Điện thoại di động đầu tiên! Có thể bạn chưa biết

Related image

   Điện thoại di động đầu tiên! Có thể bạn chưa biết   

Chiếc Motorola DynaTAC 8000x ra đời với kích thước cồng kềnh 33 x 4,5 x 9 cm và nặng tới 0,8 kg. Thậm chí chính người chế tạo ra nó Tiến sĩ Martin Cooper đã gọi đây là “cục gạch”. Không chỉ vậy, thiết bị còn có giá rất đắt đỏ, tương đương một phần tư trung bình lương cả năm của một người Mỹ thời bấy giờ - nếu tính tại năm 2014 là 9.000 USD. 

Cover photo images: NNQuang đang gọi phone về Virginia, USA trong phòng khách sạn mùa đông ở Nhật Bản. Thời hoàng kim của điện thoại di động ra đời khi mà những chiếc điện thoại có chức năng nghe gọi là niềm mong ước của biết bao nhiêu người... Thì NNQuang cũng là một trong số những người may mắn đầu tiên sở hữu như vậy. Chiếc điện thoại di động (Cell phone) đầu tiên của NNQuang (Motorola DynaTAC 8000x) vào năm 1984 mua cùng ngày khi chiếc điện thoại này bán ra thị trường ti Washington DC, Baltimore, đó là ký ức của một thời khi mà mình gắn bó thân thiết với Cell phone hơn bao giờ hết, nó là cả một kho tàng làm business, giải trí mà mình có thể đem đi bất cứ đâu, sử dụng bất cứ lúc nào khi mình muốn... NNQuang mãn nguyện. 

   TOP 10 Unusual Smartphones for Future   

 Điện thoại di động ra đời khi nào? Ai phát minh ra nó 

Điện thoại di động ra đời khi nào? Ai phát minh ra nó, Có nhiều thắc mắc không biết điện thoại ra đời từ khi nào và ai là người phát minh.

Tiến sĩ Martin Cooper là người đã dành nhiều năm nghiên cứu để phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên. Đó là vào thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 1973. Tính đến nay, đã hơn 40 năm kể từ khi cuộc gọi đầu tiên trên thông qua điện thoại di động được thực hiện.
Martin Cooper – Cha đẻ của điện thoại di động.
Martin Cooper – Cha đẻ của điện thoại di động.
 
Vào một buổi chiều thứ Sáu, Tiến sĩ Cooper đã gây ra không ít sự chú ý trên đường phố New York khi cầm trên tay một thiết bị thô kệch, to và nặng. Đó chính là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới với tên gọi DynaTAC Motorola. Chiếc điện thoại này có khối lượng 2,2 Pound (khoảng 998g) và kích thước lớn gấp khoảng 10 lần một chiếc điện thoại thông thường hiện nay. Cú điện thoại đầu tiên được Cooper thực hiện trước khi lên gác tham dự một cuộc họp báo giới thiệu thiết bị này, người nhận cuộc gọi đầu tiên không ai khác chính là Joel Engel, Giám đốc trung tâm thí nghiệm Bell Labs và là đối thủ lớn nhất của Martin Cooper lúc bấy giờ.
Thông số cơ bản của chiếc DynaTAC Motorola
Motorola DynaTAC - chiếc điện thoại di động đầu tiên:
 
Kích thước (cm): 22,86 x 12,7 x 4,44
Trọng lượng: 1,13kg
Màn hình: không có
Số bo mạch điện: 30
Thời lượng thoại: 35 phút
Thời lượng pin: 10 tiếng
Tính năng: Nói, nghe, quay số.
 
Motorola DynaTAC về sau được bán với giá lên tới 3.995 USD, một con số rất lớn mà ngay cả ở thời điểm này, rất hiếm có chiếc điện thoại di động nào có giá bán cao tới như vậy.
DynaTAC có giá bán tới 3.500 USD.
DynaTAC có giá bán tới 3.995 USD.
 
Trên thực tế, cần phân biệt rõ 2 khái niệm điện thoại và điện thoại di động. Tiến sĩ Cooper chỉ là người đầu tiên phát minh ra điện thoại và cũng là người thực hiện cuộc gọi không dây đầu tiên. Nhưng trước đó điện thoại bàn có dây đã được ra đời bởi hãng Bell Labs vào ngày 10 tháng 3 năm 1876. Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên chính là Alexander Graham Bell.
Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi : “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc.
Carry Phone trông như một chiếc Va-li.
Carry Phone trông như một chiếc Va-li.
 
Trước khi DynaTAC ra đời, Bell cũng đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới dành cho điện thoại “có tính di động” khi ra đời chiếc Carry Phone vào năm 1967. Tuy nhiên nguyên mẫu của chiếc điện thoại này nặng tới 4,5kg và to không khác gì một chiếc va-li. Carry Phone hầu như không được sự dụng rộng rãi bởi người dùng lúc nào cũng phải “kè kè” một chiếc hộp sắt to và nặng, thiết bị này lúc đó không được coi là điện thoại di động.

Chặng đường hơn 40 năm phát triển của điện thoại di động

Trải qua hơn 40 năm phát triển, điện thoại thông minh đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng và đặc biệt lớn mạnh trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Điện thoại với bàn phím 3x4 của Nokia phát triển rực rỡ nhất từ khoảng năm 2003, dấu ấn đậm nét nhất phải kể đến chiếc Nokia 1100 với hơn 250 triệu chiếc được bán ra, và hiện vẫn đang nắm giữ vị trí số 1 thế giới về doanh số bán hàng.
Những “siêu phẩm” hiện nay được bắt nguồn từ một thiết bị “cục gạch”
Những “siêu phẩm” hiện nay được bắt nguồn từ một thiết bị “cục gạch”
 
Trong khoảng 5 - 7 năm trở lại đây, điện thoại thông minh (smartphone) phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt, từ một vài model sử dụng màn hình cảm ứng điện trở của những hãng như Samsung, Motorola hay Nokia, đến nay người dùng liên tiếp được chứng kiến sự ra đời của các siêu phẩm với công nghệ vượt trội theo từng năm. Những chiếc Samsung Galaxy S5LG G3 hay iPhone 5s hiện đang là một trong số những model điện thoại thông minh cao cấp nhất trên thị trường nhưng gần như ngay lập tức, những model mới hơn, cao cấp hơn được các công ty giới thiệu chỉ sau đó vài tháng. Ít người có thể tưởng tượng được, tất cả những điều này đều đến từ một thiết bị thô kệch, xấu xí và nặng trình trịch như chiếc DynaTAC kia.

 Có thể bạn chưa biết: Đây là Cuộc gọi đầu tiên từ điện thoại di động! 

Cooper

Martin Cooper đứng trước khách sạn Hilton trên đại lộ Sixth Avenue. Ông nhập vào một số chín chữ số, sau đó chờ cho điện thoại cách đó 30 dặm ở Murray Hill, NJ đổ chuông. Đó là ngày 3 tháng 4 năm 1973, kỹ sư của Motorola và những đồng nghiệp của ông đã dành 5 tháng để chế tạo một chiếc điện thoại di động cầm tay.

Bốn mươi năm sau cái thời khắc mà chiếc điện thoại di dộng đầu tiên ra đời, thiết bị này đã thay đổi lịch sử công nghệ thế giới: số lượng điện thoại di động trên thế giới còn nhiều hơn cả con người.
Vào thời điểm đó, Cooper và các đồng nghiệp của ông ấy rất lo lắng: "Chúng tôi ở đây để làm những điều tạo nên một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, điều đầu tiên tôi nghĩ đến lúc đó là: Điều này có hiệu quả không?", Cooper nói.
Motorola
“Cuộc gọi đầu tiên được kết nối, và Joel Engel là người trả lời đường dây. Engel là thủ lĩnh phe đối thủ tại Bell Labs (sau này là một phần của AT & T) cũng đang làm việc cật lực để phát triển các thiết bị di động. Tôi nói: “Chào Joel, tôi là Marty Cooper”. Và anh ấy nói: “Chào, Marty”. Tôi đáp lại: “Tôi đang gọi cho anh bằng điện thoại di động đó, là chiếc điện thoại di động thực sự, là một chiếc điện thoại cầm tay". Có một sự im lặng, tôi nghĩ anh ấy đang khóc".
 
Cuộc chạy đua vũ trang bắt đầu vào năm 1947 khi kỹ sư Bell Labs, Doug Ring, đã viết một bản ghi nhớ nội bộ phác hoạ tầm nhìn của ông về một mạng lưới, ở đó điện thoại không cần gắn vào tường. Trong những năm tiếp theo, các kỹ sư của AT & T ưu tiên cho việc phát triển điện thoại di động; các phiên bản đầu tiên nặng khoảng 30 pound với một trụ phát sóng điện thoại gần đó để làm việc.
AT&T
Theo Cooper, Motorola đã làm việc trên các công cụ thiết thực hơn, họ đã lấy cảm hứng từ một yêu cầu của giám sát viên cảnh sát Chicago. Các nhân viên cần nói chuyện với nhau ngay cả sau khi họ rời xe tuần tra: "Chúng tôi nghĩ rằng tầm nhìn của chúng tôi là đúng, đó là một ngày nào đó tất cả mọi người sẽ đi bộ và mang theo điện thoại", Cooper nói.
Motorola
Hai công ty đã chiến đấu nó trong suốt những năm 1970, và sự cạnh tranh này đã dẫn đến sự ra đời của những phát minh mới. Nguyên mẫu của Cooper có pin lớn hơn năm lần so với điện thoại di động hiện đại. Điện thoại ngày càng trở nên gọn hơn, và sau đó nó được trang bị cả màn hình. Nhưng các quy định đã không theo kịp với những tiến bộ trong phần cứng. Ủy ban Truyền thông Liên bang đã không cho phép các điện thoại cầm tay đầu tiên được tiếp thị mãi cho đến năm 1983.
 
Sự chậm trễ quan liêu đã giúp cải tiến sản phẩm. "Những thiết bị đầu tiên được làm hoàn toàn bằng tay cùng với bộ máy hàng ngàn kỹ sư. Chúng tôi có thể giữ nó hoạt động trong một giờ", Cooper nói, "Lí do chúng tôi chọn thiết kế điện thoại "cục gạch" là vì nó đơn giản, chúng tôi đã làm gì phức tạp thì chắc chắn nó sẽ phá vỡ mọi giới hạn, chúng tôi sẽ chứng minh điều đó".
Cooper
Theo ông Rudy Krolopp, giám đốc thiết kế công nghiệp của Motorola, trong khoảng thời gian đó, Motorola đã chi 100 triệu USD để tạo ra một chiếc điện thoại tân tiến hơn để thương mại hóa. Motorola DynaTAC 8000x cao 9 inch, có 30 bảng mạch và có thể lưu trữ 30 số. Sau khi sạc 10 tiếng đồng hồ, nó có thể duy trì 35 phút đàm thoại. Giá lúc đó là 3.999 USD; phí thực hiện cuộc gọi là 50 xu/phút. 
Motorola DynaTAC 8000x
Công nghệ sản xuất điện thoại di động tiếp tục phát triển qua nhiều năm. Các mẫu điện thoại ngày càng nhỏ gọn và giá cả cũng giảm xuống.
Cooper cho biết: "Từ lúc nghĩ đến việc sử dụng một số công nghệ phức tạp cho đến khi sản xuất ra nó là 20 năm, và mất thêm 20 năm nữa để sản phẩm này được tiếp thị và bán rộng rãi đến người dùng". Có lẽ điều đó giải thích tại sao thế giới lại hơi chậm chạp để hiểu được tầm quan trọng của cú điện thoại của Cooper. 
Motorola
Theo trang New York Post dẫn lại, Cooper là người nhập cư Nga, ông kiếm sống từ công việc của một nhân viên bán hàng và sau đó, Cooper khiến cái tên của mình là điều không thể quên khi nhắc đến điện thoại di dộng. Anh kết hôn với một thần đồng điện tử không dây, Arlene Harris. Họ đã cùng nhau thành lập và bán các công ty, bao gồm Jitterbug, hãng sản xuất những chiếc điện thoại có màn hình lớn dành cho người cao niên.
 
"Điều tôi tự hào nhất là ở Châu Phi, LHQ đã làm một nghiên cứu, và một tỷ người trong 20 năm qua đã thoát khỏi nghèo đói chủ yếu là do điện thoại di động ", ông nói: "Đó là tác động xã hội."
Motorola
Cooper ủng hộ việc giảm chi phí cho điện thoại di động và mở rộng phạm vi phủ sóng không dây đến các khu vực kém phát triển: "Chúng ta nên tập trung vào làm thế nào để làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn, đó là mục đích của công nghệ."
 
Những chia sẻ của Martin Cooper đã giúp chúng ta biết được những điều thú vị đằng sau lịch sử của những chiếc điện thoại di dộng. “Tôi đã làm ra chiếc điện thoại di động đầu tiên, và sẽ chưa dừng lại ở đây” - Cooper quả quyết.

  Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới  

Image result for Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời cách đây 30 năm

Đúng 40 năm trước, cuộc gọi đầu tiên trên điện thoại di động đã được thực hiện đồng thời khai sinh ra loại phụ kiện mà sau này trở nên cực kì phổ biến và phát triển nhanh chóng mặt.40 năm trước, vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, thế giới đã ghi nhận thời khắc lịch sử khi cuộc trò chuyện thông qua điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được thực hiện.

Người nắm giữ khoảnh khắc này chính là một kĩ sư đến từ công ty Motorola có tên Marty Cooper. Từ thị trấn Mahattan, ông đã gọi Joel Engel – người đứng đầu phòng nghiên cứu Bell Labs, một trong những đối thủ lớn của Motorola lúc bấy giờ - với nội dung: “Joel này, Marty đây. Tôi đang gọi cho ông từ một chiếc điện thoại di động cầm tay thực sự.”
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 1
Với cuộc gọi này, Marty đã khẳng định với đối thủ Motorola chính là công ty đầu tiên mang thiết bị điện thoại di động đến thế giới với tên gọi Motorola DynaTAC 8000x.
Nhân kỉ niệm chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới bước sang tuổi 40, hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những hình ảnh của chiếc Motorola DynaTAC 8000x, thiết bị đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp di động phát triển rực rỡ của hôm nay.
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 2
Motorola DynaTAC 8000x đời đầu có trọng lượng lên tới 1,13 kilogam.
 
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 3
Thiết bị này có thời lượng pin cho phép đàm thoại liên tục trong khoảng 20 phút cùng thời gian sạc đầy pin lên tới 10 giờ.
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 4
Được giới thiệu năm 1973, tuy nhiên, phải mất đến 10 năm sau, Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ FCC mới cấp phép cho thiết bị này được bán trên thị trường. Ban đầu, nó có giá lên tới 3995 USD (khoảng gần 84 triệu đồng VN).
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 5
Trọn bộ gói thiết bị khi tung ra thị trường bao gồm điện thoại, pin trọng lượng nhẹ, sạc pin và một cuốn sách hướng dẫn sử dụng.
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 6
Motorola DynaTAC 8000x có 3 phiên bản màu.
Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới 7
Thiết bị này chính là bước đà đầu tiên khai sinh ra những sản phẩm nhỏ,gọn và tiện lợi của hôm nay.
Nhắc đến sự ra đời của Motorola DynaTAC 8000x, Ruby Krolopp, một trong những thành viên của đội thiết kế, nhớ lại: "Lúc bấy giờ, ý tưởng tung ra một thiết bị điện thoại cầm tay là một điều gì đó mang tính cách mạng và đó là một khoảng thời gian tuyệt vời ở Motorola khi chúng tôi chính là những người đi tiên phong, còn nhớ một ngày tháng 12 năm 1972, Marty nói với tôi: Chúng ta cần xây dựng một chiếc điện thoại di động! và tôi đáp lại sửng sốt: Điện thoại di động là cái quái gì vậy?"
Và kỉ nguyên thiết bị di động đã bắt đầu như thế
Điện thoại di động đầu tiên của các thương hiệu
Ngày 13/3/1984, Mototorola bắt đầu bán ra điện thoại DynaTAC 8000x với giá 3.995 USD. Đây được coi là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới và thiết bị được nghiên cứu từ năm 1974. Với kiểu dáng "cục gạch", sản phẩm tiếp tục được Motorola cải tiến và bán dưới thương hiệu DynaTAC đến năm 1994.

Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời cách đây 35 năm

Ngày 13/3/1984, Mototorola bắt đầu bán ra điện thoại DynaTAC 8000x với giá 3.995 USD. Đây được coi là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới và đến nay nó đã tròn 35 năm tuổi.
 
 
Ý tưởng đầu tiên về điện thoại di động xuất phát từ phòng thí nghiệm Bell Labs vào năm 1947. Đội ngũ kỹ sư của Motorola đã nghiên cứu và thử nghiệm thiết bị di động từ năm 1968 và đến năm 1983, hãng đã trình sản phẩm lên Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) để phê duyệt. Chiếc Motorola DynaTAC 8000x ra đời với kích thước cồng kềnh 33 x 4,5 x 9 cm và nặng tới 0,8 kg. Thậm chí chính người chế tạo ra nó đã gọi đây là “cục gạch”. Không chỉ vậy, thiết bị còn có giá rất đắt đỏ, tương đương một phần tư trung bình lương cả năm của một người Mỹ thời bấy giờ - nếu tính tại năm 2014 là 9.000 USD. 
motorola-dynatac-8000x-9534-1394770051.j
Motorola DynaTAC 8000x tại CES 2007. Ảnh: Mashable.
 
Cùng với việc nghiên cứu điện thoại di động, các nhà mạng cũng cần tìm giải pháp thu phát sóng cho những thiết bị này. Tháng 12/1947, nhà nghiên cứu Douglas H. Ring thuộc AT&T đã đưa ra ý tưởng về mạng di động như một tổ ong với các anten liền kề. Trong suốt thời gian đó đến năm 1983, khả năng di động tốt nhất của điện thoại là đặt trong xe hơi thông qua bộ thu phát để giao tiếp với anten duy nhất trong thành phố. Hạn chế của mạng này là băng tần thấp và số lượng thuê bao phục vụ ít.
Vào giữa những năm 1960, hai kỹ sư của AT&T là Joel Engel và Richard Frenkiel đã hoàn thiện công nghệ mạng di động cho phép tái sử dụng tần số và hạn chế mất liên lạc khi di chuyển giữa các ô phủ sóng (cell). Bước tiến này giúp tăng số lượng thuê bao phục vụ cũng như hình thành nền tảng cho mạng di động hiện nay.
dynatac-promo-5910-1394770051.jpg
Thực hiện cuộc gọi trên mạng di động. Ảnh: Motorola.
 
Sau khi mạng di động hoàn toàn khả thi, nhà mạng AT&T đã được FCC cho phép độc quyền hệ thống mạng di động mới và điều này là bất lợi cho Motorola. Sau những nỗ lực, gần 10 năm sau FCC đã cấp phép cho Motorola xây dựng hệ thống di động của mình.
Dịch vụ di động đầu tiên tại Mỹ do Ameritech khởi xướng và thương mại hóa vào cuối năm 1983. Tại thời điểm đó, phí thuê bao hàng tháng là 50 USD và cước cuộc gọi là 40 cent một phút vào giờ cao điểm (9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) và 24 cent ngoài giờ cao điểm. Hai tháng sau, Motorola ra mắt mạng DynaTAC tại Washington và Baltimore.
moto-dynatac-ads-4669-1394770051.jpg
Quảng cáo của Motorola DynaTAC 8000x. Ảnh: Motorola.
 
Vào năm 1984, một điện thoại được gắn kèm trong xe hơi có giá khoảng 2.500 USD, rẻ hơn nhiều so với mức giá gần 4.000 USD của Motorola DynaTAC 8000x. “Chúng tôi nghĩ rằng doanh số bán hàng (của DynaTAC 8000x) sẽ khá khiêm tốn”, Paul Gudonis, tiếp thị bán hàng của VP Ameritech nhận định. Tuy nhiên Ameritech đã bán được hơn 1.000 chiếc DynaTAC 8000x trong năm đầu triển khai, một con số vượt ngoài mong đợi.
 
Thành công của Motorola DynaTAC 8000x cho thấy tiềm năng của điện thoại di động là vô cùng lớn. Và sự bùng nổ của smartphone cũng như các thiết bị di dộng cầm tay khác ở thời điểm hiện tại là minh chứng rõ rệt nhất cho nhận định này. 
 
Related image

 Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 

Năm tới, thị trường smartphone sẽ còn sôi động hơn nữa với hàng loạt các sản phẩm mới cao cấp hơn, giá bán cao hơn.
 

Samsung Galaxy S10 + Samsung Galaxy Note 9

 
Hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh đều thiết lập chu kỳ nâng cấp cho mỗi năm. Trong năm 2019 tới đây, chắc chắn trào lưu “tai thỏ” sẽ phát triển lên một tầm cao mới, mang tới trải nghiệm toàn màn hình. Một số hãng sẽ mang tới thiết kế toàn màn hình trong khi số khác sẽ sử dụng cơ chế trượt thông minh. Thêm vào đó, chúng cũng sẽ được cải tiến hiệu suất, camera và nhiều tính năng khác.
 
  Dưới đây là những chiếc điện thoại được mong đợi nhất trong năm 2019:  
 
1. Loạt Galaxy S10
Dự kiến ra mắt: Tháng 02 - 04/2019
Trong năm tới, có thể Samsung sẽ công bố tới ba mẫu Galaxy S10 mới, tất cả chúng đều sẽ được cung cấp sức mạnh bởi chip xử lý công nghệ 7nm mới nhất, tất nhiên hiệu suất sẽ nhanh hơn nhiều so với loạt smartphone Android 2018.
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 1
Concept Galaxy S10 và Galaxy S10+ (trái).
 
• Galaxy S10 giá phải chăng (Galaxy S10 Lite), tên mã “beyond 0”: màn hình phẳng cỡ 5,8 inch; cảm biến vân tay ở cạnh; camera trước và sau đơn
• Galaxy S10 bản chuẩn, tên mã “Beyond 1”: Màn hình Infinity cong cỡ 6,1 inch; cảm biến vân tay trong màn hình; camera selfie đơn; camera sau kép (một ống kính thường, một ống kính tele)
 
• Galaxy S10+, tên mã “Beyond 2”: Màn hình Infinity cong cỡ 6,44 inch; camera trước kép, camera sau 3 ống kính (một ống kính thường, một ống kính tele, một ống kính độ sâu)
2. Samsung Flex
Dự kiến ra mắt: Nửa đầu năm 2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 2
Smartphone có màn hình gập lại của Samsung sẽ được tung ra vào năm tới.
 
Mới đây, Samsung đã giới thiệu chiếc smartphone có màn hình gập lại của mình có tên Galaxy Flex tại Hội nghị các nhà phát triển. Đây được xem là thiết bị mang tính cách mạng của hãng. Mặc dù có thiết kế dày hơn so với điện thoại thông minh hiện nay nhưng mỗi màn hình vẫn có hình chữ nhật, khi mở ra dễ dàng trở thành chiếc tablet tiện dụng.
 
3. LG G8 ThinQ
Dự kiến ra mắt: Tháng 02 - 04/2019
 
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 3   
 
 
Thiết kế màn hình được cho là của G8 ThinQ.
Hiện tại, thông tin về mẫu điện thoại này vẫn còn khá hiếm hoi. Sản phẩm được kỳ vọng sẽ được cải thiện tuổi thọ pin, có cụm 3 camera như V40 với kết cấu: một ống kính thường, một ống kính tele hỗ trợ chụp chân dung và một ống kính siêu rộng.
 
4. Sony Xperia XZ4
Dự kiến ra mắt: Tháng 02 - 06/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 5
Sony Xperia XZ3 năm nay.
Không giống như những nhà sản xuất khác, Sony thường tung ra thiết bị mới theo chu kỳ 6 tháng một lần. Do đó, Xperia XZ4 được kỳ vọng xuất hiện tại Triển lãm di động toàn cầu MWC 2019 với chip Snapdragon 855 (chip của Qualcomm trên quy trình công nghệ 7nm), camera được cải tiến và điều hướng cử chỉ.
 
5. Nokia 9
Dự kiến ra mắt: Tháng 02 - 03/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 6
Nokia 9 dự kiến có nhiều camera sau.
Hình ảnh concept mới nhất về “siêu phẩm” này có hàng tá camera sau, khiến cho giới công nghệ hết sức tò mò. Rất có thể điện thoại cũng được tích hợp chip xử lý 7nm mới.
 
6. Huawei P30 và P30 Pro
Dự kiến ra mắt: Tháng 03 - 04/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 7
Huawei P20 và P20 Pro năm nay.
Trong năm tới, có vẻ như Huawei P30 và P30 Pro sẽ còn oanh tạc tại nhiều thị trường. Dự kiến, cặp smartphone này sẽ có công nghệ nhận dạng khuôn mặt mới, cảm biến vân tay trong màn hình, chip xử lý Kirin 980 và giữ lối thiết kế mặt lưng chuyển màu.
 
7. OnePlus 7
Dự kiến ra mắt: tháng 06/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 8
OnePlus vẫn luôn là "kẻ hủy diệt" trong thị trường smartphone cao cấp.
OnePlus được xem là nhà sản xuất điện thoại được ưa chuộng của nhiều tín đồ Android vì sở hữu hiệu năng mạnh mẽ, tuổi thọ pin dài và giá bán phải chăng. Trong thế hệ kế tiếp, OnePlus 7 được kỳ vọng sẽ có nhiều nâng cấp về camera.
 
8. BlackBerry Key3
Dự kiến ra mắt: tháng 06/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 9
BlackBerry Key 2.
Chiếc điện thoại với bàn phím vật lý sẽ tiếp tục tồn tại trong năm 2019 tới. Chúng được hy vọng sẽ chạy trên con chip khỏe hơn, camera “chất” hơn và giữ lại các tính năng thú vị của phiên bản tiền nhiệm.
 
9. Samsung Galaxy Note 10
Dự kiến ra mắt: Tháng 08 - 09/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 10
Galaxy Note 9.
Samsung thực sự đã thoát hoàn toàn khỏi bi kịch Galaxy Note 7 và thu được thành công lớn với Galaxy Note 8 và năm nay là Galaxy Note 9 với viên pin dung lượng 4000 mAh. Do đó, giới công nghệ hy vọng Galaxy Note 10 sẽ có sự đột phá hơn nữa về dung lượng pin, hiệu suất nhanh hơn, bút S Pen nhiều công dụng hơn, camera tuyệt vời hơn.
 
10. Moto Z4
Dự kiến ra mắt: Tháng 08 - 09/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 11
Moto Z3.
Đã ba năm kể từ khi Motorola tung bộ phụ kiện tiện ích Moto Mod cho các sản phẩm cao cấp của mình. Trong năm tới, nhiều khả năng loạt Moto Z4 cũng sẽ giống các “đối thủ” của mình, tập trung nhiều vào 3 yếu tố cần thiết của điện thoại thông minh: hiệu suất, camera và tuổi thọ pin.
 
11. Loạt iPhone 2019
Dự kiến ra mắt: Thứ 6, ngày 21/09/2019
Vào mùa thu hàng năm, dường như tất cả các tín đồ công nghệ đều chờ mong sự xuất hiện của loạt iPhone mới. Hiện tại còn quá sớm để dự đoán về dòng iPhone năm sau nhưng chắc chắn, giá bán của chúng sẽ trên mức 1000 USD (tương đương 23,2 triệu đồng).
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 12
iPhone Xs, iPhone Xr và iPhone Xs Max (từ trái sang).
Apple có đội ngũ phát triển phần cứng riêng để sản xuất chip điện thoại nhanh nhất thế giới và các chuyên gia công nghệ hy vọng nó vẫn giữ được vị trí của mình vào năm 2019. Chưa hết, hãng cũng sẽ cho ra mắt chip đồ họa của riêng mình, đi kèm với kính thực tế tăng cường.
 
12. Pixel 4 và Pixel 4 XL
Dự kiến ra mắt: Tháng 10/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 13
Cặp Pixel 3 và Pixel 3 XL.
Tháng 10 hàng năm luôn là thời điểm bận rộn vì có quá nhiều thiết bị mới được “trình làng”. Tuy nhiên, cặp Pixel 4 của Google mới là tâm điểm của sự chú ý. Sở hữu camera có chất lượng tốt nhất, hãng này được kỳ vọng sẽ giữ vững phong độ vào năm tới đi cùng đổi mới về thiết kế.
 
13. OnePlus 7T
Dự kiến ra mắt: Tháng 10/2019
Sau sự xuất hiện của OnePlus 7 chắc chắn sẽ là OnePlus 7T với nhiều cải tiến hơn hẳn.
 
14. LG V50 ThinQ
Dự kiến ra mắt: Tháng 10/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 14
LG V40 ThinQ năm nay.
Chiếc điện thoại quan trọng thứ hai của LG trong năm sau có thể sẽ là LG V50 ThinQ lớn và mạnh mẽ, được xây dựng trên nền tảng mà LG đặt ra với G8. Chúng ta có thể kỳ vọng sản phẩm sẽ được tích hợp cụm 3 camera sau, mang tới trải nghiệm âm nhạc và hình ảnh tuyệt vời.
 
15. Huawei Mate 30 và Mate 30 Pro
Dự kiến ra mắt: Tháng 10/2019
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 15
Mate 20 Pro năm nay với 3 camera sau.
Hiện chưa có bất cứ thông tin gì có liên quan tới cặp Mate kế nhiệm của Huawei. Tuy nhiên, loạt smartphone này thường có nhiều điểm đột phá hơn Galaxy S hay Galaxy Note của Samsung, đặc biệt là về camera.
 
16. Razer Phone 3
Dự kiến ra mắt: Tháng 10/2019
Game di động đang ngày một phát triển và chắc chắn năm nay Razer Phone 3 sẽ tiếp tục được ra lò. Đây là dòng điện thoại đầu tiên sở hữu màn hình có tỷ lệ làm tươi 120 Hz, trở thành thiết bị lý tưởng nhất để chơi game.
Điểm danh loạt smartphone sẽ gây sóng gió năm 2019 - 16
Razer Phone 2.
Nếu muốn trở nên phổ biến, Razer Phone 3 vẫn cần tăng hiệu suất, camera cũng như bổ sung nhiều tính năng và thời lượng pin cần được duy trì dài hơn.
 
12 Upcoming Android Phones of 2019
 
   Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang   


Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %03 %624 %2019 %08:%02
back to top