"Tuần lễ Áo dài" 2021 trên toàn quốc



 
 
     Tôn vinh tà áo dài Việt Nam    
 
Áo dài - tâm hồn Việt, văn hóa Việt - Báo Bắc Giang
 
 
    "Tuần lễ Áo dài" 2021 trên toàn quốc     

  Nhân kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (ngày 8/3/1910 - 8/3/2021) 

    “Tuần lễ Áo dài” năm 2021 nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng khắp nơi trên thế giới về lịch sử, giá trị của áo dài Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là phụ nữ Việt  phát huy di sản văn hóa áo dài của Việt Nam.

    - Nhân kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 8/3/1910 - 2021), từ ngày 1 đến 8/3/2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động Tuần lễ Áo dài 2021 trên toàn quốc.
   Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.   
 
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động Tuần lễ Áo dài 2021
 
 
 
 
 
 
 
        Sơ lược lịch sử áo dài     

Theo các tài liệu nghiên cứu, từ 2000 năm trước khi Hai Bà Trưng giương lọng, cưỡi voi, áo dài đã xuất hiện trong đời sống người Việt hay xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh... Theo các nhà nghiên cứu, để có được một chiếc ào dài mang đậm nét văn hóa đặc trưng như ngày nay, bộ trang phục này đã phải trải qua nhiều giai đoạn biến thể khác nhau.  
 
Hình ảnh cổ xưa nhất của áo dài được biết đến là áo Giao lĩnh (khoảng năm 1744). Lúc này, áo có kích thước rộng, thân áo được may bằng 4 tấm vải, dài đến chấm gót chân, xẻ 2 bên hông, phần tay áo dài, cổ tay rộng. Áo mặc cùng váy đen bên trong và thắt lưng vải bên ngoài. Theo ông Phan Thanh Hải Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế, chúa Nguyễn Phúc Khoát là người có công rất lớn để có được chiếc áo dài, vị thế áo dài như ngày hôm nay. Vị chúa này đã chủ trương cải tổ triều phục, cải cách trang phục dân gian xứ Đàng Trong, đưa áo dài trở thành trang phục chính thức.   
Tuần lễ Áo dài 2021, Tuần lễ Áo dài 2021 Tôn vinh tà áo dài Việt Nam, Lịch sử áo dài
Một tiết mục trình diễn áo dài tại Hà Nội. Ảnh: Tuấn Đức 
 
    Đến thế kỷ XVII, để thuận tiện hơn trong công việc làm đồng áng và buôn bán, chiếc áo Giao lãnh được thiết kế gọn lại thành kiểu áo tứ thân, trong đó vạt trước được xẻ rời thành 2 vạt, người mặc có thể buộc 2 vạt này lại với nhau ở phía trước bụng. Áo tứ thân thường có màu tối vì trang phục này được sử dụng phổ biến ở tầng lớp nông dân - những người quanh năm với công việc đồng áng.   
    Thế kỷ XIX, áo dài ngũ thân được ra đời nhằm tạo ra sự cách biệt giữa tầng lớp quý tộc sang trọng và tầng lớp nông dân. Dựa trên cơ sở áo tứ thân, phần thân vạt trước của áo dài ngũ thân được bổ sung phần vạt áo thứ ẩn trong 2 vạt trước.  
 
    Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, áo dài Lemur được ra đời bởi bàn tay sáng tạo của họa sĩ Cát Tường (tên của chiếc áo dài này đã được đặt theo tên tiếng Pháp của Bà). Áo được may ôm sát cơ thể, chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất. Nhằm tạo điểm nhấn nổi bật, chiếc áo dài Lemur được Âu hóa với phần áo có thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim… Có lẽ vì lý do này nên áo dài Lemur vấp phải sự phản đối của dư luận cho rằng kiểu áo này bị lai Tây, không phù hợp phong tục tập quán Việt Nam thời bấy giờ.  
 
    Khắc phụ các nhược điểm của áo dài Lemur là áo dài Lê Phổ. Áo dài Lê Phổ được ra đời dưới bàn tay khéo léo của nhà thiết kế cùng tên. Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm vừa vặn thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn. Đây là chiếc ào dài nhận về khá nhiều sự khen ngợi và được sử dụng qua nhiều thời kỳ.  
 
    Đến những năm 1960, áo dài Raglan (còn gọi là áo dài giắc lăng) ra đời do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.  
 
    Đến nay, áo dài Việt Nam có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng và chất liệu. Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào có được.  
Tuần lễ Áo dài 2021, Tuần lễ Áo dài 2021 Tôn vinh tà áo dài Việt Nam, Lịch sử áo dài
Phần trình diễn áo dài của các hội viên hội phụ nữ tại Quảng Ninh. Ảnh: Đức Hiếu 
 
  Mang đậm bản sắc dân tộc và là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam   
 
   Tuy chưa có văn bản quy định áo dài là quốc phục, nhưng từ xưa đến nay, trong tâm thức người Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế thì tà áo dài truyền thống được xem là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa-văn hoá của dân tộc Việt.   
 
   Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Nét đặc trưng của áo dài được thể hiện ở tính phổ cập trong đời sống xã hội, trong các tầng lớp nhân dân. Áo dài Việt Nam có thể sử dụng cả với tư cách lễ phục và thường phục. Người dân có thể mặc áo dài trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau: đi học, đi làm, đi chơi, đi chùa, đi lễ nhà thờ, dự tiệc hay vào các dịp lễ Tết, sự kiện văn hóa-xã hội quan trọng. Điều đó thể hiện tính linh hoạt, năng động, dễ hội nhập của áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại

    LỄ HỘI ÁO DÀI 2021    

 
       Áo Dài Đẹp Nhất Mới Nhất Bạn Mặc      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

"Tuần lễ Áo dài" 2021 trên toàn quốc

   Nhân kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (ngày 8/3/1910 - 8/3/2021), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam "Tuần lễ Áo dài" 2021 trên toàn quốc.

Hơn 200 hội viên phụ của các Câu lạc bộ thể dục thể thao Đà Nẵng hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2021 đồng diễn các vũ điệu trong trang phục áo dài.
 
Những tà áo dài tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
Những tà áo dài tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
 
   Theo đó, từ ngày 1-8/3/2021, các địa phương vận động cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nữ công chức, viên chức, phụ nữ mọi lứa tuổi hưởng ứng mặc áo dài khi đến công sở, trường học, tham gia các sự kiện và hoạt động khác phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19, nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài và phụ nữ Việt Nam.
 
   Năm 2020, chuỗi sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng, góp phần khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm gìn giữ, phát huy trang phục truyền thống dân tộc.
Phụ nữ đồng diễn áo dài hưởng ứng "Tuần lễ áo dài" năm 2020.
Phụ nữ đồng diễn áo dài hưởng ứng "Tuần lễ áo dài" năm 2020. (Ảnh TL)
 
   Hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài" 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh Áo dài Việt Nam.
 
   Đầu tiên là Lễ tiếp nhận hình ảnh, tài liệu, hiện vật với chủ đề "Ký ức và di sản" của 23 cá nhân gồm nhà hoạt động ngoại giao, phóng viên ảnh, nữ bác sĩ và các nhà thiết kế thời trang áo dài...
 
   Các tài liệu, hình ảnh, hiện vật sẽ trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ gồm: Áo dài của Đại sứ Nguyễn Phương Nga (2 áo dài), Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Áo dài được bà mặc trong Lễ trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ, đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và tại Lễ trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon năm 2014.
Trình diễn "Áo dài - di sản văn hóa Việt Nam" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hồi tháng 6 năm 2020
Trình diễn "Áo dài - di sản văn hóa Việt Nam" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 
   20 bộ áo dài của 20 nhà thiết kế trong bộ sưu tập hơn 1000 áo dài đã được giới thiệu tại buổi trình diễn "Áo dài - di sản văn hóa Việt Nam" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 28/6/2020. Với các đường nét, họa tiết, màu sắc sinh động và ấn tượng, các Di sản nổi tiếng của Việt Nam đã được UNESCO công nhận như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, Phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế, Tín ngưỡng thờ Mẫu, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên... được tái hiện sống động và đầy tinh tế trên các tà áo dài, góp phần lan tỏa lòng tự hào, tình yêu với tà áo dài Việt Nam.
Duyên dáng Việt Nam
Duyên dáng Việt Nam
 
 
    Tê Hát sưu tầm tng hp    
 
 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %05 %929 %2021 %16:%03
back to top