Ông bà có ba người con là:
* Nguyễn Thị Tuấn Anh (trưởng nữ)
* Nguyễn Quang Lộc (trưởng nam)
* Nguyễn Thiệu Long (thứ nam)
Ngày 29 tháng 9 năm 2001, ông Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà. Hưởng thọ 78 tuổi, được an táng tại Boston.
Có lần bà Mai Anh tâm sự: “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà và mang tro cốt của ổng [chồng, Nguyễn Văn Thiệu] về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi,” bà nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn tổ tiên dòng họ.
Bà Nguyễn Văn Thiệu (phải), vợ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, học cách băng bó vết thương trong buổi tập huấn sơ cứu được tổ chức tại Dinh Độc Lập của Tổng thống ở Sài Gòn. Bên trái là Trung úy Trần Bình Điệp, một bác sĩ quân đội đã chỉ thị cho Đệ nhất phu nhân và vợ của hầu hết các bộ trưởng nội các – Ảnh: Douglas Pike
Một người từng phục vụ trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận xét: “Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ Nhất Phu Nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà là điển hình của mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đình được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục Khổng Mạnh (tuy bà là người Công giáo) mà chúng ta thường thấy trong xã hội miền Nam thời thập niên 40.”
Các nhà lãnh đạo VNCH vui Tết Trung thu với thiếu nhi trong vườn Tao Đàn. Từ trái qua: Dân biểu Nguyễn Bá Lương Chủ tịch Hạ Viện, Bà Tuyết Mai và Phó TT Kỳ, TT Thiệu và phu nhân là Bà Mai Anh, Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền Chủ tịch Thượng Viện, Bà Trần Thiện Khiêm và Thủ tướng Khiêm.
“Bà Thiệu luôn luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào bà. Điều đặc biệt là bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên hệ đến việc làm của ông Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe bà than phiền với ông Thiệu bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.”
“Bà Thiệu là một người đứng cạnh chồng, một người chỉ biết lo cho gia đình, không phải người của quần chúng, không có cái kênh kiệu vênh váo của một người có quyền thế.”
Đệ Nhất Phu Nhân để lại cho đời một bệnh viện Vì Dân đúng nghĩa
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng bệnh viện Vì Dân được cử hành ngày 17 Tháng Tám năm 1970. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, các cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn nên việc xây cất và trang bị tiến triển nhanh chóng.
Trước năm 1954, khu vực ngã Tư Bảy Hiền vốn là một đồn phòng thủ. Đây là khu đất rộng ba mẫu (30,000 m2) tại góc đường Phạm Hồng Thái (Cách Mạng Tháng 8) và Nguyễn Văn Thoại (Lý Thường Kiệt).
Năm 1970, nhận thấy ngay tại thủ đô Sài Gòn mà vẫn còn thiếu nơi chữa bệnh cho dân chúng, nhất là giới lao động mỗi khi bệnh tật luôn lo đau đáu tiền chữa bệnh, bà Mai Anh mới nghĩ cách xây một bệnh viện để người nghèo có thể an tâm trị bệnh mà không phải lo nghĩ đến viện phí. Nhờ uy tín và tấm lòng “thương nước yêu dân” của bà, ý tưởng tốt đẹp này được rất nhiều thân hào nhân sĩ, giới thương gia, kỹ nghệ gia trong và ngoài nước ủng hộ.
Bệnh viện Vì Dân nhìn từ trên cao.
Kiến Trúc Sư Trần Đình Quyền được chọn là người thiết kế bệnh viện đặc biệt này. Ông là một trong những kiến trúc sư tài danh của Sài Gòn trước năm 1975. Ngoài bệnh viện Vì Dân, ông còn tham gia thiết kế và lập đồ án sửa chữa nhiều bệnh viện khác như Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, các Bệnh viện Long An, Nhà Bè, Hóc Môn, Nhi Đồng 1, Bình Dân… nên được giới trong nghề gọi là “cha đẻ của các bệnh viện.”
Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 17 Tháng 8 năm 1970. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, các cơ quan quốc tế, và một số quốc gia thân hữu nên việc xây cất và trang bị tiến triển nhanh chóng.
Ngày 4 Tháng 9 năm 1971, Bệnh viện Vì Dân được khánh thành với 400 giường bệnh, gồm các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X…
Ngày 4 Tháng Chín năm 1971, Bệnh viên Vì Dân đã khánh thành và điều hành ngay các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X…
Đích thân Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cắt băng khánh thành.
Đích thân Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cắt băng khánh thành.
Bệnh viện Vì Dân là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây. Như thế, nếu không cần thuốc đặc trị, dân chúng đến đây trị bệnh được miễn 100% viện phí kể cả tiền thuốc thông thường.
Bệnh viện Vì Dân là nơi người ta làm từ thiện bằng tiền và bằng tấm lòng. Người có tiền thì tặng tiền, có nhiều tặng nhiều, có ít góp ít. Người có tài thì đến bệnh viện làm việc không công như bác sĩ, y tá. Tuy làm việc không công, nhưng muốn vào đây làm việc, các bác sĩ, y tá vẫn phải vượt qua sự khảo sát về trình độ chuyên môn và đạo đức. Người có lòng thì đến giúp dọn dẹp, nấu cơm nước rồi phát miễn phí cho bệnh nhân. Mỗi người một việc trong tình yêu thương, chia sẻ. Bệnh viện Vì Dân như một ngôi nhà chung, mà người dân lao động ở Sài Gòn và các tỉnh gần đó luôn đặt niềm tin vào khả năng chữa bệnh của bác sĩ, tình thương của y tá. Họ gọi đây là “Bệnh viện Bà Thiệu” để tỏ lòng biết ơn vị Đệ Nhất Phu Nhân lúc bấy giờ.
Ngày khánh thành Bệnh viện Vì dân, 4 Tháng Chín năm 1971.
Tuy vậy, việc đứng ra xây dựng bệnh viện của bà Thiệu cũng khó tránh khỏi sự bàn tán của dư luận, đặc biệt là người ta luôn nghi ngờ sự tranh chấp chính trị khi lấy việc xây dựng bệnh viện đả kích nhau. Và cũng có những nhận định cho rằng, đây có thể là ván bài tâm lý an dân của gia đình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời điểm chính trường có nhiều bất động.
Nhưng dù có bàn tán gì đi chăng nữa, Bệnh viện Vì Dân vẫn khánh thành và đi vào hoạt động, phục vụ những lợi ích thiết thực của xã hội, người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là dân cần lao.
Sau năm 1975, đoàn quân từ miền Bắc vào tiếp quản Sài Gòn, miền Nam đổi chủ, Bệnh viện Vì Dân cũng được đổi tên thành Bệnh viện Thống Nhất. Từ đó đến nay, bệnh viện này chủ yếu nhận chữa trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp của đảng CSVN, chính quyền và quân đội.
Tổng hợp từ: