn hóa uống trà mang đậm bản sắc dân tộc Việt, không giống với bất cứ một đất nước nào. Không chỉ từ cách thưởng thức trà mà cả cách pha trà cũng khác biệt, tùy vào kĩ năng, hoàn cảnh, sở thích mà người pha có những cách pha trà khác nhau.
Những sai lầm phổ biến trong cách pha trà
Đổ nước mới sôi vào ấm trà
Đây là một sai lầm phổ biến trong cách pha trà của rất nhiều người, việc đổ nước mới sôi vào trà sẽ làm cháy đi lá trà của bạn. Chính vì thế, khi pha trà hãy để nước bớt nóng một chút rồi hãy đổ vào ấm trà nhé.
Bỏ quá nhiều trà vào ấm
Việc bỏ quá nhiều trà cùng một lúc vào ấm thì sẽ khiến cho trà quá đặc và mất đi hương vị tự nhiên của trà. Vậy nên khi pha, bạn hãy ước tính lượng trà vừa đủ để khi pha trà không bị quá gắt nhé.
Bí quyết để pha trà chuẩn, thơm ngon
Thứ nhất, bạn nên lựa chọn và vệ sinh dụng cụ pha thật sạch sẽ. Khi phà trà bạn nên dùng những bộ ấm chén pha trà Bát Tràng được làm từ đất nung bởi nó sẽ không bị mùi cũng như giữ được hương vị thơm lâu của trà.
Thứ hai, lựa chọn nước và để nhiệt độ nước pha trà phù hợp. Như đã đề cập ở trên, bạn không nên đổ nước mới sôi để pha trà luôn, nước quá nóng khiến cho trà bị đặc và khó bảo quản. Các bạn nên để nước ở mức nhiệt khoảng 80-90 C là pha trà sẽ ngon nhất. Ấm trà sẽ thật ngon nếu như bạn dùng nước tinh khiết hoặc nước sương, nước mưa để pha bởi đó là những loại nước đặc biệt nhất, tinh khiết nhất.
Chúc bạn thành công nhé.
THƯỞNG TRÀ – THÚ VUI TAO NHÃ BẢO VỆ SỨC KHỎE
Trà (chè) là thức uống truyền thống của người Việt nói chung và Thế giới nói riêng. Tục uống trà trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia không chỉ vì nó tạo nên không gian trò chuyện, giao lưu đầm ấm, sang trọng mà còn mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy cụ thể là những lợi ích gì?
1. Đôi nét về trà (chè)
Trà (chè) là gì?
Thưởng thức trà là cả một công trình nghệ thuật vô cùng vĩ đại từ không gian bài trí, từ chỗ ngồi, đến trà cụ, cụ thể hơn là trà ngon, và cách pha trà là cả một nghệ thuật mang tính triết luận, người thưởng trà phải đạt được trạng thái thanh tịnh nhất trong tâm hồn.
Các loại trà được ưa chuộng tại Việt Nam
- Trà Tươi
- Trà Nụ
- Trà Bạng
- Trà mạn Hà Giang
- Trà Ô Long
- Trà Đen
- Trà Xanh(Trà Lục)
2. Lợi ích của việc thưởng trà mỗi ngày
Uống trà không chỉ là nét đẹp văn hóa của nhiều đất nước, mà đây còn là thói quen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
- Trà đen có thể hạ huyết áp
- Trà xanh có chất chống ung thư
- Trà nóng chứa caffein có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp
- Thưởng trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành
- Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ
- Trà đen giúp làm dịu căng thẳng trong cuộc sống
- Thưởng trà xanh giúp giảm thiểu nguy cơ và chống tái phát ung thư vú
- Thưởng trà xanh giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn
- Trà Rooibos có thể chống lão hóa
- Thưởng trà trắng giúp chống lại áp lực oxy hóa
- Trà rooibos (cả đỏ và xanh) được chứng minh là có khả năng bảo vệ chức năng sinh sản của nam giới chống lại áp lực oxy hóa
3. Hướng dẫn cách thưởng trà đúng chuẩn
Với người Việt, nghệ thuật pha trà được gói trọn lại trong một câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”.
Nhất thủy:
Nước trà là yếu tố đầu tiên và quan trọng làm nên sự tinh túy của tách trà. Loại nước dùng để pha trà phải là nước tinh khiết, ngon nhất phải kể đến loại sương đọng trên lá sen. Dùng loại nước ấy lại cần đun sôi bằng ấm đất trên bếp lò.
Với mỗi loại trà, độ sôi của nước lại không giống nhau. Với trà xanh, nước trà chỉ cần đun sôi sủi tăm còn với trà tẩm hương như trà sen, trà cúc, trà nhài,… nước trà cần sôi già hơn.
Nhì trà:
Để có được thứ nước trà thơm nồng đúng điệu thì chè tươi, chè xanh, chè nụ mới là nguyên liệu chuẩn để pha chế. Chè phải được rửa sạch, đem vò kỹ bằng tay để làm dập lá chè, cẫng chè đem bẻ nhỏ và tước thành nhiều phần.
Có như vậy chỉ cần đun với nước sôi trong khoảng 15 phút, chè đã đủ độ ngấm và toàn bộ tinh chất từ lá chè sẽ được chuyển sang thứ nước vàng óng ánh trông đẹp mắt và ngon miệng.
Tam bôi:
Chén uống trà thường được lựa chọn hết sức tỉ mỉ. Đường kính của chén không nên quá rộng, thường chỉ nhỏ nhắn như hột mít hay mắt trâu, bởi thưởng trà không quan trọng về lượng mà lại quan trọng về chất và tinh thần. Thường một bộ chén sẽ có bốn chén quân, một chén tống (chén to nhất) dùng để chuyên trà.
Khi rót trà cần lưu ý, nếu bộ trà có chén tống thì đem rót ra chén tống trước rồi san từ đó ra các chén quân. Còn không có chén tống, có thể rót thẳng vào chén quân, nhưng lưu ý thêm là cần rót lần lượt từng ít một vào chén rồi xoay vòng, rót ngược lại, có như thế thì các chén trà mới cùng đậm đà như nhau.
Tứ bình:
Trước khi pha trà, bình phải được tráng qua bằng nước sôi bằng cách tưới lên bình trà.
Sau khi rót đủ nước pha trà ngập mặt, người pha sẽ đổ đi nước đầu tiên để rửa trà (Tục này được bắt nguồn từ thành ngữ xưa: tửu tam trà nhị, tức là rượu đến chén thứ ba mới ngấm – trà đến nước thứ hai mới ngon).
Sau đó, người pha trà sẽ hoàn tất khâu cuối cùng, đổ nước gần đầy bình, đem đậy nắp, rót lên nắp bình một lượng nhỏ nước nóng để lưu giữ thứ mùi hương tinh khiết, thơm dịu của trà.
Ngũ quần anh:
Người thưởng trà, bạn trà quan trọng, khó kiếm, hiếm gặp. Chỉ có tri kỷ mới có thể im lặng ngồi bên chén trà mà vẫn thấu hiểu được tâm ý của nhau.
Tất cả các công đoạn cầu kỳ ấy, từ chọn nước, chọn trà, pha trà, rót trà đều thấm đẫm màu sắc văn hóa truyền thống và tụ hội tinh hoa dân tộc Việt Nam vốn đã được gìn giữ và lưu truyền qua hàng ngàn năm.
4. Mẹ thiên nhiên ban tặng thức nước quý dùng trà
Nguồn nước tốt quyết định đến phẩm chất của ấm Trà. Có một phương pháp hoàn toàn mới đến từ Nhật Bản là sử dụng nước ion kiềm để cho ra đời những ấm Trà ngon, tốt cho sức. Vậy điểm đặc biệt nào đã giúp người thưởng trà Nhật Bản ưa chuộng nước ion kiềm đến vậy?
Có khả năng chiết xuất mạnh hơn
Nước ion kiềm có độ pH là 9.5 và có cấu trúc phân tử siêu nhỏ. Từ đó, nước có thể dễ dàng thẩm thấu nhanh chóng, giúp chiết xuất những tinh chất trà nhanh. Bên cạnh đó, khi bạn đun nóng nước sẽ có tác dụng giúp chiết xuất ngày càng mạnh hơn. Và giúp trà pha được đậm đà hơn, thơm ngon khó cưỡng hơn.
Bí quyết pha trà ngon “chuẩn Nhật” từ nguồn nước ion kiềm
Chống oxy hóa mạnh
Ngoài ra, nước ion kiềm với độ pH cao mang lại cho bạn khả năng chống oxy hóa cực mạnh.
Giúp làm chậm được quá trình oxy hóa một cách tự nhiên.
Từ đó, có thể giữ cho hương vị trà được nguyên sơ, mang lại trải nghiệm được trọn vẹn hơn.
“If you are cold, tea will warm you;
if you are too heated, it will cool you;
If you are depressed, it will cheer you;
If you are excited, it will calm you.”
– William Ewart Gladstone
"Home Sweet Home"
Australia Island
Lời kết:
Như vậy, thưởng trà không những là thú vui tao nhã mà còn là liệu pháp “chữa lành” các vấn đề sức khỏe. Trà chiều bên ban công, nhâm nhi trò chuyện cùng tri kỷ thì quả là tuyệt diệu!
Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang
Ảnh minh họa
*Hangzhou December 08, 2022
Happy 10th anniversary GNST!
(December 08, 2012 - December 08, 2022)
10 years of togetherness,
10 years of happiness,
10 years of making dream come true,
10 years of sharing and caring,
10 years of Trust... It was amazing and beautiful
10 years journey...