Chim Cedar Waxwing
Chim Cedar Waxwings - YOUTUBE
Chim Cedar Waxwing Huỳnh Văn Ba - Exryu USA (*) Từ đầu Xuân năm nay nhờ cái duyên làm quen với thế giới chim qua hội "Audubon" (1) tôi đã biết khá nhiều về giới "điểu", ngay cả lời ca và tiếng nói của "họ". Khi biết thêm thứ tiếng mới nầy rồi thì có khác gì như biết thêm một sinh ngữ. Cho nên lúc đi hiking tôi thường lắng tai nghe tiếng chim kêu để đoán xem ai đó đang gọi mình(?).
Ohio có nhiều loài chim đẹp nhất là vào mùa Xuân khi chim đi tránh lạnh trở về xứ củ để xây lại tổ ấm. Họ thường về đúng lúc vào ngày lễ Mẹ (Mother’s day) (2) để được muôn ngàn người ra đón chào.
Từ Xuân cho đến cuối mủa hè nơi chúng tôi ở đi đâu cũng nghe chim kêu gọi với nhau. Nhưng phải hiểu được tiếng chim ta mới khám phá ra sự hiện diện của họ - nào có khác gì qua cái "ngộ" của tri giác ta mới thấy được cái thế giới thực xung quanh mình?
Mùa Thu khi lá bắt đầu đổi màu, đó là lúc nhiều nhóm chim cất cánh bay về miền Nam - trong đó đa số là chim ăn sâu, côn trùng, rồi đến cả ngỗng trời hay thiên nga. Nhưng không phải chim nào cũng bỏ Ohio mà đi khi "Đông chí". Trong những con chim đẹp còn ở lại vào mùa Đông có chim "Cedar waxwing" và chim "Carnidal" (Ohio state bird!).
Chim ăn hạt "Eurasian Honeysuckle"
Chim "cedar waxwing" thích ăn hạt cây cedar (Eastern cedar hay Red Juniper) nên bị gắn cho cái chữ lót "cedar". Phần gần cuối cánh của nó có một chấm màu đỏ như bị niêm phong (sealing) với sáp (wax; thường màu đỏ). Đó là lý do tiếng Anh cho nó cái tên "Wax + wing".
Tên khoa học của chim nầy là Bombycilla cedrorun, nó thuộc họ Bombycellidae thường sống ở vùng Bắc Mỹ và phía Nam Canada. Chim có kích thước khoảng 15-18 cm và nặng tối đa là 30 g. Bên Nhật họ gọi chim nầy là "Himerenjaku" (姫連雀・cơ liên tước, "cơ" có nghĩa là "công chúa", "tước" là "chim sẻ" ) hay "Hirenjaku" (緋連雀・phi liên tước, "phi" là "đỏ" theo Hán Nhật hay "lụa đào" theo Hán Việt).
Cedar waxwing có tính sống chung với nhau đôi lúc đến 100 con. Trong gia đình cedar waxwing có một loài hơi to con tên là "Bohemian Waxwing" (Bombycilla garrulus) - tiếng Nhật gọi là "Kirenjaku" (黄連雀・hoàng liên tước, "hoàng hay huỳnh" có nghĩa là "màu vàng"). Người Trung Hoa thích nuôi chim nầy và gọi là chim "Thái Bình" (太平鳥). Sự phân biệt giữa 2 loài của gia đình Bombycilla thường không phải dễ. Hai loài chim đôi khi sống chung với nhau như anh em trong cùng một gia đình.
Về tiếng gọi nhau, chim "Cedar waxwing" không dùng tầng số "khoái nhỉ" ví von (!) như chim oanh hay sáo rừng. Chim cedar waxwing gọi nhau bằng "high pitched" của tầng số cao. Người không thính tai hay không "tune" được với âm thanh ở tầng số 8000 Hz hay cao hơn thì sẽ không nghe tiếng chim nầy kêu. Nó thường "xì xào", "ri ri" rất nhẹ nên cần phải tinh luyện lỗ nhĩ mới nhận ra được.
Khi đến lúc cặp bồ, chim trống mái thường đậu kề bên nhau xong rồi cùng trao đổi "quà cưới" qua lại - đó là những cánh hoa, cành nhỏ, con sâu hay hạt. Chim cedar waxwing thích ăn hạt cây, thêm vào đó là sâu bọ khi nuôi con . Đến lúc cuối mùa có hạt, người ta thường thấy chim cedar waxwing đậu thành hàng trên cùng một cành. Rồi một con ở phía đầu rứt hạt xong trao chuyền cho nhau để cùng chia sẻ miếng ăn ngon lúc hiếm hoi. Chim gì "kỳ lạ" sao lại biết hợp tác chẳng khác gì con người.... Chim cedar waxwing rất hiền hòa, sống gần người lúc cần thức ăn và nước uống. Mùa Đông ta thường thấy cả đàn 4-50 con đến ăn hạt berries quanh nhà. Vì ăn cùng thức ăn với chim robin (giống như chim cưỡng) nên thường bị chim sau ăn hiếp xua đuổi.
Chim cedar waxwing thích nghe tiếng nước chảy. Muốn tìm chim nầy ta nên đến gân suối nước nơi có hàng cây berries (như Eurasian Honeysuckle) hay cây cedar... Naruhodo!
* Anh Huỳnh Văn Ba (67, Meisei - Tokyokyouikudai - Todai) không những là một nhiếp ảnh gia trong gia đình Exryu, anh Ba còn là vận động viên về leo núi, xe đạp và nuôi bonsai. Anh Ba và anh Võ Văn Thành (68, Nodai) đã từng dùng xem đạp đi khắp nước Nhật và xuyên lục địa Hoa Kỳ. Qua những lần đi này anh Ba đã có nhiều tác phẩm hình ảnh khắp nơi. Anh H.V. Ba hiện đang làm việc và sinh sống tại Ohio. *********** Duyên dáng loài chim Cedarb Waxwing Chim “Cedar Waxwing” thích ăn hạt cây cedar (Eastern cedar hay Red Juniper) nên bị gắn cho cái chữ lót “cedar”. Tên khoa học của chim nầy là Bombycilla cedrorun, nó thuộc họ Bombycellidae thường sống ở vùng Bắc Mỹ và phía Nam Canada. Chim có kích thước khoảng 15-18 cm và nặng tối đa là 30g.
Chim cedar waxwing rất hiền hòa, sống gần người lúc cần thức ăn và nước uống. Mùa Đông ta thường thấy cả đàn 4-50 con đến ăn hạt berries quanh nhà. Vì ăn cùng thức ăn với chim robin (giống như chim cưỡng) nên thường bị chim sau ăn hiếp xua đuổi.
Khi đến lúc cặp bồ, chim trống mái thường đậu kề bên nhau xong rồi cùng trao đổi “quà cưới” qua lại – đó là những cánh hoa, cành nhỏ, con sâu hay hạt. Chim cedar waxwing thích ăn hạt cây, thêm vào đó là sâu bọ khi nuôi con.
Đến lúc cuối mùa có hạt, người ta thường thấy chim cedar waxwing đậu thành hàng trên cùng một cành. Rồi một con ở phía đầu rứt hạt xong trao chuyền cho nhau để cùng chia sẻ miếng ăn ngon lúc hiếm hoi. Chim gì “kỳ lạ” sao lại biết hợp tác chẳng khác gì con người….
Điều kỳ thú về loài chim hoàng liên tước đẹp kiêu sa hiếm thấy Chim hoàng liên tước là loài chim có kích thước trung bình. Phần đầu có lông mào, màu vàng cam và đen, đuôi cánh lông vàng, trắng, toàn thân chủ yếu màu xám. Ảnh hbw.
Chim hoàng liên tước là loài chim biết hót sống trong các cánh rừng nhiệt đới ở lục địa Á - Âu và khu vực Bắc Mỹ. Ảnh luontoportti.
Chim hoàng liên tước thường sinh sống và sinh sản ở rừng lá kim, gần nơi có nước. Ảnh pbase.
Chim hoàng liên tước trống và mái có hình dáng giống nhau. Cả chim bố và chim mẹ cùng nuôi con. Ảnh blogspot.
Trứng chim sau khi ấp 13 - 1 ngày thì nở. 14 -16 ngày sau thì bay đi. Ảnh wikimedia.
Chim hoàng liên tước có thể bứt các quả mọng bằng mỏ của chúng một cách liên tục không ngừng nghỉ. Ảnh pinimg.
Thậm chí, khối lượng quả mọng chim hoàng liên tước ăn hàng ngày lớn gấp vài ba lần khối lượng của cơ thể chúng. Ảnh album.
Theo_Kiến Thức
|