VŨ SƯ LƯU HỒNG : NGƯỜI CỦA NGHỆ THUẬT

VŨ SƯ LƯU HỒNG :

NGƯỜI CỦA NGHỆ THUẬT- CA VŨ DÂN TỘC

Sự nghiệp của vũ sư Lưu Hồng

Tháng 11/2015, là tròn ba năm giỗ của cố vũ sư Lưu Hồng, người thầy của bộ môn ca múa vũ nghệ thuật dân tộc Việt.

Có lẽ, ông là một trong những nhân tài của nghệ thuật Việt Nam trong ngành múa. Không chỉ riêng ông, mà cả gia đình của ông cũng là những nghệ sĩ đa tài của bộ môn ca vũ này trong suốt hai thập niên dài tại miền nam Việt Nam. Ông ra đi, tuy đã ngừng sinh hoạt văn nghệ, nhưng vẫn để lại nhiều thương tiếc trong giới nghệ sĩ.

Những người trẻ hơn, khán giả của thế hệ sinh trưởng từ thập niên 90 về sau, ít biết hơn về cái tên vũ sư Lưu Hồng hay đoàn ca vũ nhạc của ông, nhưng những ai đã sống và lớn lên với Sài Gòn trước 1975 thì Lưu Hồng là người đã tô thắm sắc nét đậm đà phong phú cho nghệ thuật ca vũ nhạc dân tộc Việt. Trong một cơ hội được tiếp xúc với phu nhân của ông, nghệ sĩ Mỹ Phương, chúng tôi có hân hạnh được biết thêm nhiều về hành trình một đời vì nghệ thuật của vũ sư Lưu Hồng, cũng như hạnh phúc đã có nhau một đời của ông bà.

Vũ Sư Lưu Hồng sinh trong giấy tờ là năm 1933 nhưng tuổi thật của Ông là Giáp Tuất. Ông bước vào nghệ thuật múa từ lúc còn rất nhỏ, rất trẻ. Ông và gia đình có một giòng máu nghệ thuật trong người, là những người có tên tuổi trong làng văn nghệ nước Việt. Những anh em của vũ sư Lưu Hồng, còn có ông ahệ sĩ Lưu Huỳnh, một tay trống nổi tiếng của các phòng trà ca nhạc Sài Gòn thời xa xưa đó (thân phụ ca sĩ Mỹ Lan), trong khi người em Lưu Bình là một tay trống của ban nhạc danh tiếng Shotguns.

Hơn thế nữa, đoàn vũ của gia đình họ Lưu đã từng được vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam là Vua Bảo Đại triệu vào cung để trình diễn. Giống như một nhạc sĩ để lại đời hàng trăm ca khúc bất hủ trong âm nhạc, còn Lưu Hồng để lại cho nghệ thuật dân tộc hàng trăm vũ khúc, vũ điệu với nhiều hình ảnh không gian và thời gian khác nhau. Ông là người có óc sáng tạo, biết tạo dựng sân khấu những hình ảnh mới lại, thích thú, lôi cuốn người xem.

Những vũ khúc đi kèm với âm nhạc hay được dựng nên trong một kịch bản khéo léo. Thập niên 1950, mọi người thường biết đến nhiều tên đoàn vũ Lưu Hồng – Mỹ An, trong đó có nghệ sĩ tên tuổi thời đó là Bạch Yến. Thời này, âm nhạc Việt Nam còn nhiều sắc thái hình ảnh dân tộc cổ truyền. Vũ múa dân tộc đi đôi với ca nhạc được thịnh hành.

Thời kỳ Việt Nam xảy ra những lần nội biến binh lửa, năm 1964, Lưu Hồng đã lập đoàn múa Moulin Rouge, tiền thân của đoàn Lưu Hồng ngày sau. Nhưng Lưu Hồng đã xây dựng sự nghiệp nghệ thuật của mình, khi ông tiếp tục có những sáng tạo mới trên sân khấu vào những năm thập niên 70. Hình ảnh của những vũ khúc sân khấu ca nhạc kịch thường được khách Sài Gòn thưởng lãm ở nhà hàng ca vũ nhạc Maay trên sân khấu truyền hình Việt Nam đài số 9 với chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Gặp gỡ người duyên phận trăm năm

Năm 1959-1960, vũ sư Lưu Hồng gặp một cô gái học sinh rất đẹp, tên Phan Mỹ Phương. Cô thiếu nữ này, lúc đó chỉ mới 15-16 tuổi, đam mê ca hát nên đi tìm một cơ hội để bước lên sân khấu nghệ thuật. Mỹ Phương gặp gỡ nhạc sĩ Ngọc Sơn, một nhạc sĩ trẻ đã có tiếng lúc đó. Từ nhạc sĩ Ngọc Sơn, cô gái Mỹ Phương được giới thiệu đến đoàn vũ nghệ thuật Lưu Hồng – Mỹ An. Thật ra, ban đầu Mỹ Phương muốn bước vào nghệ thuật bằng tiếng hát. Cô đã từng được nhạc sĩ Trường Hải huấn luyện để hát. Nhưng duyên số nghệ thuật, đã khiến Mỹ Phương nổi danh trên sân khấu múa.

Vũ sư Lưu Hồng và Mỹ Phương gặp nhau, nẩy nở tình cảm thương mến cho nhau. Mỹ Phương gia nhập vào đoàn, trở thành một bông hoa mới được nhiều chú ý bởi nhan sắc và tài năng của cô. Để có thể được tự do theo đoàn đi lưu diễn khắp các tỉnh, miền của đất nước, Mỹ Phương chấp nhận yêu cầu của gia đình là kết hôn với vũ sư Lưu Hồng. Nếu không, thì với tuổi con gái còn quá trẻ, cha mẹ cô không yên tâm cho phép con gái mình đi theo đoàn múa một mìnăm 1960 đó, chỉ sau thời gian rất ngắn gặp gỡ, Lưu Hồng và Mỹ Phương đã kết hôn với nhau một năm sau đó, ngày 17 tháng 11 năm 1961..

Hai người bắt đầu cho một giai đoạn mới của đoàn vũ. Sau khi nghệ sĩ Mỹ Dung và nghệ sĩ Bạch Yến rời khỏi đoàn, và nghệ sĩ Mỹ An đi lấy chồng, thì đoàn vũ mang tên hai vợ chồng Lưu Hồng – Mỹ Phương. Đôi vợ chồng uyên ương này đã sống với nhau rất hạnh phúc, bền vững suốt hơn 52 năm, kể cả những lần phải trải qua những cuộc bể dâu của đất nước. Họ có với nhau 2 người con, một trai một gái.

 

Cô con gái lớn chính là ca sĩ Ý Nhi nổi tiếng trong thập niên 90 tại hải ngoại, từng là ngôi sao sáng trên sân khấu của các video ca nhạc của trung tâm Thúy Nga. Người con rể là ca sĩ Kenny Thái. Cả đôi vợ chồng nghệ sĩ trẻ này cũng theo gương hạnh phúc bền vững gắn bó của cha mẹ, luôn có hợp không lần tan. Trong một bài viết trước đây cũng trên trang báo này, người viết chúng tôi đã viết về cô ca sĩ Ý Nhi cũng như cuộc tình trăm năm cùng với ca sĩ Kenny Thái. Còn người con trai của Lưu Hồng – Mỹ Phương là Lưu Chí Minh.

Sự thành công của vũ sư Lưu Hồng

Sánh đôi với nhau, Lưu Hồng và Mỹ Phương cùng đoàn vũ Lưu Hồng làm sáng tỏa vườn hoa nghệ thuật dân tộc với nhiều màn ca vũ hay vũ kịch rất xuất sắc, nổi tiếng. Mỹ Phương như một cô đào chính của đoàn, luôn nổi bật những lần trình diễn.

Một trong những kịch bản thành công có tiếng vang của Lưu Hồng chỉ đạo, là nhạc kịch “Tấm Cám” với nghệ sĩ Kim Cương, được trình diễn trong một đại nhạc hội của người nghệ sĩ này. Nghệ sĩ Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng cũng nhiều lần tham gia các nhạc kịch tại Maxim. Khách văn nghệ Sài Gòn vẫn còn nhớ sân khấu Maxim uôn mặt nghệ sĩ nổi tiếng khác đã nhảy múa theo sự đạo diễn sân khấu của vũ sư Lưu Hồng, như Ngọc Phu, Tuyết Minh…

Nhận lời hợp tác chính thức với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, người luôn đánh giá cao nghệ thuật múa vũ điệu dân tộc và tôn trọng tài năng của Lưu Hồng, gia đình Lưu Hồng – Mỹ Phương cùng các nghệ sĩ, học trò của ông sinh hoạt thường xuyên tại nhà hàng Maxim, một nơi chốn nổi tiếng quen thuộc cho dân Sài Gòn có tiền và người yêu văn nghệ.

Sau này gọi là đoàn vũ Maxim. Nhà hàng Maxim này của thương gia Diệp Bảo Tân. Thời đầu thập niên 70, có nhiều trường phái về múa vũ. Nổi tiếng tại Sài Gòn có các trường dạy của vũ sư Ánh Tuyết (thân mẫu của ca sĩ Nguyễn Hưng ngày nay), hay vũ sư Nguyễn Thống, hay sư Thanh Xuân. mỗi vũ sư như một trường phái riêng, nét hay riêng, thể điệu riêng, sắc thái riêng.

Nhưng với vũ sư Lưu Hồng là vũ dân tộc trong những kịch bản của ca nhạc thời trang. Nổi tiếng như là một dấu ấn của tên tuổi Lưu Hồng, đoàn nghệ thuật của ông còn được biết với cái tên Vũ Bộ Lưu Bình Hồng. Đoàn vũ Maxim có 12 nữ vũ công chính, tất cả đều đẹp và múa tuyệt vời. Họ đã được mời lên đài truyền hình góp mặt thường xuyên các chương trình ca nhạc Hoàc tỉnh thành nhất là đi trình diễn cho các tiền đồn mặt trận cho lính, khi thời đó chiến tranh đang rực đỏ lửa đạn nơi nơi.

Đoàn vũ Maxim có một lần gây xôn xao tin tức trên báo chí và giới văn nghệ với cái chết của một nữ vũ công có tiếng là cô Kim Lệ Thi (em gái của nghệ sĩ Kim Xuân). Sau cái chết bất ngờ của Kim Lệ Thi, đoàn vũ chỉ còn 11 người, vẫn tiếp tục sinh hoạt. Nhưng nhiều biến cố xảy ra trong đoàn hay lúc trên sân khấu hay khi ở hậu trường, khiến mọi người trong đoàn nghĩ rằng hồn ma của cô đào này về phá.

Mọi người phải lập bàn thờ, vía tránh những tai nạn nghề nghiệp đã xảy. Trong số các vũ công của đoàn Maxim về sau, có nhiều nghệ sĩ học trò của vũ sư Lưu Hồng nay đã định cư tại Hoa Kỳ, như nghệ sĩ Cát Phương, Kỷ Phương (em gái ca sĩ Phương Hồng Quế). Bên cạnh các sân khấu tại Sài Gòn, người thầy của bộ môn nghệ thuật ca múa vũ dân tộc này cũng được mời tham gia chỉ đạo nghệ thuật trong nhiều cuốn phim như phim “Người Yêu Cuối Cùng” của đạo diễn Nguyễn Long (quá cố) nhưng chưa kịp trình chiếu thì Sài Gòn đổi chủ.

Hai thập niên từ 1960 cho đến ngày biến cố 30 tháng 04 năm 1975, đoàn vũ Lưu Hồng có mặt khắp nơi trên đất nước miền nam. Có khi trình diễn ngay lúc chiến trường đang đạn pháo tơi bời. Có những kỹ niệm đáng nhớ vẫn còn đọng đầy trong tâm tưởng của nghệ sĩ Mỹ Phương hôm nay, khi nhắc lại thời gian đó. Cô nhớ những lần nghệ sĩ đi diễn đến tiền đồn mặt trận bằng những chuyến bay chở lính, chở súng đạn… khi trở về có lúc phải ngồi cùng chuyến bay chở những quan tài thi thể những chiến sĩ vừa nằm xuống ở mặt trận trở về Sài Gòn…hãi có, ngậm ngùi có.

Nhưng nghệ sĩ Mỹ Phương vẫn còn nhớ luôn sự tri ân, quý mến của những chiến sĩ với người nghệ sĩ. Họ đón tiếp, tiếp đãi chân tình với những nghệ sĩ. Như một lần ăn cháo gà ngay căn cứ ở chiến trường, do tướng Lý Tòng Bá lúc đó thiết đãi những nghệ sĩ. Cho nên, dù đi hát các tỉnh thành ở những chuyến lưu diễn thuần túy văn nghệ cho khán giả, hay đi hát cho lính, hành trình những chuyến đi của đoàn vũ Lưu Hồng luôn có nhiều kỹ niệm mà chính Mỹ Phương đến ngày hôm nay vẫn giữ gìn trong tim óc một cách trân quý.

Những Lần Mang Chuông Vang Tiếng Xứ Người

Vũ Sư Lưu Hồng thì ngay từ đầu thập niên 60, ông đã được những lần vinh dự mang chuông đi đánh tiếng xứ người. Có lần, đoàn văn nghệ Việt Nam do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đứng đầu, đã được gửi đi trình diễn ở Hong Kong, ở nước Nhật. Đến năm 1967 thì vũ sư Lưu Hồng lại tháp tùng một chuyến lưu diễn với đoàn văn nghệ Việt Nam cũng do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dẫn đoàn, tại Pháp.

Năm 1970, thì đoàn văn nghệ Việt Nam lại trình diễn ở thành phố Osaka, nước Nhật..

Tuy vẫn thường gắn bó bên nhau những chuyến đi trình diễn khắp nước hay lưu diễn quê người, nhưng đã có lần vợ chồng nghệ sĩ Lưu Hồng tưởng mất nhau, khi biến cố 30 tháng 04 năm 1975 xảy ra mà Mỹ Phương đang ở Đông Kinh Nhật Bản, còn Lưu Hồng đang còn ở Sài Gòn. Đó là câu chuyện của một chuyến đi văn nghệ lưu diễn của nhóm nghệ sĩ múa do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dẫn đầuNhật theo lời mời của một công ty nghệ thuật tại đây.

Bang giao Nhật – Việt chưa chính thức tái lập nên chưa có sứ quán mới đại diện. Những người Việt Nam, nhất là đoàn nghệ sĩ này, tự nhiên trở thành những di dân bất hợp pháp, tạm thời được cư trú tại Nhật nhưng cứ sáu tháng phải xin lại gia hạn visa cư trú. Vũ Sư Lưu Hồng không tháp tùng đoàn vào tháng 3 năm đó, dự trù sẽ bay sang Nhật sau đó vài tháng vì chương trình lưu diễn tưởng còn kéo dài đến sáu tháng. Cho nên, bất ngờ mà Lưu Hồng và Mỹ Phương bị chia cách nhau. Lưu Hồng còn lại Sài Gòn với 2 người con nhỏ là Ý Nhi (tên thật lúc đó là Lưu Huỳnh Châu) và Lưu Chí Minh. Gia đình chồng, vợ vì thời cuộc đất nước bất ngờ đổi thay, mà nghìn trùng xa cách nhau. Ban đầu, tưởng đã vĩnh viễn mất nhau, vì không ai biết thời cuộc sẽ thế nào sắp tới.

Gia đình đoàn viên tại Nhật

Tại Nhật, vài nghệ sĩ tìm đường thoát qua nước khác tìm quy chế tỵ nạn để được định cư tại Mỹ hay nước khác ở Âu Châu. Có người may mắn đoàn tụ với người thân chồng vợ đã ra khỏi Việt Nam tỵ nạn tại các quốc gia thứ ba. Còn lại nhiều nghệ sĩ, cũng như với gia đình của Mỹ Phương, ở lại Nhật mưu sống bằng nhiều cách rất kham khổ.

Họ làm việc cho nhà hàng, nấu bếp, những công việc lao động mà tư cách người nghệ sĩ chưa bao giờ có kinh nghiệm trong cuộc đời trước đó. Ở phương xa nước Nhật, cô Mỹ Phương đã làm lụng cực khổ chắt chiu tiền bạc gửi về cho chồng, con. nhà, vũ sư Lưu Hồng cũng mưu tìm đường thoát khỏi Việt Nam.

Cho dù Mỹ Phương đã nhiều lần khuyên chồng đừng nên vượt biển, nhưng Lưu Hồng dành dụm tiền, để có cơ hội lên thuyền nhỏ vượt biển cùng hai con. Chuyến vượt biển an lành, cha con Lưu Hồng đến tại tỵ nạn Pulau Bidong vào năm 1979. Tại đây, ông xin tiếp xúc với phái đoàn chính phủ Nhật để xin được đoàn tụ với vợ Mỹ Phương. Họ tái ngộ tại nước Nhật chỉ sau 2 tháng tạm cư ở đảo Bidong. Sang đến Nhật, vất vả làm ăn nhưng vui mừng hạnh phúc gia đình đoàn tụ. Sau một thời gian, với con gái Ý Nhi và con trai Chí Minh đều lớn lên đi học tại Nhật.

Cộng đồng người Việt tại Nhật những năm 1980, 1981 bắt đầu thành hình và đông hơn. Mang giòng máu nghệ thuật, nên Vũ Sư Lưu Hồng không chần chừ tạo cơ hội lập một đoàn múa.

Gia đình tham gia hội nhập với cộng đồng người Việt tại Nhật. Vũ sư Lưu Hồng mang kiến thức và nghệ thuật của mình giúp cộng đồng với những sinh hoạt văn nghệ. Gia đình lập một đoàn vũ nhỏ, giới hạn cho cộng đồng Việt, nhưng lại gây được tiếng vang nên các cộng đồng người bảnh mời trình diễn.

Định cư cuối đời tại nước Mỹ

Gia đình Lưu Hồng – Mỹ Phương sang Mỹ định cư từ năm 1988. Bắt đầu cơ hội cho các con của hai người nhiều hơn là cho chính họ. Tại nước Mỹ, con gái Ý Nhi đã có cơ hội trở thành một ngôi sao trẻ trong làng nhạc Việt suốt nhiều năm cho đến khi cô ngưng hát vào giữa thập niên 2000.

Nhưng chính vũ sư Lưu Hồng cũng không ngừng truyền đạt kiến thức của mình cho những người yêu nghệ thuật, yêu múa vũ. Vũ sư Lưu Hồng tiếp tục vai trò chỉ đạo, cố vấn cho nhiều chương trình âm nhạc múa vũ nghệ thuật dân tộc. Ông để lại nhiều công trình nghệ thuật mà các đoàn vũ trên đến nay vẫn còn sử dụng nhiều vũ khúc, vũ điệu do ông sáng tạo.

Riêng Mỹ Phương thì từ khi sang Mỹ, cô chỉ lo việc gia đình nội trợ nhiều hơn, không tiếp tục vai trò người nghệ sĩ nữa. Hiện người nghệ sĩ này đang sống tại quận miền nam California. Đến cuối tháng 11 năm 2012, vũ sư Lưu Hồng qua đời vì bệnh, ông thọ 80 tuổi. Ngày lễ an táng của ông, đông đảo nghệ sĩ xưa và nay đã đến viếng thăm và tiễn đưa.

Lưu Hồng đã là cái tên của một vì sao rất sáng trên sân khấu nghệ thuật Việt Nam, từ những ngày trong nước cho đến hải ngoại. Ông đã là một bậc sư phụ của nghệ thuật múa dân tộc Việt suốt bốn thập niên, từ nền đệ nhất cộng hòa miền nam cho đến cộng đồng người Việt tại hải ngoại (Mỹ, Nhật). Tên tuổi đó, Lưu Hồng, thật xứng đáng để thế giới nghệ sĩ người Việt trong thế hệ ông vẫn luôn ghi nhớ. (theo Hồ Văn Xuân Nhi – báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 42/2015)

 

Hồng Anh st¸.*¨*.¸♪¸.*¨*¸.*¨*

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %21 %143 %2017 %22:%09
back to top