"BÀI THƠ HỎI NGÃ"

LUẬT HỎI NGÃ - SƯU TẦM BÀI HAY TRÊN NET - Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền  Biên Hòa
 
     Bài Thơ Hỏi Ngã     
THÂN TẶNG QUÝ ĐỘC GIẢ "BÀI THƠ HỎI NGÃ"
XEM BÀI THƠ NÀY LÀ HỌC ĐƯỢC BAO NHIÊU CHỮ "HỎI NGÃ"
 
Dấu hỏi dấu ngã muốn điên
Đọc rồi mới thấy một thiên tuyệt vời
 
 
Dấu     hỏi   Dấu    ngã  
 
 
TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT....!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người  xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.
 kia GẢ bán người thương vì tiền
HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.
Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.
PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng
Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.
GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.
Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.
GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu
Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu Đàxong.
Run RẨY phát RẪY dọn nương
GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.
Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh
Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.
BẨM thưa, bụ BẪM con người
Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.
 ngoài mồ MẢ xinh tươi
Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.
Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi
CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.
TẺ nhạt, gạo TẺ của ta
Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.
KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru
CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.
BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ
BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.
Bắt BẺBẼ mặt tía tai
LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.
Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.
CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.
CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.
CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.
CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh
Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.
BẢO ban, BÃO tố khắp miền
HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.
Hồ đầy XẢ nước cho vơi
Giữ gìn Xàtắc kẻo thời suy vong.
Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng
Quê hương rất ĐỖI ĐỔI thay phố phường.
NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương
TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.
TIỂU đội còn bận TIỄU trừ
Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.
SẢI tay chú SÃI thập thò
Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.
Đứng SỮNGSỬNG sốt sợ ma
Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.
TRẢ nợ bằng một TRàxôi
NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.
Ẩn SỈ nhục giận căm
GIẢ dại GIàgạo thăng trầm cho qua.
QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà
Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.
Đâm THỦNGTHŨNG xuống thấp rồi
Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.
Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim
Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.
TỦM tỉm, đánh TŨM không lời
 cầm, VĨ tuyến... VỈ ruồi giúp ta.
Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua
ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.
ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư
DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.
LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già
ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.
ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau
Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.
DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường
RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.
Qua NGÕNGỎ lời hát ca
QUẢNG cáo - thực tế cách ba QUÃNG đường.
RỦ rê quyến  nhiễu nhương
RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.
CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi
Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.
Phá CŨI làm CỦI bếp nhà
Xén bớt công QUĨQUỈ ma chẳng từ
Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.
Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong
RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.
Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.
CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay
Xin đừng cà RỠN... RỞN gai ốc rồi.
SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi
SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.
MẨU bánh dành biếu MẪU thân
Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.
SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha
GIẢ thật, GIàgạo cho qua tháng ngày.
Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay
Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.
Mưa rỉ RẢ mệt người
RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.
Cây SẢ, suồng  là anh
TẢ thực,  lót để dành trẻ con.
Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn
KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.
HỦ tục,  gạo ngày đông
Hỏi NGàkhó, chớ NGàlòng NGẢ nghiêng...!
 
Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa.
Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau.
Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà ...

   Dấu "Hỏi - Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam   

 


DẤU "HỎI - NGÃ" TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu "HỎI NGÃ". Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam. 
 
Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén. 
 
Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi... 
 
Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. 
 
Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.
 
 
A. LUẬT BẰNG TRẮC 
 
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau. 
 
1. Luật lập láy
 
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang... 
 
2. Luật trắc 
 
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi). 
 
Thí dụ: 
 
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi. 
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi. 
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi. 
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ... 
 
3. Luật bằng
 
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
 
Thí dụ: 
 
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã. 
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã. 
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã. 
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,... 
 
 
 
B. CHỮ HÁN VIỆT 
 
Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra. 
 
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau: 
 
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi. 
 
Thí dụ: 
 
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
 
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V. 
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên. 
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P. 
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
 
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,... 
 
Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này: 
 
"Dân Là Vận Mệnh Nước" 
 
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên. 
 
 
 
C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC
 
1. Trạng từ (adverb) 
 
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã. 
 
Thí dụ: 
 
Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã. 
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã. 
 
2. Tên họ cá nhân và quốc gia 
 
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã. 
 
Thí dụ:
 
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến... 
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng. 
 
Nước Mỹ, A phú Hãn,... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia. 
 
3. Thừa trừ
 
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên. 
 
Thí dụ: 
 
Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi. 
 
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi. 
 
 
D. KẾT LUẬN 
 
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề. 
 
Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
 
Cao Chánh Cương
 
Cách phân biệt dấu hỏi, dấu ngã trong Tiếng Việt
 
 

    Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt    

Quy tắc thuận thanh trong Tiếng Việt
 
Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt như thế nào? xin giới thiệu nội dung cụ thể bao gồm các ví dụ minh họa chi tiết, giúp cho các thầy cô nắm được các phương pháp rèn chính tả cho học sinh đúng chuẩn. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt

1. Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt

Việc viết đúng chính tả trong tiếng Việt ngay từ khi học lớp 1, sâu xa hơn viết đúng dấu hỏi, dấu ngã còn thể hiện tinh thần trân trọng, giữ gìn sự trong sáng, thống nhất của tiếng Việt.

2. Sự bố trí dấu hỏi ngã trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt sử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc dấu ngã. Trong đó có 793 âm tiết viết dấu hỏi (chiếm 62%), 477 âm tiết dấu viết dấu ngã (chiếm 38%).
Như vậy, chỉ cần nắm và viết đúng chính tả của 472 âm tiết dấu ngã, suy ra những âm tiết còn lại đều viết dấu hỏi. Đó cũng là cốt lõi toàn bộ 1270 âm tiết có vấn đề hỏi ngã trong tiếng Việt.

3. Cách thức để viết đúng dấu ngã trong tiếng Việt.

Trước hết cần nắm rõ cấu tạo từ tiếng Việt để thực hành. Trong tiếng Việt hiện đại, đại bộ phận là từ thuần Việt gồm: từ đơn (đi, đứng, nằm, ngồi; trời, mây, sông, biển); từ ghép (bàn ghế, núi sông, nhà cửa…); từ láy (dễ dàng, nhẹ nhàng, dò dẫm, thẫn thờ, rầu rĩ, ầm ĩ, õng ẹo…); còn có một số từ có yếu tố Hán-Việt (chiếm khoảng 23%) trong tổng số từ tiếng Việt, như: hải, hổ, sơn, địa, trữ, nhẫn, tầm, sư…chiến sĩ, hàng hải, hải cảng…

4. Quy tắc viết đúng dấu hỏi ngã.

Quy tắc thuận thanh:
Theo đó các từ láy có dạng từ láy (ngẫu kết) được thể hiện dấu theo quy tắc: “KHÔNG-SẮC-HỎI; HUYỀN-NGÃ-NẶNG”
Cách nhớ:
“Em HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau. Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào, ?”.
Nghĩa là:
+ Các từ có dấu thanh ngang (không dấu) đi với thanh sắc hoặc đi với thanh hỏi (?), ví dụ như: nghỉ ngơi
+ Các từ có dấu thanh huyền hoặc thanh nặng đi với thanh ngã. Ví dụ: tầm tã, lững lờ, đẹp đẽ, vội vã…
- Quy tắc thuận thanh cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã (chỉ dùng cho từ láy hoặc có dạng láy):
ã: ầm ã, ồn ã
sã: suồng sã
thãi: thừa thãi
vãnh: vặt vãnh
đẵng: đằng đẵng
ẫm: ẫm ờ
dẫm: dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm
gẫm: gạ gẫm
rẫm: rờ rẫm
đẫn: đờ đẫn
thẫn: thờ thẫn
đẽ: đẹp đẽ
ghẽ: gọn ghẽ
quẽ: quạnh quẽ
kẽo: kẽo kẹt
nghẽo: ngặt nghẽo
nghễ: ngạo nghễ
nhễ: nhễ nhại
chễm: chiễm chệ
khễnh: khập khễnh
tễnh: tập tễnh
nghễu: nghễu nghện
hĩ: hậu hĩ
ĩ: ầm ĩ
rĩ: rầu rĩ, rầm rĩ
hĩnh: hậu hĩnh, hợm hĩnh
nghĩnh: ngộ nghĩnh
trĩnh: tròn trĩnh
xĩnh: xoàng xĩnh
kĩu: kĩu kịt
tĩu: tục tĩu
nhõm: nhẹ nhõm
lõng: lạc lõng
õng: õng ẹo
ngỗ: ngỗ nghịch, ngỗ ngược
sỗ: sỗ sàng
chỗm: chồm chỗm
sỡ: sặc sỡ, sàm sỡ
cỡm: kệch cỡm
ỡm: ỡm ờ
phỡn: phè phỡn
phũ: phũ phàng
gũi: gần gũi
hững: hờ hững
- Quy tắc thuận thanh cũng cho pháp viết đúng chính tả 19 âm tiết dấu ngã khác (từ đơn có dạng láy): cãi cọ, giãy giụa, sẵn sàng, nẫu nà, đẫy đà, vẫy vùng, bẽ bàng, dễ dàng, nghĩ ngợi, khập khiễng, rõ ràng, nõn nà, thõng thượt, ngỡ ngàng, cũ kỹ, nũng nịu, sững sờ, sừng sững, vững vàng, ưỡn ẹo.
Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùng:
Ngãi, tãi, giãn (dãn), ngão, bẵm, đẵm (đẫm), giẵm (giẫm), gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy (dãy), gẫy (gãy), nẫy (nãy), dẽ, nhẽ (lẽ), thẽ, trẽ, hẽm (hẻm), trẽn, ẽo, xẽo, chễnh, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi (trỗi), giỗi (dỗi), thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn (giỡn), xũ, lũa, rũa (rữa), chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn (nhũn), cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu.
 
Thực hành: muốn tìm và viết đúng dấu hỏi ngã trong từ đơn tiếng Việt, ta thử ghép thêm từ thuận thanh để tạo ra từ láy, sau đó dùng quy tắc thuận thanh để xác định dấu hỏi hay dấu ngã. Ví dụ: Nghỉ (nghỉ ngơi); nghĩ (nghĩ ngợi).
Trên đây là cách Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt.
 
     Thiên Hương sưu tầm và tổng hợp    
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %18 %549 %2021 %08:%05
back to top