Nhiếp ảnh là một nghệ thuật đam mê...
Nhiếp ảnh, ghi nhận cuộc sống, lưu lại giúp ta những khoảnh khắc xúc cảm đột biến, một cách chân thực nhất, khách quan nhất. Nhiếp ảnh, là nghệ thuật!
6 bí quyết chụp ảnh thức ăn
Thức ăn là một trong những đề tài được chụp ảnh và đăng tải nhiều nhất mỗi ngày trên Facebook, dựa theo thống kê mạng xã hội, và theo nhận xét của riêng tôi. Tôi có những người bạn thường nấu những món ăn thịnh soạn mời bạn bè đến nhà; và cũng bỏ ra vài phút chụp lại vài tấm hình của những tác phẩm bếp núc của mình để “cúng” lên Facebook.
Bài viết kỳ này nhằm giúp các bạn thích chụp ảnh thức ăn trình bày những tác phẩm của mình cho hấp dẫn hơn và hy vọng sẽ giúp bạn câu thêm nhiều Likes và Comments.
Sau đây là 6 bí quyết với nhiều góc cạnh khác nhau bạn có thể dùng để lấy những tấm ảnh đặc trưng, và tự nhiên hơn. Bạn có thể chụp bằng máy DSLR hoặc bằng smartphone dưới ánh sáng bình thường.
- Góc cạnh 45-độ
Ðây là cú shot chụp thức ăn phổ biến nhất trên thế giới: góc cạnh 45-độ được chụp từ phương diện của một người đang ngồi ở bàn ăn. Không gì sai với cú shot này, vì nó là một khía cạnh chung mà hầu hết mọi người sắp được ăn có thể liên tưởng đến. Nhưng nó cũng hơi nhàm chán trong tính cách rằng gần như tất cả mọi người có máy ảnh trong tay sẽ tự động chụp góc cạnh này.
Món hủ tiếu xào Padthai được chụp từ góc cạnh 45-độ.
- Từ trên xuống
Thêm một góc cạnh chụp ảnh thức ăn đang trở nên phổ biến hơn, nhưng có thể khó thực hiện là cú shot chụp từ trên xuống. Ðó là cái nhìn từ mắt chim và có thể là một thử thách nếu bạn không có ống kính wide-angle để chụp cảnh rộng.
Tuy nhiên, đây là shot có hiệu quả nhất để trình bày một món ăn chính với nhiều món phụ kèm chung. Bạn cũng có thể loại shot này để ‘phô trương’ một bàn ăn đầy những món ngon khác nhau.
Hình chụp từ trên xuống cho thấy nguyên bàn với những món ăn như Gỏi Cuốn, Chả Giò, Bánh Xèo, Bánh Mì Tôm Nướng, và Bánh Bèo chén.
- Chụp cận
Bây giờ chúng ta bước vào lãnh vực trình độ nhiếp ảnh thức ăn cao hơn một tí. Ảnh chụp cận là ảnh chụp cực kỳ gần để cho thấy những chi tiết rõ ràng mà mắt thường không dễ thấy được. Theo truyền thống, loại ảnh này khó thực hiện được nếu bạn không có máy ảnh xịn và ống kính macro.
Tuy nhiên, nhiều smartphones thời nay có sẵn ‘macro mode’ để cho phép bạn chụp những cú shots cực gần đó. Dùng mode đó để lấy những góc cạnh mới của món ăn bạn nấu.
Kỹ thuật chụp cận cho thấy chi tiết của tô bún chay tàu hủ.
- Với một món khác
Ðể thay đổi, bạn có thể chụp món của bạn với một dĩa khác, để cho thấy tỷ lệ kích thước hoặc chỉ cho thêm một thành phần khác trong hậu cảnh và hỗ trợ chủ thể chính của bạn, nếu có thể. Thí dụ, một dĩa rau giá chanh để đi chung với tô phở tái chín bò viên, hoặc một chén nước mắm để sau một tô bún thịt nướng.
Canh chua Tom Yum cùng với dĩa ớt, chanh, gừng.
- Kết hợp với khung cảnh nhà hàng
Ngoài việc chăm chú vào món ăn, bạn có thể nhìn tổng quát xung quanh và xem nếu có yếu tố nào thú vị trong nhà hàng để dùng làm hậu cảnh cho ảnh thức ăn. Bạn có thể dùng những background có sẵn như wallpaper, những bức tranh trên tường, và những cây kiểng trang trí xung quanh nhà hàng.
Dĩa beef steak ngon lành cùng với khung cảnh trong nhà hàng với chai rượu đỏ.
- Dùng tay của bạn
Sau khi bạn đã chụp xong những tấm ảnh đẹp của những món ăn được sắp xếp kỹ lưỡng, nhào vô! Bằng cách cho thấy bàn tay hoặc ngay cả đũa muỗng nĩa “xáp lá cà” với thức ăn, bạn sẽ lấy được những tấm ảnh trung thực và linh động hơn. Tưởng tượng bạn chụp món bò bía mà nếu không thấy lúc chấm tương ớt thì như có vẻ thiếu một điều gì. Ðồng thời, hình một tô hủ tiếu mì nằm trên bàn cũng thấy hấp dẫn chút ít, nhưng hình những sợi mì được đôi đũa gắp lên và thấy khói bốc ra sẽ nhìn hấp dẫn hơn nhiều.
Lần sau bạn nấu món gì ngon và muốn chụp hình nó, hãy nghĩ đến Andy nhé!
Ảnh “action” của tô bún thịt nướng đang được “nếm mùi” bởi một đôi đũa (và một bàn tay).
By Andy Nguyễn
10 bí quyết chụp ảnh món ăn ngon
kỹ thuật Nhiếp ảnh, Tin nổi bật
Chụp hình làm menu, mà cụ thể là chụp ảnh món ăn đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải bắt được những góc chụp hay và làm bật lên sản phẩm. Không cần phải bôi nước bóng hay xi đánh giày vào đồ ăn để chụp ảnh như một số người vẫn làm, bạn có thể tô điểm vẻ đẹp của chúng bằng những kỹ thuật dưới đây.
- Bài trí nghệ thuật
Món ngon sẽ hấp dẫn hơn nếu được đựng trong đĩa, bát đẹp, đặt trên khăn trải bàn sạch sẽ. Hậu cảnh dù được làm mờ nhưng bạn cũng nên đặt đồ ăn ở gian phòng đẹp, có ánh sáng tốt, vài bông hoa tươi…
Nên dùng đồ đựng có màu làm nổi bật món ăn.
Trước khi chụp, nên dọn đi những thứ có thể làm nhiễu ảnh ở hậu cảnh như người, đồ có ánh kim. Chuẩn bị chế độ Aperture có trị số nhỏ ở mức có thể để làm mờ hậu cảnh càng nhiều càng tốt.
- Ánh sáng
Dùng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất ở mức có thể. Nên sắp đặt bàn để đồ ăn ở cạnh cửa sổ lớn có rèm để khống chế được lượng sáng chiếu vào. Không nên dùng đèn flash vì ánh đèn này sẽ làm hỏng màu sắc tự nhiên của món ăn, khiến tấm ảnh trở nên kém hấp dẫn.
- Cân bằng màu sắc
Khi không có đủ ánh sáng tự nhiên, bức ảnh có thể mang ánh vàng hay áng xanh làm món ăn trông rất nhợt nhạt. Lúc này, hãy dùng cài đặt cân bằng sáng White balance trên máy cho phù hợp.
- Không nhúc nhích khi chụp
Cố gắng nín thở khi bấm máy để tránh rung. Trong điều kiện ánh sáng yếu như nhà hàng, nhà bếp, thời gian phơi sáng lâu sẽ khiến bạn mỏi tay và làm rung ảnh. Lúc này hãy dùng chân ba chạc hoặc đặt máy lên vật chắc chắn. Tốt nhất, hãy sắm chân đế hình tròn cho gọn nhẹ.
- Chụp thật nhiều để chọn
Nên chụp nhiều ảnh dưới nhiều góc độ khác nhau để sau này chọn ra những tấm ưng ý nhất.
- Chụp chi tiết
Tiếp cận càng gần sẽ càng làm cho món ăn trông kỳ lạ hơn. Dùng chế độ macro và làm mờ hậu cảnh bằng khẩu độ lớn.
- Bắt cả những cảnh chuẩn bị đồ ăn
Nếu được vào bếp khi đầu bếp nấu, bạn hãy nhanh chóng chớp cơ hội này vì sẽ có nhiều cảnh thú vị.
- Nhanh tay
Nên nhanh chóng chụp khi món ăn vừa được bày ra vì ảnh sẽ đẹp khi mọi thứ còn tươi tắn, nóng sốt.
- Làm nổi các chi tiết
Hãy chụp gần để bỏ đi các gờ cạnh của bát đĩa trong khung hình. Nên dùng nước sốt để thêm vẻ đẹp cho món ăn hoặc điểm xuyết cho nó.
- Bỏ qua những thứ không đáng chụp
Những đồ ăn có cùng màu sắc như nhau, không tôn nhau lên là những thứ không cần đặt vào máy.
Nguồn: Việt Toàn (theo Photojojo)
6 bí quyết chụp ảnh đồ ăn “xịn” như blogger
Đối với những tín đồ ẩm thực thì chụp ảnh món ăn với phong cách flatlay cũng là một cách thưởng thức ẩm thực.
Nhưng làm thế nào để chụp ảnh món ăn một cách nghệ thuật, đẹp mắt nhất thì không phải điều đơn giản. Dưới đây là những bí kíp giúp những “thực thần” ăn uống có thể chụp ảnh “xịn” như các blogger nổi tiếng.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên luôn là thứ ánh sáng tốt nhất khi chụp ảnh. Với một chút ánh sáng, một chút nắng mang màu sắc và độ tương phản phù hợp sẽ giúp bạn có được bức ảnh chụp đồ ăn một cách chân thực, rõ nét đầy màu sắc.
Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng đẹp nhất
Rất đơn giản, chỉ cần chọn nguồn sáng vừa đủ, ở đây có thể là ngoài trời, ban công hay cạnh cửa sổ, kê bàn đựng thức ăn lên, chọn một lớp lót nền (khăn trải bàn có màu đơn sắc hoặc đơn giản là một chiếc khay đựng thức ăn), tìm góc chụp hợp lý và click, bạn đã có ngay một bức ảnh vừa ý mình.
Bố cục hợp lý
Nếu ai đã từng học hay tìm hiểu qua các lớp dạy chụp ảnh phong cách flatlay (bức ảnh chụp đồ ăn, vật dụng được sắp xếp rất “ton – sur – ton” trên mạng xã hội) đều phải biết sắp xếp bố cục.
Bố cục trong một bức ảnh flatlay sẽ quyết định tất cả, và thường thì “less is more” – Càng ít càng tốt. Sự sáng tạo khi chụp flatlay đến từ việc sắp xếp các vật trong khung hình.Ví dụ, cùng là một loại bánh, nhưng với góc nhìn của mỗi người sẽ cho ra hình ảnh với phong cách khác nhau.
Sạch sẽ - ngăn nắp – gọn gàng: Là tiêu chí khi bạn muốn có một bức ảnh đồ ăn hấp dẫn, “trong” nhất và không dính “bụi”. Hãy luôn đảm bảo đồ bày trí luôn sạch sẽ, giúp làm nổi bật món ăn của bạn. Tránh để thức ăn dính nhem nhuốc xung quanh đĩa, tạo cảm giác “không ngon mắt” cho người xem.
Sắp xếp đồ ăn ngăn nắp là cả một nghệ thuật
Thêm chút màu cũng không ảnh hưởng gì: Biết rằng sự tự nhiên là linh hồn của món ăn, nhưng khi cần ta có thể “điểm xuyết” thêm chút màu sắc cho bức ảnh thêm phần rực rỡ.
Màu sắc làm bức hình thêm sống động
Đừng quên chân máy ảnh: Tripod - phụ kiện không- thể - không – có của các chuyên gia chụp ảnh đồ ăn, giúp cho máy chụp ảnh không bị rung, dễ dàng chụp với nhiều góc máy hơn và còn tránh mỏi tay đối với nhiếp ảnh gia nữ sử dụng những chiếc camera DSLR nặng trịch.
Vật dụng không thể thiếu khi chụp ảnh đồ ăn
Cuối cùng, tìm ra phong cách riêng cho chính mình: Phong cách tạo nên con người bạn. Đừng cóp nhặt hình ảnh của người khác. Chỉ khi được trải nghiệm thật sự bạn mới có thể cho ra những bức ảnh “để đời” khi chụp hình các món ăn.
Chụp ảnh đồ ăn không phải công việc, mà là nghệ thuật (Nguồn - internet)
Chụp ảnh món ăn với phong cách mới lạ hiện đang là trào lưu của giới trẻ hiện nay. Tham gia những cuộc thi chụp ảnh đồ ăn trên mạng như Food art tại các lễ hội ẩm thực hay tìm kiếm những nhà hàng có phong cách trang trí đồ ăn hấp dẫn có thể dễ dàng tìm thấy trên ứng dụng đặt bàn và tìm kiếm nhà hàng, sẽ nhanh chóng giúp tay nghề chụp ảnh của bạn lên cao vì, thưởng thức đồ ăn không chỉ qua vị giác, mà qua tất cả các giác quan trên cơ thể.