Nhớ Lại Chuyện Coi Xi Nê ở Sài Gòn Trước 1975

Related image

 Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975 

Trong bài trước, tôi có liệt kê tất cả những rạp xi-nê của Sài Gòn trước 1975. Trong số các rạp kể trên, chúng ta phải nói đến một rạp của người Việt mà quy mô về mọi mặt của nó có thể nói đứng đầu cả Đông Nam Á, đó là rạp Rex.
Rạp Rex 1968-1969 
Rạp Rex 1968-1969
 
Tính đến năm 1960, rạp Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo của ông bà Nguyễn Phúc Ưng Thi thuộc vào loại hạng nhất ở Sài Gòn. Rạp có một tầng lầu và máy lạnh mát rượi.
Có lẽ chưa hài lòng lắm với quy mô của rạp Đại Nam, ông bà Ưng Thi, một cặp thương gia thành đạt sở hữu nhiều rạp chiếu phim hàng đầu tại Sài Gòn, đã dồn hết vốn liếng mua một miếng đất trên đường Nguyễn Huệ gần Tòa Đô Chánh (nay là UBND TP.HCM) để xây dựng rạp Rex, một rạp chiếu bóng với quy mô chưa từng có ở Việt Nam.
Rạp Rex – đúng như ý muốn của chủ nhân – là một rạp chiếu bóng thuộc vào hàng tối tân bậc nhất. Rạp này được trang bị những tiện nghi hiện đại dành cho một rạp chiếu bóng. Dàn máy lạnh có công suất cực cao khiến cho 1.200 khán giả run cầm cập. Có người đi xem phim phải mang theo áo chống lạnh.
Rạp Rex 1966 
Rạp Rex 1966
 
Màn ảnh của Rex là màn ảnh đại vỹ tuyến Todd-AO rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70mm với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở Rex. Khán giả đến với Rex được tận hưởng khung cảnh rất trang nhã và sang trọng.
Thời bấy giờ, đối với những cặp tình nhân, được ngồi trên ghế nệm êm ái, xem phim nghe âm thanh nổi stereo, có lẽ đó là điều hạnh phúc nhất.
Vé của Rex thuộc loại khá đắt, gấp mất lần so với các rạp khác. Có 2 loại vé, dưới đất và trên lầu. Vé trên lầu có giá cao hơn và khách được sử dụng thang cuốn. Có thể nói đây là chiếc thang máy tự động đầu tiên ở Việt Nam, và lại trang bị cho một rạp chiếu phim!
Rạp Rex 1965 Rạp Rex 1965
Theo lời một người kể lại: “Trong ngày khai trương, một người đẹp lên lầu bằng thang cuốn. Có lẽ chưa quen với loại thang này nên đã bị thang máy cuốn luôn cái quần. Cũng may chưa có điều gì đáng tiếc xảy ra“. Thời điểm khai trương rạp Rex (1961) là một sự kiện gây được chú ý của không chỉ dân kinh doanh rạp mà còn cả giới chính trị gia thời đó.
Cuộn phim đầu tiên để khai trương rạp là phin Ben Hur. Phim đoạt 11 giải Oscar vào năm 1959, được trình chiếu tại Mỹ.
Thông thường một cuộn phim mới được chiếu tại Mỹ phải 4 năm sau mới về đến Việt Nam. Vậy mà Ben Hur chiếu cùng lúc với Mỹ chắc hẳn ông bà Ưng Thi phải mất một khoản tiền khá lớn để nhập về.
Trong 10 năm từ 1960 – 1970, thị trường phim ảnh và rạp chiếu bóng tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung rất phát đạt. Hầu như năm nào cũng có rạp mới khai trương dù vậy không rạp nào có quy mô bằng hoặc vượt qua được rạp Rex.
 
Related image

 Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975 

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là chiếu bóng, chiếu phim) nên các rạp hoạt động rất rầm rộ.
Một thời vang bóng
Điện ảnh do người Pháp khai sinh vào cuối thế kỷ 18. Loại hình nghệ thuật này theo chân quân đội Pháp đến với người dân Sài Gòn vào những năm đầu của thập niên 1930. Hai rạp chiếu bóng đầu tiên được xây dựng để phục vụ chiếu phim.
Rạp Majestic nằm ở cuối đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Rạp thuộc loại hạng sang và đẹp, nằm cận kề với khách sạn Majestic.
Cũng trên con đường này, rạp Eden nằm ẩn mình bên trong hành lang Eden, vốn là thương xá mua sắm nổi tiếng. Theo đánh giá của nhiều người, đây là 2 rạp có cấu trúc đẹp và sang trọng bậc nhất thời bấy giờ.
Ban đầu, đối tượng đến xem phim tại 2 rạp này là người Pháp. Một số người Việt chịu ảnh hưởng lối sống của Pháp cũng thường xuyên đến. Điều bất ngờ – ngay cả chính người Pháp cũng không lường trước được – là sự hưởng ứng nồng nhiệt của các tầng lớp người Việt.
Rạp Lệ Thanh 
Rạp Lệ Thanh
 
Chỉ trong khoảng thời gian hơn 10 năm, số lượng khán giả người Việt đến xem phim quá đông khiến các ông chủ rạp người Pháp phải nhường quyền kinh doanh chiếu bóng lại cho người Việt.
Đỉnh điểm của sự phát triển này xảy ra rầm rộ nhất là vào năm 1950. Hàng loạt rạp chiếu bóng từ hạng sang có máy lạnh với sức chứa khoảng 1.000 khán giả cho đến các rạp bình dân ở các vùng ven ra đời đều được người xem đón nhận nồng nhiệt.
Rạp Majestic hoạt động một thời gian sau đó chuyển đổi thành nhà hàng. Hiện nay nơi đây là phòng trà Maxim’s. Có thể nói, Majestic ra đời sớm nhất nhưng trụ với điện ảnh khá ngắn ngủi.
Rạp Eden tồn tại cho đến đầu thập niên 1970. Một phần của rạp được chuyển thành phòng trà Tiếng Tơ Đồng. Không lâu, Eden bị xóa sổ hoàn toàn để trở thành Trung tâm mua sắm Eden Mall. Ngày nay, dấu tích của rạp Eden, nhà hàng Givral, cà phê La Pagode, cả một chuỗi hình ảnh về Sài Gòn đã bị đập bỏ hoàn toàn để xây dựng khu thương mại…
Majestic và Eden không còn không có nghĩa sinh hoạt của các rạp chiếu bóng đi vào ngõ cụt mà ngược lại, hàng loạt rạp chiếu bóng khác ra đời đành dấu thời kỳ hưng thịnh nhất của loại hình nghệ thuật thứ 7.
Rạp Khải Hoàn 
Rạp Khải Hoàn – 1968
 
Sau đây là danh sách các rạp xi-nê Sài Gòn trước 1975 được sắp theo thứ tự abc.
– Alhambra – Nguyễn Cư Trinh.
– Alliance Française – Đồn Đất. Rạp của Trung Tâm Văn Hóa Pháp chiếu toàn phim Pháp không có phụ đề Việt ngữ, hiếm khi thấy người Việt đi xem.
– Aristo – Lê Lai. Sau 1954 đây là nơi trình diễn thường trực của đoàn cải lương Kim Chung di cư từ miền bắc vào nam, đoàn có thêm tên phụ là Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô. Nữ nghệ sĩ chính là Kim Chung.
– Asam – Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao. Rạp nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng giữa đường đường Phan Thanh Giản. Rạp này đã biến mất hoàn toàn vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 60, không để lại vết tích gì.
– Hiền Vương. Gần đó có tiệm mì Cây Nhãn nổi tiếng một thời, về sau nghe nói tiệm mì này dời về ngã tư hay ngã năm Bình Hòa gì đó.
– Cẩm Vân.
– Võ Di Nguy – Phú Nhuận.
– Cao Đồng Hưng – Bạch Đằng, chợ Bà Chiểu, Gia Định.
– Casino Đa Kao – Đinh Tiên Hoàng. Rạp tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện nằm gần Cầu Bông.
– Casino Sài Gòn – Pasteur. Tên mới là Vinh Quang.
– Cathay – Công Lý, Chợ Cũ.
– Catinat – Tự Do. Rạp xi-nê tí hon này nằm trong một hành lang từ đường Tự Do xuyên qua đường Nguyễn Huệ về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên : ‘Au Chalet’, và ‘Đêm Màu Hồng’, nơi ra mắt của ban ‘Phượng Hoàng’ thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
– Cầu Muối – Bến Chương Dương, Cầu ông Lãnh. Chuyên hát bội.
– Cây Gỏ – Minh Phụng, Chợ Lớn. Chuyên diễn Cải lương.
Rạp Long Vân 
Rạp Long Vân
 
– Diên Hồng – Yersin.
– Đại Đồng – Nguyễn Văn Học, Gia Định.
– Đại Đồng – Cao Thắng. Một rạp nhỏ chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Càng thuận tiện hơn nữa vì cạnh rạp có một tiệm bò bía rất ngon và rẻ.
– Đại Lợi – Thoại Ngọc Hầu, Chợ Ông Tạ.
– Đại Nam – Trần Hưng Đạo. Rạp Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn, những phim mới được chiếu trước tiên ở đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại. Mỗi phim gồm có nhiều cuộn nên thời đó mấy rạp cùng chiếu chung một phim bằng cách chia lệch giờ khởi chiếu. Mỗi khi chiếu xong một cuộn thì có người xách đi giao cho rạp kế tiếp và ngược lại.
Có lần rạp Đại Nam đang chiếu phim “Pillow Talk” (1959) thì anh chàng đi giao cuộn phim đã mải mê uống nước giải khát hay sao đó mà để mất đi cuộn phim phải giao. Tất cả các rạp cùng chiếu phim đó đành phải ngưng lại và đem phim khác ra chiếu đỡ. Mãi một thời gian sau, không rõ cuộn phim được chuộc lại hay phải mua phim mới Pillow Talk mới được chiếu trở lại. Đến khi rạp Rex ra đời vào năm 1962 thì rạp Đại Nam xuống còn ngôi vị thứ hai.
– Đại Quang – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Rạp này hoàn toàn Trung Hoa chẳng có gì là Việt Nam hết vì họ chiếu toàn phim Tàu.
– Đồng Nhì – Lê Quang Định, Gia Định.
Rạp Palace 
Rạp Palace
 
– Eden -Tự Do.
Rạp quá nổi tiếng này không nằm ngoài mặt đường mà lại nằm sâu trong một thương xá cũng được gọi là Eden. Đến rạp, khán giả có thể đi vào từ phía đường Tự Do, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ đều được cả. Cái tên rạp tiếng Pháp tự nó cho biết rạp này đã có từ thời Pháp thuộc và kiến trúc bên trong thì đúng y như những rạp bên Pháp được thấy qua các phim xi-nê. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp này mới có hai balcons (tầng lầu).
Thông thường, khi xem xi-nê, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và quá cao nên nhìn sâu xuống muốn cụp cái cổ luôn nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu). Đi xem xi-nê một mình khi rạp hết chỗ phải lên đó thì buồn lắm vì trên ấy đào kép mùi mẫn chẳng cần biết trên màn ảnh chiếu cái gì, nhất là những cặp ngồi ở hàng ghế chót có sau lưng nguyên bức tường thì tha hồ lâm ly chẳng lo có ai nhìn đến trong cái tối mù mù.
Ca sĩ huyền thoại Pháp Dalida đã trình diễn ở rạp này.
– Hào Huê – Sau này đổi thành rạp Nhân Dân – 372-374, Trần Phú, P7, Q5. Rạp ở gần khu Lacaze là rạp hát của gánh hát Quảng cũng được sửa lại cho gánh cải lương mướn.
– Hoàng Cung – Triệu Quang Phục, Chợ Lớn.
– Hồng Liên – Hậu Giang, Chợ Lớn.
– Hùng Vương – Pétrus Ký, Sài Gòn.
– Huỳnh Long – đường Châu Văn Tiếp – hông chợ Bà Chiểu
– Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh.
– Khá Lạc – Nguyễn Tri Phương. Rạp nằm cạnh tiệm phở Tương Lai hiện vẫn còn bán phở.
– Khải Hoàn – Võ Tánh và Cống Quỳnh.
Rạp Văn Cầm 
Rạp Văn Cầm
 
– Kim Châu – Nguyễn Văn Sâm, Chợ Cũ. Khi rạp bắt đầu khai trương thì họ đã quảng cáo sẽ chiếu phim “Sapho” (1960). Tuy chỉ là một phim hạng B hoặc C nhưng nữ tài tữ Tina Louise có vẻ đẹp duyên dáng nên rất được khán giă hưởng ứng. Qua đến những phim kế tiếp, rạp Kim Châu đã tuyển chọn những phim cùng loại nên rất được khán giả hài lòng.
– Kinh Đô – Lê Văn Duyệt. Đây là một rạp xi-nê hạng sang, chỉ kém hơn rạp Đại Nam một tí. Rạp khai trương sau rạp Đại Nam nhưng lại chỉ hoạt động một thời gian tương đối ngắn ngủi rồi biến thành một chi nhánh của cơ quan USAID.
– Kinh Thành – Hai Bà Trưng, Tân Định.
– Lạc Xuân – Gia Long, Gò Vấp.
– Lam Sơn – Bùi Chu. Mũi tàu Lê Lai, Bùi Chu, Võ Tánh chéo góc với nhà thờ Huyện Sĩ, vòng qua bên hông rạp phía đường Lê Lai thì có nhà của nữ kịch sĩ Kim Cương. Rạp xi-nê này chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn ngủi rồi bị đóng cửa vì vị trí của rạp quá gần một nhà thờ, vào thời kỳ đó là Đệ Nhất Cộng Hòa, nên Công Giáo đang có ưu thế.
– Lê Lợi – Lê Thánh Tôn. Rạp chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác.
Những phim classic như “High Noon”, “Crimson Pirates”, “Vera Cruz”, “Waterloo Bridge”… được chiếu đi chiếu lại luôn, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Lịch trình chiếu phim được niêm yết trước gần một tháng để khán giả chuẩn bị ngày đi xem phim.
Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo hoàn toàn hoặc sau đó phải thay đổi phương hướng được gọi là ‘revival movie theater’, chỉ khác một chi tiết là họ chiếu hai phim liên tiếp cùng có chủ đề giống nhau. Ai chịu đựng nổi thì ngồi xem hết, ai chịu không nổi thì phải bỏ về thôi vì quá đói bụng, họ không cho đem thức ăn từ ngoài rạp vào và trong rạp chỉ có bán popcorn (bắp rang Mỹ), kẹo, bánh, soda (nước ngọt có ga như: Coca Cola, 7Up…).
– Lệ Thanh – Phan Phú Tiên, Chợ Lớn.
– Lido – Đồng Khánh, Chợ Lớn. Rạp này có một lịch sử khá ly kỳ. Rạp nằm trong vùng Chợ Lớn cạnh Đại Thế Giới cũ chuyên chiếu phim u Mỹ trong khi các rạp chung quanh đều chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 60, rạp ngưng hoạt động để cho Mỹ mướn làm khu cư trú và câu lạc bộ. Sau năm 1975, rạp hoạt động chiếu phim trở lại và chỉ mới gần đây, rạp đã bị đập phá ra để nhường chỗ cho một công trình xây dựng nhà cao tầng hay gì đó. Bạn nào có kỷ niệm đẹp hay quyến luyến rạp này thì chỉ còn có thể nhớ qua ký ức mà thôi vì rạp đã biến mất không còn nữa.
– Long Duyên – Hồ Văn Ngà.
– Long Phụng – Gia Long, chuyên chiếu phim Ấn Độ.
– Long Thuận – Trương Công Định và Nguyễn An Ninh.
– Long Vân – Phan Thanh Giản.
– Majestic – Tự Do. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. – Minh Châu – Trương Minh Giảng. – Minh Phụng – Hồng Bàng, Chợ Lớn. Thật ra, nơi đây là đình Minh Phụng, khi xưa có lúc khai thác chiếu phim ban ngày.
– Mini Rex – Lê Lơị.
– Moderne – Trần Văn Thạch, Tân Định. Tôi không có duyên với rạp này nên chưa bao giờ có dịp bước chân vào.
Theo lời một thân hữu, rạp này có vài ba đặc điểm: lối vào rạp đâm ngang hông phía giữa những hàng ghế, ghế bằng cây nên khi dứt phim khán giả cùng đứng dậy làm cho ghế cây khua lên rầm rầm, và cũng vì ghế cây nên đoàn quân rệp tha hồ cắn phá đám khán giả trong bóng tối của buổi chiếu phim.
– Mỹ Đô – Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn. Tên xưa là Thành Chung, tên mới là Vườn Lài.
– Nam Quang – Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp.
– Nam Tiến – Bến Vân Đồn.
– Nam Việt – Tôn Thất Đạm, Chợ Cũ. “The Bravados” (1958).
– Nguyễn Huệ – Nguyễn Huệ. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là cơ sở U.S.O…
– Rạp Nguyễn Văn Hảo – nay là rạp Công Nhân, trụ sở Nhà Hát Kịch Thành Phố, Số 30, Trần Hưng Đạo, P. Phạm Ngũ Lão, Q1.
Một rạp hát được mệnh danh là Hàng Không Mẫu Hạm trước 1975, nơi đóng đô của một số đoàn hát cải lương lớn ở Sài Gòn ngày trước như: đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Hương Mùa Thu, đoàn Hoa Sen.
Rạp Văn Hoa
 Rạp Văn Hoa
 
– Rạp Olympic – nay là Trung tâm Văn hóa TP.HCM – 97, Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Q1. Rạp được công ty Kim Chung của ông bầu Long độc quyền cả chục năm trời từ sau năm 1958 cho 5 đoàn hát của công ty luân phiên diễn.
Với các vở diễn nổi tiếng một thời: Mạnh Lệ Quân, Lan và Ðiệp,…. * Khu vực “ngã tư quốc tế” (trục Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo ngày nay) trở thành một trong những khu hoạt động nhộn nhịp nhất của làng văn nghệ Sài Gòn ngày đó. Mặc dù mật độ các rạp hát khá dày (Nguyễn Văn Hảo, Thanh Bình, Hưng Đạo, Quốc Thanh, Khải Hoàn) nhưng các đoàn hát lớn thường xuyên tập kết về, đây trở thành nơi tập trung, điểm hẹn của nhiều nghệ sĩ, giới ký giả kịch trường, các ông bà bầu muốn “săn” đào kép mới cũng tìm đến đây.
– Oscar – Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.
– Phi Long – Xóm Củi.
– Palace – Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.
– Quốc Thái – Trần Quốc Toản, Chợ Lớn.
– Rạp Quốc Thanh – Nay là rạp phim Cinestar – 271, Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q1. Được thành lập năm 1960 khi đoàn Thái Dương ra đời, rạp cũng là nơi đóng đô của đoàn Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân. Rạp có máy lạnh, có 1000 ghế trong khán phòng và sân khấu được thiết kế rộng rãi.
– Rạng Đông – Pasteur. Tên cũ là Hồng Bàng.
– Rex – Nguyễn Huệ.
– Rạp Thanh Bình – sau đổi là rạp Quốc tế, gần chợ Thái Bình trên đường Phạm Ngũ Lão, nay là căn hộ chung cư cao cấp. Là rạp có thang cuốn đầu tiên ở Việt Nam tại Sài Gòn.
Lúc đầu là rạp chiếu bóng, sau được ông Diệu sửa thành rạp cải lương để đoàn hát Thủ Đô của ông Ba Bản khai trương, ghi một dấu ấn sâu sắc trong lãnh vực nghệ thuật sân khấu cải lương là có một đoàn hát Thủ Đô có nhiều tuồng hay, có cảnh trí tuyệt đẹp và dàn cảnh vĩ đại.
– Thanh Vân – Lê Văn Duyệt, Hòa Hưng.
– Thủ Đô – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Tên cũ là Eden. Chuyên diễn cải lương
– Trung Hoa – Đồng Khánh, trước nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.
– Văn Cầm – Trần Hưng Đạo. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là đại lý Honda đầu tiên tại Việt Nam.
– Văn Cầm – Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Rạp này có cái lệ luôn luôn chiếu một phim ngắn của 3 anh hề ‘Stooges’ trước khi chiếu phim chính. Rạp rất rẻ tiền không có máy lạnh nên rất ngộp thở.
– Văn Hoa – Trần Quang Khải, Đa Kao.
– Văn Lang – Cách Mạng, Phú Nhuận.
– Victory Lê Ngọc – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn.
– Việt Long – Cao Thắng (sau trở thành Văn Hoa Sài Gòn, bây giờ là rạp Thăng Long).
– Vĩnh Lợi – Lê Lợi. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, có người bị thương nặng phải cưa chân.
 
◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣◢◤◥◣

9 rap cine 1

  RẠP XI-NÊ SÀI GÒN XƯA  

Có thể nói, đặc điểm nổi bật của xi-nê Sài Gòn thời xưa là có nhiều rạp chiếu ‘thường trực’ (permanente), thường từ 9g sáng đến11g đêm và khán giả có thể mua vé vào xem bất cứ lúc nào, xem chán thì ra. Vì thế, có người lợi dụng những rạp máy lạnh để đánh một giấc ngủ trưa. Thật là một công được cả đôi việc. Ngủ chán, thức dậy xem tiếp !
Tuy vậy, chiếu thường trực cũng có điều bất tiện nếu bạn vào rạp giữa lúc phim đang chiếu đoạn cuối. Đối với loại phim trinh thám, nếu không vào rạp từ đầu phim sẽ mất đi sự hồi hộp nếu biết trước đoạn kết. Cũng có trường hợp vai chính lúc bạn vào xem khúc cuối có thể bị cụt chân nhưng lại hoàn toàn không biết rõ ‘lại lịch’ tại sao chân lại bị cụt. Chẳng khác nào chỉ thấy ngày 30/4/75 thiên hạ chạy giặc, di tản chiến thuật một cách rầm rộ mà không biết xưa kia người Sài Gòn sống, làm việc và ăn chơi ra sao ! Tất cả chỉ vì không vào đúng lúc bắt đầu phim.
Cũng có khi người ta vào rạp xem phim mà thật tình chẳng biết đang chiếu phim gì. Có những cặp tình nhân vào đấy để tâm sự nhỏ to, có những cặp bạo hơn, tuy làm khán giả nhưng… cũng đóng phim. Có điều trên màn ảnh là phim trinh thám hay phim chiến tranh nhưng ở hàng ghế khán giả lại đóng phim tình cảm ướt át.
Vào thời Đệ nhất Cộng hòa, mỗi khi bắt đầu một xuất chiếu phim khán giả phải đứng dậy chào cờ và ‘suy tôn Ngô Tổng thống’ với những lời ca tụng lãnh tụ Ngô Đình Diệm : “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do ? Người cương quyết chống Cộng, bài phong kiến bóc lột, diệt thực dân đang rắc reo tàn phá… Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm…”. Câu sau cùng được trẻ con chế thành… “Toàn dân Việt Nam muốn ăn tô hủ tiếu, tô hủ tiếu, tô hủ tiếu ngon ghê…
9 rap cine 2
Trước khi vào phim chính, các rạp còn ‘chiếu dạo’ những phim sắp tới theo chương trình của riêng từng rạp. Dĩ nhiên là chọn cảnh nào hấp dẫn nhất để giới thiệu cùng khán giả, đó cũng là một cách quảng cáo của các hãng nhập cảng phim. Trong trường hợp phim chính quá ngắn, các rạp còn câu khách bằng cách chiếu thêm phim phụ như phim của Charlot, phim thời sự hoặc đôi khi còn có phụ diễn tân nhạc cho… xôm tụ.
Xi-nê Sài Gòn có một truyền thống phải nói là độc đáo với các tờ program (chương trình) phát cho khán giả khi đến mua vé xem phim. Trên tờ program của phim, khán giả có thể đọc để biết đại khái nội dung phim và tên các tài tử trong phim. Đối với dân ghiền xi-nê, có một cái thú tương tự như sưu tầm tem thư: họ sưu tầm program.
Ông anh tôi là một trong những người sưu tầm program thuộc hạng ‘gạo cội’. Ông có những tờ program từ các rạp xi-nê ngoài Hà Nội vào cuối thập niên 30 (trong khi mãi đến năm 1946 tôi mới ra đời)! Khi di cư vào Nam, hành trang của ông có chỗ cho các tờ program quý giá đó. Chỉ tiếc rằng bộ sưu tầm đó nay đã thất lạc, nếu không, chắc chắn trong Hồi Ức này sẽ có hình ảnh của những tờ program ‘cổ lai hy’…
9 rap cine 3
Ở phía dưới cùng, góc phải của tờ program phim Deux Hommes Dans La Ville có dòng chữ “Visa 214/74 ngày 26-10-74” khiến tôi thắc mắc không biết có phải phim này có visa nhập khẩu Sài Gòn được cấp ngày 26/10/74 (?). Nếu đúng vậy, không hiểu bộ phim này có kịp theo dòng người di tản ra khỏi Việt Nam trước 30/4/75 hay còn kẹt lại trong kho tư liệu phim trên đường Phan Kế Bính để tham dự khóa… ‘cải tạo’ chung với ‘ngụy quân, ngụy quyền’?
Sài Gòn xưa có rạp Cinéma Catinat chiếu thường trực, rạp nằm trong hành lang (passage) nối liền đường Tự Do (Catinat) sang đường Nguyễn Huệ (Charner). Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
9 rap cine 4
Ciné Catinat có giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
 
Vào thập niên 1960, miền Nam an bình, thịnh vượng. Sài Gòn đẹp hơn, sang hơn cho nên nhiều rạp xi-nê ra đời. Những rạp mới này có màn ảnh lớn, gọi là Cinemascope, (màn ảnh đại vĩ tuyến), màu Eastmancolor, máy lạnh tối tân khiến những rạp nhỏ, xưa, với máy chiếu kêu lạch xạch, quạt trần thổi vù vù, dần dần ế khách.
Chủ Cinéma Catinat phá rạp, xây thành chung cư. Trường hợp rạp xưa, cổ lỗ, không có khách cũng xẩy ra với rạp Asam ở Dakao nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng gần Mì cây Nhãn. Nếu từ Casino Dakao (sau đổi tên là rạp Cầu Bông) đi lại thì rạp Asam nằm bên lề phải, còn Mì Cây Nhãn nằm xéo bên lề trái. Vào khoảng năm 1965 rạp Asam cũng bị phá đi và cũng lại xây appartment.
Khi Hồi Ức này đến tay một số thân hữu, anh Trịnh Văn Du, cựu Giảng viên Sinh ngữ Quân đội và là ‘thổ công’ vùng Dakao với tiệm giày Dada đã góp ý bổ sung về Mỳ Cây Nhãn như sau :
9 rap cine 5
“… Mỳ Cây Nhãn không phải xéo xéo rạp Ciné Asam, mà là đối diện với trường tiểu học ĐTHoàng. Tại sao gọi MCN ? Bởi vì rằng thì là ngay trong sân, trước xe mỳ (hồi đầu chỉ có một xe mỳ, như loại đẩy bán rong), có hai ba cây nhãn ăn quả.  Khu nhà này (là một nhóm nhà lúp xúp chung nhau) thấp hơn mặt đường ĐTH, có sân đất trước mặt (vì thế mới trồng cây được); muốn vào người ta phải bước xuống hai ba bậc thang gạch.
Sau này khi quán mỳ này nổi tiếng, sân lát gạch sạch sẽ.  Hình như khu đất này của Chà Và (hồi ấy chủ đất đa số là người Ấn độ ?).  Sang thập niên 60, một developer, không biết có phải là VN hay thế nào, mua khu đất đó, và xây thành một chung cư hai ba tầng….
Mỳ CN nằm bên số chẵn, khoảng giữa PTGiản và Tự Đức. Đi qua MCN, hướng một chiều ĐTHoàng (hồi đó ĐTH một chiều theo hướng Saigon đi Cầu Bông) ngày nay ĐTH cũng vẫn là đường một chiều, độ bốn năm căn nhà, qua một ngõ hẻm nhỏ thì tới một tiệm ăn Tây lâu năm, cũng khá nổi tiếng khu Đakao, đó là tiệm Chez Albert.  Tiệm này tồn tại hình như tới mãi 1975.
Cũng xin cám ơn một người bạn khác – anh Đỗ Văn Kiên, cựu giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội – đã bổ sung thêm rạp Long Phụng vào danh sách rạp xi-nê Sài Gòn xưa : Rạp Long Phụng nằm trên đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) chuyên trị dòng phim thần thoại ca-vũ-nhạc Ấn Độ. Có thể Long Phụng chuyên về phim Ấn vì địa điểm của rạp rất gần với Chùa Chà Và trên đường Trương Công Định chăng ? Nam tài tử Ấn Độ ăn khách nhất thời đó là Rama Rao, ông này sau thời 80-90 làm Thống đốc bang Pradesh thuộc miền Nam nước Ấn”.
9 rap cine 7
 
Xin nói thêm, một số chính khách khác cũng xuất thân từ điện ảnh như Rama Rao. Nổi bật nhất trong những trường hợp này là Richard Nixon, Tổng thống Hoa Kỳ; diễn viên phim hành động người Mỹ gốc Áo, Arnold Schwarzenegger, trở thành Thống đốc tiểu bang California và Joseph Estrada, Tổng thống Philipin, cũng xuất thân từ một tài tử điện ảnh.
Năm 1960 rạp xi-nê Kinh Đô được xây mới trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ nhìn sang Trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Rạp Kinh Đô mới khá hiện đại và đẹp. Máy chiếu phim và máy lạnh đều thuộc loại mới nhất. Khoảng năm 1961, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mướn rạp Kinh Đô làm nơi chiếu phim cho nhân viên và gia đình đến xem.
Nếu tôi không lầm, hình như vào năm 1962, đặc công VC cho nổ bom plastic trong rạp này. Có thể gọi đây là vụ đánh bom đầu tiên ở Sài Gòn. Sau vụ nổ, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không mướn rạp Kinh Đô nữa và rồi rạp này được phá đi, khu đất đó xây một tòa nhà là trụ sở USAID với nhiều tầng lầu.
9 rap cine 6
Những phim chiếu ở rạp Rex đường Nguyễn Công Trứ (không phải là rạp Rex đường Nguyễn Huệ sau này) là những phim cao bồi, Tarzan, Zoro… Phim cũ, chiếu đi chiếu lại nhiều lần nhưng vẫn có người đến xem, nhất là khán giả nhỏ tuổi. Có khi chiếu được một lúc, đang hồi gay cấn thì bị… đứt phim, phải ngưng để nhân viên phòng máy nối phim. Đèn trong rạp bật sáng. Người lớn, con nít phản đối, húyt gió, la hét rần rần, không thua lúc Tarzan đu giây đến cứu người đẹp Jane, hay Zoro phóng ngựa đến giải cứu người đẹp Juanito !
Tôi nhớ rạp Rex ‘cũ’ ở con đường sau rạp Đại Nam mà Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn thời đó do ông Ưng Thi làm chủ khi Rex trên đường Nguyễn Huệ chưa có mặt. Phim mới được chiếu trước tiên ở đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại. Mỗi phim gồm nhiều cuộn nên thời đó mấy rạp cùng chiếu chung một phim bằng cách lên lịch chia lệch giờ khởi chiếu. Mỗi khi chiếu xong một cuộn sẽ có người đi xe gắn máy giao cho rạp kế tiếp.
 
Nghe kể có lần rạp Đại Nam đang chiếu phim Pillow Talk (do Rock Hudson, Doris Day đóng vai chính) thì anh chàng đi giao cuộn phim, hình như mải mê uống nước mía (?) hay sao đó mà để lạc mất cuộn phim. Tất cả các rạp cùng chiếu phim đó đành phải ngưng lại và đem phim khác ra chiếu tạm. Mãi một thời gian sau, không rõ cuộn phim được chuộc lại hay phải nhập phim mới, Pillow Talk mới được tiếp tục chiếu trở lại. (Tên phim Pillow Talk được dịch sang tiếng Việt một cách thi vị là Thì thầm bên gối).
9 rap cine 8
Phim chiếu tại Đại Nam có cả phim Tàu từ Đài Loan và Hồng Kông. Nổi bật nhất là Mùa Thu Lá Bay với đôi trai tài gái sắc Đặng Quang Vinh và Trân Trân. Đó là thời tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Giao, ăn khách không kém truyện võ hiệp hấp dẫn của Kim Dung như Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lục đỉnh ký
Đại Nam nằm trên đường Trần Hưng Đạo, gần chợ Bến Thành, cũng chiếu những phim võ thuật Trung hoa như Hiệp Nữ (A Touch of Zen), Tà Kiếm (Dương Quần đóng), Hắc Hồ Điệp (do “nữ hoàng kiếm hiệp” Trịnh Phối Phối đóng). Phim Tàu chiếu tại Sài Gòn đều có phụ đề Việt ngữ nhưng vào đến Chợ Lớn lại chiếu nguyên bản bằng tiếng Tàu nên chỉ có “con cháu chú Ba” thưởng thức mà thôi.
Xin nhắc lại, Sài Gòn xưa có tới 2 rạp xinê mang tên Rex. Nhiều người chỉ biết có rạp Rex ‘xịn’ ở đường Nguyễn Huệ, xế cửa Tòa Đô Chánh, bắt đầu khai trương năm 1962. Rạp Rex “cũ’ ở đường Nguyễn Công Trứ là một rạp phụ của rạp Majestic. Phim chiếu ở Majestic, năm hay bẩy tháng sau, thậm chí cả năm sau, được mang ra chiếu lại ở rạp Rex cũ. Không khí trong rạp thoang thoảng mùi… nước tiểu vì ngay cửa vào rạp người ta thiết kế toilet. Cũng may, khoảng năm 1955 rạp Rex nhỏ này bị phá. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách.
9 Dalida
Năm 1962, trên đường Nguyễn Huệ xuất hiện rạp Rex ‘hoành tráng’. Đây là rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi, chủ nhân rạp Ðại Nam ở đường Trần Hưng Đạo. Nếu tôi nhớ không lầm, rạp Rex hình như được khai trương với phim Ben Hur (tài tử Charton Heston). Có tin đồn trong ngày khai trương một người đẹp đi lên thang cuốn không hiểu quýnh quáng thế nào mà bị thang cuốn luôn cái quần… (may mà còn panty)! Không biết chuyện có thật hay không nhưng cũng xin ghi lại làm tư liệu về xi-nê và… chiếc quần phụ nữ.
Rex là rạp ‘xịn’ nhất thủ đô Sài Gòn, sau này lại còn có thêm ‘người anh em’ Mini Rex. Theo quảng cáo trên tờ program phim Trà hoa nữ (Camille), Mini Rex là “Rạp chiếu bóng tối tân nhất Việt Nam”. Khán giả vào xem phim thuộc loại thanh lịch và giá vé luôn cao hơn các rạp khác.
Gần rạp Rex là rạp Eden nằm trong Passage Eden có lầu và được phân chia thành từng lô, riêng biệt, rất kín đáo cho khán giả là những người đang yêu, vừa xem phim, vừa tâm tình mùi mẫm. Đi xem xi-nê solo một mình mà phải lên balcon ngồi vì rạp hết chỗ thì… ‘tủi thân’ lắm. Trên ấy đào kép mùi mẫm, mê ly, nhất là những cặp ngồi ở hàng ghế chót, sau lưng là nguyên bức tường, tha hồ tâm sự lòng thong !
Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất Eden mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân ‘đào kép’ Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).
Cũng xin ghi lại, giới mê ca nhạc Pháp thập niên 50-60 rất mê giọng ca của ca sĩ Dalida với các bản nhạc thịnh hành tại Sài Gòn như BambinoTout l’amour… đã có lần trình diễn tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ trong một chuyến công diễn tại Sài Gòn (*). Mấy năm sau đó, cũng tại rạp này, tôi được xem phim Parlez-Moi d’Amour (1961) do Dalida đóng.
9 rap cine 9
Rạp Lê Lợi đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, chuyên chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim khá và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Tuy nhiên, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Cái hay là lịch chiếu phim được niêm yết trước để khán giả có thể chọn ngày đi xem. Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo được hoặc sau đó phải thay đổi cách làm khác. Khách hàng thường xuyên của rạp Lê Lợi là những sinh viên, học sinh vì rạp chiếu phim cũ nhưng lại hay và giá vé rất nhẹ. Thời đó, đi học ngày hai buổi nên buổi chiều nào chán hoặc lười học bọn trẻ, trai cũng như gái, rủ nhau ‘cúp cua’ đi xem xi- nê ở rạp này.
 
Cũng rất gần với rạp Lê Lợi trên đường Lê Thánh Tôn là rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi, bên cạnh Bệnh viện Sài Gòn, ngay khu vực Chợ Bến Thành. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng trong giới ‘bê-đê’ vì đây là nơi bạn có thể bị bất ngờ vì một bàn tay xờ xoạng của một chàng ‘gay’ ngồi ngay bên cạnh. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, may mắn gần Bệnh viện Sài Gòn nên các nạn nhân chỉ cần bước vài bước được cấp cứu ngay !
Khu vực “ngã tư quốc tế” (Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo) đã trở thành một trong những khu hoạt động nhộn nhịp nhất của làng văn nghệ Sài Gòn. Các rạp hát hiện diện tại đây khá nhiều : Nguyễn Văn Hảo, Thanh Bình, Hưng Đạo, Quốc Thanh, Khải Hoàn và các đoàn cải lương lớn thường xuyên về đây nên đã trở thành điểm hẹn của giới ký giả kịch trường cũng như các ông bà bầu muốn “săn” đào kép mới.
9 rap cine 10
Khu vực gần chợ Thái Bình cũng có nhiều rạp chiếu phim. Rạp Quốc Thanh nằm trên đường Nguyễn Trãi, bên hông Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực và ngày nay Quốc Thanh lại biến thành Nhà hàng Tiệc cưới.
Rạp Khải Hoàn ngay ngã 5 Cống Quỳnh – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Trãi thuộc loại thường chiếu phim bình dân… coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh. Khán giả đây xem phim mà cứ muốn… ‘yêu nhau cởi áo cho nhau’. Đây là rạp tôi hay lui tới thường xuyên trong thời gian ở đường Cống Quỳnh. Một kỷ niệm tôi vẫn nhớ mãi ở rạp Khải Hoàn là nạn móc túi lúc chen vào mua vé. Tôi cảm thấy có mấy ngón tay cứ muốn thọc vào túi quần và đã kịp thời chận lại. Có thể đó là tay móc túi mới vào nghề nhưng biết đâu lại là một ‘gay’ lợi dụng lúc đông người thỏa mãn tính rờ rẫm người đồng phái ? Cũng như số phận của Quốc Thanh, rạp Khải hoàn ngày nay đã ‘hóa kiếp’ thành một trung tâm thương mại.
Trên đường Phạm Ngũ Lão, gần chợ Thái Bình, còn có rạp Thanh Bình, sau này sửa sang lại thật lịch sự mang tên rạp Quốc Tế, nhưng chẳng bao lâu sau Sài Gòn đổi chủ nên phải dẹp tiệm vì… ‘đứt phim’. Từ Cống Quỳnh tôi đi đường tắt, băng ngang qua chợ Thái Bình, chỉ mất vài phút là có thể chui vào rạp Thanh Bình để xem phim và cũng để hưởng bầu không khí ‘có máy lạnh’ trong những buổi trưa Sài Gòn đổ lửa.
9 rap cine 11
Thời gian đi từ nhà trên đường Cống Quỳnh đến Thanh Bình cũng ngắn như đến rạp Khải Hoàn. Sau này còn có rạp Thăng Long ngay trên đường Cống Quỳnh, chỉ cách nhà vài căn, nhưng có lẽ ‘bụt nhà không thiêng’ nên tôi rất ít khi đến đây. Rạp Thăng Long khi đó còn quá xập xệ, không như nhà hát của trường Sân khấu Điện ảnh bây giờ (tiền thân của trường sân khấu chính là trường Hưng Đạo ngày nào !).
Chỉ cách nhau chưa đầy ba phút đi bộ, mà khu Tân Định có đến hai rạp ciné. Bên hông chợ là Tân Định là rạp Mô-Đẹc và mặt trước của chợ là rạp Kinh Thành. Hai rạp bình dân này thay phiên nhau chiếu phim Ấn Độ và phim cao bồi. Để thay đổi không khí, thỉnh thoảng lại mời các gánh cải lương hay Hồ Quảng về trình diễn, làm nghẽn cứng cả xe cộ lưu thông vào những giờ sắp mở màn hay vãn hát.
Nếu Sài Gòn có Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao. Tuy không nổi tiếng bằng người anh em bà con ở đường Pasteur nhưng rạp Casino Đa Kao trên đường Đinh Tiên Hoàng tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả lại nhẹ nhàng và địa điểm lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông. Cũng vì lý do đó, Casino Dakao sau này đổi tên là rạp Cầu Bông.
9 rap cine 12
Lại nói thêm, ngay bên cạnh Casino (Saigon) có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc. Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’ nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở… Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Tài tử, giai nhân thường ‘chui’ vào đây để thưởng thức những món ‘đặc sản’ phương Bắc !
Majestic
Đường Cao Thắng có rạp nhỏ mang tên Đại Đồng, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng.
 
Xin nhắc các đấng mày râu, hẻm Đại Đồng còn có khu ‘chị em ta’ nên có thể… một công đôi việc ! Gần đó còn có rạp Việt Long cũng nằm trên đường Cao Thắng, sau này sửa sang lại khá khang trang, lịch sự mang tên Văn Hoa Sài gòn, sau 30/4/75 đổi thành tên rạp Thăng Long.
Ôi, rạp xi-nê Sài Gòn xưa còn nhiều lắm. Chỉ nội việc kể tên hơn 60 rạp chiếu phim cũng đã thấy mệt chứ nói gì đến tận nơi để xem phim. Có lẽ không người Sài Gòn nào dám tự hào đã đến hết các rạp xi-nê trên đất phồn hoa đô hội này !
(*) Dalida không trình diễn tại Eden mà tại rạp Đại Nam, sau có Johnny Halyday (chồng Sylvie Vartan) trình diễn tại rạp Nguyễn văn Hảo. Cả hai ca sĩ được Trung Tâm Văn Hóa Pháp tại Sài Gòn thời Đệ Nhị Cộng Hòa đứng ra tài trợ.
Một danh sách xếp theo thứ tự alphabet dưới đây sẽ nói lên sự phong phú của của các rạp xi-nê Sài Gòn.
Khu vực Sài Gòn:
A 1/- Alhambra (đường Nguyễn Cư Trinh); 2/- Alliance Française (đường Đồn Đất, nay là Trung tâm Chiếu phim Fafilm); 3/- Aristo (đường Lê Lai, Đoàn Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô, Kim Chung); 4/- Asam (đường Đinh Tiên Hoàng, đã bị xóa sổ)
C 5/- Casino Đa Kao (đường Đinh Tiên Hoàng); 6/- Casino Sài Gòn (đường Pasteur, tên mới là Vinh Quang nhưng nay vừa bị đập bỏ); 7/- Ca Thay (đường Nguyễn Công Trứ, đã bị xóa sổ); 8/- Catinat (đường Nguyễn Huệ, sau này là vũ trường Đêm Màu Hồng); 9/- Cầu Muối (khu Cầu Ông Lãnh – Cầu Kho, chuyên hát bội, Hồ Quảng của đoàn Minh Tơ với gia đình Bạch Lê)
Rap Thang Long
D & Đ 10/- Diên Hồng (rạp Long Xương cũ, đường Calmette); 11/- Đại Đồng (đường Cao Thắng); 12/- Đại Nam (đường Trần Hưng Đạo, nay là khách sạn Đại Nam),
13/- Eden (Trung tâm Thương mại Eden, đã bị xóa sổ);
H 14/- Hùng Vương (đường Lê Hồng Phong, quận 10 ngày nay), 15/- Hưng Đạo (đường Nguyễn Cư Trinh, góc Trần Hưng Đạo);
Vinh Loi
K 16/- Khải Hoàn (đường Cống Quỳnh-Nguyễn Trãi); 17/- Kinh Đô (đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách mạng tháng 8, đã bị xóa sổ) 18/- Kinh Thành  (đường Hai Bà Trưng, đã bị xóa sổ); 19/- Kim Châu (đường Nguyễn Thái Bình)
20/- Lê Lợi  (đường Lê Thánh Tôn, đã bị xóa sổ); 21/- Long Phụng (đường Gia Long, ngày nay là Lý Tự Trọng); 22/- Long Vân (nay là Nhà Văn hóa Sinh viên, đường Điện Biên Phủ), 23/- Long Thuận (góc Trưong Định – Nguyễn An Ninh); 24/- Lê Ngọc (đường Nguyễn Cư Trinh, góc Trần Hưng Đạo)
M 25/- Mini Rex (2 rạp A & B, đường Nguyễn Huệ, đã bị xóa sổ); 26/- Moderne (Tân Định, đã bị xóa sổ); 27/- Majectic (bến Bạch Đằng – Tự do)
N 28/- Nam Quang (góc Cách Mạng Tháng Tám và Võ Văn Tần ngày nay), 29/- Nguyễn Văn Hảo (đường Trần Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương, nay là rạp Công Nhân – Nhà hát Kịch Thành phố); 30/- Norodom (đường Thống Nhất, sau đổi tên là Lê Duẩn, hiện là Trung tâm Sổ số Kiến thiết)
O 31/- Olympic (đường Hồng Thập Tự, nay là Trung tâm Văn hóa, đường Nguyễn Thị Minh Khai);
Q 32/- Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi, nay là Trung tâm Tiệc cưới Quốc Thanh);
R 33/- Rạng Đông (trước là rạp Hồng Bàng đường Pasteur, đã bị xóa sổ); 34/- Rex (đường Nguyễn Huệ, nay là khách sạn Rex);
T 35/- Thanh Bình (đường Phạm Ngũ Lão, sau đổi là Quốc Tế, ngày nay là chung cư); 36/- Thanh Vân (đường Lê Văn Duyệt, ngày nay là Cách Mạng Tháng Tám);
V 37/- Văn Hoa (đường Trần Quang Khải, còn có tên Văn Hoa Dakao, tên cũ: Thành Xương); 38/- Việt Long (đường Cao Thắng, sau đổi tên thành Văn Hoa Sài Gòn, nay là rạp chiếu phim Thăng Long); 39/- Vĩnh Lợi (đường Lê Lợi, nay là trung tâm thương mại)
Phim
Trong danh sách này còn thiếu rạp chiếu bóng trong khu Dân sinh (đường Ký con) và một rạp cạnh Diên Hồng nguyên là một đình thần (đình Cầu Quan) do đoàn Đồng Ấu Khánh Hồng đóng đô (với cặp Bửu Truyện – Kim Mai), biểu diễn hàng đêm như rạp bên đình Cầu Muối cũng chuyên về tuồng cổ và Hồ Quảng.
Khu vực Gia Định: 
A 1/- Cẩm Vân (quận Phú Nhuận);
C2/- Cao Đồng Hưng (Bạch Đằng, ngày nay là nhà sách thiếu nhi FAHASA);
Đ 3/- Đại Đồng  (đường Nguyễn Văn Học, nay là Nơ Trang Long, Bình Thạnh); 4/- Đồng Nhi (đường Lê Quang Định, đã bị xóa sổ); 5/- Đại Lợi (Chợ Ông Tạ, nay là Phạm Văn Hai)
Rap cine 1
6/- Huỳnh Long (nay Vũ Tùng, bên hông chợ Bà Chiểu, đã xóa sổ)
L 7/- Lạc Xuân (quận Gò Vấp);
V 9/- Văn Cầm (quận Phú Nhuận), 10/- Văn Lang (sau đổi Minh Châu đường Trương Minh Giảng, nay là đường Lê Văn Sỹ);
Khu vực Chợ Lớn:
C 1/- Cây Gõ (Bình Tiên cũ, đường Minh Phụng);
Đ 2/- Đại Quang (đường Châu Văn Liêm); 3/- Đô Thành (sau này là Hướng Dương, bên hông chợ Kim Biên gần cầu Ba Cẳng)
4/- Hào Huê (nay là Nhân Dân); 5/- Hoàng Cung; 6/- Hồng Liên;
K 7/- Khá Lạc (đường Nguyễn Tri Phương);
L 8/- Lệ Thanh (2 rạp A & B) 9/- Lido (đường Đồng Khánh);
Quoc ThaiM 10/- Minh Phụng; 11/- Mỹ Đô (tên cũ Thành Chung, Vườn Lài);
O 12/- Oscar (đường Trần Hưng Đạo B);
P 13/- Palace (nay là Đống Đa); 14/- Phi Long (đổi tên Xóm Củi)
Q 15/- Quốc Thái (đường 3/2)
S 16/- Sao Mai (đường Triệu Quang Phục)
17/- Thủ Đô (Châu Văn Liêm)
V 18/- Victory Lê Ngọc (nay là Toàn Thắng trên đường Châu Văn Liêm)

Nhớ Lại Chuyện Coi Xi Nê ở Sài Gòn Trước 1975

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi coi xi nê. Sau này, khi đã ra đi làm, lập gia đình rồi, đi xem xi nê với bà xã tôi vẫn tiếp tục là một trong những phần giải trí quan trọng hàng tuần của tôi. Trong khoảng thời gian một phần tư thế kỷ, 1950-1975, tôi đã được coi rất nhiều phim xi-nê đủ thể loại. Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì tôi còn nhớ được về các rạp xi-nê ở Sài Gòn và một số phim thật hay mà tôi đã xem và thích trong khoảng thời gian đó. 

Nhớ Về Các Rạp Xi Nê 

Trước năm 1975, Sài Gòn có rất nhiều rạp xi nê, lớn nhỏ đủ cả.1 Đi xem xi nê là một trong những thú giải trí quan trọng nhứt của người Sài Gòn, từ người bình dân lao động ít học cho đến giới trí thức, từ người trẻ học sinh sinh viên còn đi học cho đến người lớn tuổi đã ra đi làm. Chính vì vậy, Sài Gòn có đủ các loại rạp xi nê thich hợp với túi tiền của các loại khán giả và các rạp này trình chiếu đủ tất cả các loại phim thích hợp với ý thích thưởng ngoạn của mọi người.Chúng ta hảy cùng nhau đi một vòng Sài Gòn, để nhớ lại các rạp xi nê của ngày xưa, của những năm trước 1975. 

Trong khu vực Đakao – Tân Định 

Ngay trong vùng Đakao – Tân Định nhỏ bé, nơi tôi lớn lên, như tôi còn nhớ được, đã có tất cả là 6 rạp chiếu bóng. Trước hết là rạp ASAM nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (trước năm1954mang tên là đường Albert 1er), gần ngã tư với đường Phan Thanh Giản (trước năm 1954mang tên là đường Legrand de la Liraye). Gần Chợ Đakao, cũng trên đường Đinh Tiên Hoàng, trước khi đến Cầu Bông là rạp Casino Đakao.Gần bên hông Chợ Tân Định, trên đường Trần Văn Thạch (trước năm 1975mang tên là đường Vassoigne), là rạp Moderne. Cách mặt trước Chợ Tận Định, phía bên kia đường, độ chừng 200 mét, trên đường Hai Bà Trưng (trước năm 1954mang tên là đường Paul Blanchy), hướng về phía Cầu Kiệu, là rạp Kinh Thành. Rạp thứ năm, có lẽ nhiều người không biết vì nó rất nhỏ mà cũng không sống lâu, là rạp Nam Tân, nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (trước năm 1954 mang tên là đường Dr. Angier), ngay ngã tư với đường Phan Đình Phùng (trước năm 1954mang tên là đường Richaud và sau 1975 đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu), xéo góc với địa điểm về sau là Đài Phát Thanh Sài Gòn. Ngoài việc xem phim tại rạp Nam Tân, tôi còn có một kỷ niệm khó quên là đã có một lần tôi giúp việc quảng cáo cho rạp như sau: lúc chuyện này xảy ra tôi đang học Lớp Ba (cours élémentaire tại Trường Tiểu Học Nam Đakao), hôm đó là một buổi sáng Thứ Bảy không có đi học, tôi theo một người bạn cùng lớp tên Nhựt, nhà ở đường Đinh Tiên Hoàng, đi bộ lên rạp Nam Tân rất sớm, độ sau 7 giờ, vào gặp ông quản lý rạp, xin làm việc và được ổng mướn ngay. Công việc của hai chúng tôi rất đơn giản: đi theo cái xe ngựa nhỏ mà rạp Nam Tân đã mướn có một bác lớn tuổi đánh xe, hai bên xe có treo hai tấm bảng quảng cáo cho cuốn phim mà rạp đang chiếu; hai chúng tôi thì chia nhau một đứa phụ trách đánh trống còn đứa kia thì phân phát các tờ chương trình về cuốn phim. Xe ngựa đi thông thả qua các khu phố chung quanh Chợ Đakao và Chợ Tân Định, các bọn trẻ trong các khu vực này chạy theo xe ngựa khá đông để xin các tờ chương trình. Khoảng hơn 9 giờ thì xe ngựa trở về rạp Nam Tân và hai đứa chúng tôi được ông quản lý phát cho mỗi đứa một vé để coi hát vào buổi trưa hôm đó, vậy thôi, không có lãnh tiền bạc chi hết. 

Trong thập niên 1960, rạp xi-nê thứ 6 xuất hiện, đánh bại tất cả các rạp khác trong khu Đakao – Tân Định: đó là rạp Văn Hoa, trên đường Trần Quang Khải, gần Đình Nam Chơn, tại địa điểm trước kia của rạp cải lương Thuận Thành, nơi đóng quân thường trực của đoàn cải lương Phụng Hảo của nữ nghệ sĩ Phùng Há. Rạp Văn Hoa là một rạp lớn, có máy lạnh, và chiếu toàn phim mới. 

Sau năm 1975, các rạp xi nê của vùng Đakao – Tân Định này lần lượt đóng cửa hết, chỉ có rạp Casino Đakao là còn tiếp tục hoạt động, với tên mới là rạp Cầu Bông.

Rạp Cầu Bông – Nguồn: Internet

Tôi đã có thật nhiều kỷ niệm với rạp Casino Đakao vì nhiều lý do. Trước hết là vì đó là rạp xi nê gần nhà tôi nhứt. Từ nhà tôi ở số 54 đường Faucault (sau năm 1954, đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh và giữ nguyên cho đến bây giờ), đi ra đầu đường, về hướng Đakao, chỉ khoảng hơn 200 mét thì đã đến đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo trái, đi về hướng Cầu Bông, chưa tới 100 mét thì đã đến trước rạp hát. Mỗi khi có chuyện đi ra Chợ Đakao hay đi vô Bà Chiểu tôi đều phải đi ngang qua rạp hát này, mỗi khi như vậy, tôi đều dừng lại trước rạp một lúcđể ngắm các tấm pa-nô vẻ quảng cáo, hay các bích chương in màu cho cuốn phim đang chiếu tại rạp.Tôi cũng đã nhiều lần được vào xem phim “cọp” 2 tại rạp hát này. Thời đó tại các rạp xi nê chỉ có người lớn mới phải mua vé, trẻ con đi theo cha mẹ hay người lớn thì đều không phải mua vé. Tôi và các bạn cùng xóm thường đến trước rạp, chờ xem có những người lớn đi coi hát một mình thì đến năn nỉ họ dắt vào, phần lớn họ đều đồng ý vì họ không có mất mát gì cả mà lại giúp được bọn trẻ chúng tôi. Những người soát vé của rạp đều biết mặt bọn tôi nhưng họ cũng lờ đi, cho chúng tôi vô xem cọp.Có thể nói rạp Casino Đakao là rạp xi nê tôi đã coi nhiều phim nhứt trong thời gian tôi còn học tiểu học. 

Trong khu vực Bà Chiểu – Gia Định 

Vùng Bà Chiểu, trung tâm của tỉnh lỵ Gia Định, nơi đặt Tòa Hành Chánh của tỉnh này, chỉ cách khu Đakao của Quận 1, Sài Gòn bởi Kinh Nhiêu Lộc nơi có chiếc Cầu Bông bắt ngang qua, thì trước sau có tất cả 3 rạp. Đó là: 1) rạp Huỳnh Long nằm trên đường Châu Văn Tiếp, một con đường nhỏ, ngắnchạy ngang trước Lăng Ông (Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt) cho tới hông Chợ Bà Chiểu; 2) rạp Đại Đồng nằm trên đường Nguyễn Văn Học (bây giờ đổi tên thành Nơ Trang Long); và 3) rạp Cao Đồng Hưng, nằm trên đường Bạch Đằng, gần Chợ Bà Chiểu, trên đường đi ra khu Hàng Xanh. Rạp Huỳnh Long có trước hai rạp kia khá lâu và có một thời gian chuyên chiếu phim Ấn Độ. 

Trong khu vực Sài Gòn 

Đa số các rạp xi nê lớn ở Sài Gòn trước năm 1975 đều tập trung tại 3 quận: Quận Nhứt, Quân Nhì và Quận Ba. Tôi thật sự không còn nhớ rõ rạp nào ở quận nào nên chỉ xin nhớ tới đâu nói tới đó thôi, hoàn toàn không theo thứ tự thời gian được xây cất. 

Trước hết phải nói đến những rạp nằm trong khu vực trung tâm của thành phố Sài Gòn (Saigon downtown). Đa số các rạp xi nê này là những rạp lớn nhứt và cũng được nhiều người Sài Gòn biết đến và ưa thích nhứt. 

Trên con đường Catinat (từ 1954 đổi tên thành đường Tự Do, và hiện nay là đường Đồng Khởi) từ Nhà Thờ Đức Bà chạy xuống tới bờ sông Sài Gòn, chỉ dài khoảng trên dưới nửa cây số, đã có tất cả 3 rạp xi nê. Rạp đầu tiên và cũng là lớn nhứt là rạp Eden, nằm bên trong Hành Lang Eden (Passage Eden). Hành Lang Eden là khu hành lang thương mạivới những cửa hiệu bán mỹ phẫm, hàng vải, và các tặng phẩm dành cho giới thượng lưu của Sài Gòn. Hành lang gồm có gồm 3 nhánh với 3 cửa ra vào: cửa chánh mở ra đường Catinat, bên cạnh nhà sách Albert Portail (sau đổi tên thành Xuân Thu), 2 cửa phụ thì một trổ ra đường Lê Lợi, và một ra đường Nguyễn Huệ. Rạp Eden, nằm ở cuối hành lang chánh, có lầu, và thường trình chiếu các phim mới, phần lớn là các phim của Pháp. Tôi đã xem phim rất nhiều lần tại rạp Eden này, cómột lần mua vé ngồi trên lầu. Rạp xi-nê thứ nhì trên đường Catinat này, ngược hẳn với rạp Eden, là một rạp rất nhỏ, tên gì thì tôi không còn nhớ nữa. Rạp này, đúng ra, nằm trên một con đường nhỏ và ngắn, chỉ dài độ trên dưới 100 m, đi từ đường Catinat ra tới đường Charner (sau 1954 đổi tên thành đường Nguyễn Huệ, hiện nay là phố đi bộ rất nổi tiếng của Sài Gòn), về sau dẹp đi, và một phần trở thành một quán ăn không có tên nhưng khá nổi tiếng, mà giới văn nghệ sĩ trẻ của Sài Gòn, đặc biệt là nhà báo Trường Kỳ, thường gọi là Quán Bà Cả Đọi. Tôi chỉ xem có một phim duy nhứt tại cái rạp nhỏ bé này, phim tên gì thì tôi không còn nhớ, chỉ nhớ đó là một phim ca nhạc với ca sĩ Tây Ban Nha nổi tiếng thời bấy giờ (thập niên 1950) là Luis Mariano (1914-1970). Rạp xi-nê thứ ba nằm ở gần cuối đường Catinat là rạp Majestic Sài Gòn (gọi như thế để phân biệt với rạp Majestic thứ nhì nằm trong Chợ Lớn). Rạp này chuyên trình chiếu các phim của Pháp. Mở đầu phim bao giờ cũng có một đoạn phim đen trắng ngắn, chiếu hình một chiệc lư hương đang tỏa khói, với một lời giới thiệu (mà xướng ngôn viên là một người Bắc với một giọng nói rất trầm ấm) như sau: “Đây là một phim độc quyền của hảng Ciné-Theâtre d’Indochine, của những rạp Majestic.” Đây là một trong những rạp xi-nê mà tôi thích nhứt và, dĩ nhiên, cũng là rạp mà tôi đi xem phim thường nhứt. Về sau, cuối thập niên 1960, rạp Majestic đóng cửa và địa điểm này trở thành ca vũ trường Maxim, nơi trình diễn thường xuyên của đoàn ca vũ nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, với hai nữ ca sĩ nổi danh Sơn Ca và Họa Mi. 

Cũng trong khu vực trung tâm Sài Gòn này, trên đường Nguyễn Huệ, trước măt Tòa Đô Chánh, ngó ngang qua cửa vào Hành Lang Eden, vào đầu thập niên 1960 (1962), rạp chiếu bóng lớn nhứt và hiện đại nhứt của Sài Gòn là rạp Rex được khai trương.

Rạp Rex
 
“Rạp này được trang bị những tiện nghi hiện đại dành cho một rạp chiếu bóng. Dàn máy lạnh có công suất cực cao khiến cho 1,200 khán giả run cầm cập. Có người đi xem phim phải mang theo áo chống lạnh. Màn ảnh của Rex là màn ảnh đại vỹ tuyến Todd-AO rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70mm với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở Rex. Khán giả đến với Rex được tận hưởng khung cảnh rất trang nhã và sang trọng.” [3]

Trong những năm đầu thập năm 1970, rất gần với rạp Rex, nhưng trên đường Lê Lợi, kế bên trụ sở của Cơ Quan Thông Tin của Hoa Kỳ (USIA = United Stated In formation Agency), có thêm rạp Mini Rex (có 2 phòng chiếu phim A và B), là một rạp nhỏ nhưng rất sang trọng, ghế ngồi toàn là ghế bành rộng rãi, thoải mái, giá vé cao và chiếu toàn phim mời. 

Từ trước rạp Mini Rex đi thêm độ 100 mét về hướng Chợ Bến Thành, đến ngã tư với đường Pasteur (trước 1975 là đường Pellerin), thì gặp rạp xi-nê Casino Sài Gòn nằm ngay ngã tư đó. Đây cũng là một rạp xi-nê lớn có lầu, và chiếu toàn phim mới. 

Trong khu vực trung tâm Sài Gòn còm còn có thêm 6 rạp xi-nê nữa. Đó là các rạp xi-nê sau đây: 

  • Rạp Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, gần ngã tư với đường Nguyễn Thái Học, ngó xéo qua Trường Nam Tiểu Học Tôn Thọ Tường. Trước khi rạp Rex xuất hiện thì rạp Đại Nam (cùng một chủ với rạp Rex) được xem là lớn nhứt, có lầu, chiếu toàn phim mới, và chiếu theo xuất. 
  • Rạp Hồng Bàng, sau đổi tên là Rạng Đông, nằm trên đường Pasteur, gần khu Chợ Cũ, thuộc loại trung bình, có một thời gian chuyên chiếu phim Nhật Bản 
  • Rạp Nam Viêt, nằm trên đường Tôn Thất Đạm, trong khu Chợ Cũ, tương đối nhỏ, phần nhiều là chiếu phim cũ, và chiếu theo xuất 
  • Rạp Vĩnh Lợi, nằm trên đường Lê Lợi, gần bên Bệnh Viện Đô Thành, thuộc loại rạp cở trung bình, chuyên chiếu phim cũ, và chiếu thường trực (permanent) 
  • Rạp Lê Lợi, ở cuối một hành lang nhỏ, trên đường Lê Thánh Tôn, gần tới cửa Bắc của Chợ Bến Thành, là một rạp nhỏ, chuyên chiếu phim cũ, và chiếu thường trực; đây là rạp được giới học sinh – sinh viên Sài Gòn ưa thích nhứt vì giá vé rất rẻ và đặc biệt là chiếu trường trực nên muốn ngồi xem bao lâu cũng được 
  • Rạp Long Thuận, ở góc đường Trương Công Định và Nguyễn An Ninh, gần cử Tây của Chợ Bến Thành; rạp nầy rất nhỏ, chuyên chiếu phim cũ và chiếu thường trực; đây là rạp xi-nê chiếu thường trực của Sài Gòn, và đã không còn nữa khi sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa 

Bên ngoài khu trung tâm Sài Gòn, còn có thêm một số khá lớn rạp xi-nê nữa, đó là các rạp với tên liệt kêtheo thứ tự mẫu tự sau đây: 

  • Đại Đồng, trên đường Cao Thắng, gần ngã tư với đường Phan Thanh Giản. một rạp hạng trung, chuyên chiếu phim cũ 
  • Khải Hoàn, ngay trước bồn binh, nơi gặp nhau của các đường Phạm Ngũ Lảo, Cống Quỳnh, và Ngô Tùng Châu, rạp này lớn, có máy lạnh, và chiếu phim mới theo xuất 
  • Kim Châu, trên đường Nguyễn Văn Sâm, gần Chợ Cũ, là một rạp cở trung, chỉ chiếu các phim hạng B. 
  • Kinh Đô, trên đường Lê Văn Duyệt, rạp khá lớn, tương đương với rạp Đại Nam, luôn luôn chiếu phim mới, nhưng không tồn tại lâu, sau trở thành trụ sở của cơ quan viện trợ Mỹ USAID 
  • Long Phụng, trên đường Gia Long, gần Ngã Sáu Sài Gòn, chuyên chiếu phim Ấn Độ 
  • Long Vân, trên đường Phan Thanh Giản, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, một rạp lớn, và tương đối mới, ra đời khoảng năm 1962 
  • Nam Quang, tại ngã tư hai đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp, khu Chợ Đủi, một rạp khá lớn, và tương đối lâu đời tại Sài Gòn, đã đóng cửa trong thập niên 1960 
  • Olympic, trên đường Hồng Thập Tự, một rạp rất lớn, chiếu phim mới, về sau trở thàng một rạp cải lương, nơi đóng quân của đoàn Kim Chung 
  • Thanh Bình, trên đườg Phạm Ngũ Lảo, gần bên chợ Thái Bình 
  • Văn Cầm, trên đường Trần Hưng Đạo, một trong những rạp xi-nê cũ nhứt của Sài Gòn, không còn hoạt động từ thập niên 1960 
  • Việt Long, trên đường Cao Thắng, gần ngã ba với đường Trần Quý Cáp (nối dài), một rạp khá lớn và cũng chiếu các phim hay 

Trong khu vực Chợ Lớn 

Trong khu Chợ Lớn cũng có một số khá lớn những rạp xi-nê đủ cả lớn và nhỏ, phần nhiều chiếu phim Trung Hoa của Hồng Kông. Đó là các rạp với tên liệt kê theo thứ tự mẫu tư sau đây: 

  • Đại Quang, trên đường Tổng Đốc Phương, chuyên chiếu phim Trung Hoa 
  • Eden Chợ Lớn, trên đường Tổng Đốc Phương, chuyên chiếu phim Âu Mỹ 
  • Hào Huê, trên đường Nguyễn Hoàng, chuyên chiếu phim Trung Hoa 
  • Lệ Thanh, trên đường Phan Phù Tiên, chuyên phiếu phim Trung Hoa 
  • Lido, trên đường Đồng Khánh, bên cạnh khu Đại Thế Giới, chuyên chiếu phim Âu Mỹ 
  • Majestic Chợ Lớn, trên đường Tổng Đốc Phương, thuộc hệ thống Ciné-Théâtred’Indochine, chuyên chiếu phim Âu Mỹ 
  • Palace, trên đường Trần Hưng Đạo, chuyên chiếu phim Trung Hoa 

Trong các rạp của khu Chợ Lớn, tôi chỉ được xem phim tại rạp Lệ Thanh mà thôi. 

Nhận Xét Chung Về Phim Xi-nê Trước 1975 

Có thể nói là tôi đã được xem một số rất lớn những phim đã được chiếu tại các rạp xi-nê ở Sài Gòn từ thập niên 1950 cho đến trước ngày 30-4-1975. Sau đây là những nhận xét chungvề các phim đã được trình chiếu tại Sài Gòn trước năm 1975. 

Trước năm 1954, phần lớn các phim được chiếu ở Sài Gòn thuộc loại phim đen trắng, rất ít có phim màu, với đa số là phim của các nước Âu Châu, nhứt là Pháp và Ý. Sau năm 1954, dưới ảnh hưởng của Viện trợ Mỹ, phim của Hoa Kỳ bắt đầu trở bên phổ biến, và sau một thời gian ngắn thì chiếm hẳn ưu thế. Phim màu hoàn toàn thay thế cho phim đen trắng, khởi đầu là loại mầu Kinemacolor, sau đó chuyển sang Technicolor, và sau cùng là Eastmancolor. Sang thập niên 1960 thì bắt đầu xuất hiện các phim màn ảnh lớn như CinemaScope, Panorama, VistaVision, Todd Ao, và thỉnh thoảng có một vài phim thuôc loại phim ba chiều (hay phim nổi, 3-D, khi xem phim phải mang kính đặc biệt, một tròng xanh, một tròng đỏ, do rạp hát cung cấp, sau khi xem xong phim thì trả lại tại cửa). Từ khoảng cuối thập niên 1950 bắt đầu có phim Ấn Độ, phim Nhật Bản, sau đó là các phim của Hồng Kông. 

Về nội dung thì phải nói là có đủ tất cả các thể loại: tình cảm, xã hội, lịch sử, thần thoại, chiến tranh, gián điệp, trinh thám, cao bồi, phiêu lưu mạo hiểm, và khoa học giả tưởng. Lúc đầu đa số các phim đều nói tiếng Pháp (phim Pháp), hoặc chuyển âm tiếng Pháp (phim Anh Mỹ). Về sau một số lớn các phim nói tiếng Pháp này có phụ đề Việt ngữ. Các phim Nhật Bản và Hồng Kông thì đều có phụ đề Việt ngữ. 

Nhớ Lại Một Số Phim Hay Tiêu Biểu 

Giai đoạm phim đen trắng
Phim tình cảm

 

Một trong những phim tình cảm hay nhứt trong giai đoạn phim đen trắng là phim La valse dans l’ombre,tên chuyển ngữ sang tiếng Pháp của phim Mỹ Waterloo Bridge do hảng phim Metro-Goldwyn-Mayer (thường được gọi tắt là MGM) sản xuất năm 1940, với hai tài tử nổi tiếng của thời đó là Robert Taylor và Vivien Leigh, và dàn dựng bởi nhà đạo diển lừng danh của giai đoạn đó là Mervyn LeRoy. Nội dung cuốn phim là câu chuyện tình rất lãng man và bi thảm giữa một sĩ quan quý tộc và một cô vũ nữ gặp nhau lần đầu trên chiếc cầu Waterloo ở Luân Đôn, dưa trên một kịch bản có cùng tên rất nổi tiếng của năm 1930. Cuốn phim này đã là một thành công lớn, được rất đông khán giả ưa thích, và đã được đề nghị 2 giải Oscar cho Best Music và Best Cinematography. Năm 1956 cuốn phim Gaby với 2 tài tử John Kerr và Leslie Caron chính là một phiên bản mới của cuốn phim này.[4]

Phim xã hội

 

Một trong những phim xã hội xuất sắc trong giai đoạn phim đen trắng là phim Sur les quais, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của cuốn phim Mỹ có nhan đề là On the Waterfront, cuốn phim đánh dấu bước đầu phát triển sự nghiệp của nam tài tử nổi tiếng Marlon Brando. Cuốn phim này do hảng phim Columbia phát hành năm 1954, dưa trên thiên phóng sự điều tra đã đoạt giải Pulitzer năm 1949 về chuyện bạo lực và tham nhũng trong nghiệp đoàn công nhân bến tàu tại thành phố Hoboken, tiểu bang New Jersey. Đạo diễn là Elia Kazan, với giàn diễn viên gạo cội gồm các nam tài tử Marlon Brando, Karl Malden, Lee J. Cobb, Rod Steiger, và nữ tài tử Eva Marie Saint. Phim được đề cử 12 giải Oscar của năm 1954 và đoạt được 8 giải trong đó có các Oscar cho: 

  • Giải Oscar cho Phim Hay Nhứt (Academy Award for Best Picture) 
  • Giải Oscar cho Đạo Diển Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Director cho Elia Kazan) 
  • Giải Oscar cho Nam Diển Viên Chánh Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Actor cho Marlon Brando) 
  • Giải Oscar cho Nữ Diển Viên Phụ Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Supporting Actress cho Eva Marie Saint).[5] 

Phim cao bồi

 

Một trong những phim cao bồi (tiếng Anh là phim Western) hay nhứt trong giai đoạn phim đen trắng là phim Le train sifflera trois fois, tên chuyễn ngữ tiếng Pháp của phim Mỹ có tựa đề là High Noon, với tài tử nổi tiếng Gary Cooper trong vai chánh. Nội dung của cuốn phim là câu chuyện của một vị cảnh sát trưởng (sheriff) của một thị trấn nhỏ bị mọi người bỏ rơi, phải một mình đương đầu với một bọn côn đồ tìm đến trả thù. Cuốn phim này được hảng United Artists phát hành năm 1952, gây chấn động trong giới điện ảnh Hoa Kỳ, được đề nghị cho 7 giải Oscar của năm đó, và đã đoạt được tất cả 4 giải Golden Globe Awards và 4 giải Academy Awards (tức Oscar) như sau: 

  • Giải Golden Globe cho Nam Diễn Viên Chánh (Golden Globe Award for Actor in a Leading Role cho Gary Cooper) 
  • Giải Golden Globe cho Nữ Diễn Viên Phụ (Gloden Globe Award for Best Supporting Actress cho nữ tài tử Katy Jurado, nữ diễn viên gốc Mể Tây Cơ đầu tiên được trao giải này) 
  • Giải Golden Globe cho Nhạc Nền của phim (Golden Globe Award for Music – Score cho Dimitri Tiomkin) 
  • Giải Golden Globe cho Hình Ảnh Phim Đen Trắng (Golden Globe Award for Cinematographby – Black and White) 
  • Giải Oscar cho Nam Diễn Viên Chánh (Academy Award for Best Actor cho Gary Cooper) 
  • Giải Oscar cho Ráp Nối Phim (Academy Award for Film Editing cho Elmo Williams và Harry W. Gerstad) 
  • Giải Oscar cho Nhạc Nền của Phim (Academy Award for Music – Score cho Dimitri Tiomkin) 
  • Giải Oscar cho Bản Nhạc Chánh của Phim (Academy Award for Music – Song cho Dimitri Tiomkin và Ned Washington, là 2 tác giả của bản nhạc “Do Not Forsake Me, My Darling”

Có hai điều cần nói thêm về cuốn phim đen trắng xuất sắc này: 1) Người nữ diễn viên chánh trong phim này, đóng vai người vợ của viên cảnh sát trưởng, chính là nữ diễn viên Grace Kelly, về sau rất nổi tiếng, đã được Giải Oscar Cho Nữ Diễn Viên Chánh (Academy Award for Best Actress, 1955) trong phim The Country Girl cùng đóng chung với nam danh ca Bing Crosby, qua năm sau, 1956, Grace Kelly kết hôn với Ông Hoàng Rainier của Vương Quốc Monaco và trở thành Bà Hoàng Grace of Monaco; 2) Bản nhạc chánh của cuốn phim, Do Not Forsake Me, My Darling, sau đó được đưa vào đĩa hát với giọng ca của nam ca sĩ Frankie Laine và trở thành Top Hit của năm đó. Về sau, cặp bài trùng Dimitri Tiomkin – Frankie Laine sẽ được Hollywood sử dụng nhiều lần nữa trong các phim Western nổi tiếng khác như Gunfight at the OK Corral và Last Train from Gun Hill.[6] 

Giai đoạm phim màu
Phim lịch sử

Một trong những phim hay nhứt của thể loại lịch sử trong thời kỳ phim màu là phim Autant en emporte le vent, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của phim Mỹ Gone With The Wind, dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng có cùng tên của tác giả Margaret Mitchell. Cuốn phim mô tả đời sống của người dân tại Miền Nam Hoa Kỳ, qua nhận vật nữ chính là Scarlett O’Hara, trong thời gian trước và sau Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861-1865), với 2 nam nữ diễn viên chánh là Clark Gable và Vivien Leigh.Cuốn phim này do hảng phim MGM sản xuất vào năm 1939, và đạt được một thành công rực rỡ, được đề nghị tất cả 13 giải Oscar của năm đó và sau cùng đoạt được 8 giải như sau: 

  • Giải Oscar cho Phim Hay Nhứt (Academy Award for Best Picture cho nhà sản xuất David O’Selznick) 
  • Giải Oscar cho Đạo Diễn xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Director cho Victor Fleming) 
  • Giải Oscar cho Truyện Phim Dựa Trên Tiểu Thuyết Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Adapted Screenplay truy tặng cho Sidney Howard lúc đó đã qua đời) 
  • Giải Oscar cho Nữ Diễn Viên Chánh Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Actress cho Vivien Leigh) 
  • Giải Oscar cho Nữ Diễn Viên Phụ Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Supporting Actress cho Hattie McDaniel, nữ diễn viên da đen đầu tiên được trao tặng Oscar) 
  • Giải Oscar cho Hình Ảnh Phim Màu (Academy Award for Best Cinematography – Color cho Ernest Haller và Ray Rennahan) 
  • Giải Oscar cho Ráp Nối Phim (Academy Award for Film Editing cho Hal C. Kern và James E. Newcom) 
  • Giải Oscar cho Dàn Cảnh Nghệ Thuật (Academy Award for Art Direction cho Lyle Wheeler) 

Cuốn phim này về sau còn được phát hành thêm rất nhiều lần nữa vào các năm 1942, 1947, 1954, 1961, 1967, 1971, 1974, 1989, 1998 và gần đây nhứt là năm 2014.Theo sách Guinness World Records (về các kỷ lục thế giới), cuốn phim này, tính đến năm 2014, đã có số thu là 3, 44 tỷ đô la Mỹ, và trở thành cuốn phim thành công nhứt trong lịch sử điện ảnh.[7] 

Phim chiến tranh

Một trong những phim về Đệ Nhị Thế Chiến làm khán giả say mê là cuốn phim Les canons de Navarone,tên chuyển ngữ tiếng Pháp của cuốn phim Mỹ có tựa đề là The Guns of Navarone, do 3 nam tài tử nổi danh thủ vai chánh là Gregory Peck, David Niven, và Anthony Quinn. Nội dung phim kể lại câu chuyện hào hùng của một toán biệt kích Đồng Minh thi hành một sứ mệnh vô cùng khó khăn là phá hủy một pháo đài gần như bất khả xâm phạm của quân Đức với những cổ đại pháo khổng lồ đe dọa nặng nề các chiến hạm của Đồng Minh trong vùng biển Aegean, là một biển nhỏ giữa Hy Lạp và Thổ Nhỉ Kỳ.Cuốn phim do hảng phim Columbia phát hành năm 1961, được đề nghị tất cả 7 giải Oscar của năm đó nhưng chỉ đoạt được một Oscar duy nhứt cho Xảo Thuật Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Special Effects cho Bill Warrington và Chris Greenham).[8]Tuy không đọat được nhiều Giải Oscar, cuốn phim này rất thành công về thương mại, chiếm hạng nhì về số thu của năm 1961. Một điều hiếm có là buổi chiếu ra mắt lần đầu tiên của phim (World premiere) vào ngày 27-4-1961 đã diễn ra tại Luân Đôn dưới sự chủ tọa của chính Nữ Hoàng Elizabeth II và Hoàng Tế Philip. 

Phim trinh thám

Một trong những phim trinh thám xuất sắc của giai đoạn phim màu là phim Le crime était presque parfait, tên chuyển ngân tiếng Pháp của cuốn phim Mỹ có tựa đề là Dial M for Murder của đạo diễn lừng danh Alfred Hitchcock với hai diễn viên chánh, do hảng phim Warner Bros. phát hành năm 1954. Nội dung của cuốn phim là câu chuyện của một ông chồng ghen tức vì người vợ ngoại tìnhvà quyết điịnh giết vợ. Kế hoạch giết vợ được tính toán và chuẩn bị rất kỹ lưởng, tỉ mỉ nhưng khi thực hiện thì sự việc không diễn ra được như đã được tính toán trước, và, sau cùng, hung thủ vẫn bị sa lưới do một sơ hở rất nhỏ. Cuốn phim là một thành công do tài đạo diễn của Hitchcock, một bực thầy của thể loại phim trinh thám, bí mật và cân nảo (mystery-thriller-suspense). Tuy không nhận được bất cứ một gỉai thưởng Oscar nào, cuốn phim đã được phần đông các nhà phê bình phim ảnh khen ngợi. Một trong tính cách tiêu biểu của Hitchcock là ông luôn luôn có đóng một vai thật phụ trong tất cả các phim do ông đạo diễn, và phim Dial M for Murder này cũng không đi ra ngoại cái lệ đó: sau khi cuốn phim bắt đầu được 13 phút, gương mặt ông xuất hiện trong một tấm ảnh đen trắng chụp tại một buổi họp mặt của một nhóm sinh viên và giáo sư. Năm 1998, phim A Perfect Murder, do hai diễn viên Michael Douglas (đóng vai người chồng) và Gwyneth Paltrow (đóng vai người vợ), là một phim quay lại (remake) của cuốn phim nổi tiếng này. 

Phim gián điệp

Một trong những phim gián điệp hay nhứt trong giai đoạn phim màu là cuốn phim L’Homme qui n’a jamais existé, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của cuốn phim Anh với tựa đề là The Man Who Never Was, do hảng phim 20th Century Fox phát hành vào năm 1956, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên nổi tiếng Clifton Webb và Gloria Graham. Nội dung truyện phim như sau: năm 1943, lực lượng Đồng Minh sắp sửa đổ bộ lên đảo Sicily ở phía Nam nước Ý; để đánh lừa quân Đức, tình báo Anh tạo ra một kế hoạch đặt tên là Operation Mincemeat nhằm khiến cho Đức phải tin là Đồng Minh sẽ đổ bộ lên Hy Lạp Để thực hiện kế hoạch này, tình báo Anh đã sử dụng một xác người chết vì sưng phổi, ngụy trang thành một vị Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Anh tên là William Martin, bị rớt máy bay trên biển Địa Trung Hài, xác trôi vào bờ biển của Tây Ban Nha tại một thị trấn mà tình báo Anh đã biết có sự hiện diện của một điệp viên giỏi của Đức. Xác chết của Thiếu Tá Martin có mang một cặp tài liệu về kế hoạch đổ bộ lên Hy Lạp của Đồng Minh. Kế hoạch thành công và Hitler đã ra lệnh cho các đơn vị đang trú đóng phòng thủ ở đảo Sicily phải di chuyển ngay sang Hy lạp. Nhờ vậy kế hoạch đổ bộ lên Sicily của Đồng Minh đã thành công dễ dàng. Cuốn phim dựa vào một chuyện có thật. Người tạo ra kế hoạch Mincemeat là Trung Tá Hải Quân Anh tên Ewen Montagu (do nam tài tử Clifton Webb thủ vai) đã viết lại câu chuyển này trong cuốn sách của ông có cùng tên xuất bản năm 1953, và chính Montagu cũng đã có đóng một vai nhỏ trong cuốn phim này. 

Phim Nhật Bản 

Cuốn phim Nhật Bản đầu tiên gây ấn tượng với khán giả khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là phim Bảy người hiệp sĩ (Seven Samurai), do Akira Kuroshawa đạo điễn và nam tài tử Toshiro Mifine đóng vai chánh, do hảng phim Toho phát hành năm 1954. Nội dung phim như sau: dân chúng trong một ngôi làng luôn bị một bọn cướp đe dọa đã quyết định tìm thuê một số hiệp sĩ lang thang (ronin) đến giúp họ bảo vệ làng. Có tất cả 7 hiệp sĩ đã đồng ý tham gia và họ đã giúp dân làng thắng và diệt được bọn cướp nhưng 4 người trong số họ đã hy sinh. Cặp bài trùng Akira Kuroshawa – Toshiro Mifune còn cộng tác trong một số phim khác, trong đó nổi tiếng nhứt là phim Rashomon (Địa Ngục Môn). Một điểm cần nói thêm là cả 2 phim Bảy người hiệp sĩ và Rashomon về sau đều được Hollywood phóng tác thành phim theo thể loại cao bồi (Western). Phim Bảy người hiệp sĩ được phóng tác thành phimThe Magnificent Seven (tên chuyển ngữ tiếng Pháp là Les sept mercenaires) do hảng phim United Artists sản xuất vào năm 1960 với một giàn tài tử gạo cội gồm Yul Brynner, Eli Wallach, Steve McQueen, Charles Bronson, Robert Vaughn, James Coburn, và diển viên người Đức Horst Buchholz. Mới đây, năm 2016, Hollywood lại làm lại phim The Magnificent Seven một lần nữa, do hảng phim MGM sản xuất, với vai chánh do nam tài tử da đennổi tiếng (đã từng đoạt giải Oscar 2 lần) Denzel Washington đãm nhận, và có sự tham gia của nam tài tử Hàn Quốc nổi tiếng Lý Bỉnh Hiền (Lee Byung-hun). Phim Rashomon được phóng tác thành phim The Outrage, do hảng phim MGM sản xuất năm 1964 với các tài tử nổi tiếng Paul Newman, Laurence Harvey, Edward G. Robinson, William Shatner, và Claire Bloom. 

Phim Hồng Kông 

Cùng lúc với phim Nhật Bản, phim Hồng Kông cũng được chiếu ở các rạp xi-nê ở Sài Gòn. Phần lớn là phim võ thuật và kiếm hiệp. Những tài tử tên tuổi của Hồng Kông như Vương Vũ, Địch Long, Khương Đại Vệ, Trịnh Phối Phối trở nên quen thuộc với khán giả Sài Gòn. Một trong số những phim có số thu cao nhứt là phim Độc Thủ Đại Hiệp với Khương Đại Vệ đóng vai chánh. Sang đầu thập niên 1970, một loạt phim võ thuật với nam tài tử Lý Tiểu Long trong vai chánh đã làm say mê khán giả xi-nê Sài Gòn: Tinh Võ Môn, Đường Sơn đại huynh, Lonh tranh hổ đấu, vv. Cùng một lúc, khán giả xi-nê Sài Gòn lại bắt đầu được thưởng thức một loạt phim tình cảm, xã hội, dựa trên các tiểu thuyết đang ăn khách của nữ tác giả Quỳnh Dao, như Hải âu phi xứ, Mùa thu là bay với cặp tài tử Chân Trân và Đặng Quang Vinh. Tôi đã được xem các phim này tại rạp Lệ Thanh trong Chợ Lớn. 

Phim Ấn Độ 

Cuốn phim Ấn Độ đầu tiên được chiếu ở Sài Gòn, nếu tôi nhớ không lầm, là tại rạp Thanh Bình, là một phim màu, thuộc thể loại thần thoại. Điều đặc biệt nhứt khiến mọi người đều nhớ về phim Ấn Độ là phần âm nhạc của các phim, với âm điệu réo rắt, nhưng nghe rất nhàm chán vì gần như tất cả bài hát đều nghe giống hệt nhau. Sau đó, trong một thời gian, người Sài Gòn được xem cả một loạt phim xả hội cùng do cặp tài tử Ganeshan và Savitri đóng các vai chánh. Về sau chỉ còn một rạp duy nhứt tiếp tục chiếu phim Ấn Độ là rạp Long Phụng ở cuối đường Gia Long, gần Ngã Sáu Sài Gòn. 

Thay Lời Kết 

Xem xi-nê là một thú giải trí rất được ưa chuộng của gần như tất cả các tầng lớp người Sài Gòn trước 1975. Không phải như hiện nay với máy vi-tính và với kỹ thuật video, thời đó muốn xem phim mọi người phải đi đến các rạp xi-nê ở rải rác khắp thành phố, từ vùng Đakao – Tân Định, Bà Chiểu – Gia Định, ra đến trung tâm Sài Gòn, Chợ Cũ, và vào tận cả trong khu người Hoa ở Chợ Lớn. Phần lớn các rạp xi-nê đều chiếu theo xuất, chỉ có một số chiếu thường trực suốt ngày. Phim trình chiếu thì có đủ tất cả các thể loại: tình cảm, xã hội, lịch sử, cao bồi, trinh thám, gián điệp, vv. Phần lớn là phim Mỹ với chuyển âm tiếng Pháp, hay phụ đề tiếng Việt. Trong giai đoạn này, phần lớn các phim Mỹ đều có cốt truyện rất hay, với kỹ thuật sản xuất (dàn dựng, màu sắc, âm thanh, ráp nối phim, vv) có chất lượng cao và các nam nữ tài tử đều diễn xuất thật xuất sắc. 

Ghi Chú: 

1. Trần Đăng Chí. Rạp xi-nê Sài Gòn trước 1975,tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:http://trandangchi.blogspot.com/2007/11/rap-xi-n-sai-gon-trc-1975.html Trong số khá nhiều tài liệu trực tuyến trên Internet về các rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975, tài liệu này có thể được xem là đầy đủ nhứt. 

2. Bùi Thanh Kiên. Phương ngữ Nam Bộ: ghi chép & chú giải. Tập 1: A – K. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2015. Tr. 286: Cọp: phó từ, tiếng lóng: khỏi phải trả tiền, thí dụ: coi hát cọp, hút thuốc cọp. 

3. Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://www.cochinchine-saigon.com/nho-ve-rap-xi-ne-rex-rap-toi-tan-nhat-dong-nam-a-truoc-1975/

4. Waterloo Bridge (1940 film), tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/Waterloo_Bridge_(1940_film)#Reception

5. On the Waterfront, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/On_the_Waterfront

6. High Noon, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/High_Noon

7. Gone with the Wind (film), tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/Gone_with_the_Wind_(film)

8. The Guns of Navarone (film), tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:https://en.wikipedia.org/wiki/The_Guns_of_Navarone_(film)

 

    Quỳnh Nga sưu tầm và tổng hợp    
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %27 %093 %2019 %21:%07
back to top