Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s

Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s

 

nhactre_sg

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s”, là một phong trào đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam một kho tàng nghệ thuật sáng tạo của các nhạc sĩ tiên phong từng làm mưa làm gió một thời ở nơi được mệnh danh là “La Perle De L’Extrême-Orient” (“The Pearl Of The Far East” – “Hòn Ngọc Viễn Đông”).

Nhạc Trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960s, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của Âu Châu và Mỹ Châu.

Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp. Phải đợi tới khoảng 1963-65, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Hoa Kỳ như: Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh như: Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như: Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi.

nhac-si-tien-chinh-duc-huy-billy-shane

nhac-si-tung-giang_truong-ky_jomarcel

Ban nhạc nữ đầu tiên Blues Stars năm 1969.

Ban nhạc nữ đầu tiên Blues Stars năm 1969.

Những ban nhạc trẻ kích động Việt Nam mang những tên: CBC, The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành The Strawberry Four với Tùng Giang [qua đời năm 2009], Ðức Huy [hiện ở Việt Nam], Tuấn Ngọc [hiện ở US] và Billy Shane [qua đời năm 1998] – cả 4 người này đều định cư ở US sau 30.4.1975).

 Ban_Nhac_CBC

 Một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như: Elvis Phương (hiện ở Việt Nam), Pauline Ngọc (hiện ở Ðức), Prosper Thắng (qua đời tại Pháp năm 1998), Julie Quang (hiện ở US), Carol Kim (hiện ở US), etc… Họ nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Pháp và Anh. Những hộp đêm cho các quân nhân Hoa Kỳ mọc lên ngày càng nhiều từ 1968 trở đi nên càng khuyến khích số người hát nhạc tiếng Anh nhiều hơn nữa.

Năm 1963, Hội Ái Hữu Học Sinh của 2 trường JJ Rousseau và Marie Curie tổ chức một đêm liên hoan nhạc trẻ tại Vũ trường Đại Kim Đô với sự tham gia của nhiều ban nhạc trẻ.

Năm 1964, Đại Hội Nhạc Trẻ đầu tiên đã xảy ra tại thính đường Trường Trung Học Lasan Taberd do trường này tổ chức.

Nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên (từ trái sang Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).

 Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời – nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).
 
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Trường Kỳ (thập niên 1960s).
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Trường Kỳ (thập niên 1960s).
 
ba-trai-tao_tuyet-huong-tuyet-dung-vi-van
Cuối năm 1964, rạp hát Văn Hoa tổ chức Đại Hội Kích Động Nhạc trong 5 đêm liên tục.
 

Ngày “Lễ Thánh Celcile” ở Trường Trung Học La San Taberd, 28 tháng 11 năm 1965, một Đại Hội Nhạc Trẻ khác được trường tổ chức với 17 ban nhạc trẻ tham dự.

Năm 1966, thêm một Đại Hội Nhạc Trẻ được Trường Trung Học La San Taberd tổ chức để gây quỹ cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban nhạc trẻ tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.

Phải đợi tới năm 1971 mới thấy xuất hiện “Đại Hội Nhạc Trẻ” được tổ chức tại “Sân Vận Động Hoa Lư” do NS Trường Kỳ (đã qua đời năm 2009 tại Montreal, Canada), Tùng Giang (đã qua đời năm 2009 tại California, Hoa Kỳ), và Nam Lộc (hiện ở Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) đảm trách. Sự thành công mỹ mãn của “Đại Hội Nhạc Trẻ” lần này đã đẩy mạnh Nhạc Trẻ lên cao độ qua những năm kế tiếp:

– Năm 1971 tại Trường Trung Học La San Taberd với trên 10.000 khán giả tham dự.
– Năm 1974, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn với trên 20.000 khán giả tham dự).

Layout 1

Ca sĩ Elvis Phương_Ban Vampires-Thập niên 1960s.

Ca sĩ Elvis Phương và Ban Vampires, thập niên 1960s. 

Ca sĩ Vi Vân.

 Ca sĩ Vi Vân.

Trước sự bành trướng ồ ạt mạnh mẽ của nhạc ngoại quốc nổi tiếng vào miền Nam thời bấy giờ, khoảng năm 1972 nhạc sĩ Trường Kỳ đã chủ động mời gọi các nhạc sĩ bạn bè cùng thời với anh tham gia các buổi “Hội nghị bàn tròn” để cùng nhau thảo luận vấn đề “Việt hóa Nhạc Trẻ”. Trong số này gồm có: nhạc sĩ Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng (anh em cột chèo với anh), Nguyễn Duy Biên (bạn nối khố từ thời Trung Học của Vũ Xuân Hùng), Tùng Giang, Kỳ Phát, etc… để rồi sau đó các nhạc sĩ này, được sự hậu thuẩn của NS Phạm Duy, đã đồng lòng (1) chuyển ngữ hoặc (2) đặt lời Việt cho các bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng.

“Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ” được ra đời từ đây.

Cũng cùng khoảng thời gian đó ban Phượng Hoàng ra đời đưa đến cho giới trẻ một bất ngờ lý thú. Phượng Hoàng, với hai thành viên lãnh đạo Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang, chỉ trình diễn những bản nhạc do chính họ sáng tác, không dùng nhạc ngoại quốc như xưa nay, và lời ca tiếng Việt cũng do chính họ viết. Đây là ban nhạc trẻ thuần Việt đầu tiên.

Ca sĩ Bộ ba Carol Kim, Xuân Trang, Pauline Ngọc đang trình diễn cho một Club Mỹ năm 1974.

Ca sĩ Bộ ba Carol Kim, Xuân Trang, Pauline Ngọc đang trình diễn cho một Club Mỹ năm 1974.

Ca sĩ Cathy Huệ_Từ trái sang phải - Jo Marcel, Thanh Lan, Elvis Phương, Cathy Huệ tại Dancing Club Majestic, Nouméa (Tân Đảo), Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ngày 24-12-1974.

Từ trái sang phải – Jo Marcel, Thanh Lan, Elvis Phương, Cathy Huệ tại Dancing Club Majestic, Nouméa (Tân Đảo), Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ngày 24-12-1974.

ban-the-uptight-thuy-ha-tu

Những nhạc sĩ tiên phong trong Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ:

• Trường Kỳ
• Nam Lộc
• Vũ Xuân Hùng
• Nguyễn Duy Biên
• Tùng Giang
• Jo Marcel
• Lê Hựu Hà
• Nguyễn Trung Cang…

Dưới đây mình có các bài:

– Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Hát trong club Mỹ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Những ban nhạc tiếng tăm
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

Cùng với 15 clips tổng hợp các buổi trình diễn của các ban nhạc trong “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s” để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

 

Túy Phượng tổng hợp 

 

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ

Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ ... 

 Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc…

Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.

MH – Thưa ông, được biết trước đây ông xuất thân từ một nhà giáo. xin ông cho biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy ông từ lãnh vực giáo dục sang lãnh vực âm nhạc, sau đó ông lấn sang phần đất nhạc Trẻ, chuyển ngữ hàng trăm nhạc phẩm nước ngoài đã được các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn và thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ nổi tiếng được đông đảo mọi người yêu thích ?

NS Vũ Xuân Hùng: Tôi xin vắn tắt là vào khoảng thời gian 1972 khi đang dạy học, tôi được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời tôi về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo (chủ bút) làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh Ca nhạc nổi tiếng này.

Như bạn biết đó trong thập niên 60, 70 nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam. Giới trẻ Sài gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Chúng tôi lo ngại sự bành trướng của cái phong trào nhạc trẻ này nên đã cùng nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam, bởi thế chúng tôi thường tổ chức tại Toà Soạn Kịch Ảnh các buổi “Họp mặt Bàn Tròn Nhạc Trẻ” cùng với sự tham gia của ca sĩ cũng như các ban nhạc trẻ nổi tiếng Sài gòn ngày đó để bàn về vấn đề trên.

Ban nhạc The Strawberry Four gồm Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane (từ trái sang)

Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý, đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Ban Mây Trắng (Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng)… Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như: Ba Con Mèo (The Cats Trio), Ba Trái Táo (The Apple three), Ba Quả Chuông (The Golden Bells), Sao Xanh (The Blue Stars)…

Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh, Pháp, sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Hựu Hà, Tuấn Dũng, Trung Chỉnh…

MH – Phải chăng những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ 1,2,3 do Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện cũng ra đời vào thời gian này? Thực hiện những cuốn băng đầu tiên này có những khó khăn ra sao?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào thời gian đó tôi có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên, một người bạn nối khố từ thời Trung học, bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ.

vxh_mh6

vxh_mh8

vxh_mh9

vxh_mh10

Mỗi người chúng tôi một nhiệm vụ, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc, và mời nhạc sĩ Nam Lộc, Trường Kỳ, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát, Tuấn Dũng, góp bài cho thêm phong phú. Sau đó chọn các ban nhạc Dreamers, CBC, Mây Trắng, Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất (Producer) và Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering) kiêm luôn chức phát hành (Distributor).

Rất may khi cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời thì bà Thuý Nga và ông Tô Văn Lai của Trung tâm Thuý Nga ngày ấy thấy trẻ trung và mới lạ nên đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng kế tiếp thứ 2, thứ 3 sau đó nên anh đã bớt mệt nhọc lo lắng.

MH – Khi chuyển ngữ những ca khúc nước ngoài và phát hành những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ông có gặp vấn đề về bản quyền ?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào những năm trước 1975, khi muốn xuất bản hay phát hành một bản nhạc hay một cuốn băng nhạc việc đầu tiên chúng tôi phải nộp bản những ca khúc chuyển lời Việt đó cho Phòng thông tin Sài Gòn để họ kiểm duyệt lời của bài hát. Sau vài ngày nếu không có vấn đề gì họ sẽ cấp phép để thực hiện việc thu âm và sản xuất.

Còn chuyện bản quyền thì thời gian đó chế độ miền Nam chưa có Luật Bảo Vệ Bản Quyền hoặc chưa gia nhập công ước Bern nên họ không đặt vấn đề xin phép. Do đó nhạc sĩ Phạm Duy, Nam Lộc, Trường Kỳ, Kỳ Phát, Lê Hựu Hà, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên … chuyển lời Việt cho hằng trăm ca khúc nước ngoài mà không gặp rắc rối gì cả.

Ban nhạc The Enterprise - ẢNH: TƯ LIỆU

Còn sau năm 1975 những ca khúc chuyển ngữ của tôi được các Trung Tâm Ca Nhạc Hải Ngoại sử dụng cho các cuốn Audio và Video nên họ có trách nhiệm xin phép các tác giả nước ngoài.

Tất cả hơn 100 bài hát chuyển ngữ của tôi đều được viết trước năm 1996, khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và trước rất lâu khi Hội Bảo Vệ Tác Quyền Việt Nam ra đời. Hơn 100 ca khúc chuyển ngữ của tôi đã được đăng ký với Hội Bảo Vệ Tác Quyền hơn 10 năm rồi. Bởi thế việc vi phạm với tác giả bản gốc không có tính cách hồi tố.

MH – Những nghệ sĩ hải ngoại khi thể hiện ca khúc do ông chuyển lời Việt, họ có làm tròn trách nhiệm xin phép sử dụng ca khúc đó không?

NS Vũ Xuân Hùng: Không tính đến những ca sĩ ra đĩa CD riêng hoặc hát sân khấu thì các ca sĩ sống ở hải ngoại thường làm việc cho các Trung Tâm lớn như Thúy Nga Paris, Asia và những chương trình lớn họ đều thực hiện những gì cần phải làm.

Hầu như không cần phải đợi nhắc nhở. Chẳng hạn như khi tôi xem một chương trình Trung tâm Thúy Nga Paris By Night họ có sử dụng một nhạc phẩm của tôi cụ thể là cuốn số 121 có bài Hờn Ghen do tôi chuyển ngữ. Thì ngay cả khi Abum chưa ra đã có người mang tiền tác quyền đến tận nhà.

MH – Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông và gia đình sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.

vxh_mh2

vxh_mh3

 Nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên (từ trái sang Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).

Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).

vxh_mh7

vxh_mh11

vxh_mh12

vxh_mh13

Tản mạn về nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75

Tản mạn về nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75, trước biến cố tháng 4/1975, nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng gần như chỉ có ở duy nhứt ở Miền Nam, Sau 30/04/1975, làn sóng nhạc nhẹ tràn ra miền Bắc và dấy nên một trào lưu nhạc nhẹ rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên vốn trước đó chỉ tiếp xúc với những ban nhạc theo kiểu thính phòng hoặc các ban “nhạc nhẹ” đánh theo tổng phổ, năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi người Mỹ đổ quân đến miền Nam thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ, uối thập niên 1950 – đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.

Một số bức ảnh cắt ra từ báo chí thời bấy giờ:

nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75

1.Âm nhạc phương tây du nhập vào Saigon

Cũng từ cái mốc năm 1963 cho đến trước ngày 30/4/1975, Sài Gòn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có hai loại: đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như: Chế Linh, Duy Khánh… Hát nhạc kích động “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Khánh Băng – Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố… mà những ban nhạc rock “tinh tuyền” gọi là rock “dởm”. Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội kích động nhạc, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa – 20 Lý Tự Trọng, quận 1). Đại nhạc hội kích động thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư. Đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ, giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ.

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có một sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu – Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, anh đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Avventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v… Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có cả nhà báo Trường Kỳ…,nhưng trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn… đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn, về các ban nhạc trẻ, một trong những ban nhạc gây ấn tượng nhất đó là Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Chane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, amplie Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc, trên sân khấu họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi Trawberry Four là ban nhạc Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).

2.Phong trào nhạc ‘HIPPY’ theo mô hình Woodstock 1969 và Đại hội nhạc trẻ Hoa Lư & Trường Lasan Taberd

Nhạc rock đã xuất hiện trong bối cảnh của nhạc trẻ Sài Gòn như trên. Tuy nhiên, lịch sử nhạc rock Sài Gòn có liên hệ mật thiết đến sự có mặt của quân đội Mỹ, những club mọc lên như nấm của người Mỹ tại Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng nhạc rock, nhất là từ năm 1965 khi người Mỹ có mặt thật đông đảo tại “hòn ngọc Viễn Đông” và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ nhất của nhạc trẻ Sài Gòn, và là thời điểm xuất hiện khá nhiều ban nhạc chơi rock Mỹ, khác với trước đó dân chơi nhạc và nghe nhạc vẫn còn yêu chuộng những ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Việt Nam như Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước… và các ca khúc Pháp, tuy nhiên dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội kích động nhạc do”Trường Kỳ-Nam Lộc- Tùng Giang” tổ chức sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm … Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5) vào năm 1963, qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên ,những ban nhạc “thuần” rock như “The Peanuts Company,The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC…” ,trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn, thì hai ban nhạc “The Peanuts Company và CBC được xem là 2 ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy”.

 

Thêm vài hình ảnh:

nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75 nhạc trẻ Miền Nam Việt Nam trước 75

3.Nhạc Rock và những bản tình ca thuần việt

Ca sĩ Elvis Phương thành viên của Rockin’ Stars cho biết: “Ban nhạc thành lập năm 1960 với thành viên: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean jacques Cussy va Nicole. Cuối naăm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane. Ban nhạc The Black Caps ra đời vào cuối năm 1960 với: Thanh Tùng (guitar), Paul Doãn (ca sĩ)… Phong trào nhạc trẻ hình thành trong giới học sinh của trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là trường cấp 3 Lê Quý Đôn), vì vậy hai ban nhạc này đa số là học sinh của Jean Jacques Rousseau chỉ có Nicole là của Marie Curie và Billy Shane là của Taberd”.

Các ban nhạc rock trước giải phóng chủ yếu là cover các bản nhạc rock Mỹ, cũng có một số ca khúc được những “rocker” Việt sáng tác, nhưng chủ yếu là viết lời bằng tiếng Anh để trình diễn trong những club của Mỹ”. Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.

 

Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

 

Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ ... 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %16 %165 %2020 %22:%05
back to top