VIỆT DZŨNG TRONG LÒNG NGƯỜI Ở LẠI

                                                                                                                                                                                       

 

   VIỆT DZŨNG TRONG LÒNG NGƯỜI Ở LẠI   

   Trần Phong Vũ   

UserPostedImage

Lời Kinh Đêm - Một Chút Quà Cho Quê Hương

| Ca sĩ: Lâm Thuý Vân & Việt Dzũng | Nhạc sĩ: Việt Dzũng

                                                                                                                                                                                                                                                            

   *Ghi Chú: Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và Cố Ca nhạc sĩ Việt Dzũng hát chưa bao giờ nhận thù lao cho cá nhân mình, từ khi đi trình diễn khắp thế giới đã hơn 40 năm đấu tranh cho người dân Việt Nam và thương dân nghèo đau khổ còn ở Việt Nam.

 
   Chúa Nhật 20-12-2020 năm nay, đánh dấu chẵn 7 năm ngày Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng vĩnh viễn ra đi. Nhân dịp này rất nhiều đoàn thể đấu tranh trong các công cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản hải ngoại, cách riêng tại Hoa Kỳ, dù bị giới hạn vì đại dịch Vũ Hán, vẫn có những buổi sinh hoạt bỏ túi nhưng thắm đượm chân tình để tưởng niệm Anh.
 
   Với tài năng đa dạng thiên bẩm, Việt Dzũng không chỉ được biết đến như một Ca Nhạc Sĩ lừng danh với giọng ca truyền cảm, khoẻ mạnh, gọi mời, và những bản nhạc thấm đẫm tình tự dân tộc, nhân bản do anh sáng tác, mà còn là một nhà truyền thông xuất chúng.

     MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG ( Đoàn Xuân Thu )     

 
Thông báo về lễ Giỗ đầu tiên của cố nhạc sĩ Việt Dzũng
 
  Những năm 80, người đi thì đi rồi… người chưa đi vẫn tiếp tục… trốn ra đi nếu có vàng đóng cho chủ tàu. Còn đa số dân nghèo chạy ăn từng bữa thì ở lại chịu trận!
 Vật chất đói thì khỏi nói rồi; tinh thần thì còn khổ hơn. Không được nói, thấy được thì nhìn… rồi để đó! Cấm nói tùm lum mà trở thành “phản động”?!
 
  Nhạc thì ra rả Quốc Hương! Già xấu thấy tội nghiệp luôn! Già cúp bình thiếc! Gần 5, 6 chục tuổi rồi… mà lên đài truyền hình “cưa sừng làm nghé”… đội nón tai bèo, mang súng AK… hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây!
  “Đường ra trận mùa này đẹp lắm?”
 
  Giỡn chơi hoài “cha nội”! Ra trận là đánh nhau! Là có chết chóc, có thương vong dù ở bên nào đi chăng nữa! Tui hỏng tin! Đi bắn nhau “ì ì” chớ đâu phải đi “picnic” đâu… mà rảnh rỗi Trường Sơn Tây nhớ “o” Trường Sơn Đông đây “cha nội”?
 
  Mà bữa nào truyền hình cũng có mặt “ổng” hết trơn. Chán như “cơm nếp nát!” Bà con mình muốn ổng đừng lên “truyền hình” nữa mà “tàng hình” luôn cho “phẻ” con mắt và “phẻ” cái lỗ tai!
 
  Đó là về tinh thần! Còn về vật chất thì đói xanh như tàu lá chuối! Nhà nào có con chạy được vài năm trước, giờ nó gởi về cho một thùng “quà” chừng hai, ba chục “pounds” là mừng như trúng số!
 
  Người viết không có anh em nào chạy được vì lẽ là nhà nghèo… hỏng có vàng… vậy thôi! Nên đành “ké” mấy thằng bạn nhậu khác… có anh em thơm thảo gởi về tí chút, “an ủi” chiều cuối năm. Tụi nó đem thuốc tây hay vải vóc ra chợ bán được một mớ rồi “hú” người viết: “Ê! chiều xuống quán Tám Lư ở đường Trần Hưng Đạo mà uống bia hơi nhe!”
 
  Quán nhậu chiều cuối năm cũng rôm rả lắm! Đa số uống rượu thuốc là rượu đế (gạo hay nếp) pha màu cho nó dễ “ực.” Ai trúng mánh như bàn nhậu của người viết và mấy thằng bạn thì mới dám uống bia hơi!
 
  Đầu hôm, thằng con của chủ quán ham vui, vác cái đàn ghi ta ra nhập bọn… đờn “tửng từng tưng,” chơi nhạc “cách mạng” Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây do Hoàng Hiệp phổ thơ Phạm Tiến Duật.
  Nửa khuya, thiên hạ tan hàng, về nhà hết ráo, quán gần dẹp, nó ra kéo cửa lại! Ở trong, còn bàn nhậu duy nhứt của người viết vẫn chưa tàn; nó chơi bản “Một Chút Quà Cho Quê Hương”
 
  Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay.
  Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy!
  Gởi về cho chị dăm ba xấp vải Chị may áo cưới hay chị may áo tang?
  Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng!
  Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây.
  Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình!
  Em gởi về cho anh một cây bút máy Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh.
  Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh (Xin) Mẹ pha hộ con (dòng) nước mắt đã khô cằn!
  Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương.
  Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương Em bán cho đời (để) tìm đường vượt biên!
  Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ Cha rũ cuộc đời trong trong tử tù chung thân.
  Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần Mơ ước yên lành… trong giấc ngủ… da… vàng…!
 
  Lần đầu nghe “chú” hát đâu biết là nhạc của ai nhưng phải công nhận là hay!
  Nhạc như vậy mới gọi là nhạc chớ! Nghe tưởng tượng như tác giả ở hải ngoại vừa đi siêu thị về, lui cui đóng thùng, gởi về cho ba má, anh chị em người một chút… Vừa làm vừa nức nở!
 
  Trong thâm tâm, ước gì mình cũng “may” như tác giả, được có tiền, được đi siêu thị, mua rồi đóng một thùng quà gởi về nhà cứu đói. Mình muốn làm người gởi chớ hỏng muốn làm người được thăm nuôi đâu!
 
  Sau này vọt được; mới biết bài này là của ông Việt Dzũng. Rồi chiều nay nghe tin ổng mất ở Huê Kỳ, tại bệnh viện thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, hồi 10h35” sáng, ngày 20 tháng 12 năm 2013, chỉ mới 55 tuổi!
 
  Nghe tin… như mình đang đi mà bị hụt chưn… lảo đảo muốn té!
 
  Chưa hề được gặp ông, chỉ nghe nhạc của ông. Nhạc của ông là một phần đời kỷ niệm bi thiết đó của mình!
 
  Xin cám ơn ông!
  Ông là “Một chút quà cho quê hương!” Mà người viết được “ké” vào trong đó một chút nước mắt khi nghe năm xưa! Và bây giờ khi nghe tin ông mất!

  Đoàn Xuân Thu

   December 18, 2020
--

Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube

    PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG:   

Lễ giỗ 5 năm ngày mất cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng tại Houston, Texas

   Chủ Nhật ngày 16/12/2018 tại nhà hàng Ocean Palace ở Houston, Texas đã diễn ra lễ giỗ lần thứ 5 của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng do Mẹ đỡ đầu của anh - cô Tôn Nữ Châu Anh tổ chức. Có khoảng trên 50 quan khach đến tham dự gồm ban đại diện cộng đồng Houston, ông Nguyễn Văn Tánh chủ tịch người Việt quôc gia liên bang Hoa kỳ, ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, phong trào Hưng ca Hải ngoại, nhac sĩ Nam Lộc và một số anh chị em ca sĩ địa phương.

   Bước Nạng trong Trái Tim Việt Nam   

- Nhạc và lời Trần Bảo Như - Ca sĩ Thế Sơn

   Để tưởng niệm và vinh danh nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ, người con yêu của dân tộc Việt Nam. Con đường anh đi sẽ được tiếp tục. Việt Nam sẽ tới đích tự do. Anh mãi mãi là ánh sao soi đường, và sẽ sống mãi trong trái tim chúng tôi, những con dân Việt Nam hôm nay và ngày mai. Chúc an giấc, anh Việt Dzũng.

  Nhạc sĩ

  Trần Bảo Như

*Ghi Chú: UserPostedImage

  Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và Cố Ca nhạc sĩ Việt Dzũng hát chưa bao giờ nhận thù lao cho cá nhân mình, từ khi đi trình diễn khắp thế giới đã hơn 40 năm đấu tranh cho người dân Việt Nam và thương dân nghèo đau khổ còn ở Việt Nam.

Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube

  TA CHO NHAU  

Sáng tác: Nguyệt Cầm Trình bày: Việt Dzũng

Mời Em Về

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Ngọc Lan

Lê-Ngọc Châu: Vinh danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ đấu tranh không súng đạn cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam

Vinh danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ đấu tranh không súng đạn cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam

* © Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu

   Lời tác giảChúng ta trong hơn 10 ngày qua theo dõi tin tức trên báo chí, liên mạng đều có thể ghi nhận rằng đã có nhiều bài viết, emails và Video Clip đề cập đến một ca nhạc sĩ quen thuộc: Việt Dzũng.   Sự ngưỡng mộ đối với Việt Dzũng rất nhiều, tuy nhiên cũng có một số ít vì lý do nào đó đã lên tiếng mỉa mai, chỉ trích. Nhân dịp đầu năm 2014, là người chưa một lần gặp Việt Dzũng tôi mạo muội viết bài tạp ghi này để bày tỏ sự kính trọng tinh thần dấn thân, miệt mài đấu tranh của anh Việt Dzũng, dưới nhãn quan của riêng tôi: "Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một chiến sĩ chống cộng không có số quân và vũ khí"

   Có thể vì chủ quan qua nhận định, cá nhân người viết nếu vô tình đề cập đến vài dữ kiện tình cờ đụng chạm độc giả nào đó thì mong hoan hỷ cho vì đó không phải là chủ đích của bài tạp ghi này.

Trân trọng cám ơn (LNC).

  Ba ngày sau khi đi xa về thì nhận được hung tin từ diễn đàn chuyển đến:" Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã ra đi hôm 20. December 2013", vài ngày trước Noel. Tôi thật sự bàng hoàng xúc động dù chưa một lần hân hạnh được gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, có chăng chỉ biết qua những bích chương quảng cáo hay trong vai trò MC của Trung Tâm Asia, Youtube!

  Để tưởng nhớ đến người ca nhạc sĩ đấu tranh mà hầu hết người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đều nghe biết, một Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh Việt Dzũng ở miền Tây Nam của nước Mỹ, do Trúc Hồ và Nguyễn Khoa Diệu Quyên của đài truyền hình SBTN phụ trách, MC Nam Lộc huớng dẫn chương trình, gần như đã cô đọng được toàn bộ cuộc đời hoạt động cho tha nhân của ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Rất tiếc là ở tận trời Âu xa xôi, nếu không thế nào tôi cũng tham dự để tiễn đưa Việt Dzũng (bắt đầu từ đây xin mạn phép được viết ngắn gọn VD hay cns_VD) lần cuối.

  Ngay sau khi tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng bất ngờ qua đời được loan tải thì có vài người đã viết emails trên mạng "chỉ trích " Việt Dzũng này nọ. Tuy nhiên theo thiển ý họ đã quên rằng hay chưa tự hỏi thế thì so với VD họ đã làm được gì hơn Việt Dzũng trong quá khứ chưa hay chỉ dèm pha cho thỏa lòng vì không có bản lãnh như VD, một ca nhạc sĩ, một nhà truyền thông, một nhà báo mà vũ khí chỉ là lời ca, tiếng hát, chuyển đạt tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản, kết án nội thù và hô hào chống ngọai xâm từ phương Bắc?. Đừng quên rằng cuộc chiến hôm nay của người Việt tỵ nạn cộng sản chống cộng sản hiện tại không phải bằng vũ khí, bom đạn mà bằng "chính trị và vũ khí căn bản của chúng ta sau 30.04.1975 là truyền thông, báo chí, là những bản nhạc đấu tranh mục đích động viên đồng hương tỵ nạn, duy trì tinh thần chống cộng".

  Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài trong số không nhiều lắm những ca nhạc sĩ tại hải ngoại trên lãnh vực quảng bá, hun đúc tinh thần chống cộng. Ai từng làm truyền thông, viết báo với khuynh hướng trên đều bị Việt Gian và tay sai trù đập. Cá nhân người viết nhận thấy VD (còn khá trẻ so với tôi!) ít ồn ào. Có thể nói VD là một nghệ sĩ hiền lành, nhỏ nhẹ, tận tụy với mọi người và nghề nghiệp. Cái nghệ sĩ tính đó, từ Việt Dzũng, tuôn chảy thành những ca khúc trữ tình thật đẹp, hoặc hàm chứa đầy đấu tranh tính được thể hiện trọn vẹn qua nhiều tác phẩm tràn đầy xúc cảm, với những lời nhạc nhẹ nhàng chải chuốt trong tiếc thương, nhưng không kém phần cứng rắng về nội dung. 

  Khi sống, Việt Dzũng đúng là một nghệ sĩ tài hoa và sau khi Chết, Việt Dzũng đã được Tiếc Thương Như Một Anh Hùng.

  Theo tin trên Internet và báo chí tôi nghĩ rằng trong Đêm Tưởng Niệm Việt Dzũng rõ ràng không phải là vô cớ, hoặc cũng không phải vì tình cảm, và có lẽ lại càng không phải vì một giây phút bốc đồng khi mà hầu hết các nhân vật cầm đầu hành chánh, dân cử cấp liên bang, tiểu bang cũng như của một thành phố quan trọng vào bậc nhất tiểu bang California, phù trú và đông đúc lại đến tham dự Đêm Tưởng Niệm Và Vinh Danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng với những lời phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng mộ, thương yêu Việt Dzũng, kèm theo lá Quốc Kỳ, ngoài Bảng Tuyên Dương, Tưởng Niệm, Vinh Danh của họ trao cho thân mẫu và hiền thê của VD. Chưa hết, rất nhiều Hội Đoàn, Tổ Chức, Đoàn Thể của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn ở khắp nơi, trong và ngoài nước Mỹ, thay nhau phát biểu cảm tưởng về Việt Dũng. Nghẹn ngào có, nước mắt có, cảm phục cũng có, và không thiếu yêu thương. Ngay cả ở Úc, Pháp ... cũng tổ chức những buổi tưởng niệm Việt Dzũng. Nói chung, VD được đa số ngưỡng mộ, gồm cả Mỹ lẫn Việt, suy niệm anh là một người có nhiều tâm huyết, nhiều công lao phục vụ cộng đồng, đất nước, dân tộc, không chỉ là Việt Nam, mà còn cả trên quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ. Chừng đó đủ chứng minh cảm tình khán thính giả, đồng nghiệp và ca sĩ dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng!Chứng kiến những sự kiện trên khi xem hình ảnh Đêm Tưởng Niệm qua các Youtube dược phổ biến, khách quan mà nói phải nhìn thấy một điều :"Việt Dzũng vụt sáng lên như một nhân vật tầm cỡ, tuy là một ca nhạc sĩ nhưng với kích thước của một anh hùng không vũ khí trong tay. Một người chống cộng kiên trì, đầy tính vương đạo, xả thân cho đời, cho người, nhưng chẳng mong một đền đáp. Tiếc thay ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã giã từ chúng ta khi tuổi đời còn quá trẻ, mới vừa 55 tuổi!.

  Ai đã từng nghe bài hát "Lời Kinh Đêm" thì cũng phải công nhận lời hát lột tả tuyệt vời, chuyển tải cái thông điệp đầy bi thương ai oán, đầy thống của những người Việt tỵ nạn nhỏ bé, trên những con thuyền mong manh, chồng chềnh trong bão tố, tương lai mịt mờ. Những người Miền Nam sau 30.04.1975 liều chết, đặt cả sinh mạng mình trong những cuộc vượt biển hãi hùng chỉ vì hai chữ“Tự Do”, vì không chấp nhận chế độ cộng sản tàn ác, gian manh nên đành phải quay lưng lại với quê hương, bỏ nước ra đi. Thông Điệp đó, Việt Dzũng không chỉ nói lên cho những người vượt biển tìm Tự do còn sống sót, mà anh còn nói hộ cho cả những người đã chết, những người không còn cơ hội nào để thông báo những khổ đau, oan khuất của họ đã trải qua sau ngày 30-4-1975, khi tận mắt nhìn thấy cộng sản Bắc Việt lừa dối người dân miền Nam, đẩy họ đi vùng kinh tế mới, lừa dối Quân Cán Chính vào những trại tù ngụy danh là "Trại cải tạo" mà đã có bao nhiêu người ra đi không có ngày trở về !Riêng nhạc phẩm "Một Chút Quà Quê Hương" có lẽ là bức thông điệp buồn đau của đất nước, của con người Việt Nam từ đó đến nay, đã được Việt Dzũng góp cùng những nhà Sử học chân chính ghi lại đầy đủ một thời đại của Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghiã. Và Việt Dzũng không chỉ là người gửi thông điệp cho lịch sử bằng miệng mà anh còn đấu tranh miệt mài để làm sao, người người bừng tỉnh, phá cho tan cái “huyền thoại cộng sản” đó đi.

  Chắc có người sẽ nói là tôi muốn đánh bóng mình qua bài tạp ghi này, nhưng mặc kệ. Nhân đề cập đến bản nhạc "Một Chút Quà Quê Hương" của ns_VD cho tôi được mở ngoặc ở đây chút xíu. Đối với csVN, gia đình tôi thuộc diện "ngụy" đã gặp nhiều khó khăn nên tôi rất thích bài hát này khi được nghe vào thập niên 90. Lý do đơn giản nội dung bài hát phản ảnh khá nhiều hoàn cảnh của tôi vào cuối thập niên 90, trong những năm sau 30.04.1975..

  Lời hát chất chứa đầy thương yêu:

  Gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa

  Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương

giống như cảnh "hoang lạnh với sương mù sớm mai" mà gia đình chị tôi đã trải qua trong những tháng năm đi vùng kinh tế mới, khác xa với thành phố nhỏ chúng tôi từng sinh sống.

  Tương tự, tôi may mắn đi trước nên cũng cố gắng với khả năng mình, tuy không đúng nhưng VD cất cao tiếng hát :

  Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương

  Em bán cho đời tìm đường vượt biên

nhưng bằng một phương thức khác đã tạo cơ hội cho em út tôi vượt biển tìm Tự Do và tạ ơn trời là đàn em, cháu của tôi may mắn sống sót, lần lượt đều đến được bờ Tự Do.

  Lời nhạc sau đây làm tôi xúc động nhiều nhất và rất ưa chuộng vì phản ảnh rõ nét đối với cuộc sống tù tội của Ba tôi sau tháng Tư đen 1975 vì chính tôi là người đã gởi liên tục trong vài năm nhiều loại thuốc- (khác điều không phải là những viên thuốc ngủ như VD viết!)- chỉ mua được ở nơi tôi đang sống cho ba tôi trị bịnh khi đang ở trong tù:

  Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ

  Cha ru cuộc đời trong tử tù chung thân !

  Để rồi cuối cùng Ba tôi không qua khỏi cơn bạo bệnh và vĩnh viễn ra đi. Tôi nghĩ nếu miền Nam đừng mất thì cơn bệnh của Ba tôi hay nhiều người khác chắc chắn chửa trị được vì nền y tế, bệnh viện của Việt Nam Cộng Hòa khá tân tiến với đầy đủ thuốc men, có nhiều bác sĩ giỏi và bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng.

  Để tưởng nhớ đến ca nhạc sĩ Việt Dzũng, xin giới thiệu cùng quý độc giả Link của bài hát Một Chút Quà Quê Hương do chính tác giả trình bày:

Một Chút Quà Cho Quê Hương (Việt Dzũng)

Trở lại với chủ đề Việt Dzũng.

  Cùng với nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, tác giả bản nhạc "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về", Việt Dũng và Nguyệt Ánh thuộc Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thêm lần nữa viết và gửi đi thông điệp cho tương lai. Thông điệp của nhạc phẩm " Em Vẫn Mơ Một Ngày Về " đã làm rơi lệ biết bao NVTNcs, khi nhìn hai cô bé Cát Linh, Hồng Diễm và cả ngay Nguyệt Ánh, truyền tải bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh.

  Ôi! Những thông điệp kể trên từ " Lời Kinh Đêm" hay "Một Chút Quà Quê Hương" hoặc "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về" tuy hiền hòa nhưng tràn đầy sức sống, tuy giản dị mà nội dung làm ấm lòng biết bao nhiêu NVTNcs khắp năm châu. Một thông điệp bằng lời nhạc dịu dàng nhưng mãnh liệt, trong một hoàn cảnh thất vọng nhưng chất chứa tràn đầy hy vọng.

  Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì tôi hân hạnh đã gặp, nói chuyện qua phôn cũng như quen biết vài anh chị em trong Phong trào Hưng Ca VN. Riêng Việt Dũng tôi chưa có cơ hội gặp mặt. Tuy nhiên vì quen với chị ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh nên đã có lần tôi cũng trao đổi emails với VD. Công tâm mà nói dựa theo emails nhận được thì những lời khen đánh giá VD hiền lành, dễ mến, không cao ngạo dù nổi tiếng chẳng phải ngoa đâu!

  Có lần, VD đã viết cho tôi (cho dựa hơi, khoe tí) khi biết tôi ủng hộ PTHCVN là anh cần gì cứ nói, nếu có thể em sẵn sàng phụ giúp và gởi sang. Vài người bạn từng quen biết với ca sĩ Nguyệt Ánh, Tuấn Minh hay Tuyết Mai và tôi đã có ý định mời Việt Dzũng cùng PTHCVN sang xứ tôi để trình diễn mục đích khơi động thêm tinh thần đấu tranh của NVNTcs nhưng ý nguyện chưa thực hiện được thì nay VD đã sớm giã từ chúng tôi vĩnh viễn ra đi.

  Một kỷ niệm nhỏ khác cho tôi dược ghi ra để chứng minh VD rất tế nhị. Có lần tôi gởi điện thư giới thiệu một nhạc phẩm rất tài tử do tôi (101% không phải là nhạc sĩ) biên soạn sau thời gian ngắn tự học mò thì VD cho biết chuyển đến SBTN; có thể VD thấy nội dung bản nhạc có tên " Sao Đành Ngoảnh Mặt Làm Ngơ " của tôi cũng mang đấu tranh tính nên VD chuyển đến SBTN cho dù nó nằm đâu đó rồi !. Điều này không quan trọng vì tôi chỉ là vô danh tiểu tốt, quan trọng là VD có lòng muốn giúp giới thiệu "tân binh soạn nhạc" như tôi!

  Có vài người - không nhiều -đã viết emails kết án trên mạng là VD "không đáng tin cậy", và chắc chắn có người cũng sẽ hỏi, ôi thôi toàn là những lời ca, VD chỉ là ca nhạc sĩ có gì mà xưng tụng ồn ào như vậy?. Hỏi thế thì tôi là người thuộc gia đình mà cộng sản liệt kê là "gia đình ngụy", có thân nhân đã từng xông pha lửa đạn trước kia, vốn biết rõ tuy cầm sung chiến đấu gian nan, nguy hiểm, khó khăn bao nhiêu truớc kia, nhưng trả lời rằng bây giờ tình thế hoàn toàn khác xưa. Cuộc chiến hiện tại chưa/không phải là cuộc chiến bằng bom đạn như trong quá khứ, tính cho đến ngày 30.04.1975. Nếu so với Việt Dzũng, một chiến sĩ đấu tranh cho Tự Do, cho Dân Chủ, Nhân Quyền cho VN trên mặt trận không súng đạn, không bắn chết nhau hôm nay, thì cá nhân tôi chỉ là con số không to tướng. Những kẻ chê bai VD tôi không dám thẩm định về trình độ lẫn tư cách của họ tuy nhiên nếu ai đã từng va chạm sự thật thì mới biết chân giá trị của những việc mà Việt Dzũng đã làm. Theo thiển ý, VD chẳng phải là ít gặp khó khăn trên lãnh vực dùng lời ca, tiếng hát và truyền thông để góp lửa đấu tranh, mà sự thật có khi còn hơn thế nữa vì csVN rất sợ "sức mạnh truyền thông"!.

  Đâu phải ai cũng tìm được lời nhạc nung nấu tinh thần đấu tranh, đâu phải ai cũng soạn ra những bản nhạc hùng, kích thích lòng người. Không tin những ai hay chỉ trích, mỉa mai cứ thử thực hiện đi rồi sẽ biết. Chỉ trích ai cũng có thể nhưng khi "đụng trận" mới rõ là chính ta chưa đủ khả năng để làm được như nhạc sĩ Việt Dũng (hay Anh Bằng, Nguyệt Ánh ..v..v...).

  Chúng ta đừng quên, cộng sản DDR đã làm khó dễ, tống giam nhiều nhà văn, nhà báo, ca nhạc sĩ tuy không có súng đạn trong tay nhưng cộng sản Đông Đức sợ ngòi bút, sợ những bản nhạc đấu tranh hay kêu gọi xuống đường đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ của những người Đông Đức ra mặt chống đối chế độ cộng sản trị trước khi DDR sụp đổ . Và câu hỏi thử đặt ra, tại sao những kẻ này lại im lặng không dám chống cách triệt để đám văn công hay nhạc nô ca ngợi chế độ cộng sản VN đương thời công khai hoạt động ở hải ngoại ???

  Đừng quên rằng gần đây, nhiều nhà độc tài phải ra đi qua những bài báo, nhiều ông Tổng Thống, Bộ trưởng từ chức hay thân bại danh liệt cũng bởi "loại vũ khí không súng đạn này, bằng một ngòi bút" và cũng đừng quên chính nhờ hệ thống truyền thông, truyền hình, kỹ thuật thông tin nhanh chóng hiện tại mà những nhà đấu tranh đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ ở Phi Châu, Trung Đông ...đã kêu gọi và tổ chức những cuộc biểu tình rầm rộ đưa đến sự sụp đổ của các nhà độc tài đảng trị như Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi.

  Thay lời kết:

  Là một phó thường dân tôi chỉ đề nghị những ai dù không thích ca nhạc sĩ Việt Dzũng với bất cứ lý do nào hãy để cho hương linh người quá cố được yên nghỉ.
  Nếu ai đó cho rằng hơn VD trên khía cạnh chống cộng mà vũ khí là lời ca tiếng hát, phương tiện truyền thông ... nói riêng thì hãy chứng minh bằng hành động. Nếu làm hay hơn, giỏi hơn VD thì tự động tha nhân sẽ biết và ngưỡng mộ.   Không cần sử dụng những hạ sách.

  Xin hãy bình tâm nhìn hình ảnh buổi tang lễ, hãy lắng nghe những lời phát biểu, hãy bỏ vài phút giây nhìn những giòng lệ chảy dài trên má của khán thính giả ái mộ ca nhạc sĩ Việt Dzũng hầu từ đó xác định lại thế đứng của mình và cũng nên tự hỏi rằng: khi ta chết có được như vậy hay không và tại sao?. Cá nhân người viết nếu so sánh thì thật sự thua xa và không bao giờ chiếm được sự ngưỡng mộ của mọi người như Việt Dzũng nên chỉ biết trân trọng sự vinh danh của người Việt nói chung dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng.

  Với tôi,

  Khi sống, Việt Dzũng đã sống đúng với tư cách của một Nghệ Sĩ. Và sau khi Chết, Việt Dzũng được tiếc thương như một Anh Hùng.

Tục ngữ Việt Nam vốn có câu:

"Hùm chết để da, người ta chết để tiếng !"

Ai muốn tiếng tốt, được sự ngưỡng mộ, tiếc thương giống như cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng thì đề nghị hãy cố gắng làm việc, hy sinh tận tụy như Việt Dzũng đi, thay vì chỉ trích bâng quơ!

* © Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu

(Nam Đức, đầu năm 2014, chiều ngày 01.01.2014)

   Cái chết của Việt Dzũng   


 
“Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.”

(Chúc Thư – Huy Phương)

   Việt Dzũng đã thực sự bỏ chúng ta ra đi vào ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai, tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, ở tuổi 55. Chúng ta nghĩ rằng cái chết của Việt Dzũng là quá sớm nhưng cũng không là đột ngột, vì bệnh tim của anh đã cho anh biết trước là có thể chết bất cứ lúc nào. Một người chết ở tuổi 55, vẫn thường được người đời cho là chết trẻ, nhưng thực sự sống thế nào cho có ý nghĩa, còn chiều dài của đời sống đôi khi chẳng nói lên được điều gì.

   Bàn thờ tại lễ Tưởng Niệm và Vinh Danh cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng tại đài truyền hình SBTN, Garden Grove, tối Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Hai 2013.
(Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

   Với 38 năm, có thể nói từ tuổi trưởng thành, bắt đầu hiểu biết và từ lúc phải bỏ quê hương ra đi, cuộc đời của Việt Dzũng đã dài hơn nhiều cuộc sống khác, dù sống thọ đến tám chín mươi, nhưng “đa thọ” đôi khi cũng “đa nhục”. Với đôi chân bẩm sinh tật nguyền, không lành lặn, mạnh mẽ như đôi chân của chúng ta, chống đỡ nhờ đôi nạng, nhưng gần 40 năm qua, anh đã đi những đoạn đường dài nhiều lần gấp bội chúng ta, mà đã đến những nơi chúng ta chưa bao giờ đến được, hay nếu có, cũng chỉ là trong nỗi mơ ước. Phải gần Việt Dzũng để thấy những khó khăn những lúc anh ra sân khấu, hay phải bước lên bục cao, di chuyển bằng máy bay, cả lúc lên xuống xe, trong khi di chuyển hàng ngày trong những công việc và nơi chốn khác nhau, mới thấy sự nỗ lực không ngừng, mà không ai cũng có thể có được. Hơn nữa, anh chỉ có một nụ cười mà không có những nét cau có, giận dữ hay nặng lòng vì những điều bất như ý.

   Nước Mỹ đã có thể cho anh những phương tiện ưu đãi dành cho người khuyết tật, nhưng anh đã không thể nào sống trong sự an bài của số phận, và đã quyết chọn cho mình một cuộc sống khác hơn, vững vàng, trong sáng, có lý tưởng và mạnh mẽ hơn tất cả những người mạnh mẽ.

   Nói đến tên Việt Dzũng, có lẽ chúng ta không cần phải ghép thêm một danh xưng đằng trước. Nhạc sĩ, ca sĩ, MC, xướng ngôn viên, ký giả, soạn giả, chủ bút một tòa soạn báo chí hay điều hợp một chương trình phát thanh, làm “host” cho một buổi hội luận trên đài truyền hình, kể cả tài đánh máy rất nhanh, ở địa hạt nào anh cũng tỏ ra một người xuất sắc, toàn mỹ.

   Việt Dzũng ra đi, như vậy, đã để lại rất nhiều thương tiếc cho tất cả mọi người Việt Nam trên thế giới, bất kỳ đó là Mỹ, Canada, Pháp, Việt Nam và cả bên trời Ðông Âu, ở cả những nước vừa ra khỏi chế độ Cộng Sản. Ðó là tất cả những người Việt có tình yêu với đất nước, quê hương trên khắp vùng đất thế giới. Phải nhìn những cụ già ngồi xe lăn, những gia đình dẫn cả con cháu đến dự đêm tưởng niệm Việt Dzũng, một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền hình SBTN, thuộc thành phố Garden Grove; phải nghe những nhân vật chính quyền, tôn giáo, thành viên các đoàn thể trong cộng đồng cả Việt lẫn Mỹ, già hay trẻ, bày tỏ nỗi thương tiếc của họ đối với Việt Dzũng trên sân khấu Asia, mới thấy sự ra đi của anh là sự mất mát to lớn dường nào đối với tất cả mọi người.

   Phải mục kích đoàn người đông đúc viếng anh tại nhà quàn, thánh lễ di quan nơi nhà thờ, tại buổi tiễn đưa lần cuối anh về với cát bụi, mới thấy Việt Dzũng thân thuộc, gần gũi chừng nào trong lòng tất cả mọi người, không biết họ là ai, tôn giáo nào, ở mọi lứa tuổi, ở bất cứ nơi nào đến đây. Nhưng, hơn hết, họ đều là những người yêu nước và đang nghĩ về quê hương, đất nước bên kia, cách chúng ta, những người đang sống lưu vong, nửa vòng trái đất.

   Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy gia đình, bạn bè và những người gần gũi, cộng sự của anh như Trúc Hồ, Minh Phượng, Nguyệt Ánh, những người đã cùng đứng với anh trên sân khấu như Ngọc Ðan Thanh, Diệu Quyên, Thùy Dương, Nguyên Khang… không ngăn được dòng nước mắt khi nói về anh, nhưng vì sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe anh qua băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền hình, vì ngưỡng mộ, thương tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.

   Chúng ta có thể nói đây là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm nay, và Việt Dzũng quả là một tên tuổi quá lớn. Cái tên Việt Dzũng và những việc làm của anh đã làm cho trong nước kiêng dè và sợ hãi, khi họ không dám loan tin sự ra đi của anh. Nguyên tắc của truyền thông là phải loan tin sự thật, báo tin về một cái chết, dù là bạn hay thù, vì sao phải im lặng? Việt Dzũng, người mà chính quyền trong nước đã đặt tên là “Tên Gangster Trên Sân Khấu Hải Ngoại” ra đi, hẳn là một niềm vui mừng lớn cho họ!

   Ðây là một sự thật chúng ta không cần mở mắt lớn, cũng thấy rõ. Cộng Sản sợ hãi trước đám đông quần chúng thầm lặng đã đồng ý và thương yêu một người suốt bao nhiêu năm tranh đấu cho những người thấp cổ bé miệng ở quê hương, và sợ những tiếng nói, hình ảnh này đưa về tận nơi quê nhà.

   Gia đình Việt Dzũng đã từ chối vinh dự phủ cờ cho anh và chúng ta tôn trọng quyết định này. Nhưng giả thử dù có được phủ lá quốc kỳ trên quan tài anh ngày ra đi, thì Việt Dzũng, một người chưa hề có một ngày lính, cũng xứng đáng hơn biết bao nhiêu quân nhân đã bỏ anh em, bỏ bạn bè, được sống trên mảnh đất tự do này, đã trở về Việt Nam nhiều lần, chết già trên giường bệnh cũng được hưởng nghi thức ấy.

   Ngạn ngữ Pháp có câu: “Khi mới sinh ra đời, bạn khóc và mọi người xung quanh bạn đều mỉm cười. Hãy sống sao để khi nhắm mắt, bạn mỉm cười trong lúc mọi người quanh bạn khóc.” Việt Dzũng đã sống được một đời sống như vậy!

   Ðây cũng là một cái tang chung và một tổn thất lớn của Asia và SBTN. Trong những năm gần đây Trúc Hồ đã mất Trầm Tử Thiêng, Nhật Ngân và bây giờ là Việt Dzũng! Những sự mất mát coi vậy mà rất khó thay thế.

   Cô Nhung và Hoàng Anh! Ðời người hữu hạn. Xin hãy hãnh diện mỉm cười khi mọi người đang khóc.

   Vĩnh biệt Việt Dzũng! Mấy ai đã được sống và chết như anh.

 - Un petit cadeau pourle pays natal - 

 MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG VN 

Sáng tác: VIỆT DZŨNG Trình bày: KHÁNH LY



MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG


Sáng tác: VIỆT DZŨNG 


Em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đày

Gửi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gửi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng 

- Con gửi về cho cha 1 manh áo trắng
Cha mặc 1 lần khi ra pháp trường phơi thây
Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước 1 ngày quê hương sẽ thanh bình

Em gửi về cho anh 1 cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gửi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn

Gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên

Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha ru cuộc đời trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng ... 

 Ca sĩ Thanh Thúy khóc khi hát bài Một Chút Quà Cho Quê Hương 

 Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây 

Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng

 

Ngày Trời Nam 

Sáng tác: Việt Dzũng

Trình bày: Nguyệt Ánh

 

 Bài Ca Tình Nhớ 

Lời: Nguyễn Bính - Nhạc: Việt Dzũng - Trình bày: Tuấn Ngọc
 
 

 Mời Em Về 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Elvis Phương
 
 

 Hát Cho Người Dân Oan 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Diễm Liên

 
 
 Mời Em Về 
 
Sáng tác: Việt Dzũng - Trình bày: Khánh Hà
 
 
 

 Nhớ 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Thế Sơn

 

 Việt Dzũng Trong Trái Tim Việt Nam 

Sáng tác: Anh Bằng - Trình bày: Hợp Ca

 

 Yêu Là Thế 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng
 
 
 CON TRAI 
Sáng tác: Việt Dzũng
 
 

 Về Đây Nghe Em 

Sáng tác: Trần Quang Lộc Trình bày: Việt Dzũng
 
 

 Buồn Gọi Tên Người 

Sáng tác: Việt Dzũng - Trình bày: Đức Phương
 

   Việt Dzũng hát bài "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển" 

Đây là ghi âm hiếm quý vào thập niên 1980, đã được Ca sỹ Hoàng Oanh lưu giữ. Việt Dzũng đã lấy cảm ý của bài thơ "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển", của nhà thơ Du Tử Lê. Anh đã phổ nhạc sang tiếng Anh, và hát cho bạn bè nghe trong một buổi họp mặt. Những lời trong bài hát thổn thức như những lời trăn trối của một người Việt Nam lưu vong, nhưng yêu quê hương tha thiết. Trung tâm Asia xin tiễn biệt nhạc sĩ Việt Dzũng với chính những lời ca này của anh.


When I die, would you take my body down to the sea. 

Cause for a long time, I have been living on without a country. 

For a long time, I have been dying without a grave. 

So when I die, would you bury me in the middle of the waves. 

When I die, would you take my body down to the sea. 

Don't hesitate, you'd never feel sorry for me. 

Even cry, let the fish feed on my flesh. 

So when I die, I will become part of the world that is so fresh. 

When I die, would you take my body down to the sea. 

Under the sun, let the ebb tide carry me. 

When we go, would you please not close my eyes. 

So I can see, for the last time, my home country. 

I'll be gone, with the wind to the worlds over sky. 

To hear my mother's sigh, to hear my children's cries.

 From all the eyes, sadder than the night. 

I'll be gone, with the scream to eternal dream.

 Where there is no more blood to be shed. 

And where there are no lives to be killed. 

Ever peacefully, ever peacefully. 

When I die, the sadness also dies. 

Somebody forever parts, so forever exiles.

 When I die, would you take my body down to the sea.

 

   Dáng Xưa   

Sáng tác: Việt Dzũng, Trúc Hồ

Trình bày: Thiên Kim

 

 Tôi Còn Trẻ (Việt Dzũng) 

Wood River, Nebraska

Hãy Đến Cùng Âm Nhạc - Let Me Keep The Music

Lời : Việt Dzũng - Trình bày: Việt Dzũng, Kiều Nga

 

 Chào Những Người Yêu Còn Ở Lại Sàigon 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh
 
 

 Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây 

Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng

 

 Ngày Đẹp Tươi 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng
 

 Bài Hát Chống Xâm Lăng 

Sáng tác: Nguyệt Ánh Trình bày: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Tuấn Minh, Bích Châu
 

 Tôi Yêu Quê Tôi 

Sáng tác: Trịnh Hưng - Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng
 
 

 Như Cánh Chim Hải Âu 

Sáng tác: Nguyệt Ánh - Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng
 
 

  Lời Tỏ Tình Đầu Tiên 

Sáng tác: Việt Dzũng - Trình bày: Thế Sơn
 
 
Việt Dzũng Nguyện Cầu - "Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời...
" -Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình...
 
 
 

   Việt Dzũng - You Tube Channel Videos 

 
Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube
 
    VIỆT DZŨNG – MỘT NGHỆ SĨ VỚI TÀI NĂNG VƯỢT BỰC   

 DUY-KHIEM


UserPostedImage

Tiểu Sử:

- Tên thật: Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
- Ngày sinh: 8 tháng 9 năm 1958
- Nơi sinh: Sài Gòn, Việt Nam
- Những trường đã theo học: Lasalle Taberd (Sài Gòn), Wood River High School (Nebraska), University of Nebraska at Omaha (UNO), University of Houston (Texas).
- Nhạc khí sử dụng: Piano, Guitar
- Sở thích: Âm nhạc
- Màu ưa thích: Màu đen, màu xanh
- Con số ưa thích: 13
- Thức ăn ưa thích: Hải sản và các thức ăn khác.
- Môn thể thao ưa thích: Thích xem football trên truyền hình
.......

  Suốt ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu. Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mạnh dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm.

  Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân. Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca:

... “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ?
Thuyền có về …ghé bến tự do ?
Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt
Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?...

… Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mồ xanh ?
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”


  Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò. Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. 

  Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn. Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Taberd chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v.. Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. 

  Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas. Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ.

  Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield. Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River, Nebraska.

  Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.

  Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay. Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây:

“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay …
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày …

Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ....

Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”


Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này.

Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).

Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. 

Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống. Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin. Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Lần nào, bài hát "Thà Chết Trên Biển Đông" của Việt Dzũng cũng được đôi song ca này cùng hát chung với các đồng hương (trong đó có hơn 90% là người vượt biển, và bài hát này cũng thường được trình diễn nhiều lần ở các đêm văn nghệ địa phương, với những lời ca thật hào hùng mà cũng vô cùng cảm động như:

"Thà chết trên biển Ðông dập vùi chiếc thuyền đò 
Anh nghe chừng giông gió cũng thua tự do ….
Thà chết trên biển đông để được hát tình sầu 
Cho bao người đã chết nghẹn ngào …
Thà chết trên biển đông để được có nụ cười 
Chia vui cùng em bé mới ra chào đời ….
…. 
Thà chết trên biển đông để được có một ngày 
Em xa mùi chủ nghĩa đầm lầy …
Thà chết trên biển đông được sạch kiếp làm người 
Anh vui mồ chung ấy với ai đời đời. "


Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. 


Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc...Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.


Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American-Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”

Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon. Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này. Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giởn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. 

Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood ...VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh ...cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung ... Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v...Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994. 

UserPostedImage

  Bốn năm sau ( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.RadioBolsa.com)

  Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ. Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v.

  Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982). Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết. Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem…

  Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …

  Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:

  “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của nhữNg rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm. Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ.   Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995)

  Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là:

- Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004
- Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
- Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)
- Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.
- Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….

  Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc. 

  Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện ...Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới" (phát hành 27/2/2004), "Tiếng Hát Trái Tim" (thu hình 20/3/2004), "Mùa Hè Rực Rỡ 2005" (thu hình 22/7/2005). Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa.

  Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 "Vinh Danh Nhật Trường" và Asia 51 "Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến" … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC. Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn. 

  Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần. 


  Duy-Khiêm (20-10-2006)


* Tài liệu tham khảo để viết bài này:

-Tuyển Tập Nghệ Sĩ, Trường Kỳ, Canada, 1995
-Vẻ Vang Dân Việt, Tuyển tập IV, Trọng Minh, USA, 1998
-Tác Giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng sưu tập, USA, 2005
-Tạp chí Hồn Việt, Thế Kỷ 21, Phụ Nữ Diễn Đàn, USA
 
 
  Điếu văn của MC Nam Lộc đọc trong tang lễ nhạc sĩ Việt Dzũng  


Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, quý vị trưởng thượng, đại diện các cơ quan đoàn thể, quý thân hào, nhân sĩ, quý vị đồng hương cùng toàn thể tang quyến đang có mặt ở đây ngày hôm nay để cùng ngậm ngùi chia tay và tiễn đưa một người con, một người chồng, một người anh, một người em, một người bạn và cũng là một nghệ sĩ của tự do, một nhà truyền thông đầy tâm huyết, cùng là một chiến hữu đồng hành với toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới, đến nơi an nghỉ cuối cùng sau gần 40 năm miệt mài tranh đấu để dành lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam.

Kính thưa quý vị, 

2013 là một trong những năm mà Trời đã giáng nhiều tai họa xuống trần gian. Nào bão tố, lụt lội, động đất xảy ra nhiều nơi trên địa cầu. Đã gần cuối năm rồi mà ngài còn ráng mang đi vị cha già khả kính của dân tộc Nam Phi, cựu tổng thống Nelson Mandela, và chỉ hai tuần lễ sau đó Trời lại ghé qua miền Nam California dắt theo đứa con yêu dấu của cộng đồng người Việt tị nạn CS, đó là nhạc sĩ Việt Dzũng - người trong cơn đau cùng nhân thế đã từng hỏi: Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ? 

Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế. Và như nhà báo Hoàng Thu Dũng đã nói, em là “kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước”, cho nên đã được Thiên Chúa cất gánh nặng ấy cho em, để Ngài trao lại cho thế hệ trẻ gánh tiếp. Hoặc cũng có thể được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng sinh như một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, địa vị hay tiền tài, rồi ra cũng sẽ mục rữa, tiêu tan vào cát bụi, vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là anh đã chết, mà là về với với cái “Không”, về trong nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.

Kính thưa quý vị, 

Việt Dzũng bước vào đời ở tuổi 17, mang thân phận tỵ nạn cùng một trái tim yêu nước sâu xa. Thương kẻ bất hạnh và những người thiếu may mắn trên cuộc đời này. Từ tấm lòng mênh mang đó, anh học tập, tôi luyện để viết nên những ca khúc tựa như những thông điệp nói về thân phận, cuộc đời của những người bị bức hại, hay phải chịu đựng cuộc sống đầy oan khiên đau khổ dưới sự cai trị của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi tuổi trẻ vùng lên, đấu tranh cho một Việt Nam tự do, bình đẳng. Với hành trang vào đời đầy ngập lý tưởng trong sáng đó, cuối thập niên 1980, Việt Dzũng đã có mặt tại hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, cùng sinh hoạt, chia sẻ, vận động và tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản. Sau đó, cùng với các ca nhạc sĩ đồng chí hướng khác, thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, đem tiếng nhạc, lời ca đi hâm nóng nhiệt tình cứu nước khắp cùng thế giới. 

Để tiếng nói mình được chú ý, được lắng nghe một cách rộng rãi hơn, vào đầu thập niên 1990, Việt Dzũng gia nhập ngành truyền thông, đầu tiên qua lãnh vực báo chí. Với một quyết tâm sắt đá, một trái tim nhân hậu cùng một giọng nói mộc mạc, chân thành, vào đầu năm 1993, Việt Dzũng cùng với Minh Phượng và Xướng Ngôn Viên Phạm Long hợp thành một bộ ba nổi tiếng, hay còn gọi là "Les Trois Mousquetaires" tạo nên một làn sóng mới, giống như một cuộc cách mạng trong lãnh vực truyền thông, được thính giả khắp nơi mến mộ, qua làn sóng phát thanh của đài Little Saigon Radio. Đến cuối năm 1996 thì Việt Dzũng và Minh Phượng đứng ra thành lập Radio Bolsa hoạt động vững mạnh tới ngày hôm nay. Phải nói là cả hàng trăm ngàn người đã được nghe tiếng cười rộn rã của anh hợp cùng Minh Phượng vào buổi sáng mỗi ngày. Qua giọng nói truyền cảm, ngọt ngào, qua kiến thức rộng rãi cộng với khối óc thông minh, bén nhậy, Việt Dzũng đã trở thành một trong những người làm truyền thông chuyên nghiệp và đứng đắn nhất trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, gặt hái được tất cả tình cảm nồng nhiệt của khán thính gỉa mến mộ. Với thành qủa đó, Việt Dzũng được Trung Tâm Asia mời cộng tác và anh đã mau chóng trở thành MC chính của trung tâm này. Nổi bật với khuôn mặt hiền hòa, duyên dáng và đôn hậu, khúc chiết và sâu sắc nhưng không thiếu dí dỏm trong lời giới thiệu của một người giầu kinh nghiệm khi đứng trên sân khấu, tất cả đã là những yếu tố tạo nên sự thành công của anh trong vài trò này, từ đó, Việt Dzũng bước vào lãnh vực truyền hình một cách thật dễ dàng và vững chãi. 

Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Việt Dzũng không chỉ là một Xướng Ngôn Viên, một MC thuần tuý nghệ thuật, mà anh còn sử dụng diễn đàn sân khấu để vận động, đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà, vạch trần những tội ác giả dối, điêu ngoa, bán đất, bán đảo, bán tài nguyên đất nước cho Trung Cộng của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi đấu tranh đòi nhân quyền cho những người đang phải sống dưới chế độ CS độc tài, đảng trị, và đặc biệt hơn nữa, là hỗ trợ tinh thần chống Cộng, bảo vệ chủ quyền cho quê hương VN của những người yêu nước. Có thể nói Việt Dzũng là một trong số những chiến sĩ đứng ở ngay đầu chiến tuyến, hay như cách nói của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam là "Nhất Kiếm Trấn Ải" để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, bảo vệ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như cho thành trì văn hóa, nghệ thuật ở nơi được mệnh danh là "Thủ Đô Tỵ Nạn" của người Việt Quốc Gia, không bị nhuộm đỏ bởi đảng CSVN và tay sai Việt gian ở hải ngoại. Nhưng cũng chính vì thế, họ đã không ngớt đánh phá anh, dựng chuyện để bôi nhọ anh bằng đủ mọi thủ đoạn, với những lời lẽ rất thiếu văn hóa.

Có lần tôi đã đề nghị Việt Dzũng lên tiếng đính chính, hoặc trả lời những luận điệu xuyên tạc nói trên, Việt Dzũng chỉ mỉm cười, nói với tôi rằng: “Anh đã từng bảo em là: chỉ sợ mình làm điều sai lầm, chứ đừng sợ ai hiểu lầm! vậy nếu mình thấy không làm điều gì trái với lương tâm thì việc gì phải đính chính? Việt Dzũng nói tiếp: em học được một điều nơi Đức Phật dậy, đó là: “Oan ức, không cần biện bạch”. 

Vâng, Dzũng nói đúng, em không cần biện bạch. Từ suốt một tuần lễ qua, hàng trăm tổ chức, hàng trăm ngàn người Việt thư đi, tin lại qua Internet trên thế giới đã nhỏ lệ khóc thương em, đặc biệt là sự hiện diện đông đảo của mọi người bên cạnh em hôm nay cũng như suốt mấy ngày qua, đã là những lời biện bạch mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất thay cho em. 

Dzũng ơi, anh cứ ngỡ khi em nằm xuống là anh và Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, đã mất đi một người bạn đồng hành. Những người yêu nước cũng tưởng khi nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi, có nghĩa là trái tim vì tự do đã ngưng đập… Nhưng có ngờ đâu, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, anh thấy rằng, Người Việt Tị Nạn CS chúng ta, đã có hàng trăm ngàn người bạn đồng hành khác, cùng chung một chí hướng và một lý tưởng như em bỗng xuất hiện. Cộng đồng người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng như ở trong nước, đã có hàng triệu con tim yêu tự do cũng đã, đang và sẽ đứng lên, cùng tiếp tục thực hiện những mộng ước mà em còn dang dở. Tinh thần Việt Dzũng cùng ngọn lửa đấu tranh, vẫn sống mãi trong lòng tất cả mọi người quý mến em. 

Vậy nghe! Việt Dzũng ơi, hãy bình tâm và ngủ yên em nhé. Hãy hát lên cho mọi người cùng nghe nhạc phẩm “Khi Chúa Thương, Chúa Gọi Tôi Về, Lòng Tôi Hân Hoan”. 

Chúng ta hãy biến tiếc thương, sầu não thành mừng vui cho Việt Dzũng được thấy dung nhan Thiên Chúa, sum họp cùng Cha trên Trời vào mùa Giáng Sinh này.

Vĩnh biệt Việt Dzũng .

MC Nam Lộc
 
 
     BBT-GNST sưu tầm & tổng hợp    
 
Image result for viet dzung noel photos
Image result for viet dzung noel photos
 
Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube
Related image
 
Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube
 
Related image
 
 
 
 
changing_colors.gif
 
changing_colors.gif
 
changing_colors.gif
 
changing_colors.gif
 

 
 
 
 
 
 
changing_colors.gif
 
changing_colors.gif
 
changing_colors.gif
 
changing_colors.gif
 

 
 
 
 
 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %18 %855 %2020 %14:%12
back to top