Bạn có biết vì sao nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út không?
Bạn có biết vì sao nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út không?
********
Thấy ai có gia đình cũng đeo nhẫn ở ngón áp út mà không biết tại sao lại phải thế? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau rồi cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út đều dễ dàng tách ra nhưng riêng hai ngón áp út lại không thể rời.
Và đây cơ sở để người Trung Quốc đưa ra một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục về lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.
Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Khi thử úp hai bàn tay theo kiểu đã nói ở trên, bạn sẽ thấy chỉ có ngón áp út là không thể tách nhau ra được. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
Còn với ngón áp út, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi không thể tách rời chúng ra khỏi nhau. Đó là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.
Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Bạn làm thử theo hình xem đúng không nhé!
Đầu tiên, hãy đặt tay của bạn lại gần với nhau như thế này:
- Ngón tay cái là cha mẹ của bạn.
- Ngón tay trỏ là tất cả anh chị em của bạn.
- Ngón tay giữa là bạn.
- Ngón đeo nhẫn là bạn và người bạn tình của bạn.
- Ngón út là con cái của bạn.
Nào, cùng làm lại theo chúng tôi một lần nữa:
Ngón tay cái tách rời được: cha mẹ của bạn và bạn sẽ có thể tách rời khi bạn trưởng thành.
Ngón tay trỏ có thể tách rời được: bởi anh/chị em ở bao lâu cũng không trọn đời cùng nhau được.
Ngón tay út cũng vậy, dễ dàng tách rời: con cái rồi sẽ trưởng thành như bạn và lựa chọn cuộc sống riêng của mình.
Duy chỉ có ngón áp út, ngón đeo nhẫn không thể tách rời: thể hiện cuộc sống hôn nhân bền chặt mãi mãi.
Điều này cho thấy bạn và người bạn đời của bạn có nguyện ước ở bên nhau từ lúc kết hôn cho đến những khoảnh khắc còn lại của cuộc sống. Có vẻ như thông điệp từ tự nhiên đang cố gắng gửi đến mỗi người trong chúng ta tín hiệu: yêu và được yêu!
*******
CHIẾC NHẪN CƯỚI TRONG NGÀY THÀNH HÔN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ?
Chiếc nhẫn từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự gắn kết tình yêu vợ chồng. Không chỉ ở Việt Nam, mà trong nhiều nền văn hóa, đông cũng như tây đều thấy có xuất hiện hình bóng của chiếc nhẫn hay những vật với ý nghĩa tương tự.
Khi nhìn ngắm chiếc nhẫn, và giây phút đôi bạn trao cho nhau tín vật thiêng liêng của cuộc đời, chợt lóe lên trong đầu tôi một vài dòng suy tưởng
1. Tại sao nhẫn có hình tròn?
Ừ thì đơn giản, vì hình tròn mới đeo vừa ngón tay của con người. Nhưng có đơn giản thế không? Chắc có lẽ rằng khi chiếc nhẫn đầu tiên ra đời, người ta đã để ý đến hình dáng của chiếc nhẫn, một hình tròn thật đẹp, trọn vẹn, không có khởi đầu và không có điểm kết tựa như việc chẳng ai biết tình yêu của họ bắt đầu từ bao giờ và sẽ kết thúc ra sao. Chỉ biết nó cứ như một vòng tròn và nguyện ước cứ mãi tròn như thế!
2. Tại sao nhẫn lại đeo ở ngón áp út?
Chắc có lẽ chẳng có bộ phận nào trên cơ thể được ta nhìn thấy nhiều như bàn tay, nhìn thấy bàn tay, sẽ nhìn thấy nhẫn, nhìn thấy nhẫn sẽ ý thức về tình yêu chung thủy của mình, về lời thề hứa hôm nao, về gia đình hạnh phúc mình đang gầy dựng. Tại sao lại đeo ngón áp út. Khi đặt 2 bàn tay cạnh nhau, thì trong 10 ngón tay, chỉ có duy nhất 2 ngón áp út là không thể tách rời nhau. Năm ngón tay tượng trưng cho BUỒN - VUI - XUI - TÌNH -BẠN, áp út chẳng phải là TÌNH đó sao?
3. Hình tròn thì thế nào?
Hình tròn không có góc cạnh, nó chẳng làm con người ta bị thương, nhưng sức mạnh của nó nằm ở sự buộc chặt. Cứ ngỡ là tự do, nhưng thật sự đã bước vào vòng tròn của tình yêu nào có ai chạy thoát ? Các cặp đôi trao cho nhau những "hình tròn", với ước muốn được cạnh nhau, ở trong nhau và thuộc về nhau mãi mãi.
4. Một khi còn tròn
Hình tròn có lẽ là hình duy nhất có thể chuyển động nhịp nhàng như bánh xe vậy! Trao cho nhau chiếc nhẫn tròn, đồng nghĩa chúc cho tình yêu đôi ta mãi phát triển, thời gian trôi qua mau, tình nghĩa thêm sâu đậm, cứ tiến mãi về phía trước. Vì thế đừng vì những phút nhất thời mà làm cho hình tròn kia méo mó, một khi nó méo rồi, nó không chạy được, không đi xa, và xem như một kỉ vật cũ kỉ? Cố đeo vào thì đau? mà vứt đi thì chẳng nở vì chiếc nhẫn thường quý như "vàng" mà vàng lại là kim loại rất "mong manh"
5. Lại nói về hình tròn?
Lạ kì thay nếu làm nhẫn bằng các hình dạng khác thì lỡ mà vô tình rớt, cùng lắm nó ở đâu đây thôi. Nhưng mà chiếc nhẫn tròn kia đã rớt thì nhanh lắm, nó chạy biến đi đâu liền. Không khéo là mất đó? Thì cũng thế, cố mà giữ cho chặt, đừng để nhẫn rớt, tìm mệt lắm ai ơi!
Nam Mai sưu tầm