Hình ảnh Sài Gòn thế kỷ 19 có trong cuốn "Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam".

Hình ảnh Sài Gòn thế kỷ 19 có trong cuốn

"Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam".

(Early photography in Vietnam) Sưu tập của Terry Bennett

¤»()«¤

Những hình ảnh về quán cà phê, đường phố, tư gia của Sài Gòn thế kỷ 19 có trong cuốn "Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam".

 
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 1

Bức ảnh sông Sài Gòn nhìn từ tàu Catinat, 1859. Ảnh được cho là của

Paul-Emile Berranger (1815-1896) chụp, in trên giấy bạch đản. 

Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 2
 
Quán cà phê Lyonnais, Sài Gòn, 1864. Ảnh được in trên giấy bạch đản, nằm trong bộ sưu tập của Serge Kakou.
 
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 3 
Ảnh của John Thomson (1837-1921) chụp đường phố Sài Gòn khoảng năm 1867-1868 với tiệm bán rượu vang Roustan & Salenave cùng tiệm đồng hồ Vuillermoz.
 
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 4 
Ảnh của Charles Parant in trên giấy bạch đản chụp cảnh xây dựng bến tàu nổi ở Sài Gòn tháng 5/1864. Ảnh này thuộc bộ sưu tập của Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại.
 
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 5 
Hiệu ảnh Pun Lun tại địa chỉ số 7 đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Sài Gòn những năm 1870.
Hiệu Pun Lun đã được quảng cáo trên tờ Courrier de Saigon ngày 20/5/1867.
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 6 
Ảnh do Émile Gsell (1838-1879) chụp dinh Thống đốc trong thời gian 1868-1873.
 
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 7
Chùa Hoa ở Chợ Lớn khoảng năm 1868, ảnh in trên giấy bạch đản do Émile Gsell chụp.
 
Buc anh dau tien ve quan ca phe Sai Gon the ky 19 anh 8
 
Tư gia của Trương Vĩnh Ký ở Chợ Lớn khoảng năm 1870 do Émile Gsell chụp. Trương Vĩnh Ký không chỉ là học giả, ông còn được Niên giám Nam Kỳ xuất bản năm 1883 đề tên là nhiếp ảnh gia sống ở Sài Gòn.
 
 
□◇□◇□◇□◇□◇□◇□◇

Ảnh chân dung thiếu nữ Việt

chụp từ hơn 150 năm trước

Ảnh chân dung của người Việt chụp lần đầu vào năm nào? Câu hỏi ấy được sách "Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam" của Terry Bennett giải đáp.

 
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 1
 
Tác phẩm Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam cung cấp nguồn tư liệu trực quan sống động về nhiếp ảnh Việt buổi ban đầu với dấu ấn của người Pháp. Bức ảnh trên được chú thích: Ba người An Nam, do Fedor Jagor (1816-1900) chụp năm 1857, là một trong những tấm ảnh chân dung sớm nhất được chụp của người Việt Nam. Ảnh được chụp ở Singapore.
 
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 2 
Ảnh chức sắc địa phương ở Sài Gòn thuộc Nam Kỳ năm 1859, được in trên giấy bạch đản. Người chụp ảnh được cho là Paul-Émile Berranger (1815-1896), viên tướng chỉ huy trên chiến thuyền Mitraille của Pháp đến Việt Nam năm 1858, cũng là nhiếp ảnh gia nghiệp dư.
   
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 3 
Bức ảnh được chú thích phía dưới bằng tiếng Pháp với nghĩa: Sứ đoàn An Nam tới Pháp, ngày 5 tháng 11 năm 1863, cùng tên ba vị chánh, phó, bồi sứ Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản.
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 4
Trong chuyến đi này, sứ đoàn Việt Nam được chụp rất nhiều ảnh. Ngoài ảnh tập thể còn có những bức ảnh chụp chân dung từng thành viên của sứ đoàn. Bức ảnh này chụp Chánh sứ Phan Thanh Giản (ngồi giữa) cùng hai thành viên sứ đoàn là Phó sứ Phạm Phú Thứ (bên trái) và Bồi sứ Ngụy Khắc Đản (bên phải) ở Marseille, Pháp.
 
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 5
Một tấm ảnh khác chụp những người có chức vụ cao nhất trong sứ đoàn Việt Nam sang Pháp năm 1863 theo thứ tự từ trái qua: Phó sứ Phạm Phú Thứ, Chánh sứ Phan Thanh Giản, Bồi sứ Ngụy Khắc Đản  
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 6
Bên cạnh ảnh chân dung chụp riêng của chánh, phó và bồi sứ, còn có ảnh chụp chân dung nhiều thành viên trong đoàn. Trong đó có thể nhận ra ảnh Tôn Thọ TườngTrương Vĩnh Ký. Trong hình là ảnh của Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), khi ấy ông 26 tuổi. 
 
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 7
 
Ảnh được chú thích: Thiếu nữ An Nam, do Clément Gillet chụp khoảng 1864-1867. Ông được cho là người mở hiệu ảnh thương mại đầu tiên ở Việt Nam năm 1863.
 
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 8
Bức ảnh được xác định thời điểm chụp khoảng năm 1866 về một chức sắc của Việt Nam. Ảnh được August Schatler chụp trong hiệu ảnh Gsell ở Sài Gòn dưới dạng danh thiếp, in trên giấy bạch đản.
 
Nhung buc anh dau tien chup chan dung nguoi Viet Nam anh 9
Bức ảnh do John Thomson (1837-1921) chụp thiếu nữ Sài Gòn. Thời gian chụp khoảng 1867-1868, ứng với quãng thời gian Thomson đến thăm, làm việc tại Sài Gòn và Chợ Lớn.
 
Với tác phẩm Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam (Early photography in Vietnam), Terry Bennett đã khôi phục gần như toàn cảnh về lịch sử ra đời, phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa những năm 1950. Cuốn sách là cẩm nang cho độc giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến nhiếp ảnh nước nhà. 
-----------
Kim Quy sưu tầm
 
Kim Quy sưu tầm
 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %29 %337 %2021 %03:%06
back to top