Mừng lễ Phục sinh 2021
Mừng lễ Phục sinh 2021
Chúa nhật, 4 tháng 4, 2021 là lễ Phục sinh (Easter), ngày lễ quan trọng nhất trong Kitô Giáo (Công giáo – Catholicism, Chính thống giáo – Orthodox, và các giáo phái Tin lành – Protestantism). Dù là người ta không mừng lễ Phục Sinh lớn và vui như Lễ Giáng Sinh (Christmas, 25 tháng 12), trên phương diện thần học, lễ Phục Sinh quan trọng hơn lễ Giáng Sinh, vì Kitô Giáo được xây dựng trên một điểm cực kỳ quan trọng—Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá và chết, và ba ngày sau Người sống lại. Phục sinh là sống lại. Lễ Phục sinh là lễ kỷ niệm sự sống lại của chúa Giêsu. Nếu không có sự sống lại, không có lễ Phục Sinh, không có Kitô Giáo.
Lễ Phục Sinh không có ngày nhất định trên lịch hàng năm. Nó là ngày Chúa nhật thứ nhất vào ngày, hay sau ngày, Trăng Tròn sau ngày xuân phân (Spring Equinox) tức là ngày chính thức của mùa xuân ở Âu Mỹ. Ngày xuân phân 2021 là ngày 20 tháng 3, ngày đó chỉ có một phần trăng. Ngày trăng tròn sau ngày xuân
phân năm nay là ngày 28/3/2021, và Chúa nhật thứ nhất sau ngày đó là 4 tháng 4. Xem ra có sự cố tình định ngày lễ Phục Sinh cùng lúc với sự sống lại của mùa xuân và sự phục hưng toàn diện của mặt trăng.
Trước lễ Phục Sinh 40 ngày (không tính các ngày Chúa nhật) là Mùa Chay hay Mùa Thương Khó (Lent), bắt đầu bằng ngày thứ tư lễ Tro (Ash Wednesday) ngày 17 tháng 2, 2021; ngày đó các linh mục (thầy tế lễ) rắc một tí tro trên đầu, hay bôi một tí tro lên trán, giáo dân, như là nhắc nhở đến sự chết – Ta là bụi đất và sẽ trở về cùng bụi đất. Mùa chay là mùa của ăn chay, cầu nguyện, sám hối, bố thí và hãm mình.
Tuần trước Phục Sinh là Tuần Thánh (Holy Week), bắt đầu bằng chúa nhật lễ Lá (Palm Sunday, 28 tháng 3, 2021), kỷ niệm ngày chúa Giêsu đi vào thành Jerusalem và được hàng nghìn dân Do thái tiếp đón bằng cách lót lá trên đường chúa đi và phất lá trên tay.
Ngày thứ Năm trước Phục Sinh (1 tháng 4, 2021), là ngày Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday), kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Giêsu và các môn đệ, và cũng là lúc Giêsu dạy các môn đệ chia bánh mì và rượu nho ra ăn uống như là biểu tượng cho mình và máu của Giêsu. Điều này ngày nay gọi là Bí tích thánh thể (Eucharist, hay Holy Communion) được lập lại trong mỗi thánh lễ. Ngày này còn có tên là Ngày Thứ Năm Rửa Chân (Maundy Thursday), kỷ niệm lúc Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa ăn tối cuối cùng.
Ngày thứ Sáu trước Phục Sinh (2 tháng 4, 2021) là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), tức là ngày chúa Giêsu chịu chết.
Ngày thứ Bảy trước Phục Sinh (3 tháng 4, 2021) là ngày Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), kỷ niệm Giêsu nằm trong nhà mồ sau khi chết. Ngày này còn gọi là Ngày Thứ Bảy Đen (Black Saturday) hay Ngày Trước Ngày Phuc Sinh (Easter Eve).
Và Chúa nhật (421 tháng 4, 2021) là Phục Sinh.
Sau lễ Phục Sinh 50 ngày là mùa Phục Sinh (Easter Season). Ngày xưa, mùa Phục Sinh chỉ có 40 ngày, từ Phục Sinh đến ngày Lễ Thăng Thiên, tức là ngày chúa Giêsu về trời. Nhưng ngày nay Mùa Phục Sinh kéo dài 50 ngày, chấm dứt bằng ngày Pentecost, tiếng Hy Lạp Pentēkostē có nghĩa là “thứ 50”, tức là ngày Chúa Thánh Thần (Thánh Linh) đến với các đệ tử của chúa Giêsu sau khi Chúa Giê su phục sinh. Ngày Pentecost (ngày lễ Chúa Thánh Thần) là ngày chúa nhật 7 tuần sau Phục Sinh (7 X 7 =49, xem như 50).
Ở Âu Mỹ, người ta có truyền thống tô điểm trứng (gà, vịt, v.v..) với nhiều màu sắc sặc sỡ rất đẹp để trang trí cho lễ Phục Sinh, gọi là trứng Phục Sinh (Easter eggs). Trò chơi Easter Egg Hunt (săn tìm trứng Phục sinh) thường được các nhà thờ tổ chức trong ngày Phục Sinh, trong đó người tổ chức đem trứng Phục Sinh giấu quanh sân để mọi người săn tìm. Chúng ta có thể nhận thấy trứng là biểu tượng của tái sinh.
Thỏ Phục Sinh (Easter Bunny) là thỏ với đủ mầu sắc sặc sỡ cũng là một biểu tượng của Phục Sinh. Có lẽ vì thỏ nổi tiếng là đẻ nhiều.
Nếu các bạn quá nhức đầu vì đủ thứ ngày nói trên, hãy đánh một giấc ngủ dài, rồi sẽ phục sinh hôm sau
Biểu tượng của Phục Sinh là sự tái sinh thường xuyên trong ta, con người cũ chết đi và con người mới ra đời, ta luôn luôn trưởng thành, đổi mới, hay hơn, và tốt hơn. Đó cũng là sát-na vô thường, thay đổi không ngừng, của nhà Phật.
Sau đây mời các bạn nghe vài bản thánh ca Phục Sinh truyền thống.
– Bài Alleluia, Pascha nostrum, hát theo Gregorian chant, truyền thống Công giáo.
– Bài Egkomia B’ stasis/ Aksion esti, Hylạp, hát theo truyền thống “chant” Chính thống giáo.
– Bài “Jesus Christ is Risen today”, hát theo truyền thống Tin lành, đương nhiên là mới sau này.
– Thánh ca Phục Sinh Việt
Chúc các bạn một mùa Phục Sinh an bình.
Hoành
***
Catholic – Gregorian Chant – Alleluia, Pascha nostrum – Tu viện Solesmes
Greek Orthdox chant – Egkomia B’ stasis/ Aksion esti – Artist: Fr. Nikodimos Kabarnos
Protestant – Easter Hymn “Jesus Christ is Risen Today” – Mormon Tabernacle Choir
Christ the Lord Is Risen Today
1. Christ the Lord is risen today, Alleluia!
Earth and heaven in chorus say,
Alleluia! Raise your joys and triumphs high,
Alleluia! Sing, ye heavens, and earth reply, Alleluia!
2. Love’s redeeming work is done, Alleluia!
Fought the fight, the battle won, Alleluia!
Death in vain forbids him rise,
Alleluia! Christ has opened paradise, Alleluia!
3. Lives again our glorious King,
Alleluia! Where, O death, is now thy sting?
Alleluia! Once he died our souls to save,
Alleluia! Where’s thy victory,
boasting grave? Alleluia!
4. Soar we now where Christ has led,
Alleluia! Following our exalted Head,
Alleluia! Made like him, like him we rise,
Alleluia! Ours the cross,
the grave, the skies, Alleluia!
5. Hail the Lord of earth and heaven, Alleluia!
Praise to thee by both be given, Alleluia!
Thee we greet triumphant now, Alleluia!
Hail the Resurrection, thou, Alleluia!
6. King of glory, soul of bliss, Alleluia!
Everlasting life is this, Alleluia!
Thee to know, thy power to prove, Alleluia!
Thus to sing, and thus to love, Alleluia!
Thánh ca Phục Sinh Việt