Nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918 - 1942)

   THU NHỚ   
 
Nắng vàng, se mát, trời xanh trong
Nhấm nháp thu buồn Đặng Thế Phong
Trăm năm vọng mãi lời ca khúc
Dương thế muôn đời vẫn nhớ ông.
Từng “giọt mưa thu thánh thót rơi”
“Đêm thu” trăng chiếu hoa buồn soi
“Con thuyền không bến” trôi lờ lững
Bạc mệnh, tài hoa, một cuộc đời...
 
Related image

Rất tiếc Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã qua đời qúa trẻ lúc mới 24 tuổi. Tuy ông chỉ mới kịp sáng tác được có 3 ca khúc vô gía bất hủ này. 

Image result for Đặng Thế Phong photos

Một ngày cuối thu buồn ông ra đi... 

Tiếc thương cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, khi tình yêu vừa mới nên duyên bén phận thì đã vội ra đi. Ông để lại cho đời 3 tuyệt phẩm mà chỉ cần giai điệu vừa cất lên thôi cũng đủ làm ta như tan biến vào cõi thiên thai mờ ảo. GIỌT MƯA THU là tiếng lòng sâu thẳm đến khôn cùng của ông khi nghĩ về duyên phận cuộc đời mà con tim đã trọn trao cho người thiếu nữ để rồi đành phải xa cách nghìn thu. Những giọt mưa thu tí tách rơi cũng là những giọt nước mắt xót thương cho 1 kiếp người tài hoa nhưng yểu mệnh. Những giai điệu buồn thiết tha ấy sẽ mãi lay động lòng người thương nhớ khôn nguôi về thân phận con người, về những mối tình dang dở.
 
Tâm hồn và âm nhạc của Đặng Thế Phong gói gọn trong một chữ “buồn”.... Có những người nhạc sĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình chỉ để lại cho thế nhân số ca khúc đếm không hết một bàn tay. Đó là cố nhạc sĩ tài hoa Đặng Thế Phong cùng ba ca khúc bất hủ Dêm thu , giọt mưa thu , con thuyền không bến . “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...” (Giọt mưa thu) , Giọt mưa thu, hay còn gọi là Vạn cổ sầu, là tên đầu tiên cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong đặt cho ca khúc được ông viết vào đầu năm 1941, cũng là bài hát cuối cùng trong cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh của ông. Theo một số tài liệu không rõ nguồn, được lan truyền trên những trang văn nghệ thì ghi lại rằng Đặng Thế Phong là một chàng trai tài hoa, đàn hay hát giỏi, lại mang vẻ đẹp mong manh của cô thiếu nữ với môi đỏ như son. Ông cũng từng theo học dự thính trường Đại học mỹ thuật Đông Dương. Cũng từ đây mà có một giai thoại được lưu truyền rằng Đặng Thế Phong từng vẽ một nhánh cây rất đẹp không có ngọn. Thầy dạy của ông đã khen ngợi bức tranh ấy nhưng cũng tỏ ý lo ngại cho một vận mệnh ngắn ngủi của Đặng Thế Phong.Không ngờ sự tiên đoán ấy đã trở thành sự thật khi Đặng Thế Phong giã biệt cuộc đời vào năm 24 tuổi. 24 năm trên cõi đời, sáng tác đầu tay là một đêm thu, năm 1940, với khu vườn đầy ánh trăng lan dịu và một tâm hồn say khướt theo màu trăng. “Vườn khuya trăng chiếu Hoa đứng im như mắc buồn Lòng ta xao xuyến Lắng nghe lời hoa Cánh hoa vương buồn trong gió Áng hương yêu nhẹ nhàng say Gió lay…” (Đêm thu)
 
Image result for Đêm thu music sheet

    Đêm Thu - Đặng Thế Phong - Thái Thanh    

 
Như một định mệnh, cả ba ca khúc nổi tiếng trong cuộc đời sáng tác của Đặng Thế Phong đều nói về mùa thu. Ngoại trừ Đêm thu là ca khúc đầu tay, thì Con thuyền không bến và Giọt mưa thu được kể lại rằng do Đặng Thế Phong sáng tác trong nỗi nhớ quay quắt về người con gái có tên gọi là Tuyết.
... Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai trùng tơ lòng…”( Con thuyền không bến)

Con Thuyền Không Bến - Trần Mạnh Tuấn & Jean Sebastien Simonoviez at TMT's Studio.

Image result for Con thuyền không bến music sheet
  Mùa thu vốn dĩ đẹp, nhưng buồn. Đã thế, lại còn đêm thu, tất cả cảnh vật, cuộc sống hiện hữu trong ca khúc của Đặng Thế Phong đều là những hoạt động diễn ra trong trời đêm mùa thu. Con thuyền thì không bến; thu sang cùng với heo mây; giọt mưa thu rơi hoà cùng tiếng khóc than hờ…
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...” (Giọt mưa thu)

Giọt Mưa Thu - Nhạc Đặng Thế Phong - Tiếng hát Thái Thanh

Related image
   Và ai yêu nhạc của ông đều biết rằng ngay từ ca khúc thứ hai, là Con thuyền không bến, nhạc sĩ đã nhuốm bệnh lao , Con thuyền không bến tuy vẫn là giai điệu nhẹ nhàng, còn vương chút âm hưởng Tây phương của Đêm thu nhưng đã bắt đầu chất chứa những hình ảnh chênh vênh và âm thanh của lòng trắc ẩn. Rồi khi đến Giọt mưa thu, thì hoàn toàn là một bức tranh thu u ám. Cái nghèo, cái buồn, cái cô độc bao trùm lên khắp nhạc điệu, len lỏi trong từng ca từ của nhạc khúc. Đặng Thế Phong hoàn thành sáng tác này ngay trên giường bệnh.
Tài hoa của Đặng Thế Phong được giới nghiên cứu âm nhạc và nghệ thuật chỉ ra rằng chính do ông đã kết hợp hài hòa giữa nhạc Tây phương và giai điệu ngũ cung. Nói một cách khác là “Đông Tây giao hoà”. Tất cả ba ca khúc của ông được xem là những ca khúc tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
24 năm đối với chiều dài của một cuộc đời thì quả là ngắn ngủi. Nhưng sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong để lại thì kéo dài qua nhiều thế hệ. Mùa thu của Đặng Thế Phong qua bao nhiêu năm tháng vẫn mãi mãi là mùa thu của tình yêu vô vọng, mùa thu của phận đời, phận người nghiệt ngã, mùa thu của tài hoa nhưng bạc mệnh, mùa thu của Đặng Thế Phong.

Image result for Đặng Thế Phong photos

Rất tiếc Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã qua đời qúa trẻ lúc mới 24 tuổi. Tuy ông chỉ mới kịp sáng tác được có 3 ca khúc vô gía bất hủ này. Nhưng hầu hết những Nhạc Sĩ cùng thời với ông như Văn Cao, Phạm Duy, Cung Tiến, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Qúy v.v.. hay những Nhạc Sĩ thuộc lớp đàn em sau đều phải nhìn nhận ông đã là một Nhạc Sĩ tài ba, nỗi lạc của làng Tân Nhạc VN trong thời Tiền Chiến lúc bấy giờ (trong khoảng 45).

Có nhiều Nhạc Sĩ nổi tiếng sau này còn ví ông như là một Chopin, Mozart của VN vậy. Tôi tin rằng nếu ông không bất hạnh mà qua đời qúa sớm thì có lẽ ông đã sáng tác và để lại cho nền Tân Nhạc VN sau này rất nhiều những ca khúc vô gía bất hủ khác nữa...Có lẽ công bằng thẳng thắn mà xét cố Nhạc Sĩ Đặng Thế Phong cũng phải được xứng đáng xem là một Thiên Tài cũng như ông nên phải được dành cho một chỗ ngồi cao nhất sáng chói trên Diễn Đàn Tân Nhạc VN mãi mãi về sau vậy.

CON THUYỀN KHÔNG BẾN (Đặng Thế Phong) - Kim Anh

  Đặng Thế Phong – Tài Hoa Mệnh Yểu  

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định và mất năm 1942 tại Hà Nội vì bệnh lao, là một nhạc sĩ tiền chiến tiêu biểu cho nền Tân nhạc Việt Nam.
Cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc Thành chung. Ông lên Hà Nội học với tư cách dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương; tại đây, Đặng Thế Phong đã để lại một giai thoạt đẹp và buồn. Trong một kỳ thi, ông vẽ một bức tranh cây cụt, không có một cành nào. Lúc nạp bài, Giáo sư Tardieu, thầy dạy ông khen đẹp, nhưng đoán rằng có lẽ Đặng Thế Phong không thọ!
Thời gian sau, ông lang thang vào Sài Gòn, sau đó sang Cambodia kiếm sống – có lúc ông mở một lớp dạy nhạc. Sinh thời, Đặng Thế Phong sống và chết trong nghèo đói.
Là một trong những nhạc sĩ đầu tiên của Tân nhạc Việt Nam, trong 24 năm của đời mình, Đặng Thế Phong chỉ để lại vỏn vẹn 4-5 tác phẩm, trong đó có 3 nhạc phẩm nổi tiếng và quen biết về mùa thu là “Đêm thu”, “Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu” (hay “Vạn cổ sầu”; lời bài này được coi là của Bùi Công Kỳ).
Trong chương trình “Vòng Quanh Thế Giới” tuần này, nhạc sĩ Tô Vũ, cùng thời với Đặng Thế Phong, sẽ cho quý thính giả và độc giả biết về người bạn của mình.
 
ConThuyenKhongBen-Dang-The-Phong
 
 
Nhạc sĩ Tô Vũ: Đặng Thế Phong có thể nói là một người rất đa tài và rất yêu thích âm nhạc. Anh ấy thì là người ở Nam Định, khi lên Hà Nội học, anh ấy lại học họa như kiểu Văn Cao ấy, tức là anh ấy học ở trường Mỹ thuật Đông Dương chứ không phải là nhạc sĩ bẩm sinh, rất mê nhạc và chơi nhạc guitare rất hay. Thế là, khi có phong trào vận động và sáng tác và Đặng Thế Phong một trong những người đầu tiên sáng tác. Bởi vì ông ấy có một hoàn cảnh như thế này. Lúc đó tôi ở nhờ nhà ông Phạm Cao Củng là một nhà viết truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam, cũng nổi tiếng, lấy hiệu là ông Văn Tuyền – Phạm Cao Củng. Tôi ở nhờ nhà ông Văn Tuyền – Phạm Cao Củng. Ông Phạm Cao Củng là chủ bút một tờ báo “Học sinh”, vẽ minh họa cho tờ báo ấy chính là nhờ ông Đặng Thế Phong. Đặng Thế Phong đến ở nhờ ông Phạm Cao Củng để vẽ báo cho ông Phạm Cao Củng, còn tôi đến ở nhờ ông Phạm Cao Củng để đi học tú tài. Thế là hai anh cùng là nhạc với nhau, Ông Đặng Thế Phong làm được bài gì là hát cho tôi nghe ngay. Bản nhạc đầu tiên mà Đặng Thế Phong được nổi lên là do Phạm Cao Củng in cho trên tờ báo “Học sinh”. Bài đầu tiên là bài “Đêm Thu”.
Việt Hùng: Nhạc sĩ là người đã có thời trai trẻ và thời còn đi học gắn liền một khoảng thời gian với những kỷ niệm với nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Nhạc sĩ có thể chia sẻ với quý thính giả về một số ca khúc nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết.
Nhạc sĩ Tô Vũ: Đặng Thế Phong anh ấy có mặc cảm riêng về con người. Chính vì vậy nên anh ấy viết những bài buồn. Ngoại hình của anh ấy có mấy cái răng khểnh, hai nữa là bàn tay của anh ấy toàn nổi những mụn hột cơm. Cho nên ông ấy mặc cảm về ngoại hình của mình lắm. Lúc đó, phong trào Lê Thương sáng tác, Đặng Thế Phong bảo: “Làm thế này chúng ta làm cũng được”. Đặng Thế Phong cũng làm luôn và bài đầu tiên là “Đêm Thu”. Ông Củng bảo thế này: “Thế bây giờ thì thế này: tôi phải in cho các cậu thì người ta mới biết chứ”. Ông ấy in bài “Đêm Thu” trên báo “Học sinh” cho ông Đặng Thế Phong. Thế rồi ông Đặng Thế Phong đi hát ở một số nơi từ thiện, người ta rất thích Và sau đó đến bài “Con thuyền không bến” thì nổi lên như cồn.
song_con_thuyen_khong_ben
Lúc ấy anh ấy bị bệnh và anh ấy trở về Nam Định. Chính trên giường bệnh anh ấy viết bài “Giọt mưa thu” cũng là một bài hết sức rất nổi tiếng. Người giữ bài nhạc này để in hộ là nhạc sĩ Bùi Công Kỳ và chính Bùi công Kỳ là người đưa bài “Giọt mưa thu” ra cho công chúng. Chứ khi viết bài này thì Đặng Thế Phong đã gần chết rồi.
Việt Hùng: Như vậy bản cuối cùng của Nhạc sĩ Đặng Thế Phong là bài “Giọt mưa thu” cũng như lời trăn trối để lại.
Nhạc sĩ Tô Vũ: Lúc đầu ông ấy đề là “Vạn cổ sầu” nhưng về sau anh em nào đó, tôi tin là Bùi Công Kỳ thôi, bảo là để “Vạn cổ sầu” nghe nó sầu quá nên đổi lại là “Giọt mưa thu”.
Việt Hùng: Nhạc sĩ Đặng Thế Phong lấy từ nguồn cảm hứng hay là từ ca từ nào để đặt cho “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi”?
Nhạc sĩ Tô Vũ: Ông ấy nằm bệnh liệt giường hàng tháng, không dậy được và người hay đến thăm lúc ốm là Bùi Công Kỳ. Cứ nghe giọt mưa tí ta tí tách và nhớ cuộc đời, thấy cuộc đời nó cũng tàn đi, nó chảy đi như giọt mưa mùa thu, tức là tâm sự cuộc đời của Đặng Thế Phong đấy.
Việt Hùng: Thế rồi để trở về bản “Con thuyền không bến”, mọi người biết đến rất nhiều “Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu”. Xuất xứ “Con thuyền không bến” nhạc sĩ biết từ đâu?
 
Con Thuyen Khong Ben - Dang The Phong
 
Nhạc sĩ Tô Vũ: “Con thuyền không bến”… đi lên chơi với anh Củng, chúng tôi hay đi chơi lắm, ngồi trên con thuyền đi trên sông Thương, con thuyền không bến… con sông ấy chính là con sông Thương mà anh Đặng Thế Phong đã từng đi và tôi cũng được biết anh đã đi mà anh ấy không rủ tôi bởi vì anh ấy đi với bạn anh ấy. Còn tôi đi với người khác. Nhưng khi về hát thì tôi biết ngay. Là một trong những người đầu tiên viết theo thể (xanh-cốp), hồi đó là mới lắm đó… (tinh tinh tinh tinh tình tình tinh – tinh tinh thinh tinh tình tinh tinh – hát) Cái ấy là cái sáng tạo mới – rất nhiều người sợ, ông Doãn Mẫn rất sợ cái đó và bảo viết thế hơi quá mạnh đấy – Đặng Thế Phong đã làm đấy, bởi vì ông ấy bảo thế nó mới đúng con thuyền lờ lững. “Đêm nay thu sang cùng heo may – Đêm nay bơ vơ thuyền trôi đây – Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng – Như bước chân ai chùng tơ lòng” (hát). Bài “Con thuyền không bến” tôi nghe Đặng Thế Phong hát thấm lắm, buồn lắm!
Thế anh Củng bảo “việc gì sao cậu buồn thế”, hóa ra lần ấy anh ấy cảm thấy anh không còn tồn tại lâu, thành ra anh ấy nhìn cái gì cũng thấy buồn, đi chơi trên sông cũng cảm thấy rất buồn chứ ông ấy chả có thất tình gì đâu. Và viết bài “Con thuyền không bến” cảm thấy mình rất bơ vơ lạc lõng ở thế gian này.
Việt Hùng: Phải chăng có thể nói nhạc sĩ Đặng Thế Phong là một trong những nhạc sĩ đặt tiền đề cho khám phá mới trong những melody và những giai điệu của nền Tân nhạc như vậy? Nhạc sĩ suy nghĩ như thế nào về điều này?
 
Nhạc sĩ Tô Vũ: Đúng, đúng, đúng! Chính phong cách của Đặng Thế Phong rất nhiều người về sau này hướng vào cái đường ấy. Một trong những người viết và tiết tấu nó mạnh hơn chính là Ngọc Bích. Chính từ Đặng Thế Phong mà Ngọc Bích đã tiến tới cái loại (swing) Là vì Đặng Thế Phong là người dám chơi nghịch phách đầu tiên trong các ca khúc trữ tình.
Việt Hùng: Thế là từ khi Đặng Thế Phong sáng tác các ca khúc “Con thuyền không bến”, “Giọt nưa thu”, phần lớn hầu hết nhạc sĩ Đặng Thế Phong tự hát để phổ biến đến thính giả…
Nhạc sĩ Tô Vũ: Đúng. Đúng như thế. Nếu Đặng Thế Phong không hát mà chỉ in không thôi thì chắc chắc những bản nhạc đó sẽ chết chìm hết. Vì hồi đó người có thể sử dụng đuợc ký âm và hát lên được ít lắm.
Việt Hùng: Là một người có nhiều kỷ niệm với nhiều nhạc sĩ thời tân nhạc của Việt Nam, nhất là nhạc sĩ Đặng Thế Phong, nhạc sĩ có kỷ niệm gì chia sẻ với quý thính giả?
Nhạc sĩ Tô Vũ: Tôi rất quý Đặng Thế Phong. Tôi quý là vì ông ấy đa tài quá. Ông ấy vẽ rất giỏi. Ông này vừa là nhạc sĩ, họa sĩ, và ca sĩ, nhiều thứ lắm. Tôi nghĩ cũng như Văn Cao, Đặng Thế Phong không bỏ nhiều công phu học nhạc như tôi đâu, không chịu khó như tôi đâu. Thế nhưng các anh ấy như người ta nói là “học một biết mười”, hay nghe lỏm một bài hát thôi thì lập tức nghĩ ra cách gì để biến đổi thành của mình, mình sáng tác ra. Cho nên tôi bảo là loại này như các anh ấy không gọi là nhân tài mà gọi là thiên tài. Đặng Thế Phong và Văn Cao là hai điển hình mà tôi cho là thiên tài xây dựng nền Tân nhạc của chúng ta.
Việt Hùng: Trước khi ra đi, nhạc sĩ Đặng Thế Phong có để lại bản “Giọt mưa thu”, ngoài ra nhạc sĩ có nghe nhạc sĩ Đặng Thế Phong có nhắn nhủ gì để lại cho đời, cho người…
 
giot-mua-thu
Nhạc sĩ Tô Vũ: Hình như có chuyện này bây giờ trở thành giai thoại. Có mấy bà thời trước ấy là thiếu nữ rất xinh đẹp đã về đây và nói với tôi là mình chính là người tạo cảm hứng để Đặng Thế Phong viết bản “Giọt mưa thu”. Tôi không tin. Nhưng có một bà bên Thụy Sĩ về đây, em ruột bà ấy biết tôi và tôi cũng biết gia đình ấy. Bà ấy bảo Đặng Thế Phong là vì không lấy được bà ấy nên mới viết “Giọt mưa thu” và chết thành như vậy. Hoàn toàn không đúng! Nhưng tôi biết bà này rất yêu Đặng Thế Phong, bà ấy về để lấy ảnh và thờ ông ấy bên Thụy Sĩ bây giờ. Tôi tin là không phải, không có đâu! Tôi tin là ông Đặng Thế Phong có người yêu. Cái đó là đúng! Nhưng tôi tin là rất trắc trở – cái này ông Củng nói với tôi. Gia đình cô này không thể chịu được ông Đặng Thế Phong nghèo rớt mồng tơi lại thích làm nhạc, với vẽ thì sống làm sao được! Về với ông này chỉ có ăn cơm với uống nước lã. Tôi thấy ông Củng nói về ông Phong như thế đấy. Tôi tin không phải ông đào hoa nhiều cô mê như lời cô em gái thường nói bây giờ. Tôi tin rằng ông ấy thất tình, rất yêu một người nào đó nhưng không với được cho nên những bài hát ấy rất buồn, cả “Đêm thu” cũng rất buồn, “Con thuyền không bến” lại càng buồn bơ vơ đến “Vạn cổ sầu” tức là “Giọt mưa thu” lại càng buồn hơn nữa. Anh ấy là một con người thất tình giống y như (nhạc sĩ Bizet – ở Pháp), hay là Chopin chứ không phải là người tài hoa như Đoàn Chuẩn đâu.
Việt Hùng: Thường bây giờ mọi người nói nhìều đến “Giọt mưa thu” và “Con thuyền không bến”. Tuy nhiên nhờ nhạc sĩ có thể ngân nga một ca từ hoặc melody nhỏ trong bản “Đêm thu” cho thính giả nhớ lại, hồi tưởng lại “Đêm thu”.
Nhạc sĩ Tô Vũ: (Hát) Câu “Hoa lá cành ánh trăng xuân dịu dàng” trở thành câu về sau quá nhiều người thích, đến nỗi ông Trần Văn Khê còn nói “kiểu hoa lá cành ấy mà”, tức là kiểu phù phiếm bên ngoài, không có gì. Nó chính là câu pháp của Đặng Thế Phong. Tôi thấy từ ông Lê Thương, bao nhiêu người cứ nhắc đến bảo “ừ cái cậu ấy hoa lá cành thôi, không sâu sắc, chỉ phơn phớt như bướm thôi”. Lấy từ lời ca ấy của Đặng Thế Phong. Tôi mới bảo: “Hoa lá cành” lấy từ “Đêm thu” à?” “Đúng, nó nói rất đúng Đặng Thế Phong, rất đúng! Thằng cha ấy chỉ hoa lá cành thôi”…….
Việt Hùng: Vâng, “Con thuyền không bến” qua tiếng hát Anh Ngọc, “Giọt mưa thu” qua tiếng hát Thanh Thúy, và “Đêm thu” qua tiếng hát Lê Dung cùng ký ức của nhạc sĩ Tô Vũ từ Sài Gòn nói về nhạc sĩ Đặng Thế Phong như một lời chia tay với thính giả chương trình “Một giờ vòng quanh thế giới”.

Thái Thanh Hát Con Thuyền Không Bến Của Đặng Thế Phong

 

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Đặng Thế Phong (1918 – 1942) là một trường hợp đặc biệt. Ông là một trong rất ít nhạc sĩ tiên phong của thời kỳ tân nhạc còn phôi thai, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi, khi còn rất trẻ nhưng vẫn kịp để lại cho đời 3 ca khúc bất hủ : "Đêm thu", "Con thuyền không bến" và "Giọt mưa thu". Người yêu của Đặng Thế Phong là 1 cô gái tên Tuyết, người gốc Nam Định. Trước khi quen và yêu Tuyết, Đặng Thế Phong đã sáng tác ca khúc đầu tay "Đêm thu" trong một đêm cắm trại của Hướng đạo sinh (1940). Còn bản "Con thuyền không bến" thì được sáng tác ở Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) khi tình yêu giữa nhạc sĩ và cô Tuyết đang độ chín mùi. Một hôm, ông cùng một nhóm bạn văn nghệ sĩ lên Bắc Giang chơi, nhân đó họ tổ chức một đêm đi thuyền trên sông Thương. Cùng lúc đó, chàng nhận được tin Tuyết ngã bệnh nơi quê nhà. Lòng dạ bồn chồn, xót xa, Đặng Thế Phong ôm đàn bước vào khoang thuyền, bỏ mặc các bạn đang đùa vui. Khi đêm sắp tàn thì bản nhạc hoàn tất với những lời ai oán não nùng gửi về... chân mây: “Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân mây... như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”, rồi “... Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...”. Sau khi từ Bắc Giang về, Đặng Thế Phong bắt đầu nhuốm bệnh. Thời đó, bệnh lao là một bệnh nan y, ở tỉnh không đủ điều kiện chữa trị, Đặng Thế Phong phải chuyển lên Hà Nội. Cô Tuyết vì phải phụ giúp gia đình chuyện buôn bán ở thành Nam nên vài hôm mới lên Hà Nội chăm sóc người yêu rồi lại tất tả quay về. Tháng 7 mưa ngâu. Cảnh buồn tê tái. Đặng Thế Phong nhớ Tuyết quay quắt... Nhạc hứng tuôn trào, chàng gượng ngồi dậy, ôm đàn và viết nên khúc nhạc buồn da diết: “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...”. Đó chính là ca khúc bất hủ "Giọt mưa thu". Cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi, Đặng Thế Phong trở về Nam Định. Từ đấy cho đến lúc Đặng Thế Phong lìa đời, cô Tuyết lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh để chăm sóc ông, khiến những người quen biết đều xót xa thương cảm cho một mối tình vô vọng lẫn nể phục tính cách cao thượng chung thủy của Tuyết.
 

Cảm âm ca khúc ‘Giọt Mưa Thu’ của Đặng Thế Phong: tác phẩm cuối cùng của người nghệ sĩ trước lúc ra đi

Những ai yêu thích những ca khúc viết về mùa thu, hẳn đều biết bài hát “Giọt Mưa Thu” của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, sáng tác năm 1942. Bài hát đã làm rung động trái tim nhiều thế hệ, nhưng đâu phải ai cũng biết rằng chủ nhân của nó đã viết nên bài hát đó trong đáy sâu của tâm trạng cô đơn, buồn đau và tuyệt vọng.
 
Mùa thu nơi đất Bắc có nhiều nét đẹp làm xao xuyến hồn người. Cảnh vật thiên nhiên biến đổi cùng với các yếu tố thời tiết tạo nên mùa thu với những đặc trưng không thể trộn lẫn. Trong các yếu tố đó, mưa thu là khiến lòng người buồn nhất. Nào đâu có thấy ai vui với mưa thu bao giờ!
 
Có những nhạc sĩ còn lấy mưa mùa thu làm cảm hứng sáng tác; nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với bài “Ướt Mi” là một ví dụ (Ngoài hiên mưa rơi rơi, buồn dâng lên đôi môi…). Nhạc sĩ Đặng Thế Phong trong khi lâm bệnh lao nặng, nằm trên giường bệnh nghe tiếng mưa thu rơi đều đều qua mái tranh mà bừng lên cảm hứng sáng tác, ông đã vùng dậy viết trọn bài “Giọt Mưa Thu”
 
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
 
 
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi, trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi (Nguồn ảnh: vantho.net)
 
Cảm giác buồn thương của ông còn nhân lên gấp bội khi phải xa cách người yêu nơi quê nhà:
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu ai khóc ai than hờ
Người nhạc sĩ nghèo khó cô đơn cảm thấy cuộc đời thật là bế tắc, đến mức muốn trách ông Trời, trách mùa thu tới mang theo nỗi buồn dồn cộng lên đôi vai ông
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Trong khổ đau cùng cực, ông thấy mình sao quá nhỏ nhoi, yếu đuối, còn chẳng bằng lũ chim non trên cành. Ông còn muốn nhờ cậy chúng nói hộ nỗi lòng với trời cao:
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
Như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi mưa buồn chi cho cõi lòng lâm ly
Nhưng mưa gió của mùa thu chỉ là một yếu tố làm cho ông buồn thêm, chứ không phải là căn nguyên thực sự của nỗi lòng ông.
Căn nguyên thực sự đó đến từ bao nỗi lo toan trong tâm ông: bôn ba quá nhiều mà chưa dừng lại ở đâu; bệnh nặng đã đến hồi vô phương cứu chữa; tình yêu còn chưa đơm hoa kết trái; tuổi đời còn quá trẻ chưa thành tựu được gì; nhất là nỗi nghèo khó đã đeo bám ông từ lúc được làm người.
Những nỗi lo như thế, cộng thêm cái lạnh của gió thu, cái trì trì của mưa thu, đã dìm ông xuống đến đáy sâu của sự tuyệt vọng; cho dù đến lúc thời tiết có biến chuyển đẹp hơn, thì cuộc đời ông biết chắc rằng đang đi xuống:
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
Mây ngỏ trời xanh
Chắc gì vui mưa còn rơi bao kiếp sầu ta nguôi
 
 
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh, mây ngỏ trời xanh (Nguồn ảnh: Pinterest)
 
Vì vậy ông chỉ còn biết khóc cùng với mưa thu:
Ai nức nở thương đời châu buông mau dương thế bao la sầu
Ông đã cảm thấy rõ biển sầu nơi thế gian này, nhận thấy được quy luật của đất trời này là vĩnh viễn bất biến, cuộc đời ông cũng không khác gì một cơn gió đi qua trần thế mà thôi.
Gió xa xôi vẫn về
Mưa trăng ngủ lê thê
Đến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu
Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi viết ca khúc Giọt Mưa Thu này, ông đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 24, để lại cho đời vỏn vẹn 3 tác phẩm bất hủ đều viết về mùa thu; ngoài bài hát chúng ta đang xem còn có “Đêm Thu” và “Con Thuyền Không Bến”. Ba bài hát này đều đã trở nên nổi tiếng ở Hà Nội ngay khi ông còn sống.
 
 
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong (Nguồn ảnh: lediemchihue.com)

Ông thậm chí còn tự mình biểu diễn bài “Con Thuyền Không Bến” trên sân khấu; trong khán giả hôm đó có một người đặc biệt, chính là người yêu của ông, lặn lội từ Nam Định lên Hà Nội xem ông hát.
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, trong bài “Giot Mưa Thu” Đặng Thế Phong đã dung hợp nhuần nhuyễn giai âm thất cung của Tây phương với giai âm ngũ cung của Việt Nam để thể hiện cái hắt hiu và lâm ly của mùa thu ngoài đời và trong đời mình.
Thời đầu khi mới ra mắt công chúng, “Giọt Mưa Thu” được trình bày bởi ca sĩ Tâm Vấn. Bà đã từng chia sẻ: “Thời đó ba bài của ông Đặng Thế Phong thì lẫy lừng ở Hà Nội, gần như là ai cũng biết, từ người mù chữ cho đến người nghe nhạc đều mê”.
Sau này ca sĩ Lệ Thu, trong một hòa âm xuất sắc, có thể nói là người tiếp nối thành công nhất cái hồn và khung cảnh lâng lâng của bài hát này.

GIỌT MƯA THU ❀ Đặng Thế Phong ♪♫ Lệ Thu - HD

 
Ca sĩ Hoàng Oanh, tạo nên điểm mới lạ cho ca khúc nhờ kết hợp với kể lại tích cổ và ngâm thơ vọng cổ. “Giọt Mưa Thu” qua giọng ca đài các của chị còn như đưa ta về một miền xa xưa hơn nữa.

Hoàng Oanh | Giọt Mưa Thu | Đặng Thế Phong

 
Nỗi buồn khổ của riêng ai, người đó phải gánh chịu. Âu đó cũng là lẽ của đất trời, như hết hạ rồi lại sang thu vậy. Giờ ta ghe lại “Giọt Mưa Thu” của ngày xưa, trong những giọt mưa thu của hôm nay, để tri ân một nhạc sĩ tài năng đã góp phần khai sáng nền tân nhạc lãng mạn cho nước Việt chúng ta.
Hoài Ân
Giọt mưa thu là nhạc phẩm cuối cùng của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh năm 1942. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn. Một số ý kiến cho rằng ca khúc này có sự tham gia viết lời của cố nhạc sĩ Bùi Công Kỳ.
Đặng Thế Phong
Giọt mưa thu được xếp vào những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy cho rằng Giọt mưa thu cùng hai nhạc phẩm khác của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam sẽ được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nhạc phẩm này cũng là cảm hứng để Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết bản nhạc đầu tay Uớt mi.
Về hoàn cảnh ra đời của Giọt mưa thu, theo một bài viết của nhạc sĩ Lê Hoàng Long: "Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn cổ sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt mưa thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là dòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về."
 
Image result for Đặng Thế Phong photos

Thái Thanh Hát 3 ca khúc của Đặng Thế Phong

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong - Những Tình Khúc Bất Hủ (thu âm pre 75)

GIỌT MƯA THU - Thanh Thúy

 
Đặng Thế Phong (1918 – 1942)
    Con Thuyền Không Bến    
 
With just three love songs, Đêm Thu (Autumn Night), Con Thuyền Không Bến (Adrift), and Giọt Mưa Thu (Autumn Raindrops), Đặng Thế Phong joined the pantheon of great Vietnamese songwriters of the pre-war years. He ranked among the pioneers of modern Vietnamese music, seamlessly melding the traditional pentatonic scale with Western heptatonic scale. The song Con Thuyền Không Bến is an example of this type of composition. The theme of autumn permeating his repertoire, small as it is, has the power to unleash an avalanche of autumn songs that lasts to this day, to the delight of the Vietnamese audience.
 
A native of Nam Dinh Province, birthplace of an impressive succession of talented musicians: Ðan Thọ, Hoàng Trọng, Nguyễn Xuân Khoát (1910), Văn Chung (1914), Lê Yên (1917), Nguyễn Văn Thương (1919), Bùi Công Kỷ (1919), Lưu Hữu Phước (1921), Ðỗ Nhuận (1922), and Phan Huỳnh Ðiểu (1924), Đặng Thế Phong rose to prominence as a songwriter of the Romantic movement and was glorified by universal accolade. His memory is further honored by the tragedy of his short life. Born into a family of civil servants in 1918, the second of six children, whose father, Đặng Hiển Thể, died early, he managed to gain an eighth-grade education before dire financial circumstances forced him to seek employment by moving to Hanoi, where for a while he enrolled as an auditor at the College of Fine Arts. He earned a meager income by illustrating the magazine Học Sinh. (Young Students) under the editorship of the detective story writer Phạm Cao Củng, while financing his further education. For the magazine, he produced the literary comics Hoàng Tử Sọ Dừa. (Prince Coconut Shell) and Giặc Cờ Đen (The Black Flag Bandits). In the spring of 1941, he left for Saigon, then went on to Phnom Penh, Kampuchea, where he offered music classes until his return to Hanoi in the fall. One story says it is in Phnom Penh that he completed the song Con Thuyền Không Bến, which debuted, sung by himself, in the Olympia theater in Hanoi upon his return. However, a probably more credible source, as we shall see below, places the writing of this song in 1940 over the Thuong River, and the premiere also took place this year. Severe privations, long unsuccessful travels, and tuberculosis (though he also had meningitis) finally took his life in early 1942 at the age of 24. It is said that he finished writing his last song, Giọt Mưa Thu (Autumn Raindrops), on his deathbed in a small loft on Hang Dong Street in Nam Dinh.
 
Musician Lê Hoàng Long tells the story of the song as an insider. In 1940, : Đặng Thế Phong had to go to Bắc Giang Province for a few days. This province is traversed by the Thuong River, which clearly shows its two currents, one clearer than the other running side by side, probably because of the difference in the amount of sediments. One bright moon-lit night Dang and his friends rented a boat, moored it, and were enjoying the evening over drinks when he received a handwritten note saying his girlfriend Miss Tuyet had taken ill. For the remainder of the night Dang grew silent and worried. That night, restless and finding sleep elusive, he began to write Con Thuyền Không Bến, which he finished before daybreak. Two days later he was back in Nam Dinh, and Miss Tuyet miraculously recovered on seeing him. In the chill of fall and its light breeze the two lovers met under moonlight. He softly sang the just-written melody into her ears, and the world has a new song, whose perennial themes of love and autumn and moonlight once again rise to stir every Vietnamese heart.
 
Commenting on the lyrics, famed folklorist-songwriter-singer Pham Duy emphasizes the malaise of the young generation, who keenly felt the oppressiveness of the colonial regime and could relate to the aimless drift of the boat on the currents of the Thuong River, the metaphor for the currents of events, which they were powerless to change. To Pham Duy it had to be a boat that is adrift on the Thuong River of two distinct currents, it had to be autumn which brings its cold wind, the haze that reaches to the cloud front, the wind that whistles among the pines, and the moon that lights the landscape to arouse the Zeitgeist in the Vietnamese soul of the time, the tenderness, the pain, the melancholy, the love of kinfolk and land, which remain the motifs across all genres of artistic creation. A boat adrift on the Seine in the summer would never elicit any kind of meaningful response.
 
    Sưu tầm & tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang   
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %04 %625 %2019 %10:%10
back to top