Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam?

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam?

********

Các quốc gia đón Tết Nguyên đán được nghỉ bao lâu? - 1

Người dân khắp châu Á đang chào đón Tết Nguyên đán bằng nhiều lễ hội đường phố nhộn nhịp bên cạnh bữa ăn ấm cúng bên gia đình.

Đơn cử, ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải, người dân đang chuẩn bị cho những ngày nghỉ Tết yên tĩnh hơn những năm trước sau khi chính quyền cấm đốt pháo hoa vì lo ngại gây ô nhiễm môi trường cũng như an toàn.

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 1.

Một cửa hàng trang trí Tết ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Ảnh: AP

Theo truyền thống Trung Quốc, pháo hoa và pháo giúp làm quái vật năm cũ "guonian" hoảng sợ và mở ra một năm mới may mắn. Quyết định cấm pháo hoa của chính quyền khiến một số người dân Trung Quốc không hài lòng.

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 2.

Các diễn viên mặc trang phục truyền thống chuẩn bị cho đêm diễn đón giao thừa tại thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc. Ảnh: AAP

Từ trưa 15-2 (giờ địa phương), trung tâm thủ đô Bắc Kinh hoàn toàn yên ắng, không giống như những năm trước khi pháo hoa vang lên cả ngày lẫn đêm trong suốt kỳ nghỉ Tết kéo dài một tuần.

Tết nguyên đán là kỳ nghỉ quan trọng nhất ở Trung Quốc với hàng trăm triệu người về quê ăn Tết bên gia đình, khiến dịp này trở thành đợt di cư hàng năm lớn nhất thế giới.

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 3.

Người dân mua cây quýt tại một khu chợ ở Hồng Kông. Ảnh: AAP

Tại Hồng Kông, chương trình bắn pháo hoa mừng Tết nguyên đán bị huỷ sau vụ tai nạn xe buýt khiến 19 người thiệt mạng hồi tuần trước.

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 4.

Người dân Thái Lan đốt nhang tại chùa Leng Nuei Yee ở thủ đô Bangkok. Ảnh: AAP

Ở Thái Lan, tiết mục múa lân tại khu phố người Hoa thu hút sự chú ý của du khách. Tết Nguyên đán được tổ chức rộng rãi ở Thái Lan, nơi có tới 10 triệu dân gốc Hoa trong tổng số 69 triệu dân trên cả nước

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 5.

Diễn viên múa đang biểu diễn trong chương trình chào mừng năm mới ở Myanmar. Ảnh: AAP

Tại Singapore, lễ hội đường phố được trang trí bằng lồng đèn thủ công, các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc và chợ ẩm thực diễn ra trên một bệ nổi ở sông Singapore.

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 6.

Singapore trang trí rực rỡ đón Tết Nguyên đán. Ảnh: Expat Choice

Hòa chung không khí đón Tết, người dân Malaysia sẽ được thưởng thức màn trình diễn pháo hoa và múa lân trong đêm giao thừa.

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 7.

Một khách hàng đang xem đồ trang trí tại một cửa hàng ở Malaysia. Ảnh: BBxpress

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 8.

Người dân Campuchia xem tiết mục múa lân mừng năm mới hôm 15-2. Ảnh: Xinhua

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 9.

Người dân Campuchia mua heo quay ở thủ đô Phnom Penh trong dịp Tết nguyên đán. Ảnh: Reuters

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 10.

Người dân Indonesia xem chương trình mừng Tết ở thủ đô Jakarta hôm 14-2. Ảnh: Reuters

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 11.

Người dân đi mua sắm trong trung tâm thương mại ở thủ đô Jakarta – Indonesia. Ảnh: Reuter

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 12.

Một cô gái mua sắm đồ trang trí Tết tại TP New York - Mỹ trước thềm năm mới. Ảnh: New York Times

Các nước đón Tết Nguyên đán có khác Việt Nam? - Ảnh 13.

Nhiều người đổ xô đi sắm vật dụng trang trí Tết ở Mỹ hôm 15-2. Ảnh: New York Times.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này

Ngoài Việt Nam, thì ở Châu Á vẫn còn một số quốc gia giữ phong tục đón Tết Âm lịch, như Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, và Trung Quốc. Dù có không ít nét khác biệt do đặc thù văn hóa, song tựu chung, đây vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp để đón chào năm mới bình an và hạnh phúc.

1. Trung Quốc

Nói đến các nước ăn tết âm, có lẽ không thể không nhắc đến Trung Quốc - cái nôi của nền văn hóa Trung Hoa với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc và khó thể bị trộn lẫn bởi bất cứ một nền văn hóa nào khác.

Cũng giống như người Việt Nam, tết cổ truyền là kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong một năm đối với người dân Trung Quốc và thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Mỗi khi đến thời điểm này trong năm, người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc trên khắp đất nước đều sẽ tạm gác lại công việc lại để bắt đầu chuyến "xuân vận" trở về quê hương đoàn tụ bên gia đình.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Do lãnh thổ Trung Quốc vô cùng rộng lớn nên mỗi địa phương lại có truyền thống đón tết khác nhau. Nhưng tựu chung lại, người dân đều sẽ thu dọn, quét tước nhà cửa để xua đi những điều không may của năm cũ, đồng thời trang trí xung quanh bằng các câu đối đỏ, đèn lồng dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Vào đêm 30 tết, người Trung Quốc sẽ quây quần lại với nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên và thưởng thức bữa đại tiệc của gia đình. Đặc biệt, nếu năm con giáp trong lịch của người Trung Quốc là con nào thì người ta sẽ tránh ăn thịt con vật ấy vào đầu năm đó. Đến khi đồng hồ điểm 12h đêm, tất cả các nhà sẽ đồng loạt nổ những tràng pháo hoa để chào mừng một năm mới đã đến. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 2.

Bữa cơm ngày tết. Ảnh minh họa.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó, bánh tổ (một loại bánh được làm từ gạo nếp, đường và một chút gừng tươi) là thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống ở quốc gia này. Mọi người ăn món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Chiếc bánh còn là món quà tặng phổ biến trong dịp đầu năm.

2. Hong Kong, Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Hong Kong có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông lại pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Từ ngày 25 đến 30 Tết âm lịch, người Hong Kong thường có thói quen đi chợ hoa xuân được để mua sắm tết. Ở Hội chợ này không thể thiếu những loại cây quen thuộc được mọi người tin tưởng có thể mang đến những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới như quất, thủy tiên, mẫu đơn, cây đào.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hong Kong tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui đón xem những tiết mục biểu diễn nghệ thuật của các vũ đoàn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Mùng 2 Tết, pháo hoa sẽ được bắn lên tại cảng Victoria và kéo dài 20 phút. Đây luôn xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới. Người xứ cảng thơm cũng có thói quen đi chùa cầu may và chơi đua ngựa như một cách thử vận may của bản thân vào đầu năm mới.

3. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình. 

Vào ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc sẽ dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và tắm bằng nước nóng để tẩy trần trước giao thừa. Sau đó, họ mặc trang phục truyền thống hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Trong đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi, và canh bánh gạo - món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 6.

Mâm cỗ cúng ngày đầu năm được sửa soạn đầy đủ.

Vào đầu năm mới, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó. Sau đó, cả nhà cùng đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.

4. Triều Tiên

Kể từ năm 1989, Triều Tiên mới chính thức coi Tết Nguyên đán là một ngày lễ Tết quan trọng của đất nước. Nhưng đến nay, nó đã dần trở thành một phần văn hóa truyền thống không thể thiếu ở nơi đây. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 7.

Ảnh minh họa.

Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, bện người rơm rồi vứt ở ngã tư đường để tống khư mà quỷ, đốt tóc xua đuổi bệnh dịch và tổ chức đón trăng mọc.

Vào đêm 30 tết, các gia đình Triều Tiên sẽ quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối, tranh Tết và làm cơm cúng lên tổ tiên giống với hầu hết các quốc gia khác.

Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món "cơm thuốc". Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 8.

Ảnh minh họa.

5. Singapore

Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, Tết cổ truyền là một sự kiện trọng đại trong cuộc sống của người Singapore. Trong đó phải kể đến Lễ hội mùa xuân chào mừng năm mới với 3 sự kiện nổi bật: lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác diễn ra liên tục từ 20 ngày trước tết đến hết ngày 15 tháng Giêng.

 
Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 9.

Ảnh minh họa.

Trong thời gian đó, người dân Singapore sẽ dành thời gian đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc lẫn nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ tặng cho con cháu chưa thành gia lập thất những phong bao lì xì đỏ như một cách cầu chúc may mắn trong năm mới đến.

Vào dịp này, mọi người cũng có thể tham gia nhiều hoạt động du xuân như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 10.

Yum Cha - 1 trong 2 món ăn truyền thống không thể thiếu đối với người dân Singapore

Trong dịp đầu năm mới, 2 món ăn truyền thống không thể thiếu đối với người dân Singapore chính là Yumcha và gỏi Yusheng. Trong khi Yumcha được biết đến như món quà tinh hoa từ trái tim với hàng chục món ăn từ dim sum như cảo, bánh bao, bánh cuốn, bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cháo, được người Singapore tin rằng sẽ đem lại một năm an lành thì Yusheng dùng để chỉ sự thăng hoa phú quý và là biểu tượng cho sự sống trường tồn.

6. Mông Cổ

Ở Mông Cổ, 2 dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7. Trong đó, tết Tsagaan Sar được tổ chức cùng ngày với tết Nguyên đán của người Việt Nam.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 11.

Ảnh minh họa.

Trước tết, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới để đón một năm mới sắp đến. Vào thời khắc Giao thừa thiêng liêng, người dân sẽ thực hiện tục uống trà. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Khi gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 12.

Những món ăn truyền thống ngày Tết Tsagaan Sar ở Mông Cổ gồm có thịt cừu, bánh buuz (tựa bánh bao) và bánh ul boov có hình dạng giống đế giày. Ảnh minh họa.

Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa cừu, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.  

Ngoài ra, vào dịp Tsagaan Sar, người Mông Cổ tổ chức nhiều lễ hội gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống thường ngày như đua ngựa, bắn cung...

1. Trung Quốc

Nói đến các nước ăn tết âm, có lẽ không thể không nhắc đến Trung Quốc - cái nôi của nền văn hóa Trung Hoa với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc và khó thể bị trộn lẫn bởi bất cứ một nền văn hóa nào khác.

Cũng giống như người Việt Nam, tết cổ truyền là kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong một năm đối với người dân Trung Quốc và thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Mỗi khi đến thời điểm này trong năm, người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc trên khắp đất nước đều sẽ tạm gác lại công việc lại để bắt đầu chuyến "xuân vận" trở về quê hương đoàn tụ bên gia đình.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Do lãnh thổ Trung Quốc vô cùng rộng lớn nên mỗi địa phương lại có truyền thống đón tết khác nhau. Nhưng tựu chung lại, người dân đều sẽ thu dọn, quét tước nhà cửa để xua đi những điều không may của năm cũ, đồng thời trang trí xung quanh bằng các câu đối đỏ, đèn lồng dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Vào đêm 30 tết, người Trung Quốc sẽ quây quần lại với nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên và thưởng thức bữa đại tiệc của gia đình. Đặc biệt, nếu năm con giáp trong lịch của người Trung Quốc là con nào thì người ta sẽ tránh ăn thịt con vật ấy vào đầu năm đó. Đến khi đồng hồ điểm 12h đêm, tất cả các nhà sẽ đồng loạt nổ những tràng pháo hoa để chào mừng một năm mới đã đến. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 2.

Bữa cơm ngày tết. Ảnh minh họa.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó, bánh tổ (một loại bánh được làm từ gạo nếp, đường và một chút gừng tươi) là thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống ở quốc gia này. Mọi người ăn món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Chiếc bánh còn là món quà tặng phổ biến trong dịp đầu năm.

2. Hong Kong, Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Hong Kong có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông lại pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Từ ngày 25 đến 30 Tết âm lịch, người Hong Kong thường có thói quen đi chợ hoa xuân được để mua sắm tết. Ở Hội chợ này không thể thiếu những loại cây quen thuộc được mọi người tin tưởng có thể mang đến những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới như quất, thủy tiên, mẫu đơn, cây đào.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hong Kong tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui đón xem những tiết mục biểu diễn nghệ thuật của các vũ đoàn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Mùng 2 Tết, pháo hoa sẽ được bắn lên tại cảng Victoria và kéo dài 20 phút. Đây luôn xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới. Người xứ cảng thơm cũng có thói quen đi chùa cầu may và chơi đua ngựa như một cách thử vận may của bản thân vào đầu năm mới.

3. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình. 

Vào ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc sẽ dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và tắm bằng nước nóng để tẩy trần trước giao thừa. Sau đó, họ mặc trang phục truyền thống hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Trong đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi, và canh bánh gạo - món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 6.

Mâm cỗ cúng ngày đầu năm được sửa soạn đầy đủ.

Vào đầu năm mới, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó. Sau đó, cả nhà cùng đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.

4. Triều Tiên

Kể từ năm 1989, Triều Tiên mới chính thức coi Tết Nguyên đán là một ngày lễ Tết quan trọng của đất nước. Nhưng đến nay, nó đã dần trở thành một phần văn hóa truyền thống không thể thiếu ở nơi đây. 

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 7.

Ảnh minh họa.

Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, bện người rơm rồi vứt ở ngã tư đường để tống khư mà quỷ, đốt tóc xua đuổi bệnh dịch và tổ chức đón trăng mọc.

Vào đêm 30 tết, các gia đình Triều Tiên sẽ quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối, tranh Tết và làm cơm cúng lên tổ tiên giống với hầu hết các quốc gia khác.

Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món "cơm thuốc". Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 8.

Ảnh minh họa.

5. Singapore

Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, Tết cổ truyền là một sự kiện trọng đại trong cuộc sống của người Singapore. Trong đó phải kể đến Lễ hội mùa xuân chào mừng năm mới với 3 sự kiện nổi bật: lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác diễn ra liên tục từ 20 ngày trước tết đến hết ngày 15 tháng Giêng.

 
Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 9.

Ảnh minh họa.

Trong thời gian đó, người dân Singapore sẽ dành thời gian đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc lẫn nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ tặng cho con cháu chưa thành gia lập thất những phong bao lì xì đỏ như một cách cầu chúc may mắn trong năm mới đến.

Vào dịp này, mọi người cũng có thể tham gia nhiều hoạt động du xuân như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 10.

Yum Cha - 1 trong 2 món ăn truyền thống không thể thiếu đối với người dân Singapore

Trong dịp đầu năm mới, 2 món ăn truyền thống không thể thiếu đối với người dân Singapore chính là Yumcha và gỏi Yusheng. Trong khi Yumcha được biết đến như món quà tinh hoa từ trái tim với hàng chục món ăn từ dim sum như cảo, bánh bao, bánh cuốn, bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cháo, được người Singapore tin rằng sẽ đem lại một năm an lành thì Yusheng dùng để chỉ sự thăng hoa phú quý và là biểu tượng cho sự sống trường tồn.

6. Mông Cổ

Ở Mông Cổ, 2 dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7. Trong đó, tết Tsagaan Sar được tổ chức cùng ngày với tết Nguyên đán của người Việt Nam.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 11.

Ảnh minh họa.

Trước tết, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới để đón một năm mới sắp đến. Vào thời khắc Giao thừa thiêng liêng, người dân sẽ thực hiện tục uống trà. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Khi gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Không chỉ ở Việt Nam, tết Nguyên Đán còn là ngày lễ quan trọng ở những đất nước này - Ảnh 12.

Những món ăn truyền thống ngày Tết Tsagaan Sar ở Mông Cổ gồm có thịt cừu, bánh buuz (tựa bánh bao) và bánh ul boov có hình dạng giống đế giày. Ảnh minh họa.

Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa cừu, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.  

Ngoài ra, vào dịp Tsagaan Sar, người Mông Cổ tổ chức nhiều lễ hội gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống thường ngày như đua ngựa, bắn cung..

Hồng Anh sưu tầm.

Image result for chúc mừng năm mới 2018

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %16 %890 %2018 %15:%02
back to top