Nhớ Về Phong Trào Nhạc Trẻ Việt Nam Trước Năm 75

Nhớ về phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam trước năm 1975

Các nhạc sĩ trong phong trào nhạc trẻ. Từ trái, Từ trái, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Trường Kỳ, Kỳ Phát. (Hình: Kỳ Phát cung cấp)
Phong Trào Nhạc Trẻ Việt Nam ra đời và phát triển mạnh trong những thập niên 60-70, do các nhạc sĩ Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang và Kỳ Phát sáng lập.
“Nhạc trẻ bắt nguồn từ nhạc Pháp, do các cô cậu học sinh trường Tây, con nhà giàu, mua các băng và đĩa nhạc đem từ Pháp về, du nhập vào Việt Nam. Lúc mới đầu, họ thành lập ban nhạc chỉ để vui chơi trong trường,” nhạc sĩ Kỳ Phát, chủ nhiệm bán nguyệt san Trẻ, nói với nhật báo Người Việt

Người khởi xướng nhạc trẻ đầu tiên là nhạc sĩ Trường Kỳ, và ông được biết đến như là một vua nhạc trẻ thời bấy giờ.

Blue Stars, ban nhạc nữ đầu tiên tại Việt Nam (1966). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

Trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1974, nhạc sĩ Trường Kỳ tổ chức đại hội nhạc trẻ hàng năm tại trường khi còn theo học trường trung học Taberd ở Sài Gòn.

Những năm sau đó, đại hội nhạc trẻ còn được tổ chức ở rạp Thống Nhất, và tại rạp Quốc Thanh.

“Tôi từng sống trong thời kỳ mà khi ấy, thanh niên rất hoang mang về chiến tranh và trong cuộc sống. Giới trẻ không biết sống chết ngày nào. Họ say đắm và thả hồn vào dòng nhạc kích động để vơi đi những tâm trạng, buồn chán, và lo lắng,” ông Kỳ Phát tâm sự.

Sau cuộc chính biến Tháng 11, 1963, một đại hội nhạc trẻ lần đầu ra mắt ở rạp Đại Kim Đô, mừng ngày Cách Mạng 1 Tháng 11 thành công, quy tụ một số ban nhạc trẻ, như Falcons, Fanatiques, v.v…

Đặc biệt là có hai đại hội nhạc trẻ lớn được tổ chức tại Sài Gòn lúc bấy giờ.

Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

“Thứ nhất là Đại Hội Nhạc Trẻ Hoa Lư được tổ chức năm 1971, với gần 20 ban nhạc quốc tế của Mỹ, Phi Luật Tân và Việt Nam, tại sân vận động Hoa Lư để giúp cô nhi, quả phụ của các chiến sĩ VNCH tham dự trận Hạ Lào, do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và báo Diều Hâu, cùng hợp tác với nhóm nhạc trẻ. Ngòai ra, còn có thêm nhạc sĩ Phạm Duy cộng tác, và dưới sự chủ tọa của Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Văn Thiệu,” ông Kỳ Phát nói.

Đến năm 1972, Đại Hội Nhạc Trẻ Thảo Cầm Viên được tổ chức quy mô, cũng với mục đích từ thiện.

Trước đó, ca sĩ Elvis Phương lập ban nhạc The Rocking Stars (1963). Trường trung học Taberd có ban nhạc Le Frere (1964).

Nhạc sĩ Kỳ Phát cho biết, sau đó, năm 1973, Phong Trào Nhạc Trẻ bắt đầu Việt hóa, có nghĩa là nhạc ngoại quốc có lời Việt, trong đó, việc chuyển ngữ do các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát và Vũ Xuân Hồng đảm trách. Riêng nhạc sĩ Tùng Giang, là người soạn nhạc trẻ bằng tiếng Việt cùng ban nhạc Phượng Hoàng, gồm các nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.

Nhạc sĩ Nam Lộc, người viết nhiều ca khúc ngoại quốc lời Việt trong những năm đó, cho rằng “nhạc trẻ, đơn giản là dành cho người trẻ.”

“Đã gọi là giới trẻ thì khi lớn lên, rất tự nhiên, họ thích gì thì họ làm đó. Họ không bị ảnh hưởng nhiều bên ngoài, nghĩa là dù đất nước bị chinh chiến, có chiến tranh nhưng không phải lúc nào họ cũng bị cô lập trong cái chinh chiến đó mà họ vẫn phát triển ý thích của họ,” nhạc sĩ Nam Lộc nhận xét.

Phong trào nhạc trẻ Việt hóa thịnh hành nhất trong giai đoạn 1973-75.

“Tất cả những sáng tác, và bản dịch nhạc ngoại quốc được nhà phát hành Hiện Đại mua để in thành tuyển tập nhạc mang tên ‘Tình Ca Nhạc Trẻ’,” nhạc sĩ Kỳ Phát nói.

CBC, ban nhạc Rock số 1 ở Việt Nam (1968). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

Ông Thành Nguyễn, chủ nhân nhà phát hành Hiện Đại, 78 tuổi, nay ở Westminster, xác nhận: “Thấy anh em nghệ sĩ khổ quá nên tôi mua in để giúp các anh em, đồng thời cũng để giúp quảng bá các bản nhạc ngoại quốc lời Việt hay phổ thơ Nguyên Sa. Nhất là khi quân đội Mỹ rút về nước, các nơi chơi nhạc, như câu lạc bộ Long Bình, không còn khách như xưa, đời sống nghệ sĩ trở nên chật vật hơn.”

Các ca khúc ngoại quốc lời Việt ra đời, như “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu,” “Chỉ Còn Là Giấc Mơ Qua” do nhạc sĩ Nam Lộc viết lời Việt, và các ca khúc nhạc trẻ khác của Lê Hựu Hà do nhóm Phượng Hoàng trình bày.

“Khi ấy có cả trăm ban nhạc trẻ, như Spot Lights, Shotgun của Ngọc Chánh, CBC, Black Stone, Blue Jets, Enterprises, The Hammer, The Dreamer (của con nhạc sĩ Phạm Duy), Peanuts Co., Crazy Dog, Blue Stars (ban nhạc nữ), Magic Stone…” nhạc sĩ Kỳ Phát kể một hơi.

Song song với sinh hoạt nhạc trẻ, còn có phim ảnh nhạc trẻ, như cuộn băng “Thế Giới Nhạc Trẻ” do nhạc sĩ Jo Marcel thực hiện; “Băng Nhạc Hồng” của nhạc sĩ Trường Kỳ; “Nhạc Trẻ” do Ngọc Chánh và Kỳ Phát thực hiện. Ngòai ra còn có băng nhạc trẻ của nhạc sĩ Tùng Giang và băng “Tình Ca Nhạc Trẻ” của Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện.

“Khi nhiều lính Mỹ còn ở Việt Nam, đường Nguyễn Văn Thoại có nhiều bar mọc lên, tôi là ‘bầu show’ tìm ban nhạc cho họ hằng đêm. Năm 1969-70, anh Jo Marcel hết hợp đồng với vũ trường Queen Bee, đem ban nhạc đến vũ trường Ritz và trao lại cho Trường Kỳ phụ trách chương trình nhạc trẻ chiều Chủ Nhật,” nhạc sĩ Kỳ Phát nói.

“Khi ca sĩ Khánh Ly hợp tác với vũ trường Queen Bee để hát buổi tối thì ban ngày tôi thực hiện chương trình ‘Hippy Go Round’ nhạc trẻ hàng tuần,” ông nói thêm.

Khi qua Mỹ (1989), nhạc sĩ Kỳ Phát ôm mộng ra tờ bán nguyệt san Trẻ Magazine để tiếp tục tổ chức các buổi hội ngộ nhạc trẻ.

“Trong lần tổ chức đầu tiên để kỷ niệm năm thứ hai Trẻ Magazine và cũng để kỷ niệm 30 năm Nhạc trẻ Việt Nam vào ngày 12 tháng 11 năm 1998. Chương trình đã thu hút trên 600 khán giả yêu nhạc cùng hàng trăm nghệ sĩ nhạc trẻ tham dự,” nhạc sĩ Kỳ Phát nói.

“Sau lần tổ chức kỷ niệm 18 năm Trẻ Magazine và “Hội Ngộ 50 năm Nhạc Trẻ Xưa Và Nay,” được nhiều khán giả yêu cầu muốn có một chương trình hội ngộ nhạc trẻ nữa để anh chị em nghệ sĩ và khán giả cùng thời phong trào nhạc trẻ 60-70 có dịp gặp gỡ vui chơi tìm lại một chút kỷ niệm xa xưa… Chúng tôi sẽ tiếp tục một cuộc hội ngộ trong tương lai rất gần,” nhạc sĩ nói.

 

Linh Nguyễn/Người Việt

ông vua nhạc trẻ mội thời của Sài Gòn “Trường Kỳ”

Tùng Giang- Trường Kỳ- Nam Lộc

___________________________________
Chương 1 – Đôi dòng về ông
Trường Kỳ đã sớm mất tình mẫu tử. Ngay trong ngày ngấp nghé ba tháng tuổi, cuộc tình giữa cha mẹ đã đổ vở, Trường Kỳ được đưa về làng Đồng Nghĩa tỉnh Nam Định cho ông bà nội nuôi dưỡng. Sáu năm ấu thơ đi qua, thằng cháu đích tôn, chưa hề dám đuổi một con ruồi, sống trong tình thương yêu của bố, của ông bà nội thật ấm áp, tuyệt vời. Vườn rau, chái hiên, vuông sân, bờ ao, gốc đa… thay nhau rủ rê, dìu dắt cậu đi khắp thôn, khắp làng, đi dần đến những ước mơ chập chờn, chưa định hình trong đầu óc. Cứ thế mà anh lớn lên cho đến ngày được trở về Hà Nội, được đưa vào trường Puginier và ở đây cùng văn hoá Pháp cho đến lớp 11è, năm 1954, song song với các trò chơi sưu tầm tem thư, sưu tập truyện bằng hình mua từ hội quán Coeur Vaillant, Trường Kỳ chơi âm nhạc bằng cách mở radio nghe đều đặn các chương trình Tuyển Lựa Ca Sĩ của đài Phát Thanh Sài Gòn. Âm nhạc từ đó, từng bước đi vào cuộc sống Trường Kỳ. Anh đã được các ông chú, bà cô đưa vào phòng trà Anh Vũ, đến rạp Kim Chung và không bỏ sót những chương trình Đại Nhạc Hội.

Trường Kỳ sớm biết mê những tiếng đàn, tiếng trống của Khánh Băng, Phùng Trọng, ban nhạc The Blue Jean Boys… Cuối cùng, thời kỳ trực tiếp chạm tay vào âm nhạc cũng đến. Trường Kỳ theo học đàn accordéon từ nhạc sĩ Vũ Lung. Với cái đàn khá nặng trước lồng ngực hẹp của thân thể nhỏ con, nhưng Trường Kỳ đã cùng người bạn mới này, lần lượt đi qua các ca khúc Thoi Tơ, Dừng Bước Giang Hồ, Cumparsita, La Paloma, Come Back To Sorrren to, Blue Danube…

Những tên tuổi trong giới nghệ sĩ chưa hề gặp cũng cảm thấy gần gũi hơn, nào là Phạm Duy, Văn Phụng, La Hối, Nguyễn Hiền, Canh Thân, nào là Thái Thanh, Thái Hằng, Mộc Lan, Hà Thanh, Châu Hà, Kim Tước… Giữa giai đoạn chăm chỉ rèn luyện, Trường Kỳ bỗng tình cờ có cơ hội biểu diễn lần đầu tiên trong đời. Bục diễn của anh nằm trong sân trường Lạc Hồng. Khán giả của anh là vô số học sinh cấp tiểu học cùng đầy đủ mẹ cha của họ. Trường Kỳ đã trổ tài cùng với giọng ca Phương Lan, Quốc Thắng, Kim Chi… Cuộc biểu diễn được chính Trường Kỳ cho là non tay, nhưng phần thưởng anh nhận khá lớn, đó là sự quen biết giữa anh và thần đồng Phương Lan, sau mấy lời ngợi khen của cô ca sĩ tí hon này. (Phương Lan tên thật Võ Thị Nhi), từ một cậu bé nhút nhát, thường “cúi gầm mặt khi đối diện với người lạ” thằng “ Kỳ Đen ” rủ thằng “ Kỳ Lùn ” tiến đến những biệt danh “Vua Nhạc Trẻ”, “ Lãnh Tụ Hippy” không phải là những tình cờ ngẫu nhiên. Đó là cả một quá trình sinh hoạt văn nghệ với nhiều bộ môn, thơ, truyện, âm nhạc… rất phong phú của Trường Kỳ.

Ban nhạc Crazy Dogs

Nhưng âm nhạc, tài nghệ tổ chức, lẫn ký giả văn nghệ mới chính là những trọng điểm giúp cho cậu thanh niên không lớn con, không xấu trai này thành danh, Với bản tính hiền hòa, cởi mở, năng động, Trường Kỳ biết cách kết nối thành công những tài năng có chung một một chí hướng, một sự yêu mê nghệ thuật lại với nhau. Trong gần suốt hai thập niên 60, 70 anh cùng một số bạn trong giới nghệ sĩ như Jo Marcel, Tùng Giang, Nam Lộc, vv…đã đứng ra tổ chức thành công nhiều cuộc trình diễn ca nhạc qui mô tại những địa điểm rộng lớn ở thủ đô Sài Gòn. Bước khởi đầu vào sân chơi âm nhạc rộng lớn của Trường Kỳ và các bạn chính thức mở màn trong năm 1964. Thị dân SàiGòn, nhất là lớp trẻ của một thời tự do hẳn khó quên những : Đại Nhạc Hội Nhạc Trẻ Taberd liên tiếp từ năm 64 đến năm 1973 ( trừ năm 68 ),

Thanh Lan và Duy Quang (phải) - hai giọng ca hát nhạc ngoại lời Việt được yêu thích  /// Ảnh: T.L

Ngoài ra còn các chương trình nhạc trẻ hàng tuần “Hippies À Go Go” được tổ chức tại những vũ trường ỏ Sài Gòn từ năm 67 đến 71 như: Chez Jo Marcel, Queen Bee và Ritz”, gia tài ca khúc nhạc trẻ thời bấy giờ tại Việt Nam còn khá nghèo nàn so với sự ra đời thật náo nhiệt của những ban, nhóm chơi nhạc kích động như : ( danh xưng này được đổi thành Nhạc Trẻ do chính Trường Kỳ nêu ra và được dùng từ năm 1965) : Les Fanatiques, Les Vampires, The Teddy Bears, The Daltons, Les Faucons Noirs, Les Tridents, The Rockin’ Stars, The Black Caps, The Hard Stones, Les Penitents , The 46 , The Spotlights , Phượng Hoàng , The Strawberry Four, , The Apple Three , The CatsE2 Trio, The Hammers, The Dreamers, The Crazy Dogs, The Teen Sound , The Peanuts Company , The Enterprise , The New Flintsones Corporation , The Hard Stones , The Fighters, The Starling Show , The Blue Stars , The Free Ones , v / v… Vì lẽ này, Trường Kỳ liền xắn tay áo chuyển ca khúc ngoại quốc thành lời Việt, đồng thời cho phát hành những bộ sưu tậpTình Ca Nhạc Trẻ đánh số từ 1 đến 7 trong khoảng thời gian 1972-1973.

Ban nhạc Top Five

Những ca khúc Trường Kỳ viết lời Việt được in thành từng bản rời phát hành rộng rãi và thu thanh trên các băng nhạc Tình Hồng (thực hiện cùng Nam Lộc 1973), Tình Ca Nhạc Trẻ, Thế Giới Nhạc Trẻ (ca sĩ trình bày gồm: Elvis Phương, Duy Quang, Minh Xuân, Minh Phúc, Thanh Lan, Julie, Thanh Mai, Paolo…) Được đón nhB An nhiều nhất là các bản: Tình Yêu Trong Đời (Sealed With A Kiss), Rồi Mai Đây (Lo Mucho Te Quiero), Thú Yêu Thương (The Godfather), Khi Ta Hai Mươi (All I Have To Do Is Dream), Thương Nhớ Trong Mưa (The Rhythm Of The Rain), Mùa Tình Yêu (Le Temps De L’Amour), Mùa Đông Em Đi (I Started A Joke), Điện Thoại Tới Anh (Téléphone-moi)…

Kể từ Tình Ca Nhạc Trẻ 2, còn có thêm những nhạc phẩm được gọi là Việt Hóa của nhiều nhạc sĩ khác như : Phạm Duy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nam Lộc, Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng, vv…Ngoài ra anh còn viết lời cho một số sáng tác của Tùng Giang như : Biết Đến Thuở Nào, Cuộc Tình Xưa, Ta Hôn Nhau Trong Công Viên, vv…,danh tiếng của Trường Kỳ mỗi ngày một nổi, bởi cùng với âm nhạc, anh biết chen vào lãnh vực báo chí. Nghề làm ký giả, tưởng chỉ đóng vai trò ph=E 1 nhưng chính cái viết lách tùy hứng này đã giúp tên tuổi Trường Kỳ đứng vững đến hôm nay. Cũng như nhiều bạn trẻ sính văn nghệ, Trường Kỳ làm thơ và thành lập thi văn đoàn lấy tên Hội Hoa Cương. Không rõ anh chơi thơ được bao lâu. Bài Xuân Nhớ Em của anh đăng trên nhật báo Ngôn Luận, có thể nói lên được tuổi thọ của thi văn đoàn do anh lập.

Nghề thơ không thành công nhưng nghề viết phóng sự của Trường Kỳ sớm có đất dụng võ. Anh dùng tên Johnny Kỳ cho một số bài phóng sự âm nhạc của mình trên báo Kịch Ảnh từ năm 1964. Bài viết đương nhiên được ông chủ nhiệm Quốc Phong trả nhuận bút hẳn hoi. Về sau Trường Kỳ còn được mời viết ở tuần báo Màn Ảnh, rồi phụ trách trang nhạc trẻ trên nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử. Phóng sự hoặc nhữngbài viết có liên quan đến âm nhạc của Trường Kỳ còn xuất hiện trên nhiều tuần báo, nhật báo tại thủ đô như Tinh Hoa, Chính Luận, Tiền Tuyến… Phóng sự ăn khách của Trường Kỳ lúc bấy giờ có tên “36 Kiểu Cua Đào” đi trên tạp chí Thứ Tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của nhạc trẻ, những trang báo của người khác chủ trương có phần không đủ chỗ cho Trường Kỳ múa bút, nên anh đã bàn với một số bạn chí thân để khai sinh một vùng đất mới, chuyên đề về âm nhạc.

Báo của Trường Kỳ mang tên Nhạc Trẻ, khổ nhỏ như tạp chí, 100 trang, phát hành 300 số. Báo có tòa soạn hẳn hoi trên đường Trương Công Định. Nhưng rất tiếc, tiền rửa hình, tiền đánh máy, tiền đóng gáy, dán bìa… chỉ cho phép Nhạc Trẻ trình diện một lần duy nhất. Trong nghiệp viết của Trường Kỳ, ngoài phóng sự anh còn viết tiểu thuyết. Cuốn Tuổi Choai Choai của anh được Jo Marcel và chính anh cùng Nam Lộc góp tay thực hiện thành phim Vết Chân Hoang, một phim màu scope khá thành công. Trước phim này, Trường Kỳ và Jo Marcel cũng thực hiện được phim Thế Giới Nhạc Trẻ.

Đời sinh hoạt nghệ thuật của Trường Kỳ quả thật sôi động, phong phú, nhờ đó anh tiếp xúc, quen biết với nhiều nhân vật trong nhiều lãnh vực văn học, nghệ thuật, quân sự, chính trị như Mai Thảo, Duyên Anh, Chu Tử, Phạm Duy, Viên Linh, Lê Hoàng Hoa, Phạm Huấn, Đỗ Kiến Nhiễu, Nguyễn Cao Kỳ.. Nhưng tuyệt vời nhất, đây là cơ hội ngàn vàng tạo cho gia tài tình nhân của anh trở nên vô cùng giàu có. Khởi từ tuổi mười ba, Trường Kỳ đã biết cái thú của nhà thơ Nguyễn Bính dù không có hàng dậu mùng tơi nào nơi anh cư ngụ.

Anh cũng sớm nhận ra mùi hương của một thịt da, được cấu tạo có chút khác biệt với phái nam, khi anh được một cô giáo ôm tiễn chân sang trường khác. Tình yêu nằm trong khoảnh khắc dậy thì thật là tuyệt vời. Trường Kỳ đã ghi lại giúp chúng ta những náo nức, rạo rực một thời, rất tinh tế, thành thật, trước năm 1975, Trường Kỳ ngoài việc phát hành nhạc bản, tuyển tập nhạc trẻ, anh còn cho in các tập phóng sự: Mặt Trái Của Nữ Sinh Sài Gòn (1968), 36 Kiểu Cua Đào (1969), Tuổi Choai Choai (phóng sự tiểu thuyết, 1971).Chỉ cần đọc tên sách, chúng ta đã có thể biết nhBng cuốn sách của Trường Kỳ rất ăn khách. Anh đánh hơi thật rõ thị hiếu của lớp trẻ thành phố, đánh những phát trúng ngay mục tiêu. Tuổi nữ sinh là thời kỳ tinh hoa nhất của mọi người thiếu nữ, ở đó còn đủ e lệ, thẹn thùng, còn đủ những ngây thơ dễ thương và cũng có cả những ranh mãnh lẫn những táo bạo khi bắt đầu biết nhớ nhung biết yêu thương, Đó là lúc mọi người thiếu nữ đều xinh đẹp, lộng lẫy.

Năm 2002 tại hải ngoại, Trường Kỳ cho xuất bản tập bút ký ưng ý nhất của anh, cuốn Một Thời Nhạc Trẻ. Sách dày 384 trang bìa mầu được trình bày bởi Lê Phan Lân, một giọng ca tài tử rất được mến mộ tại Montréal. Một Thời Nhạc Trẻ được chia làm 4 chương. Mỗi chương mang m9t tên riêng. Chương 1: Một Thuở Ham Vui. Chương hai: Một Thời Nhạc Trẻ. Chương ba: Những Ngày Tháng Hippy. Chương kết: Một Chốn Bồng Lai.

Danh từ Nhạc Trẻ cũng do chính Trường Kỳ đề nghị đưa ra dùng thay cho tên gọi Nhạc Kích Động, hơi gần với bạo động. Nhạc Trẻ đem lại không khí tươi vui, hoạt náo, năng động. Nhưng với mắt nhìn của xã hội, nhất là trong giai đoạn có máu thịt đổ ra, tan nát từng giây phút tại các mặt trận không xa Sài Gòn bao nhiêu, không thể không có những phê phán. Phong trào nhạc trẻ Sài Gòn, theo tôi , là một hình thức phản chiến cao cấp nhất và đã có kết quả khả quan. Cũng là thủ đô trong thời chiến, nhưng Hà Nội khác hẳn. Cái hơn của miền Nam là tự do. Nhưng những bước chân quá đà của những người thụ hưởng tự do nhiều khi rất tai hại, và tai hại đã xảy ra thật.

 

Sự thất thủ của Sài Gòn một phần do giới lãnh đạo, nhưng quần chúng không thể hoàn toàn phủ nhận sự góp tay gián tiếp của mình. Trường Kỳ một thanh niên yêu âm nhạc, yêu tự do và đương nhiên rất cần thiết hòa bình, anh theo đuổi, thực hiện tận tình nguyện vọng, sở thích của anh đó là một ưu điểm. Nhưng không thể hoàn toàn biện minh cho anh trước những nghi ngờ. chỉ trích của một số nhân vật chính quyền lẫn báo giới. Trong Một Thời Nhạc Trẻ, Trường Kỳ đã nhắc lại đủ những điều này, thật đáng quí. Cũng phải cảm ơn Trường Kỳ cho chúng ta biết tường tận những khởi đầu của những tên tuổi trong làng nhạc Việt Nam, khởi đi từ thập niên 60, 70 như Thanh Lan, Trung Hành, Duy Quang, Ngọc Bích, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Nam Lộc, Tùng Giang .v.v…

Ông vua nhạc trẻ “Trường Kỳ” đã vĩnh viễn ra đi lúc 1 giờ trưa ngày 22 tháng 3 năm 2009 tại thành phố Toronto, Canada. Ký giả Kỳ Phát nhận được tin đầu tiên và kế đó là tôi từ ca sĩ Quốc Anh đang đi lưu diễn tại Canada, Kỳ Phát, và Nam Lộc đều bàng hoàng khi nghe tin. Tôi liền gọi điện thoại về Việt Nam cho anh Tiến Chỉnh (tay bass guitar của ban nhạc Strawberry Four, cũng là người bạn rất thân với Trường Kỳ để nhắn giùm chị Huyền là hiền thê của anh trở về Canada gấp, để lo công việc). Tôi vẫn còn bàng hoàng và thương tiếc người anh thân yêu của tôi mà đã bao lần cùng anh dấn thân vào con đường viết lách, và say mê âm nhạc đến tột độ.
_________________________________

50 năm phong trào nhạc trẻ – Cát Linh
Chương 2 – Phong Trào Hippie nhạc phản chiến theo mô hình Woodstock 1969 và Đại hội nhạc trẻ Hoa Lư & Trường Lasan Taberd.

Vào những năm cuối thập niên 60’s khi văn hóa và nhạc trẻ của Pháp dần lùi về quá khứ thì lúc này đang nổi lên phong trào Hippy của những người Mỹ (Hoa Kỳ) ,khi mô hình này đang dần hòa nhập với thế giới và đương nhiên lúc này đã lan tới giới trẻ Sài Gòn rất nhanh, chắc quý vị đều biết trước biến cố tháng 4/1975, nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng gần như chỉ có ở duy nhứt ở Miền Nam, kể từ sau ngày 30/04/1975, làn sóng nhạc nhẹ tràn ra miền Bắc và dấy nên một trào lưu nhạc nhẹ rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên vốn trước đó chỉ tiếp xúc với những ban nhạc theo kiểu thính phòng hoặc các ban “nhạc nhẹ” đánh theo tổng phổ, năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi người Mỹ đổ quân đến miền Nam thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ, cuối thập niên 1950 – đầu thập niên 1960 là của nhạc Pháp còn từ năm 1967 trở lên có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963 với phong trào lập dị nhưng rất ấn tượng thời đó là “HIPPY”

Cũng từ cái mốc năm 1963 cho đến trước ngày 30/4/1975, Sài Gòn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có hai loại: đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như: Chế Linh, Duy Khánh… Hát nhạc kích động “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Khánh Băng – Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố… mà những ban nhạc rock “tinh tuyền” gọi là rock “dởm”. Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội kích động nhạc, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa – 20 Lý Tự Trọng, quận 1). Đại nhạc hội kích động thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư. Đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ, giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ.

UserPostedImage

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có một sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu – Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, anh đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Avventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v… Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có cả nhà báo Trường Kỳ…,nhưng trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn… đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn, về các ban nhạc trẻ, một trong những ban nhạc gây ấn tượng nhất đó là Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Chane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, amplie Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc, trên sân khấu họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi Trawberry Four là ban nhạc Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).

Nhạc rock đã xuất hiện trong bối cảnh của nhạc trẻ Sài Gòn như trên. Tuy nhiên, lịch sử nhạc rock Sài Gòn có liên hệ mật thiết đến sự có mặt của quân đội Mỹ, những club mọc lên như nấm của người Mỹ tại Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng nhạc rock, nhất là từ năm 1965 khi người Mỹ có mặt thật đông đảo tại “hòn ngọc Viễn Đông” và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ nhất của nhạc trẻ Sài Gòn, và là thời điểm xuất hiện khá nhiều ban nhạc chơi rock Mỹ, khác với trước đó dân chơi nhạc và nghe nhạc vẫn còn yêu chuộng những ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Việt Nam như Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước… và các ca khúc Pháp, tuy nhiên dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội kích động nhạc do”Trường Kỳ-Nam Lộc- Tùng Giang” tổ chức.

UserPostedImage

Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5) vào năm 1963, qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên ,những ban nhạc “thuần” rock như “The Peanuts Company,The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC…” ,trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn, thì hai ban nhạc “The Peanuts Company và CBC được xem là 2 ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy”.

Ca sĩ Elvis Phương thành viên của Rockin’ Stars cho biết: “Ban nhạc thành lập năm 1960 với thành viên: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean jacques Cussy va Nicole. Cuối naăm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane. Ban nhạc The Black Caps ra đời vào cuối năm 1960 với: Thanh Tùng (guitar), Paul Doãn (ca sĩ)… Phong trào nhạc trẻ hình thành trong giới học sinh của trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là trường cấp 3 Lê Quý Đôn), vì vậy hai ban nhạc này đa số là học sinh của Jean Jacques Rousseau chỉ có Nicole là của Marie Curie và Billy Shane là của Taberd”.

Các ban nhạc rock trước giải phóng chủ yếu là cover các bản nhạc rock Mỹ, cũng có một số ca khúc được những “rocker” Việt sáng tác, nhưng chủ yếu là viết lời bằng tiếng Anh để trình diễn trong những club của Mỹ”. Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.

..,qua bài viết này các bạn trẻ biết thêm về Trường Kỳ và tại sao Trường Kỳ được mệnh danh là ông vua Nhạc Trẻ ..Vĩnh Biệt ông vua nhạc trẻ mội thời của Sài Gòn “Trường Kỳ”


RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG
Nam Lộc
(Nhân ngày giỗ bạn tôi)

Khó tìm câu nào thích hợp hơn để diễn tả cuộc đời phiêu bồng của Trường Kỳ bằng tên một ca khúc mà nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã sáng tác, hôm nay tôi xin phép được mượn để dùng làm tựa đề cho bài viết này.

Bìa sách Trường Kỳ - “Một Thời Nhạc Trẻ” Nam Lộc & Trường Kỳ - 1974
Quả đúng như vậy, chàng lãng tử của nhạc trẻ Việt Nam, Trường Kỳ, người thích phiêu du đây đó cho đến cuối cuộc đời, nhưng lại là một người chồng chung thủy, một người cha gương mẫu và một người bạn chí tình.

Kỳ thích sống đời phiêu bạt kể từ khi còn trẻ, cho nên chưa đầy 20 tuổi chàng đã thuyết phục được ông bố nghiêm khắc để dọn ra ở riêng theo tiếng gọi của “ông bầu” Jo Marcel. Kể từ đó chàng tha hồ để tóc dài, hút thuốc lá, hoạt động nhạc trẻ, tổ chức “bùm” và biến đổi từ chàng sinh viên hiền lành để trở thành một ông “Vua Hippy” chính cống “Bà Cả Đọi”!


Sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946 , trong suốt 63 năm cuộc đời có thể nói rằng “ông vua không ngai” của nền nhạc trẻ VN chỉ biết cười chứ chưa bao giờ khóc, kể cả khi người mẹ sinh ra Kỳ bỏ ra đi lúc anh còn quá nhỏ để biết thế nào là oán trách, khổ đau! Trông tướng tá có vẻ “dữ dằn”, nhưng ai quen biết Trường Kỳ cũng đều công nhận Kỳ là người tính nết hiền lành, thật thà, có lẽ vì vậy cho nên anh có rất nhiều bạn thân và hầu như ai cũng quý mến, chiều chuộng Kỳ. Nhiều bạn đến nỗi mà trong tập hồi ký “Một Thời Nhạc Trẻ” gồm tổng cộng 384 trang, thì mãi tới trang số 299 tên của tôi mới được Kỳ nhắc đến, mặc dù tôi là một trong số những người được xem như thân thiết nhất với anh.

Và có một điều ít ai biết được rằng, Kỳ chính là người đã “bẻ lái” và đưa tôi vào một khúc quanh quan trọng của cuộc đời! Thật vậy, mỗi khi có người tò mò hỏi, lý do nào đã đưa đẩy tôi vào con đường văn nghệ, thì tôi vẫn thường “ỡm ờ” trả lời, vì tôi yêu đàn, thích hát và “khoái” được xuất hiện trên sân khấu! Nhưng sự thật không phải như thế. Nguyên nhân chính đó là “ông Trường Kỳ”, và ông ấy cũng là “thủ phạm” đã dúi chiếc microphone vào tay rồi đẩy tôi lên sân khấu giới thiệu chương trình ca nhạc “Hippy À Gogo” một cách bất đắc dĩ hơn 40 năm về trước, và có ngờ đâu nó đã trở thành một ngã rẽ của số phận để rồi sau này tôi khoác cái nghiệp MC cùng cái “mác” nghệ sĩ vào người. Nam Lộc MC Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd - 1973 Nam Lộc MC Video Hollywood Night - 1992 (với nữ ca sĩ Ngọc Lan) Nam Lộc & Leyna Nguyễn MC Asia DVD - 2007

Thật ra cả hai đứa chúng tôi đều đàn rất dở, hát không hay và kém cỏi về nhạc lý, nhưng lòng yêu văn nghệ thì khó ai sánh nổi! Yêu tha thiết và bằng cả sự chân thành. Hai đứa chúng tôi hợp nhau ở điểm đó và trở thành bạn tri kỷ từ hơn 4 thập niên qua, cùng nắm tay nhau đồng lòng phục vụ nghệ thuật một cách đứng đắn, trân trọng và không màng danh lợi. Chúng tôi đã trải qua những đêm thức trắng ngồi bàn bạc để tìm cách phát triển phong trào nhạc trẻ VN một cách mạnh mẽ, có ý nghĩa và hữu dụng. Đưa ra những kế hoạch hoạt động để chống lại sự kỳ thị và vi phạm nhân phẩm của các viên chức công lực ở VN ngày trước đối với giới nhạc trẻ như cắt tóc, rạch ống quần hay bắt giữ trái phép ngoài đường phố v..v... Phản đối xén tóc ngoài đường phố! Giới nhạc trẻ phản đối...! Tổ chức, khuyến khích cũng như kêu gọi các ban nhạc trẻ trình diễn và tham gia một cách vô vụ lợi vào các buổi đại hội nhạc trẻ để gây quỹ yểm trợ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ hoặc giúp đỡ cô nhi, quả phụ tử sĩ VNCH. Phát động phong trào “Việt Hóa Nhạc Trẻ” để kéo giới trẻ về nguồn, để họ biết trân quý và yêu mến tiếng Việt thay vì chỉ nghêu ngao ca những bài hát lời ngoại quốc. Thường xuyên viết những bài xã luận đăng tải trên báo chí đồng thời thực hiện các chương trình truyền thanh, truyền hình để phổ biến cùng chia sẻ với quần chúng cảm nghĩ và tư tưởng của những nghệ sĩ nhạc trẻ thể hiện qua các sáng tác hay phần trình diễn của họ... The Spotlight - Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd The Soul Brothers - Đại Hội Nhạc Trẻ Thảo Cầm Viên The Enterprises - Đại Hội Nhạc Trẻ Tao Đàn Chúng tôi làm những công việc nói trên một cách hăng say và trong tinh thần tự nguyện. Hăng say quá đôi lúc tạo ra sự ngộ nhận và lòng đố kỵ từ một số người vốn ôm đầy mặc cảm trong đời của họ. Chính kinh nghiệm của những ngày còn trẻ đã làm cho tôi trưởng thành và cư xử một cách điềm tĩnh hơn mỗi khi gặp những chuyện tương tự xẩy ra trong cuộc đời.




Tuy nhiên dù đã quen với thái độ và hành động tiêu cực của những thành phần vừa kể, nhưng mỗi lần có chuyện đó xẩy ra thì y như rằng người an ủi, khuyến khích và hỗ trợ tôi đầu tiên vẫn chính là ông bạn cố tri, Trường Kỳ. Có lẽ vì chúng tôi tin tưởng và hiểu nhau một cách sâu đậm. Cảm thông với nỗi buồn hay niềm trăn trở của nhau, có khi còn hơn cả những người thân trong gia đình. Không có một chuyện gì của Kỳ mà tôi không biết và ngược lại tôi không hề dấu Kỳ bất cứ điều gì, dù đó là những chuyện cá nhân, vui cũng như buồn! Trường Kỳ còn được xem như một thành viên trong gia đình, tất cả 10 anh chị em chúng tôi, người nào cũng thân thiết với Kỳ, ngay cả ông bà cụ thân sinh ra chúng tôi cũng thế.

Trước ngày Kỳ mất khoảng vài tháng, như một sự an bài của định mệnh, các anh chị em trong gia đình tôi tự nhiên nẩy ra ý định tổ chức một cuộc họp mặt để tiếp đón Kỳ thật là long trọng và đông đủ mọi người, kể cả một số bạn thân. Đêm đó tôi và Kỳ cùng ngủ lại ở nhà vợ chồng cô em út của chúng tôi. Nhưng có ngờ đâu đó lại chính là buổi tiệc vĩnh biệt người anh, người bạn thân quý nhất của gia đình chúng tôi. Buổi họp mặt cuối cùng với bạn hữu & gia đình Nam Lộc - 2008 Ôn lại thuở thiếu thời lúc vừa quen biết nhau, tôi còn nhớ là vào khoảng Tết Mậu Thân 1968, ngay sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng vào thành phố Sàigòn. Thật ra lúc đó qua những sinh hoạt văn nghệ ở đại học, tôi thường giao du với các anh Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Hữu Đống, Miên Đức Thắng, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Từ Công Phụng, Từ Dung v..v...


Nam Lộc MC Đại Hội Nhạc Trẻ Lasan Taberd - 1973
(BBT lasanmossard.org xin được đính chính tên trường)


Chính tôi là người thành lập ra Quán Gió nằm trên đường Võ Tánh Sàigòn để thay thế cho những buổi trình diễn văn nghệ học đường đã phải ngưng trệ khi Quán Văn bị đóng cửa. Rất đông đảo nghệ sĩ thuộc nhóm du ca hoặc tình ca nhạc Việt vẫn thường trình diễn ở địa điểm mà tôi tổ chức như Lê Uyên & Phương, Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Từ Dung, Từ Công Phụng, Miên Đức Thắng, Đoàn Chính, Bùi Thiện v..v... Và có một điều cũng ít ai biết rằng tôi chính là người đã thực hiện những cuốn băng nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn hay Ca Khúc Da Vàng đầu tiên với tiếng hát Khánh Ly thuở đó.




Tuy bận rộn với các sinh hoạt vừa kể, nhưng tôi vẫn để ý, theo dõi và có cảm tình với nhóm nhạc trẻ của Trường Kỳ, nhất là khi được nghe anh Jo Marcel trình bầy những bản nhạc tiền chiền như Chiều hoặc Mộng Dưới Hoa với lối hòa âm thật trẻ trung và mới lạ của Đức Huy cùng ban nhạc The Strawberry Four. Ái mộ, nhưng tôi lại không quen biết một người nào trong giới nhạc trẻ, dù ngày trước đã từng học chung với Đức Huy và Paolo ở Chu Văn An. Trường Kỳ, Billy Shane, Tiến Chỉnh, Đức Huy & The Spotlights - Da Nang,1967 The Strawberry Four Tôi cảm thấy họ là những người trẻ, có tài nhưng nếu chỉ trình diễn hạn chế quanh quẩn trong các Club của quân đội Mỹ, hay những vũ trường hoặc phòng trà nhỏ ở Sàigòn thì thật là uổng phí tài nghệ và thiệt thòi cho người thưởng ngoạn.

Với niềm tự tin vào năng khiếu tổ chức của mình, đồng thời với tấm lòng vô tư và bất vụ lợi, một ngày đẹp trời tôi quyết đi tìm gặp Trường Kỳ để chia sẻ những cảm nghĩ của mình, cùng đề nghị các dự án hoạt động hầu phát triển sinh hoạt nhạc trẻ trong tương lai. Thoạt tiên Kỳ có vẻ e dè và không tin tưởng lắm, nhưng sau một vài lần đến thăm tôi tại cơ sở hoạt động mới là Hầm Gió (cũng nằm trên đường Võ Tánh), đồng thời tham dự một số những buổi sinh hoạt của các nghệ sĩ đàn anh như Phạm Duy, Tạ Tỵ, Thế Uyên, Hà Huyền Chi v..v.. tại Hầm Gió, thì Kỳ bắt đầu tỏ vẻ “thán phục tài tổ chức” và giao tế của tôi, và cũng từ đó Trường Kỳ đã đưa tôi vào một ngã rẽ đầy ngạc nhiên và thú vị trong cuộc đời! Nam Lộc & Phạm Duy Nam Lộc & Khánh Ly Bắt đầu bằng những buổi Hippy À Gogo mà Kỳ tổ chức hàng tuần ở phòng trà Jo Marcel rồi đến Queen Bee và sau đó là Ritz.


The Spotlight - Đại Hội Nhạc Trẻ Lasan Taberd
(BBT lasanmossard.org xin được đính chính tên trường)


Chủ Nhật nào tôi cũng có mặt để giúp Kỳ, từ ý kiến đến tuyển chọn, tiếp đón, sắp đặt ban nhạc và sau cùng là giới thiệu chương trình một cách “bất đắc dĩ” để tạm thay thế Trường Kỳ trong một buổi chiều bạn ta say túy lúy (có lẽ vì thất tình?)! Nhưng cũng kể từ đó “MC Nam Lộc” ra đời, mà không thể ngờ tôi đã ôm cái nghiệp đó cho đến ngày hôm nay! Và trong số những lần được điều khiển các chương trình quan trọng trong đời, tôi rất hãnh diện kể rằng 3 trong số những lần tôi nhớ mãi đó là làm MC cho đám cưới Trường Kỳ và Thu Huyền ở VN, MC cho đám cưới Tú Uyên (đứa con gái duy nhất của vợ chồng Kỳ) ở Canada và MC đám... tang Trường Kỳ ở thành phố Montréal nơi bạn mình đã chọn làm quê hương thứ hai vào cuối năm 1980 sau khi vượt biển đến Nhật Bản. MC đám cưới Trường Kỳ & Thu Huyền, MC đám cưới Tú Uyên, “MC” tang lễ Trường Kỳ.

 
 

Nhắc đến thời gian đó tôi vẫn ân hận mãi cho đến bây giờ. Qua vai trò và công việc làm, tôi đã giúp hàng trăm ngàn người tỵ nạn đến Mỹ định cư, nhưng lại không bảo trợ được người bạn thân nhất của mình sang sống ở Hoa Kỳ. Mặc dù mỗi khi nhắc đến chuyện này, Kỳ vẫn thường an ủi tôi và nói, lỗi đó ở anh, vì Kỳ muốn đi Canada sớm để bảo lãnh vợ con nên không đủ kiên nhẫn chờ phái đoàn Mỹ xét đơn. Quả thật, Thu Huyền và cháu Bi (Tú Uyên) đã đoàn tụ với Kỳ rất sớm, chỉ trong vòng 2 năm trời gia đình đã tái hợp và họ sống thật hạnh phúc cho đến ngày Kỳ giã từ trần thế. Trường Kỳ dậy Anh ngữ ở Nhật Bản Trường Kỳ đoàn tụ gia đình ở Canada Và dù Kỳ xem tôi như bạn, nhưng Thu Huyền lại đối với tôi như một người em gái. Tôi quen hai chị em Huyền, Hòa trước và chính tôi đã giới thiệu Huyền cho Kỳ. nhân một buổi thu hình chương trình nhạc trẻ do tôi và Kỳ thực hiện trên đài truyền hình số 9. Và có ngờ đâu “phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng”!


Ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên, một người giao thiệp rộng rãi, quen biết rất nhiều bạn gái và đang “cặp” với 3, 4 cô bồ một lúc như ông Vua Nhạc Trẻ kiêm Vua Hippy Trường Kỳ mà bỗng dưng lại quên đi tất cả để ngã vào vòng tay một cô nữ sinh nhu mì, hiền hậu chẳng biết nhẩy đầm hay hát hò nhạc trẻ là cái quái gì! Và Thu Huyền vẫn thường nói với tôi, “đúng là cái số anh nhỉ”! Nhưng đôi lúc có lẽ quá thương nhớ chồng nên tự mâu thuẫn và Huyền nhất định không chịu tin số kiếp của Kỳ lại ngắn ngủi như thế, và cứ trách thầm chồng là nếu anh ấy chịu khó giữ gìn sức khoẻ và đi đâu cũng có em bên cạnh săn sóc thì đâu xẩy ra nông nỗi này! Ý nghĩ đó đủ nói lên tình yêu mãnh liệt của một người vợ dành cho chồng. Trường Kỳ và các bạn gái trong Teenager’s Club Trường Kỳ & Thu Huyền “Phút đầu gặp em ...1973”

Mặc dù ít có dịp gặp, nhưng Thu Huyền và vợ con chúng tôi rất quý mến nhau, luôn theo dõi, thăm hỏi về đời sống và sinh hoạt gia đình hay học vấn của các cháu. Tôi còn nhớ có lần tôi và Kỳ ngồi uống bia, lắng nghe hai bà vợ chia sẻ tâm tình mà bọn tôi cứ muốn bò lăn ra cười với những ý tưởng ngộ nghĩnh mà chúng tôi không bao giờ nghĩ đến, nhất là khi Thu Huyền và Ngọc Lan (vợ tôi) tìm hiểu không biết vì sao mà hai đứa chúng tôi thân nhau: Kỳ thì mập và thấp, tôi thì gầy và cao. Kỳ da ngăm đen, tôi trắng trẻo hơn một chút. Kỳ nhìn rất “hippy choai choai”, còn tôi (theo lời Kỳ) thì dáng vẻ rất “tiền chiến”. Kỳ theo đạo Công Giáo, còn tôi là Phật tử thuần thành, Kỳ ăn nói, đi đứng chậm chạp, tôi nhanh nhẩu và (cũng theo lời TK) “xí xọn” hơn!

Tuy nhiên hai đứa chúng tôi cùng giống nhau một điểm là lấy hai bà vợ hoàn toàn khác biệt với chồng. Thu Huyền chẳng “hippy, yé yé” tí nào.


Còn vợ tôi thì không có một chút máu văn nghệ trong người. Hầu như chẳng bao giờ bà xã tôi có mặt ở những chương trình ca nhạc mà tôi tham dự, tổ chức hoặc làm MC. Nhất là những khi lưu diễn, tôi thường đi có một mình, thậm chí nhiều anh chị em nghệ sĩ tưởng tôi vẫn còn “độc thân vui tính”! Gia đìnhTrường Kỳ & Nam Lộc - Los Angeles, 1994 NamLộc & gia đình TrườngKỳ - Montreal, 2007 “Thằng Mập & Thằng Ốm” với Thái Hiền & Tuyết Dung - 1974 Cũng theo tinh thần và nội dung của cuộc mạn đàm có mầu sắc “tố khổ” giữa hai “phu nhân” TK & NL thì tuy Kỳ và tôi có nhiều điểm khác nhau, nhưng nói về tật xấu thì hoàn toàn giống nhau.


Cả hai “ông” đều thích ăn nhậu, uống bia và hút thuốc lá. Ăn phở thì thích tái gầu, rồi lại còn đòi thêm hành trần, nước béo chưa kể một tô “nước tiết”! Đều đều “đớp hít” chả chìa, rựa mận, lòng lợn, tiết canh... nghe không đã thấy phát bịnh rồi (lời hai bà)! À chưa hết ngoài ra hai thằng còn mang thêm cái tật “dại gái” và không ham tiền nữa chứ. Theo tôi cái tội “dại gái” thì hơi oan chứ cái tật không ham tiền có lẽ đúng! Quả thật như vậy, cả hai đứa chúng tôi tuy không chê tiền, nhưng không bao giờ chịu lụy vì tiền. Không ai có thể mua chuộc hoặc bỏ tiền để bắt chúng tôi làm những điều trái với lương tâm và đạo đức.

Có lẽ vì thế mà cả hai đứa cùng nghèo. Càng nghèo lại càng thương vợ, thương con vì có hai ông bố kiêm hai ông chồng vừa gàn, lại vừa “ham vui”! Nhưng có lẽ nhờ vậy mà “tổ đãi”. Ngày còn ở VN, cũng vì ham vui cho nên Trường Kỳ và tôi thường mượn phòng trà của anh Jo Marcel hay chị Khánh Ly để tổ chức các chương trình nhạc trẻ vào mỗi chiều Thứ Bẩy hoặc Chủ Nhật lấy tên là Hippy À Gogo hay Soul Party, mục đích là để có nơi hò hét, biểu diễn tài nghệ, sau đó là tạo địa điểm hẹn hò cho “nam thanh, nữ tú”! Rồi thì làm phim, vừa viết chuyện, vừa phân cảnh, vừa đạo diễn, vừa ... sản xuất! Nhưng có ngờ đâu với sự hưởng ứng quá đông đảo và nồng nhiệt của giới trẻ, chúng tôi trở thành “đại gia”, tiền bạc rủng rỉnh, mua xe hơi, nhà “trệt”! và tiêu sài thả cửa! Nam Lộc & Trường Kỳ lái “xế hộp”!

Chiếu ra mắt phim Vết Chân Hoang tại rạp Eden Nam Lộc, Đan Thành & Minh Lý đóng phim “Thế Giới Nhạc Trẻ” Nam Lộc, Trường Kỳ và cameraman Ngọc Tùng in action Tuy nhiên vào thời đó và vào tuổi đó chúng tôi đã biết định nghĩa hai chữ Cho và Nhận mà người Mỹ thường gọi là “Give and Take”. Nhận được ân sủng của Thượng Đế, chúng tôi nghĩ đến việc “cho” hay nói đúng hơn là chia sẻ và đóng góp lại cho đời. Từ đó những chương trình đại hội nhạc trẻ ngoài trời được thành hình, lúc thì để gây quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai, khi thì giúp đỡ đồng bào bị hỏa hoạn. Nhưng đa số đều dành cho cây Mùa Xuân Chiến Sĩ và trợ giúp Cô Nhi Quả Phụ Tử Sĩ VNCH.
UserPostedImage

Một trong những yếu tố rất quan trọng mà tôi và Trường Kỳ vẫn hãnh diện cho đến ngày hôm nay là chúng tôi không bao giờ quản trị về tiền bạc, chuyện này để người khác lo. Khi còn ở VN thì do các sĩ quan hành chánh, tài chánh thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phụ trách, sang Hoa Kỳ thì tôi luôn đề nghị, hoặc giao cho Hội Đồng Liên Tôn hay các tổ chức khác như Giới Trẻ Công Giáo, Tổng Hội Sinh Viên, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ hoặc Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh v..v.. đảm nhiệm, vì thế như đã nói ở phần trên, mỗi khi nghe được những lời đồn đãi nhảm nhí hay ác ý thì chúng tôi rất là bình tĩnh và tiên đoán rằng những kẻ phao tin hay người loan tin một cách bậy bạ, cẩu thả, không kiểm chứng, thế nào cũng bị dư luận chê cười, và điều này đến bây giờ vẫn còn rất đúng.

ĐNH Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster Nam Lộc & Dương Nguyệt Ánh - ĐNH gây qũy giúp TPB/VNCH Trao tiền cho Uỷ Ban Xây Dựng Tượng Đài Một trong những điều đặc biệt khó giải thích trong mối liên hệ và tình bạn giữa hai đứa chúng tôi là luôn luôn gọi nhau bằng Ông và Tôi, chứ không dùng chữ Mày, Tao mặc dù tôi vẫn thân mật mày tao chi tớ với hầu hết những người bạn mà Kỳ giới thiệu cho tôi như Tùng Giang, Đức Huy, Tiến Chỉnh, Chu Văn Hải, Trần Đình Thục, Đan Thành, Công Thành, Minh Phúc v..v...

Có lẽ giữa Kỳ và tôi còn ngấm ngầm một thứ tình huynh đệ, hay phảng phất mối liên hệ như anh em trong gia đình. Đôi khi ngẫm nghĩ lại, tôi thấy cũng lạ, khi nói đến phụ nữ thì hai đứa chúng tôi đều cùng một “gout”, đều thích một mẫu người, từ tính nết cho đến vẻ đẹp, ấy vậy mà chưa bao giờ “đụng đào” của nhau. Cô nào Kỳ cặp là của Kỳ, cô nào tôi thích là của tôi, chưa bao giờ trùng hợp, mặc dù nhiều khi chúng tôi gặp gỡ các cô bạn gái cùng một lúc, cùng một hoàn cảnh hay cùng một môi trường, nhưng không! nhất định là “hồn ai nấy giữ”, “đào ai nấy ...ôm”, ngoại trừ một người duy nhất mà chúng tôi vẫn “cặp kè” đi nhậu chung hầu như mỗi ngày khi còn ở VN, đó là nữ nghệ sĩ Tú Trinh. Trường Kỳ, Nam Lộc & Tùng Giang với các bạn gái Nam Lộc & Trường Kỳ tuyển lựa tài tử phim Vết Chân Hoang Nam Lôc với MCs Thùy Dương & Bảo Châu ...


Tuy nhiên, dù giao thiệp, tiếp xúc và sinh hoạt gần gũi với các nghệ sĩ, nhưng Trường Kỳ và tôi chưa bao giờ “date” với một nữ ca sĩ nào, dù các cô đều là những thiếu nữ trẻ đẹp và hấp dẫn. Chúng tôi thường đi lưu diễn chung hoặc gặp gỡ nhiều nghệ sĩ mỗi buổi tối ở các phòng trà ca nhạc, nhưng luôn xem họ như anh chị em trong cùng một gia đình, thân thiết và quý mến nhau. Ngay cả sau khi lập gia đình, Kỳ lại càng gần gũi hơn với các bạn nghệ sĩ không phân biệt tuổi tác. Gần như hầu hết ca sĩ nào đến trình diễn tại Montréal, Canada đều ở lại nhà với Trường Kỳ và Thu Huyền ít nhất là một đêm và nằm ngủ trên chiếc “giường nghệ sĩ” được kê trong căn phòng xinh xắn dành riêng để đón tiếp bạn bè hay khách phương xa đến thăm. Đặc biệt là tất cả mọi người đều ký tên trên thành giường để lưu lại một chút kỷ niệm, từ Ngọc Lan, Sĩ Phú, Billy Shane, Đức Huy, Hà Huyền Chi, cho đến Diễm Liên, Thế Sơn, Lưu Bích, Diệu Hương v..v.., và tôi là một trong số những người khách muộn màng! Vì mãi đến đầu năm 1996 tôi mới có dịp sang thăm tệ xá của bạn mình. Lý do không phải vì tôi lười hoặc không nhớ vợ chồng Kỳ, mà thật sự là vì Kỳ thường qua Mỹ để vừa đi làm việc, vừa thăm viếng anh chị em nghệ sĩ chúng tôi ở HK.

Nam Lộc thăm Trường Kỳ tại Montreal, 1996

 












Chiếc Giường Nghệ Sĩ

Sau chuyến Mỹ du lần đầu tiên năm 1982 trở đi, Kỳ rất thích nước Mỹ, nói đúng hơn là rất thích sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở Mỹ, hoặc nói trắng ra là vì bạn ta rất mê đồ nhậu của người Việt tại Little Sàigòn! cộng thêm yếu tố là có mấy ông bạn rất thân. Mà Kỳ còn có thêm một đặc tính nữa là rất ngại làm phiền người khác, thế nhưng đối với những người bạn thân, hay chiều chuộng và thương mến thì Kỳ “không ngại” làm phiền và vòi vĩnh một cách tối đa! Thích ở đâu thì ở, thích ăn gì thì...đòi, thích chơi cái gì thì...kiếm. Kỳ sắp đặt lịch trình “lưu diễn” một cách rất khéo léo, gọn gàng, tiện nghi cho bạn bè và “tươm tất”...cho mình!

Nguyễn Long, Nam Lộc, Tùng Giang và bạn hữu tiếp đón Trường Kỳ thăm Mỹ Quốc lần đầu tiên - Orange County, 1982

Thực đơn & lịch trình tiếp đón “Vua Nhạc Trẻ”

Phóng sự Trường Kỳ trên tuần báo Chào - 1982

Anh Jo Marcel vẫn thường nói với tôi: Hình như thằng Kỳ nó có số làm “Vua”, bởi vì đi đâu hắn cũng được mọi người tiếp đón một cách nồng hậu và trân trọng! Kỳ có bạn ở khắp nơi trên thế giới, thuộc đủ mọi thành phần và gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, nam cũng như nữ. Mỗi lần Kỳ ghé California thì bạn bè đều đưa ra sẵn một dự trình cùng “thời khoá biểu” thăm viếng của chàng. Hôm nay ở tư gia người nào, mai ngụ tại nhà của ai, mốt sẽ làm gì và đi đâu, ai sẽ đưa, người nào sẽ đón v..v... Chưa hết, sáng Kỳ muốn điểm tâm ở tiệm nào, ăn trưa tại đâu, món gì, còn buổi chiều thì nhậu ở quán nào, dĩ nhiên phải là chỗ nổi tiếng với những món khoái khẩu của “cậu Kỳ”! Kỳ là người rất có “tinh thần ăn uống”, thậm chí có cả Thẻ Hội Viên của Câu Lạc Bộ Ẩm Thực Unesco, mà chúng tôi vẫn gọi đùa là “license ăn & nhậu around the world”. Kỳ sành ăn uống đến nỗi cháu Bi (con gái Kỳ) qua một bài viết cũng đăng trong tuyển tập này diễn tả: Bố cháu nói, trong số 12 con giáp, bố cháu “sơi” hết 11 con, chỉ trừ con Rồng!

“License ăn uống” Câu Lạc Bộ Ẩm Thực Unesco

Tuy bề ngoài trông có vẻ lù đù, chậm chạm, nhưng Kỳ là người rất thông minh, có nhiều sáng kiến và một bộ óc minh mẫn, lanh lợi. Có thể nói nếu không có Trường Kỳ thì không có tờ báo Hồng ở VN ngày trước do Trịnh Quan làm chủ, không có tuần báo Chào ở Mỹ của Tùng Giang hay báo Trẻ của Kỳ Phát ở California hoặc các ấn bản do nhiều người thực hiện tại khắp các tiểu bang HK hiện nay. Không có Trường Kỳ thì không có những buổi Đại Hội Nhạc Trẻ quy tụ hàng chục ngàn người ở VN trước năm 1975 hay sau này tại Hoa Kỳ. Tôi còn nhớ vào mùa hè 1985, cơ quan USCC của chúng tôi đã phải triệu ông Vua Nhạc Trẻ từ Canada sang để tổ chức một buổi ĐHNT tại thành phố Long Beach hầu gây quỹ định cư người tỵ nạn thuở đó. Đây là buổi ĐHNT đầu tiên và cũng được xem là duy nhất tổ chức ở hải ngoại sau 1975, và cũng vì thiếu sự hướng dẫn hoặc tham dự của Trường Kỳ cho nên đến nay vẫn chưa có hay không còn một buổi ĐHNT đúng nghĩa nào nữa. Nhưng bên cạnh đó thì Kỳ đã cố vấn cho rất nhiều chương trình và các tổ chức khác sau này như hội Tết Cộng Đồng, gây quỹ trợ giúp Thương Phế Binh VNCH, hoặc các buổi đại hội tôn giáo, họp mặt giới trẻ v..v...


Đại Hội Nhạc Trẻ Long Beach, California - 1985


Nhưng theo tôi, đóng góp lớn lao và đáng kể nhất của Trường Kỳ chính là những công trình sưu tầm cùng các tác phẩm văn học, nghệ thuật mà anh đã âm thầm và khổ công thực hiện, hoặc qua hình thức tuyển tập, hoặc qua hình ảnh hay các chương trình phát thanh v..v... Tất cả những tài liệu trên có thể được xem như những sử liệu đáng quý để lại cho đời và cho thế hệ trẻ sau này mỗi khi các em muốn tìm hiểu về các sinh hoạt nghệ thuật của thời VNCH trước năm 1975 hay của người Việt tại hải ngoại. Đối với Trường Kỳ khi vui chơi hoặc ăn nhậu thì rất là thả giàn mà anh thường diễn tả là “líp baga”, thế nhưng khi bắt tay vào làm một công việc gì thì chàng vô cùng chăm chỉ và đứng đắn. Chỗ Kỳ ngồi làm việc được trang bị thật chu đáo và ngăn nắp, có đầy đủ “đồ nghề”, từ hệ thống computer đến video, audio equipments, máy chụp ảnh, thu hình, scanner v..v... Nói tóm lại Kỳ có thể ngồi nhà, nhưng vẫn liên lạc được với tất cả mọi người hay bất cứ nơi nào chàng muốn. Cũng chính vì thế mà anh đã liên tục thực hiện được hàng ngàn cuộc phỏng vấn nghệ sĩ VN ở khắp nơi trên thế giới mà khán thính giả yêu nhạc đã được nghe hay đọc trên các chương trình phát thanh VOA, BBC, RFI, hoặc các đài radio hay báo chí địa phương, qua Internet, hay trên các tuyển tập nghệ sĩ do anh thực hiện mà mỗi lần phát hành đều được chiếu cố một cách nồng nhiệt, hầu hết đều đã “sold out”. Hiện có rất nhiều người đề nghị chị Trường Kỳ hay con cháu của anh tái bản các tác phẩm văn nghệ hữu ích và giá trị vừa kể để cho nhiều người có dịp được thưởng thức hoặc giữ làm tài liệu.




Một số tác phẩm Trường Kỳ để lại cho đời


Phòng làm việc
“Phòng nghỉ việc”!

Là người có máu văn nghệ và hoạt động khá đa dạng trong lãnh vực này, vì thế Trường Kỳ có nhiều “chức vụ” và biệt danh được người đời gán cho anh. Nào là “Vua Nhạc Trẻ”, “Vua Hippy”, nào là nhà văn, nhà báo, nào là nhạc sĩ, nào là nhà tổ chức và đôi khi còn được gọi là “ông bầu”! Nhưng có lẽ vai trò đúng nhất, thích hợp nhất mà Trường Kỳ cũng hài lòng nhất và tự xem như nghề chính của mình, đó là danh xưng “Ký Giả Trường Kỳ”. Quả đúng như vậy, mặc dù làm rất nhiều việc liên quan đến sấn khấu, nghệ thuật, văn chương, ca nhạc, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình v..v.., nhưng tất cả đều bắt nguồn từ tài viết lách của anh, từ các bài phỏng vấn, phóng sự tường trình, ký sự, truyện ngắn, truyện dài hay truyện phim v..v.. được ký dưới nhiều bút hiệu khác nhau và được phổ biến một cách rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, kể cả tại VN. Và nếu nhận xét như vậy thì có thể nói Trường Kỳ là một ký giả đã sống đúng nghĩa với câu “Sinh Nghề, Tử Nghiệp”.

Kỳ chính thức bước vào lãnh vực báo chí từ năm 1963, khi mới vừa 17 tuổi bắt đầu bằng một công việc tài tử, phụ trách “Trang Teenager’s” với bút hiệu Johnny Kỳ trên tuần báo Kịch Ảnh rất nổi tiếng thời đó của đạo diễn kiêm chủ nhiệm Quốc Phong. Với sự đáp ứng nồng nhiệt của độc giả nói chung và giới trẻ nói riêng, chẳng bao lâu sau đó vào năm 1964, Kỳ đã được ông Quốc Phong mời cộng tác một cách chính thức và phụ trách tiết mục “Sài Gòn Bão Nhạc” dưới tên Trường Kỳ và được trả tiền nhuận bút đầy đủ như một ký giả chuyên nghiệp. Mỗi khi nhắc đến chuyện này, Kỳ vẫn lấy làm hãnh diện và khoe rằng, các đàn anh “đồng nghiệp”, cùng làm chung một tòa soạn với Kỳ thuở đó đều là những cây cổ thụ của làng văn, làng báo VN như Hoàng Hải Thủy, Mai Thảo, Viên Linh v..v.., mặc dù lúc đó ai cũng biết Kỳ chỉ là một ký giả hạng “tép riu”, nhưng hạng gì thì hạng, anh cũng đã trở thành một ký giả “nhà nghề”. Và đó cũng là cái nghề chính đã nuôi Kỳ cho đến ngày nhắm mắt.

Trường Kỳ bắt đầu nghề cầm bút - Báo Kịch Ảnh, 1964


Chương trình “Nghệ Sĩ & Đời Sống” trên đài VOA

Thật sự Kỳ có thể vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, nếu không vì lương tâm nghề nghiệp. Khởi đi từ ngày Thứ Sáu định mệnh 20 tháng 3, 2009, Kỳ nhận lời bay từ Montréal xuống Toronto để tham dự buổi ca nhạc ra mắt CD của một giọng hát trẻ, rất trẻ nên được gọi là Bé Tường Vi, học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức, trưởng ban Việt Nhi ngày trước, và cũng là người đã đào tạo ra hàng chục ca sĩ tên tuổi của nền âm nhạc VN. Lúc chuẩn bị lên đường thì Kỳ cảm thấy khó chịu trong người và than với vợ là bị chóng mặt và huyết áp xuống thấp, sau đó anh đành phải hủy bỏ chuyến đi. Quyết định này không biết có làm cho Kỳ mang “mặc cảm tội lỗi” hay không, nhưng qua ngày hôm sau, sáng Thứ Bẩy 21 tháng 3, Kỳ nói với vợ là đã thấy bớt mệt và muốn đổi lại vé để bay đến Toronto. Thu Huyền vẫn lo lắng và cản chồng nên ở nhà để chị đưa đi khám bác sĩ. Huyền bảo, lâu lâu mới có một lần phải hủy bỏ chuyến đi làm phóng sự phỏng vấn, chắc không sao đâu, thế nào mọi người cũng thông cảm vì sức khỏe của anh. Kỳ trả lời vợ rằng: Em nói đúng, tuy nhiên nếu đây là buổi ra mắt của một ca sĩ nổi tiếng hoặc một người đã có tên tuổi thì anh sẽ ở nhà, nhưng khổ nỗi đêm nay là lần xuất hiện đầu tiên của cháu Tường Vi, một ca sĩ mới có 12 tuổi và vừa bước vào nghề, vì thế nếu anh không dự để viết bài tường thuật cũng như giới thiệu thì chắc nó buồn và thất vọng lắm! Một câu nói mà tôi nghĩ rằng chỉ có thể phát ra từ trái tim của những nhà báo chuyên nghiệp và có lương tâm.

Nữ Ca sĩ trẻ Tường Vi

Cũng xin nhắc lại một chút ở đây rằng Trường Kỳ bạn tôi là người mang chứng bệnh tiểu đường khá nặng. Mỗi ngày anh phải tự đo mức lượng đường trong cơ thể và tự chích Insulin vào người 3, 4 lần một ngày. Đi đâu cũng phải vác theo hộp “đồ nghề” thuốc thang, kim chích, máy đo v..v...

Và như đã nói ở trên, Kỳ rất ngại làm phiền người không thân, vì thế khi sau khi quyết định bay xuống Toronto và tham dự cũng như ghi nhận chi tiết buổi nhạc hội ra mắt CD của cháu ca sĩ Tường Vi, Kỳ tạm trú ở nhà người “bầu show” trẻ tên là Minh. Sáng hôm sau Chủ Nhật 22 tháng 3, 2009 Kỳ thấy mệt trở lại, ca sĩ Quốc Anh đến đón đi ăn sáng nhưng anh cứ lần lữa mãi. Thấy “ông thầy” có vẻ khó chịu bất thường, mặt tái xanh, vợ chồng người bầu show đề nghị gọi ambulance đưa anh vào bệnh viện, nhưng Kỳ nhất định không chịu và trấn an mọi người rằng không sao đâu, nằm nghỉ một tí là khỏe, nhưng tôi đoán chắc vì Kỳ sợ phiền! Bằng cớ là ngay sau đó, có lẽ không còn chịu nổi nữa, Kỳ bắt đầu ói mửa, chủ nhà phải gọi xe cấp cứu, thậm chí khi xe đến nơi Kỳ vẫn còn ngại ngùng không chịu nằm lên băng ca để họ khiêng đi, mà lại tự động bước ra ambulance, nhưng vừa đến cửa xe thì anh ngã quỵ xuống, nhân viên cứu thương vực Kỳ lên đưa anh ngay vào bệnh viện, nhưng quá trễ, Kỳ đã tắt thở giữa đường. Tôi được Quốc Anh gọi điện thoại “tường trình tại chỗ” mọi diễn biến từng phút, từng giây, vừa nghe, vừa đau lòng, vừa xót thương, lại vừa... tức bạn mình! Điều này đã được Thu Huyền xác nhận lại về sau rằng, nếu!!! Vâng, nếu hôm đó Kỳ đừng quá yêu nghề chịu khó nghỉ ở nhà, hoặc đừng ngần ngại trong việc gọi xe cứu thương từ sớm! Hoặc có vợ đi theo để chăm sóc và theo dõi sức khoẻ thì “chắc chắn hắn còn gặp tụi mình dài dài”, đó chính là lời nhận xét của một số bác sĩ y khoa, đồng thời cũng là bạn thân và biết rất rõ tình trạng bệnh lý của Kỳ.

Âu cũng là sự an bài của số mệnh, và nếu tin vào số mệnh thì có lẽ chúng ta cũng phải tin vào những điềm gở xẩy ra trước ngày Kỳ bỏ cuộc chơi! Nhất là khi Thu Huyền khoe tôi tấm ảnh hai vợ chồng vừa nghịch ngợm chụp cách ngày Kỳ mất chỉ 1 tháng trước đó là cảnh Kỳ đứng ở một sân ga xe lửa (giả vờ) vẫy tay chào từ giã vợ mình, phải chăng như một điều báo trước?


Trường Kỳ & Thu Huyền “vẫy tay, vẫy tay chào nhau...”!

Chưa hết, Thu Huyền kể tiếp, buổi sáng Thứ Bẩy đưa chồng ra phi trường, trước khi lên máy bay, Kỳ còn dặn đi, dặn lại vợ là ngày mai giờ này nhớ đón anh nhé và sau đó trấn an Thu Huyền rằng “có lẽ đây là chuyến đi show ngắn nhất của anh phải không em”! Nhưng không ngờ nó đã trở thành chuyến đi dài nhất trong đời của ông Vua Nhạc Trẻ! Kỳ ra đi thật nhanh và thật bất ngờ, không biết đau đớn là gì. Nhanh đến nỗi ở trên cùng một tờ báo, trang bên phải thì đăng mẩu Phân Ưu do Kỳ đứng tên chia buồn một người quen vừa qua đời. Trang bên trái thì đăng Cáo Phó Trường Kỳ đã mất! Và bất ngờ là bởi vì Kỳ vẫn thường nói với Thu Huyền rằng theo lá số tử vi thì anh phải sống cho đến năm 90 tuổi, cho nên Kỳ bao quản mọi việc trong nhà, còn Huyền thì hoàn toàn dựa vào chồng. Từ cách sử dụng cell phone cho đến Internet, check email, xe cộ, bảo hiểm, thuế má v..v.., Kỳ đều làm hết cho vợ, vì thế sự ra đi của Kỳ đã để lại một sự trống vắng và hụt hẫng lớn lao cho Thu Huyền.

Hôm tang lễ, nghe Thu Huyền vừa thương, vừa khóc, vừa trách chồng mà tôi dù đang buồn não ruột nhưng cũng phải bật cười. Huyền nói, con người anh Kỳ làm cái gì cũng chậm. Ăn cũng chậm, nói cũng chậm, đi cũng chậm, vậy mà tại sao đối với cái chết thì anh lại nhanh hơn ai hết! Người thiếu phụ cô đơn nhiều khi cứ tưởng chồng mình vẫn còn đang rong chơi khắp bốn phương trời chưa trở lại mái nhà xưa, nhưng có ngờ đâu chàng đã hoàn tất xong một đời phiêu lãng, rồi quên cả đường về, như lời ca mà Hoàng Thi Thơ đã viết:

Ta đi lang thang quên ngày tháng, quên trần gian,
quên nhân tình đã quên mình.
Xin một sáng trong mùa đông, trên nệm êm lá vàng úa.
Không còn nhớ, không còn thương, ta nằm im chết bên đường!

Kỳ ơi, tôi nhớ ông!

Nam Lộc

22/03/2010

Kim Phượng st
Truong_Ky_Phat_Loc_Giang
 
 
 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %10 %135 %2018 %22:%08
back to top