Tưởng nhớ và tri ân Cố Linh mục Antôn Vũ Như Huỳnh ( 1990 - 2021 )

  Tưởng nhớ và tri ân
Cố Linh mục Antôn Vũ Như Huỳnh

( 1990 - 2021 )

Tưởng nhớ Cha Antôn Vũ Như Huỳnh

Tưởng nhớ CHA ANTÔN VŨ NHƯ HUỲNH

TƯỞNG NHỚ CỐ LM. ANTÔN VŨ NHƯ HUỲNH ( 1990/12 - 03/2021 )

Kính Thưa Quý Thầy Cô cùng toàn thể cựu học sinh Sao Mai trên khắp các nẻo đường thế giới,
 
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của Cha Mẹ, Thầy Cô và xã hội.
 
Thấm thoát đã 31 năm trôi qua (1990-2021) kể từ ngày Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh được Chúa thương gọi về. Trong tâm tình thương tiếc, quý mến, chúng ta bày tỏ lòng tri ân đến Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh, Hiệu Trưởng trường Trung Tiểu học Sao Mai Đà Nẵng - Việt Nam từ 1965 đến 1975 .
Chúng ta cùng nhớ về hình ảnh người Cha kính yêu, người Cha đã cho chúng ta trọn niềm vui của thời thanh xuân, của tuổi học trò dưới mái trường thân thương Sao Mai Đà Nẵng. Ở đây, chúng ta đã được Cha cùng quý Thầy Cô hướng dẫn,dạy bảo và luôn đồng hành trên con đường học vấn, để chúng ta có thể tự tin bước vào những cuộc hành trình mới.

Biến cố lịch sử thăng trầm của đất nước khiến chúng ta phải chia tay nhau mỗi người một hướng theo dòng đời trôi. Sau bao nhiêu năm thất lạc, chúng ta đã có Duyên may được gặp lại nhau trên trang Góc Nhỏ Sân Trường yêu thương này để nối kết lại tình Thầy Trò, nghĩa Bạn bè đã một thời bên nhau...
Và hôm nay,chúng ta cùng hướng lòng về người Cha kính yêu - Cố LM. Antôn Vũ Như Huỳnh nhân ngày Giỗ lần thứ 31.

Tri Ân - Tiếc Thương và Tưởng Nhớ đến Ngài, chúng con tha thiết nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Linh Hồn Cha Cố Antôn qua những công lao sâu nặng Ngài đã dành cho chúng con là đoàn con học sinh của Ngài.

 Chúng con tin tưởng rằng Chúa Nhân Lành đoái thương nhậm lời nguyện cầu của chúng con, đón nhận Linh Hồn vị Cha Cố đáng kính Antôn vào hưởng hạnh phúc Nước Trời.

 
 
 
Hình:
Anh Nguyễn Ngọc Quang đứng giữa cạnh người chị mặc áo dài xanh cùng với anh chị em
và Cha Cố Linh mục Vũ Như Huỳnh.
 
 
 
 
─────── ※ Gia đình GNST ※  ───────
────── Peace & Love always ───── 
 
 
 

Chúa là tất cả đời con. Con là tất cả của Chúa. Vì yêu con Chúa tác sinh muôn loài. Vì yêu con tay Chúa thương an bài. Cho con một đời vui sống thiết tha.

 Chúa là tất cả đời con. Con là tất cả của Chúa. Vì yêu con Chúa chết treo khổ hình. Vì yêu con nên đã quên thân mình. Cho con được làm con Chúa suốt đời. 

Chúa (Chúa) chính là gia nghiệp đời con (gia nghiệp đời con). Con xin được đáp lại tình yêu (xin được đáp lại tình yêu). 

 Sông nào chẳng đủ miền xuôi. Con người có thủa nằm nôi. Thời gian đưa chiếc lá bay qua rồi. Đời vương vương như áng mây bên trời. Tim con bồi hồi xao xuyến mãi thôi. 

Ân tình Chúa đủ chẳng vơi. Con nào thấu lòng trời cao. Tình yêu thương vẫn thiết tha tuôn trào. Tình dâng cao trong ngất ngây tâm hồn. Gieo vui một niềm cảm mến vô bờ.
 

✬▬▬▬▬ஜ۩ ۩ஜ▬▬▬▬✬

Tưởng nhớ và tri ân cố Linh Mục

Antôn Vũ Như Huỳnh

( 1990 - 2018 )

 Nguyễn Ngọc Hải

Một Thánh lễ Misa cầu nguyện cho ngày giỗ Cha Cố Antohony Vũ Như Huỳnh - một vị Cha già đã từng là một thời lèo lái con thuyền SaoMai của những cơn sóng gió. Một Thánh lễ đơn sơ nhưng đã chứa đựng thật nhiều tình thiêng liêng cao cả... đốí với những "người con SaoMai hôm nay" tại quê nhà... chúng tôi vẫn nhận thấy đầy đủ mọi thành phần của ngôi nhà mẹ SaoMai của ngày ấy và hôm nay... Thánh lễ diễn ra không tiếng chuông nhà thờ báo hiệu, một buổi lễ diễn ra trong sự im lặng và tưởng nhớ, không chỉ với những "người con của nhà mẹ" mà còn có cả những "cô dâu, chú rễ của SaoMai ngày hôm nay" 

Một sự cảm xúc và thiêng liêng trân trọng - duy chỉ trong một căn phòng nhỏ chưa trọn vẹn mười mấy mét vuông thực tế, nhưng trong đó đã chứa đựng cả một sự huyền bí lớn lao về cõi tâm linh và sự trung thành của khoảng hai mươi mấy người con SaoMai đã vinh dự đại diện cho cả một ngôi trường mấy ngàn cựu học sinh của ngày ấy... 

Không cao sang, không quyền quý
Không là trong ngôi thánh đường cao sang và lộng lẫy. 
Không là nơi đài các khuê văn, cũng không là nơi chốn lầu hoa danh vọng...

Mà chỉ là một căn phòng nhỏ trong căn nhà hưu dưỡng của giáo xứ Thái lạc, Long Thành... 

Lời kinh trầm lắng mở đầu cho Thánh lễ Misa... 

Giây phút "sám hối" - mở đầu cho Thánh lễ

Cũng với đầy đủ mọi nghi thức của một thánh lễ Misa bình thường theo truyền thống tôn giáo, cũng với một chí hướng và đồng tâm hiệp lực từ một cõi vô hình để cùng nhau đưa đến một triết lý vĩnh hằng của "một đời người" mà ngày hôm nay Thượng Thiên đã "gọi về" - bỏ lại trần gian một đôi chút vướng bận về một sự tưởng nhớ... duy không có những dòng lệ rơi, không có những tiếng than khóc "Cha ơi...", không có những sầu thương đau đớn, nhưng hầu như "tất cả những người con" hiện diện hôm nay trong ngày 18/03/2012 này đều cùng nhau cất lên cho chính mình từ một cõi hư không nào đó để trong suốt thánh lễ giỗ tưởng niệm... ai ai cũng "cầu xin Chúa mau sớm dẫn đưa linh hồn Cha Cố Anthony cũng như linh hồn Cha Cố Giuse được hưởng phúc Nhan Thánh"

Ngày hôm nay - tuy chỉ là tại "nhà hưu dưỡng của Giáo xứ Thái Lạc - Long Thành" tuy không là "tiếng chuông thánh thót của một ngôi đại giáo đường báo hiệu giờ kinh nguyện cầu... tuy không là những hồi chuông báo hiệu trong giây phút Thánh Thể... tuy không là những âm vang của một Ca đoàn đại quy mô trong một thánh lễ tưởng niệm lớn lao nào.... nhưng trong cái không gian tĩnh mịch này, chỉ trong cái ngày 18/03/2012 vào lúc 10.00h... đã cất lên chỉ vài câu kinh nguyện sau một cử chỉ "làm dấu thánh giá" - chúng tôi nghĩ rằng: tại phương trời xa xôi nào đó bên tận trời Âu Philadelphia... linh hồn Cha Cố Anthony cũng như tại nơi an nghỉ vĩnh hằng Đại Chủng viện Giuse Xuân Lộc linh hồn Cha Cố Giuse "chắc cũng đã mỉm cười tại nơi cung vàng chín suối... 

Ngày xưa là "một người thầy" - hôm nay "là một vị linh mục già đã về hưu" - Cha Đỗ Văn Nguyên - có lẽ cũng đã mãn nguyện cho chính mình một sự hài lòng, cũng như "mấy chục con người trần thế hôm nay" đại diện cho mấy ngàn con người để rồi cùng nhau cất lên lời kinh thắm thiết, những lời ca như đã bay bổng để mong cầu xin nơi chốn thiên quốc một Hồng ân trong cõi tâm linh sống của những con người mà chính vào giờ phút thiêng liêng này trở thành một triết lý sống - một triết lý sống chứa đựng rất đầy đủ ý nghĩa của một cõi đời với những con người hôm nay đang còn trên con thuyền SaoMai tại trần gian này... 

Chúng tôi còn nhớ - ngày 12/03/2012 tại Giáo xứ Ngọc Lâm với những nghi thức "còn vang mãi những lời kinh..." thì hôm nay - ngày 18/03 tại một nơi chốn "nhà hưu dưỡng Thái lạc, Long Thành" một thánh lễ Misa duy chỉ đơn sơ và đạm bạc.... hoặc một nơi nào đó bên trời Âu cũng đã "tưởng niệm về cho vị Cha già của ngày xưa..... tất cả đều cũng chỉ là một hướng đi, tôi còn nhớ một đoạn Kinh Thánh nào đó mà ngày xưa Thánh Phaolo viết trong thư gửi cho cộng đoàn tín hữu Corhinto: Anh em hãy yêu thương nhau như Cha trên Trời đã yêu thương anh em, anh em hãy luôn luôn chú tâm vào sự thờ phượng duy chỉ có một Thiên Chúa là Cha chung của chúng ta.....

Dẫu cho cuộc đời chỉ là ngắn ngủi, là kiếp phù du, là một cơn gió thoảng, là những con người không phải là có đạo, và không chỉ là những con người SaoMai của "ngày ấy", nhưng chúng tôi cũng luôn luôn có những sự trân trọng và kính phục về cho những "cô dâu và chú rễ SaoMai" của ngày hôm nay... tuy chỉ là trong một căn phòng nhỏ bé, không tiếng chuông báo lễ, không lộng lẫy đèn hoa, không tiếng nhạc thánh thót của một ca đoàn - nhưng hầu như với những con người hiện diện hôm nay cùng với "vị Cựu Tổng Giám Thị" của ngày nào... có lẽ cũng đã thoả nguyện rất lớn và chứa đựng được nỗi vui mừng vì "đã sống đúng với "đạo làm con" con tinh thần hiếu đễ của nhân bản một con người...

Bài đọc 1 - với "con chiên BuiMai" _________________

Bài đọc 2 - với "con chiên PhamThanhLong"

Thánh lễ cũng có những lời giảng của "vị Chủ tế"...
Trong bài giảng Cha ĐoVanNguyen hầu như không còn nhắc đến cái triết lý "sắc có như không..." nữa, mà trong bài giảng tuy ngắn ngủi, nhưng chứa đựng rất nhiều những thâm tình hiếu để của những con người hôm nay... Cha đã nêu cao tinh thần truyền thống Uống nước nhớ nguồn, tinh thần SaoMai bất khuất của những Cựu học trò, và tinh thần rực lửa bất diệt của những con người SaoMai của hôm nay.... tất cả cũng chỉ là một sự hiếu để của một đời người đang thực hiện một triết lý sống: Cuộc đời sắc có như không, phải chăng chỉ một tấm lòng mà thôi...

Giây phút "Hiệp nhất Phép Thánh Thể" 

Từ những điểm nhấn ấy, duy ngày hôm nay 18/03 tại Thái Lạc - Long Thành Đồng Nai, cũng như ngày 12/03 vừa qua tại Giáo xứ Ngọc Lâm, hoặc đã một ngày nào đó phía bên kia bờ đại đương.... cũng đã có những giây phút như thế, một trong những buổi lễ tưởng niệm như thế... nhưng chúng tôi thiết nghĩ "tất cả cũng chỉ là một mà thôi" trong sự thực hiện tinh thần "hiếu đễ của con người" như lời vị Cựu Tổng Giám thị đã nhấn mạnh trong những buổi họp mặt và chuyện trò thân mật ngày nào... thì hôm nay, trong cái căn phòng nhỏ bé này, trong giây phút tưởng nhớ thiêng liêng và huyền bí này... cái đạo làm người của những người con SaoMai cũng đã một lòng nhớ về cho những người Cha già như thế.... 

Lời cảm tạ của đại diện học sinh SaoMai với "Thầy Tổng"

Không chỉ là những miếng ăn ngon, không chỉ là vài ba mâm cổ đầy, không chỉ là những chiếc bánh sake lạ mắt và ngon miệng... mà giờ phút họp mặt có tính mini này cùng với những câu chuyện trò, những kỷ niệm được khơi dậy lại, những ký ức ngày xưa.... hầu như cũng đã nói lên được mối thâm tình hiếu để và tâm giao của những con người của nhà mẹ này vậy... 

Trên con đường về lại Saigon, cũng những có những người con phải quay về xứ núi mây ngàn Phương Lâm... chúng tôi rất bùi ngùi và thật sự xúc động vì chính mình đã làm tròn bổn phận hiếu để của những người con SaoMai, duy cánh biển Vũng tàu chiều hôm ấy có gió thôi rất nhiều, có những đợt sóng vỗ xô bờ, duy đứng trên một tháp cao bên cạnh ngọn núi Tao Phùng với hình ảnh Chúa Giêsu đang dang tay đón nhận và sẵn sàng ban phép lành cho tất cả những người con như chúng tôi, cũng như trên đoạn đường dọc theo bờ biển bao la và còn mãi lê thê ấy... chúng tôi cũng như vị Cựu Tổng Giám Thị của ngày xưa, ai nấy cũng đã mãn nguyện và mỉm cười vì đã làm tròn cho chính mình hiện diện (cũng ngư những người vắng mặt) đầy đủ một bổn phận trách nhiệm thiêng liêng và cao cả: sự hiếu để của một con người

Thành phố giờ này đã lên đèn, màn đêm đã buông phủ, không phải những ánh đèn xanh đỏ tím vàng hoa lệ của một thành phố vật chất xa hoa kia đã điểm... mà chúng tôi có thể mãn nguyện và mỉm cười: có lẽ chính trong tâm linh của những người con SaoMai hôm nay... vẫn còn có hàng triệu hàng triệu ánh đèn đủ sắc màu đang rực cháy, và còn sáng sáng mãi trong một tinh thần SaoMai hiếu để và thanh cao ấy vậy... 



NguyenNgocHai

Ghi nhận từ buổi lể ngày 18/03 tại Thái Lạc...

●▬▬▬▬▬๑۩      GNST       ۩๑▬▬▬▬▬●

GNST chân thành cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Hải.

 

 

www.Gocnhosantruong.com

**** Hiệp Nhất - Yêu Thương - Tha Thứ ****
 
Linh Mục Anthony Vũ Như Huỳnh
Hiệu Trưởng Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
( June 12, 1930 - March 12, 1990 )
☀ ──────────────────────────────── 

 

Tưởng nhớ
Cố Linh Mục Antôn Vũ Như Huỳnh
 
( June 12, 1930 - March 12, 1990 ) 
 
 Thứ Ba, ngày 12 tháng 3 năm 2019, là ngày kỷ niệm 29 năm, Cha Cố Anthony Vũ Như Huỳnh được Thiên Chúa yêu thương gọi về. Trong tâm tình " Uống nước nhớ nguồn ", " Tri ân tiền nhân ". Nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho linh hồn Cha Cố Anthony chóng được hưởng nhan thánh Chúa. Trong tâm tình tưởng nhớ Cha xin cầu nguyện cho linh hồn cố  Lm. Anthony.  Xin mọi người chúng ta hợp ý cầu nguyện xin Chúa ban phúc trường sinh cho linh hồn Lm. Anthony Vũ Như Huỳnh trong nước của Ngài mãi mãi ...
  
Tưởng nhớ và tri ân cố Linh mục Antôn Vũ Như Huỳnh ( 1990 - 2018 )
Ảnh KTSM
 
Tưởng nhớ CHA ANTÔN VŨ NHƯ HUỲNH
 
 
 
Tưởng nhớ Cha Antôn Vũ Như Huỳnh
 
**** Hiệp Nhất - Yêu Thương - Tha Thứ ****
Linh Mục Anthony Vũ Như Huỳnh.
Hiệu Trưởng Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
( June 12, 1930 - March 12, 1990 )
 

────────────────────────────────☀ 
 
Image result for TƯỞNG NHỚ CỐ LM. ANTÔN VŨ NHƯ HUỲNH photos
 
Kính Thưa Quý Thầy Cô cùng toàn thể cựu học sinh Sao Mai trên khắp các nẻo đường thế giới,
 
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của Cha Mẹ, Thầy Cô và xã hội.
 
Thấm thoát đã 29 năm trôi qua (1990-2019) kể từ ngày Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh được Chúa thương gọi về. Trong tâm tình thương tiếc, quý mến, chúng ta bày tỏ lòng tri ân đến Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh, Hiệu Trưởng trường Trung Tiểu học Sao Mai Đà Nẵng - Việt Nam từ 1965 đến 1975 .
Chúng ta cùng nhớ về hình ảnh người Cha kính yêu, người Cha đã cho chúng ta trọn niềm vui của thời thanh xuân, của tuổi học trò dưới mái trường thân thương Sao Mai Đà Nẵng. Ở đây, chúng ta đã được Cha cùng quý Thầy Cô hướng dẫn,dạy bảo và luôn đồng hành trên con đường học vấn, để chúng ta có thể tự tin bước vào những cuộc hành trình mới.

Biến cố lịch sử thăng trầm của đất nước khiến chúng ta phải chia tay nhau mỗi người một hướng theo dòng đời trôi. Sau bao nhiêu năm thất lạc, chúng ta đã có Duyên may được gặp lại nhau trên trang Góc Nhỏ Sân Trường yêu thương này để nối kết lại tình Thầy Trò, nghĩa Bạn bè đã một thời bên nhau...
Và hôm nay,chúng ta cùng hướng lòng về người Cha kính yêu - Cố LM. Antôn Vũ Như Huỳnh nhân ngày Giỗ lần thứ 29.

Tri Ân - Tiếc Thương và Tưởng Nhớ đến Ngài, chúng con tha thiết nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Linh Hồn Cha Cố Antôn qua những công lao sâu nặng Ngài đã dành cho chúng con là đoàn con học sinh của Ngài.

 Chúng con tin tưởng rằng Chúa Nhân Lành đoái thương nhậm lời nguyện cầu của chúng con, đón nhận Linh Hồn vị Cha Cố đáng kính Antôn vào hưởng hạnh phúc Nước Trời.
 
 
 
─────── ※ Gia đình GNST ※  ───────
────── Peace & Love always ───── 
 
 

✬▬▬▬▬ஜ۩ ۩ஜ▬▬▬▬✬

Tìm Hiểu Tên Thánh Của Người Công Giáo Việt Nam

 
Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Trong khi đó, người Công Giáo Âu Mỹ không có hẳn một tên thánh. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt giữa tên thánh của người Công Giáo Tây Phương và Đông Phương ?
Nguồn Gốc Tên Thánh 
Tên mà người Công Giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng, tên gọi thường nhật của người Công Giáo Tây Phương. Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng. Một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.
Tên chính của người Tây Phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội . Và tên chính của người Tây Phương được gọi là tên Kitô Giáo vì các nước Tây Phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, tuân theo lời khuyến cáo của Giáo Hội, đã lấy tên các thánh để đặt tên cho các cá nhân. Do vậy, mới có từ ngữ tên thánh. 
Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do Thái Giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do Thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt da quy đầu gọi là Bris. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do Thái Giáo. Khi bị lưu đầy, người Do Thái bỏ tục lệ đặt tên thánh. Đến thế kỷ 12, các giáo sĩ Do Thái thấy cần duy trì căn tính dân tộc đã buộc các tín hữu đặt tên thánh như tục lệ cổ truyền. Nhờ đó mà ngày nay người Do Thái mới có một tên thứ hai là tên thánh. 
Từ điển Bách Khoa Công Giáo, cho rằng tục lệ đặt tên thánh bắt nguồn từ quan niệm tình trạng con người được thay đổi. Nhận lãnh bí tích rửa tội là biến đổi sang con người mới. Do vậy, nhận tên thánh là chứng tích biến đổi về mặt tâm linh. Trường hợp cụ thể là vị tông đồ Paul của Kitô Giáo, sống vào thế kỷ thứ I sau Công Nguyên, trước đây có tên là Saul, khi theo đạo Công Giáo đổi tên là Paul mà người Công Giáo Việt Nam gọi là thánh Phaolô. 
Tên Thánh Qua Giáo Luật
Không có tài liệu nào nói người Công Giáo bắt đầu đặt tên thánh từ bao giờ. Chỉ biết vào thời giáo hội sơ khai người Công Giáo tây phương có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy công đồng Nicaea họp năm 325 cấm người Công Giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô Giáo để đặt tên. Đến thời Công Đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo Hội Công Giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô Giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ. 
Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, quyết định trên của công đồng Tridentino nhằm chống lại tục lệ của Giáo Hội Tin Lành, đặc biệt của Thanh Giáo. Các giáo hội Tin Lành cho phép tín hữu nhận tên các nhân vật trong Cựu Ước làm tên chính, như các nhân vật Abraham, Samuel, Jacob. Rachel. Do vậy các nhà tính danh học Âu Châu kết luận: Những người có tên riêng là nhân vật trong Cựu Ước thông thường thuộc giáo phái Tin Lành, người có tên riêng là các nhân vật thuộc Tân Ước là người Công Giáo.
Đến bộ giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo Hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công Đồng Tridentino buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh . Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh. Do vậy, đến bộ giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô Giáo. Điều 855 của bộ giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô Giáo. 
Lý Do Đặt Tên Thánh
Tại sao Giáo Hội Công Giáo đã quyết định lấy tên các thánh để đặt tên cho tín hữu? Giáo Hội đưa ra quyết định trên vì 2 lý do: 
Thứ nhất, giáo hội tiếp tục duy trì truyền thống của giáo dân thời sơ khai. Những giáo dân đầu tiên là dân nô lệ, không phải công dân La Mã và theo tục lệ, khi người nô lệ được giải phóng, trở thành công dân La Mã, thì họ lấy tên riêng của chủ nhân thuộc giai cấp quý tộc làm tên mình. Tuy nhiên, với tín đồ Kitô Giáo thời đó, họ không thiết tha với các tên của các ông chủ cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo. Ðồng thời khi một quý tộc trả tự do cho hàng trăm người nô lệ thì hàng trăm người đó có cùng tên với chủ cũ. Kết quả là tập tục này không đáp ứng được nhu cầu phân biệt vì thời gian đó, người Âu Châu chưa biết đến tên họ. Tên họ của người Âu Châu mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Do nguyên nhân này nên các người nô lệ được giải phóngđã lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để đặt tên cho mình. Ví dụ: Thimotheus, Stephanos, Laurentius là các vị thánh đầu tiên. Đang khi Kitô Giáo phát triển, lan tràn cả Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã mai một đi, tên thánh trở nên phổ thông hơn. 
Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo muốn tôn trọng phẩm giá con người. Khi xưa số tên người Âu Châu còn ít, hệ thống tên họ chưa xuất hiện, thì để phân biệt, người Âu thường dùng tên mà người Anh Mỹ gọi là Nickname, người La Mã gọi là Agnomen, còn Việt Nam gọi là tên lóng, tên tục. Khi xưa tên lóng thường được đặt cho những người thuộc giai cấp nô lệ tại La Mã. Ví dụ các tên như Crassus nghĩa là người béo, Varus: người què, Baldie hay Calvin: người trọc đầu, Cecil: người mù, Claude hay Gladys: người què. Vì tên có nội dung hạ thấp phẩm giá con người nên giáo hội đã ban hành luật buộc các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp các trường hợp tên có ý nghĩa tiêu cực, phải lấy một tên thánh đặt thêm vào. Giáo dân Việt Nam cũng như giáo dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn nhận tên thánh vì còn giữ tinh thần bộ giáo luật cũ. Ngày nay, người công giáo Tây Phương không còn giữ tập tục lấy tên thánh để đặt tên riêng mà lấy bất cứ từ ngữ nào, có nghĩa hay vô nghiã, để đặt tên riêng. 
Ý nghĩa tên thánh đối với người Công Giáo Việt Nam
Sở dĩ người Công Giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây Phương không có, là vì các giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây Phương. Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công Giáo Tây Phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công Giáo Việt Nam. Nếu đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn có hẳn một tên thánh là Gioan Baotixita, thì đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh. Một ví dụ điển hình khác là thánh Gemma. Vì bố mẹ Ngài già rồi mới sinh con nên quý hóa đặt tên ngài là Gemma, có nghiã là ngọc. Trước đó, không có vị thánh nào tên Gemma cả. Tại San Jose, California vị linh mục chính xứ của tôi là Kevin Joyce. Kevin là tên riêng, là biến thể của tên Kelvin. Kelvin là tên con sông ở Tô Cách Lan. Joyce là tên họ. Linh mục Kevin Joyce không có tên thánh. Do đó người Công Giáo Tây Phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy. 
Vậy quyết định của các giáo sĩ thừa sai đặt tên thánh cho người Công Giáo Việt Nam là đúng hay sai? Nếu đặt vào bối cảnh hiện nay thì đó là điều không chấp nhận được vì tên người Việt Nam hiện nay không hề được đặt ra để hạ phẩm giá con người như kiểu người Hy Lạp, La Mã ngày xưa, mà được lựa chọn từ những từ ngữ có ý nghiã tốt đẹp nhất để đặt tên cho con cái. Tuy nhiên, nếu đặt vào bối cảnh Việt Nam trong thế kỷ 16 thì quyết định của các thừa sai có thể tạm chấp nhận vì phong tục dân gian lúc đó còn dùng những tên có nghiã xấu, gọi là tên tục, để đặt cho những đứa trẻ mới sinh ngõ hầu tránh tà ma. Ví dụ các tên như Bùn, Sẹo, Chó v.v…
Mặc dù giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ giáo luật năm 1983, khoản 1186: 
Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo Hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài .
Hiện nay, người Công Giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Ngoài ra, vì sự hiểu biết của giáo dân còn hạn chế về các thánh nên người ta thường chọn các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo Hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tuy nhiên, giáo dân Việt vẫn chưa quen nhận các thánh Việt Nam làm tên bổn mạng.
Nguyên Tắc Xưng Hô Tên Thánh
Trong giao tế xã hội, người Âu Mỹ không lấy tên riêng mà lấy tên họ của một người để xưng hô. Người ta gọi Tổng Thống Obama, không ai gọi là Tổng Thống Barack. Obama là tên họ, Barack là tên riêng. Khi chưa lên ngôi Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người ta dùng tên họ Ratzinger để gọi ngài, không ai gọi ngài bằng tên đẻ là ĐHY Joseph. Chỉ trường hợp thân thiết lắm, người ta mới dùng tên riêng để xưng hô. Ở Việt Nam, để tỏ lòng tôn kính, giáo dân có tục lệ dùng tên thánh để gọi một vị Giám Mục, Linh Mục. Ví dụ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh được gọi là Đức Cha Giuse. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được gọi là Đức Hồng Y Gioan Baotixita. 
Ở Việt Nam người Công Giáo có tục lệ mừng lễ bổn mạng là ngày mà toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên thế giới tưởng nhớ tới vị thánh đó. Khi chết, người Công Giáo không dùng tên húy hay tên riêng mà dùng tên thánh để cầu nguyện cho người quá cố. Như vậy, xét về mặt hội nhập văn hóa, tên thánh cũng có chức năng như tên thụy, tên hèm hay tên cúng cơm là các tên mà các người không phải là Công Giáo đã dùng để cầu nguyện cho người đã chết.
Nguyễn Long Thao
 PS: – Xin Quý Vị chuyển và phổ biến điện thư (email) này đến những người thân quen Sao Mai. 

 

 
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %13 %699 %2021 %10:%03
back to top