CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

 
Image result for Cái tôi lớn dẫn đến thất bại lớn albert einstein photos

Einstein đã từng nói: “khi con người ta có càng nhiều kiến thức và hiểu biết thì cái "TÔI " của họ giảm. Ngược lại, khi càng ít kiến thức thì cái "TÔI " lại tăng lên”. Điều này chứng tỏ người thành công là người có nhiều kiến thức và hiểu biết đồng thời cái "TÔI " của họ rất nhỏ bé.

 CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

 

 
Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?
Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.
 
In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ.. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng ( chưa nói tới chuyện mua được cái bằng ), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.

TÔI, TÔI, TÔI
Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có ‘’ nhà nghiên cứu ‘’. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.
Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.
Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo ?
Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực : tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.
TÔI LÀ CHÂN LÝ
Nước Việt nghèo , chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ : không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay ? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.
Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng : ông nội này mất gốc rồi.
Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo , chụp mũ.
Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người ‘’ mang dép râu mà đi vào vũ trụ ‘’ có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.
Trong y học,  égocentrisme là một cái bệnh, pathologie . Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ).
Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình.  Và thường thường thất vọng.
Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.
ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN
Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra đèn điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ ‘’ tự sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.
Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở ‘’période rose ‘’ ( thời kỳ hồng ), nếu thỏa mãn, sẽ không có ‘’période bleue’’, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với ‘’période bleue ‘’ sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại : Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời : tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.
Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn : vua biết mặt, chúa biết tên,  chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình.. May mắn cho hội họa, ông ta  là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.
Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.
Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.
Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.
 
Image result for Cái tôi lớn dẫn đến thất bại lớn albert einstein photos
 
 
NGƯỜI VÀ TA
 
Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo. Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.
Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.
 
Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thế giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven.
Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót. 
 
Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.
Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.
Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.
 
Từ Thức
 
( Paris, tháng 10. 2017 )
***Tiếng Pháp có câu : ´´ Le moi est haissable´´
                      
 
───░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ─────░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ─────░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ──
 
 
Chúc các bạn thành công !
 

"Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

 

 
Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt.
 
“Cái tôi” của con người là một hiện tượng tâm lý, một hiện tượng xã hội. Về cơ bản, “cái tôi” có liên quan đến tự ý thức về những khác biệt giữa bản thân mình với những người xung quanh. “Cái tôi” nổi lên trước hết với tư cách là một chủ thể ý thức, chủ thể của các hiện tượng tâm lý trong một chỉnh thể thống nhất. Những đặc trưng nổi bật của “cái tôi” là chủ thể, tính ý thức, tính khẳng định. Đó là khởi nguyên, là sự bắt đầu của quá trình điều hoà hành vi bởi hệ giá trị, bởi các hiện tượng tâm lý và hoạt động tâm lý. Đó cũng là hạt nhân, là cái cốt lõi đầu tiên của con người, của động cơ người: Tại sao tôi hành động? Tôi hành động vì mục đích gì và tuân theo những giá trị gì?
 
Từ “cái tôi” bị che khuất…
Người Việt Nam từ khi biết nói đến khi trưởng thành ít xưng “tôi”. Phải chăng như thế là không có “cái tôi” và những người ở các nước khác do dùng đại từ nhân xưng “tôi” mà nghiễm nhiên đã có “cái tôi”. ở đây, chúng tôi muốn từ cách tiếp cận ngôn ngữ học để tìm hiểu những biểu hiện đặc thù của “cái tôi” ở người Việt Nam và sự phụ thuộc của nó bởi các quan hệ xã hội, các quan hệ người - người.
 
Từ lúc tập nói - theo truyền thống và giáo dục gia đình, đứa trẻ không tự xưng tôi, mà xưng và gọi người khác bằng vị trí và vai trò có trong quan hệ với nó. Đứa trẻ xưng là con, cháu, em… trong quan hệ với các thành viên trong gia đình. Với bạn bè cùng lứa tuổi, ở phạm vi gia đình, đứa trẻ mới xưng là “tao”, “tớ”, “choa” và gọi đối tượng giao tiếp là “bạn”, “cậu”, “mày”… Đằng sau vị trí và vai trò mà đứa trẻ tự nói ra là những quy tắc, quy phạm của hành vi ứng xử xã hội tương ứng. Đã là con, là em, là cháu thì phải ứng xử với vai trò, vị trí, vị thế đã được quy định trong quan hệ với mọi đối tượng. Giao tiếp với các thành viên trong gia đình, cũng như ngoài họ mạc, đứa trẻ được thừa hưởng những tình cảm yêu thương, đùm bọc, nâng niu dưới nhiều hình thức. Mặt khác, đứa trẻ cũng phải chấp nhận những thứ bậc được quy định theo huyết thống và bậc thang xã hội của nó, của bố - mẹ nó. Là con trưởng hay con thứ, là nam hay nữ, là cháu đích tôn hay không, là thành viên của chi trên hay chi dưới trong dòng họ…, tất cả đều gắn liền với quan hệ huyết thống và liên quan với nó là những quyền và lợi ích cụ thể. Thứ bậc huyết thống và xã hội đè nặng lên “cái tôi”. “Cái tôi” gửi gắm, phó thác và tan biến vào các quan hệ huyết thống, quan hệ xã hội, nên bị che khuất và lu mờ.
 
Những quan hệ giữa chủ thể và khách thể mang tính huyết thống không chỉ được mở rộng trong phạm vi một họ, một làng mà cả dân tộc. Trong giao tiếp với nhau, người Việt thường lấy danh từ chỉ họ hàng như bố, mẹ, chú, bác… để thay thế cho đại từ nhân xưng. Cách xưng hô bằng danh từ quen thuộc chứ không phải bằng đại từ được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn xã hội. Điều này có tác dụng làm thân thiết hoá, gần gũi hoá các quan hệ người - người. Vậy là mô thức ứng xử trong ra đình được mở rộng và kéo dài đến phạm vi toàn xã hội. Người ta tự xưng hô và tự gọi nhau một cách tự nhiên bằng những từ bố, mẹ, chú, dì, anh, chị… Quan hệ giữa tướng và lính được ví như cha - con. Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, các chiến sỹ đi khắp mọi miền của Tổ quốc, đến đâu họ cũng có các bà mẹ, các ông bố, các chị, các anh… Tình hình đó cho thấy, “cái tôi” dường như đã lẫn vào các quan hệ “máu thịt” của cộng đồng, vào khối đoàn kết của dân tộc. “Cái tôi” thiên về tình cảm hơn là về lý trí, thiên về phong tục tập quán hơn là về pháp luật, thiên về tâm lý xã hội hơn là hệ tư tưởng. Với quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, với nếp nghĩ “một người làm quan, cả họ được nhờ”, người ta ít ý thức về “cái tôi” của mình, do đó trở thành mờ nhạt, thấp thoáng trong quan hệ người - người trong xã hội.
 
Related image
 
Một xu hướng đã hình thành như là một nét truyền thống trong giao tiếp của người Việt từ xa xưa là các chủ thể thường tự gọi mình bằng các từ chỉ một vị thế thấp hơn với nghĩa khiêm nhường. Không kể quan hệ bất bình đẳng về vị thế, mà ngay trong giao tiếp rất thân mật, rất bình đẳng không quy định đẳng cấp xã hội và đẳng cấp huyết thống, người ta không muốn bộc lộ mình ở vị thế xã hội cao. Những người hát quan họ ở những làng kết chạ, kết nghĩa với nhau, khi tiếp xúc đều gọi nhau là “liền anh”, “liền chị” và ai cũng là “liền em” từ hai phía giao tiếp. Ngay cả những trí thức, những học giả ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, trong ngôn ngữ giao tiếp, trong những bức thư gửi cho nhau, họ vẫn theo xu hướng khiêm nhường, thông qua cách gọi khách thể bằng “đại ca”, “đại huynh” và tự xưng mình là “tiểu đệ”, “kẻ mạo muội này”… Trong cách xưng hô ấy, người Việt muốn biểu thị sự tôn kính, sự lễ độ và lòng khiêm nhường, đôi khi là sự khúm núm, nhu nhược, sợ hãi. ở đây, “cái tôi” (đã hình thành trong chủ thể ở một mức độ nào đó) vẫn không dám tự khẳng định trong đại từ “tôi” mà vẫn muốn hoà tan vào cộng đồng những người ở cạnh, không dám tách bạch để phân biệt với “mọi người”, theo châm ngôn “xấu đều còn hơn tốt lỏi”.
 
Hiện tượng gọi nhau bằng một tên chung vẫn duy trì cho đến ngày nay và chắc chắn sẽ còn được bảo lưu trong một thời gian lâu dài. Người ta đã lấy con số để gọi tên cho mỗi người. Tất cả những người con thứ đều được gọi theo thứ tự, chẳng hạn bằng chú Ba, dì Ba, và cứ như thế cho đến bác Mười, thím Mười… bên cạnh tên thật vốn có. Với cách giao tiếp đó, quan hệ người - người đã được “huyết thống hoá” trên một phạm vi rộng lớn của xã hội, một mặt nó làm thân mật hoá quá trình tiếp xúc, xoá đi bức rào về đẳng cấp, thứ bậc, tâm lý; mặt khác, nó cũng dẫn đến tính chất gia đình chủ nghĩa, làm cho “cái tôi” trở nên không xác định, không tách bạch. Chúng ta hẳn chưa quên tục gọi đứa trẻ bằng một tên gọi chung. Tất cả những bé trai khi sinh ra đều có sẵn một cái tên giống nhau là thằng “Cu”, thằng “Cò”. Tất cả những bé gái cũng có một tên chung không phân biệt để gọi là con “Thẽm”, cái “Hĩm”. Cái tên chung đó không chỉ được sử dụng trong giao tiếp cho mọi đứa trẻ, mà còn được dùng để gọi cả bố - mẹ chúng (anh Cu, chị Thẽm). Mặc dù đã có tên riêng từ lúc khai sinh nhưng đến khi bắt đầu lớn, đứa trẻ mới được gọi là tên chính thức, tên thật của mình. Tuy nhiên, tên thật đó cũng không hẳn là tên riêng của nó, vì nó còn dùng để gọi cả cha - mẹ, ông - bà nó. Đứa trẻ tên là Thành thì bố - mẹ được gọi là ông Thành, bà Thành; ông - bà nội thì được gọi là cụ Thành. “Cái tôi” như thế còn mang nặng tính cộng đồng và trở thành “cái tôi - nhà”. Về mặt sinh học, đứa trẻ đã là một thực thể liên đới và phụ thuộc ở một mức độ rất lớn. Thế nhưng “cái tôi” của nó vẫn chưa thực sự là “tôi”.
 
Chính sự hoá thân vào cái “ta” nói trên đã tạo ra sự giáo hoán dễ dàng trong nhận thức của người Việt giữa “tôi” và “ta”, “mình” và “ta” và sự phân tích khúc triết đâu là chính mình với cái ta ngay ở trong một tiếng “mình”, xa hơn là tiếng “ai” đang đòi hỏi được giải đáp. Đó là trường hợp cả chủ thể và khách thể đều lấy từ “ai”, từ “mình” để tự biểu hiện. Chẳng hạn như: “Ai về Đồng tỉnh, Huê cầu/Để thương để nhớ để sầu cho ai” hoặc “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”. Người ngoài cuộc giao tiếp chỉ có thể căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể mà xét đoán ai là chủ thể, ai là khách thể. Còn người trong giao tiếp thì dựa vào chỗ ai là người nói, ai là người nghe mà tự hiểu lấy. Đây cũng là một biểu hiện không xác định của “cái tôi”.
 
“Cái tôi” của chủ thể còn được thể hiện bằng vật đối xứng này trong quan hệ với đối xứng kia. Đó là những trường hợp như “trúc - mai”, “thuyền - bến”, “rồng - mây”, “mận - đào”. Thậm chí cả những cặp trạng từ chỉ địa điểm như “đây - đấy”, “bên này - bên kia”, “đằng này - đằng ấy”, “tấn - tần”… cũng được sử dụng để biểu trưng cho quan hệ chủ thể - khách thể. “Cái tôi” ở đây được bộc lộ một cách thi vị, một cách tế nhị, nhưng vẫn ở một vị trí đằng sau, bị che khuất, không muốn đứng soi đôi, không muốn cùng đối diện. Ngay cả quan hệ đã được thừa nhận cả về mặt tình cảm đạo đức và pháp lý như quan hệ vợ chồng, mà người ta vẫn không dám đi cùng với nhau ở những chỗ đông người.
 
Tuy vậy, “cái tôi” với cá tính và nhân cách của mình cũng được người Việt khai thác trong những tình huống giao tiếp nhất định, phần lớn là giao tiếp không chính thức. Chẳng hạn, khi cãi lộn, đánh chửi nhau, một đứa trẻ chưa hề được ai gọi là “bố”, là “ông”, là “cụ” nhưng nó vẫn nói kiểu như: “Lại đây bố mày bảo!”, “Đến đây ông mày dạy!”, “Để cụ mày dạy cho mày một bài học!” - những vị trí mà trên thực tế trẻ không có, nhưng chúng vẫn sử dụng để đề cao vị trí của mình. Hồ Xuân Hương cũng từng viết: “Lại đây chị dạy làm thơ” hay như Nguyễn Trãi từng nói: “Cho biết rõ cái thằng tao”. Đó chính là tự sự khẳng định lâm thời, có điều kiện, thiên về tình huống chứ không mang tính xã hội của “cái tôi” ở vị thế cao hơn hoặc ngang bằng. “Cái tôi” của người Việt trong quá khứ vẫn chủ yếu được gửi gắm, phó thác vào “cái ta” và “cái mọi người”. Không bộc lộ cá nhân, người ta nói: “Xấu đều còn hơn tốt lỏi”; không muốn tách biệt khỏi cộng đồng, người ta cho rằng: “Chết một đống hơn sống một người”; thiếu trách nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho tập thể, người ta biện bạch: “Toét mắt là tại hướng đình/Cả làng toét mắt chứ mình tôi đâu”… Còn biết bao nhiêu nếp nghĩ, nếp cảm nói lên sự hoà tan, cào bằng - nhân cách trong cộng đồng. “Cái tôi” chỉ biết phục tùng cái mà cộng đồng tuân thủ, chỉ biết bảo vệ cái mà mọi người giữ gìn, chỉ biết bắt chước cái mà các thành viên khác đang làm. Đó chính là dấu hiệu của cái tôi chưa phát triển.
 
Image result for Cái tôi lớn dẫn đến thất bại lớn albert einstein photos
 
Đến “cái tôi” tự khẳng định hơn
Với ảnh hưởng của các cuộc vận động xã hội của cách mạng, “cái tôi” ở người Việt Nam hiện nay đã có những biến đổi sâu sắc, được biểu hiện khá rõ rệt và rất đa dạng. Quá trình xã hội hoá cá nhân ngày càng nhanh, quá trình dân chủ hoá xã hội càng sâu sắc thì “cái tôi” ngày càng vững vàng và tự khẳng định mạnh mẽ.
 
Văn học Việt Nam từ thập kỷ đầu của thế kỷ XX đã bắt đầu đề cao cá nhân và đề cao sự giải phóng con người. Ngôn ngữ văn học, bên cạnh những đại từ nhân xưng vốn là những danh từ ngôi thứ ba như “chàng”, “nàng”, “anh”, “em”, “ta”, “mình”… đã bắt đầu xuất hiện bóng dáng của “cái tôi”. Qua câu thơ: “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”, có thể thấy một sự quá độ từ cộng đồng sang cá nhân, từ chỗ chưa xác định đến chỗ xác định. Với nhiều tiểu thuyết và thi ca khác, “cái tôi” xuất hiện nhiều hơn và rõ hơn. Cho đến câu thơ của Chế Lan Viên: “Đường về thu trước xa xa lắm/Mà kẻ đi về chỉ một tôi” thì “cái tôi” ở đây mới được biểu hiện ra một bản chất đích thực của nó: tự ý thức, tự chủ, tự thân, tự khẳng định, độc lập, khác với người xung quanh, với đồng loại, đứng đối diện với mọi người, chứ không phải nép vào bên cạnh, đứng đằng sau người khác như trước đây. Từ chỗ chỉ dám dùng những từ “mình”, “ta”, “ai” không tách bạch, không xác định giữa chủ thể và khách thể đến chỗ “mà kẻ đi về chỉ một tôi” là một bước ngoặt lớn, một bước tiến trên con đường tự khẳng định, tự xác định, tự chủ của “cái tôi”. Như vậy, tự khẳng định, tự xác định, tự chủ, tự thân, tự ý thức về chính mình, về cá tính của mình đã có những biểu hiện rõ ràng hơn trong sự tiến hoá từ cá thể đến con người, đến cá nhân, đến cá tính và nhân cách. Đó cũng chính là nội hàm của khái niệm nhân cách.
 
Một số đặc điểm về “cái tôi” của người Việt
 
- “Cái tôi” hiện hữu không chỉ trong mỗi chủ thể cá thể, mà cả trong chủ thể tập thể. ở Việt Nam, có thể thấy các tầng bậc phát triển của “cái tôi - cá thể” và “”cái tôi - tập thể”. Nói cách khác, “cái tôi - cá thể” ở người Việt Nam không tách rời với “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”, “cái tôi - nước”. Đó là bốn chủ thể tập thể đại diện cho mỗi người cá thể. Chủ thể tập thể càng nhỏ thì tác động của nó lên mỗi thành viên càng lớn, càng trực tiếp và tính không chính thức càng nhiều. Sự thiếu hụt của “cái tôi - cá thể” được bù đắp bởi “cái tôi - tập thể”. Vị thế của “cái tôi - cá thể” lớn dần thì vị thế của “cái tôi - tập thể” nhỏ dần.
 
- “Cái tôi” ở người Việt Nam với tư cách là một chủ thể cá thể thường xuất hiện chậm. Nó chỉ là một cá thể mảnh mai, yếu ớt, bé nhỏ như cây sậy biết nói, như từng chiếc đũa trong một bó đũa. Nó bị che khuất, bị giấu kín, bị nhạt nhoà, ẩn nấp đằng sau những nhóm xã hội gần gũi nhất. Nó phải phụ thuộc, phải nương nhờ, phải trông cậy vào “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”. Các chủ thể tập thể này hình thành càng sớm, tồn tại càng lâu thì tính cách của nó càng ổn định, càng bền vững và sự chi phối, sự chế ước của nó đối với từng chủ thể cá thể càng mạnh, càng lớn, xét về mặt tích cực cũng như tiêu cực.
 
- Sự tồn tại lâu dài của “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”, “cái tôi - nước” là tất yếu và không thể tránh khỏi. Thiên tai và địch hoạ xảy ra liên tục từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ là những lý do khách quan làm cho “cái tôi cộng đồng” ưu trội hơn “cái tôi cá nhân”. Dẫu rằng từ trong bản chất, mỗi cá nhân đã là một đơn vị cuối cùng, là một đơn vị không thể cắt chia, nhưng nó vẫn chỉ là một thành viên của cộng đồng. Nó luôn được chủ thể tập thể động viên, khích lệ, duy trì, củng cố một tình cảm, một ý chí, một năng lực, một tính cách cộng đồng, nhân sức mạnh của mỗi cá nhân lên gấp bội trong cuộc sống và trong hoạt động cộng đồng.
 
- Những tiêu cực của “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”, “cái tôi - nước” bộc lộ ở chỗ nó kìm hãm, làm chậm sự phát triển của cá nhân, của “cái tôi - cá thể”. Do vậy, dẫn đến thiếu tự chủ, tự lập, trách nhiệm, sáng kiến, dũng cảm, quyết đoán cá nhân, luôn ỷ vào sức mạnh của số đông… là những đặc trưng mang tính phổ biến trong xã hội nông nghiệp cổ truyền. “Cái tôi” đích thực của mỗi con người, do đó xuất hiện chậm chạp, muộn mằn. Chỉ những khi không còn lối thoát, những lúc cùng quẫn như “con giun xéo lắm cũng quằn”, “cái tôi” của những người bị áp bức, bị bóc lột đến cùng cực mới vùng dậy, “một sống, một chết” với kẻ thù.
 

 
Image result for Cái tôi lớn dẫn đến thất bại lớn albert einstein photos
 
 
───░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ─────░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ──
 
Cái tôi lớn dẫn đến thất bại lớn
 
 
 
───░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ─────░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ ─────░░ ♪♫ ☆¸.✨¸.•´¯`.•*¨✨ ..•´¯¸♪♫.░░ 
 

10 chia sẻ về chìa khóa thành công từ những người thành công nhất thế giới

 
Những người thành công dưới đây luôn sống bằng lẽ sống của riêng họ, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong cuộc sống. Họ không thành công nhờ vào sự may mắn mà họ làm việc để hướng tới mục đích của riêng họ.
 
nhan vat richard branson 10 chia sẻ về chìa khóa thành công từ những người thành công nhất thế giới

Richard Branson: Luôn thử thách bản thân

“Động lực lớn nhất của tôi là gì? Chính là luôn thử thách bản thân. Tôi xem cuộc đời như hệ giáo dục đại học dài hạn mà tôi không bao giờ có được – mỗi ngày trôi qua tôi lại học thêm được nhiều điều mới mẻ.”

Oprah Winfrey: Tin tưởng chính mình

“Mỗi khi nói ra những điều bạn muốn hoặc tin tưởng, bạn chính là người đầu tiên nghe những điều đó. Nó là một thông điệp cho chính bản thân bạn và người khác về những gì bạn nghĩ hoàn toàn có thể xảy ra. Đừng tự kìm hãm khả năng của mình.”

Steve Jobs: Đừng lãng phí thời gian.

“Thời gian là có hạn, vì vậy đừng bao giờ làm lãng phí thời gian bằng cách sống một cuộc sống không phải của mình. Đừng nghe theo những giáo điều – đó là bạn đang sống theo suy nghĩ của người khác. Đừng để quan điểm cá nhân bị chi phối bởi ý kiến của những người khác. Và điều quan trọng nhất, hãy dũng cảm nghe theo tiếng nói của trái tim và lý trí. Chúng chính là điều bạn mong muốn nhất. Tất cả những thứ khác chỉ là thứ yếu.”
 
nhan vat bill gates 10 chia sẻ về chìa khóa thành công từ những người thành công nhất thế giới

Bill Gates: Đừng sợ thay đổi

“Con người ta luôn sợ thay đổi. Họ sợ hãi khi thấy điện được phát minh, phải không nào? Họ sợ động cơ chạy bằng than, bằng khí đốt… Sự thiếu hiểu biết luôn luôn tồn tại và điều đó dẫn đến sự sợ hãi. Nhưng cùng với thời gian, con người ta dần chấp nhận những thay đổi do trí thông minh của họ tạo ra.”

Mark Twain: Hãy làm trước khi quá muộn

“Hai mươi năm sau, bạn sẽ hối hận vì những gì mình đã không làm hơn là hối hận về những gì bạn đã làm. Vì vậy, đừng chần chừ, hãy ném quả bóng đó đi. Hãy thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy đón những cơn gió mới. Hãy thám hiểm. Hãy khát khao. Hãy khám phá.
 

Vince Lombardi: Chăm chỉ

“Cái giá của thành công chính là sự chăm chỉ, hãy cống hiến hết mình cho những gì bạn làm, hãy xác định rằng dù thành công hay thất bại thì vẫn phải cố gắng hết sức mình.”
 
nhan vat napoleon hill 10 chia sẻ về chìa khóa thành công từ những người thành công nhất thế giới

Napoleon Hill: Thất bại là điều khó tránh khỏi

“Trước khi thành công đến với bất kỳ ai, họ đều gặp phải rất nhiều trở ngại và cả thất bại nữa. Khi bị đánh bại, điều dễ dàng và hợp lý nhất mà một người có thể làm chính là từ bỏ. Đó là việc mà phần lớn mọi người thường làm.”

Albert Einstein: Sáng tạo

“Tôi có đủ tư chất của một họa sỹ để tự do vẽ theo trí tưởng tượng của tôi. Trí tưởng tượng quan trọng hơn nhiều so với sự hiểu biết. Kiến thức là có hạn còn trí tưởng tượng rộng lớn hơn cả thế giới này.”
 
nhan vat thomas edison 10 chia sẻ về chìa khóa thành công từ những người thành công nhất thế giới

Thomas Edison: Hành động

“Bận rộn không có nghĩa là làm một công việc thực sự. Làm việc nghĩa là sản xuất hay hoàn thiện và bên cạnh đó là sự tính toán trước, phương pháp, dự định, trí thông minh, mục tiêu chân thật và cả mồ hôi nữa. Dường như làm việc thực chất là không làm gì cả.”

Winston Churchill: Chấp nhận những lời chỉ trích

“Chỉ trích có lẽ không dễ chịu gì, nhưng đó là điều cần thiết. Nó đóng vai trò như một cơn đau trong cơ thể con người. Nó nhắc nhở ta chú ý đến tình trạng không khỏe mạnh của một bộ phận nào đó trong cơ thể.”  
 
Image result for Cái tôi lớn dẫn đến thất bại lớn albert einstein photos

Related image
 

Sưu tập by Nguyễn Ngọc Quang ... 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %15 %861 %2017 %15:%10
back to top