Kho tàng âm nhạc bác học thế giới

Kho tàng âm nhạc bác học thế giới:

Tác phẩm của người thầy 3 thiên tài Beethoven, Schubert và Litz

*******

 

 

Âm nhạc của Antonio Salieri là âm nhạc của một thiên tài vĩ đại bậc thầy. Khúc nhạc dạo đầu (Overture) cho vở nhạc kịch “Les Danaïdes” của ông ẩn chứa mọi trải nghiệm cảm xúc đầy nội lực và tinh thần đỉnh cao, sự tương phản kịch tính nghệ thuật ngập tràn một tình yêu mãnh liệt.

Antonio Salieri: Les Danaïdes

 

Những câu nhạc tinh tế, bác học, uyển chuyển bay bướm chẳng khác nào những tầng mây cao vút, khi thì bồng bềnh nhẹ trôi lãng mạn, khi thì ập xuống ào ạt như vũ bão, lốc xoáy tạo ra những tia sét đánh thẳng vào tâm hồn và trái tim thính giả.

 

Người đã quen với ngôn ngữ âm nhạc kinh điển sẽ thổn thức không nguôi vì quá hay quá tuyệt vời. Ngài Antonio Salieri xứng đáng là thầy của Ludwig van Beethoven, Franz Schubert, Franz Liszt . . . Ta có thể thấy những học trò thiên tài này đã ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ông thế nào.

Antonio Salieri – Piano Concerto in B-flat major (1773)

Phần solo piano và các vế đối của giàn nhạc hết mực duyên dáng tạo nên vẻ đẹp phóng khoáng và trong sáng. Những người hâm mộ Antonio Salieri có quyền nói rằng “không có ông thì cũng không có Beethoven”, bởi sức ảnh hưởng tinh thần của ông quá lớn cho thế hệ sau. Riêng tác phẩm này Piano Concerto in B-flat major chắc chắn đã trở thành bất hủ trong kho tàng âm nhạc bác học thế giới.

Tác phẩm của ông phản ánh tinh thần lạc quan tuyệt đẹp với những dấu hiệu lãng mạn mà sau này chúng ta thấy rất rõ trong âm nhạc của Beethoven, Franz Schubert, Franz Liszt những người học trò xuất sắc của ông.

Antonio Salieri 

Antonio Salieri (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1750 tại Legnago – mất ngày 7 tháng 5 năm 1825 tại Viên) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng của thời kỳ Cổ điển, là người thầy của thiên tài Mozart.

Cuộc đời và sự nghiệp 

Quảng trường San Marco

Antoni Salieri học nhạc tại trường day hát San Marco tại Venezia. Năm 1776, Salieri theo Gassmann đến Viên, thủ đô âm nhạc thời bấy giờ. Tư năm 1774, Salieri là nhà soạn nhạc thính phòng của triều đình và là nhạc trưởng nhà hát opera Ý tại Venice.

Sau khi về Ý, ông viết các vở opera hài cho các nhà hát của Milan, Venezia và Roma. Năm 1778, nhà soạn nhạc này sang Paris, làm quen với Christoph Gluck và thay thế nhà cách tân opera người Đức một chân ở Nhà hát opera Paris từ 1784-1788. Năm 1788, Salieri trở lại thủ đô âm nhạc Viên, là nhạc trưởng của triều đình từ lúc trở về đến năm 1824.

Những học trò xuất sắc

Antonio Salieri có nhiều học trò. Nổi bật có:

Ludwig van Beethoven

Franz Schubert

Franz Liszt

Các tác phẩm

Ông đã để lại cho âm nhạc 40 vở opera, nổi bật có Tarare (1787), Palmira (1795), Falstaff (1797); 4 bản oratorio; nhạc nhà thờ và nhiều tác phẩm khác.

*********

Giao hưởng số 5 Định mệnh của Beethoven: ánh sáng rực rỡ chiếu xuyên màn đêm thăm thẳm

 

 

Bản giao hưởng tuyệt diệu này, trong một cao trào cứ lên cao mãi, cao mãi, đã đưa đẩy thính giả rơi vào thế giới tâm linh của sự vô tận thật mãnh liệt…

Không nghi ngờ rằng toàn bộ làn sóng nhu động giống như một khúc Rhasody cuồng tưởng đã tinh tế đi qua bao người, nhưng tâm hồn của mỗi một thính giả am tường chắc chắn đã bị khuấy động một sâu sắc và mật thiết bởi cảm giác rằng không có một địa hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những âm thanh…

 Không có một địa hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những âm thanh…

Giao hưởng số 5 đã trở thành bản nhạc Định mệnh đúng như cái tên của nó

Bạn có thể tưởng tượng được chuyện làm sao có thể sáng tác một đoạn nhạc khi mà tai mình không thể nghe rõ người bên cạnh đang nói gì?

Hơn nữa, đây không chỉ là một bản nhạc nhỏ mà là một bản giao hưởng 4 chương hoành tráng, vĩ đại. Điều này chỉ có thiên tài thực sự mới làm được và Ludwig Van Beethoven đã làm điều này.

Những mô tả về bản nhạc thực sự đáng kinh ngạc: Như ánh sánh rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn.

 

Giao hưởng số 5 cùng với bản Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca) và Giao hưởng số 9 (Thánh ca) trở thành những bản giao hưởng có tính biểu tượng nhất của Beethoven.

Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ Op. 67 “Định mệnh” được Beethoven sáng tác vào giai đoạn 1804-1808. Đây là một trong những bản giao hưởng âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và phổ biến nhất, và thường được trình diễn tại các buổi hòa tấu.

Bản giao hưởng gồm bốn chương (movement): chương mở đầu sonata, andante, chương scherzo tiết tấu nhanh dẫn đến chương cuối attacca. Nó được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát opera Theater an der Wien ở Viên năm 1808, ngay sau đấy bản giao hưởng đã trở lên nổi tiếng. E.T.A. Hoffmann miêu tả nó là “một trong những tác phẩm lớn nhất của thời đại”.

Tác phẩm mở đầu băng mô típ bốn nốt “ngắn-ngắn-ngắn-dài” lặp lại hai lần.

Tác phẩm được thai nghén khi căn bệnh điếc của Beethoven đã ngày một trầm trọng…
Bản giao hưởng Số 5 có một quá trình thai nghén lâu dài. Những phác thảo đầu tiên cho nó được Beethoven bắt tay vào thực hiện vào năm 1804 ngay sau khi ông hoàn thành Bản Giao hưởng số 3.

Tuy nhiên, quá trình sáng tác tác phẩm này bị gián đoạn bởi việc chuẩn bị cho những tác phẩm khác như vở opera Fidelio, bản piano sonata Appassionata, ba bản Razumovsky cho tứ tấu bộ dây, Concerto cho Violin, bản Giao hưởng số 4 và Mass cung Đô trưởng. Mãi cho đến năm 1807 Beethoven mới có thể quay lại với việc sáng tác bản giao hưởng số 5 và hoàn thành vào năm 1808. Nó được thực hiện song song với bản giao hưởng số 6 và cả hai bản giao hưởng này được công diễn vào cùng một ngày.

“Bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc không bút nào tả xiết.”

Beethoven hoàn thành bản Giao hưởng Số 5 ở giữa những năm ba mươi tuổi khi cuộc sống của ông gặp nhiều rắc rối bởi căn bệnh điếc ngày càng trầm trọng. Bối cảnh lịch sử thế giới khi đó được đánh dấu bởi những cuộc chiến của Napoléon, bạo loạn chính trị ở Áo, và sự chiếm đóng kinh đô Viên của binh đoàn Napoléon vào năm 1805.

Ra mắt bản giao hưởng số 5
Bản Giao hưởng Số 5 được biểu diễn ra mắt vào ngày 22 tháng 12 năm 1808 trong một buổi hoà nhạc đồ sộ tại nhà hát Theater an der Wien do đích thân Beethoven chỉ huy. Buổi biểu diễn kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ. Hai bản Giao hưởng được trình diễn theo thứ tự đảo ngược, bản số 6 trước rồi mới đến bản Số 5.
Beethoven dành tặng bản Giao hưởng Số 5 của ông cho hai người bảo trợ, Vương công Franz Joseph von Lobkowitz và Bá tước Razumovsky. Dòng đề tặng xuất hiện trên bản in nhạc phổ lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1809.

Những lời ngợi ca nồng nhiệt: “Bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc không bút nào tả xiết.”
Buổi biểu diễn ra mắt tác phẩm nhận được rất ít phản hồi do diễn ra trong điều kiện khó khăn. Trước đó, dàn nhạc giao hưởng chưa có thời gian luyện tập – chỉ tập được một buổi duy nhất – và khi một nhạc công mắc lỗi trong lúc biểu diễn Đồng ca Fantasia, Beethoven đã phải cho ngừng toàn bộ dàn nhạc và biểu diễn lại từ đầu. Khán phòng hôm đó cực kỳ lạnh và khán giả đã kiệt sức vì buổi biểu diễn quá dài.

Tuy nhiên, một năm rưỡi sau đó, nhạc phổ của bản nhạc được xuất bản do tác động của một bài phê bình ca ngợi cuồng nhiệt do một tác giả ẩn danh viết (mà thực chất chính là E.T.A. Hoffmann) đăng trên tờ san Allgemeine musikalische Zeitung. Ông đã mô tả bản nhạc với những hình ảnh đầy kịch tính:

Ánh sánh rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự khoái lạc ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn.

 Nỗi đau có thể thống trị nhưng không thể hủy diệt được tình yêu, hy vọng và niềm vui 

Hoffman dành phần lớn nhất trong bài ngợi ca nồng nhiệt này để phân tích chi tiết bản giao hưởng, nhằm cho độc giả thấy được cách thức Beethoven sử dụng để nhấn mạnh những hiệu ứng đặc biệt đối với thính giả.

Trong một bài luận mang tên “Nhạc không lời của Beethoven”, kết hợp bài phê bình này cùng một bài viết khác vào năm 1813 về tác phẩm tam tấu đàn dây Op. 70, xuất bản trong ba số vào tháng 12 năm 1813, E.T.A. Hoffman ngợi ca thêm “bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc không bút nào tả xiết.”

Bản giao hưởng tuyệt diệu này, trong một cao trào cứ lên cao mãi, cao mãi, đã đưa đẩy thính giả rơi vào thế giới tâm linh của sự vô tận mới thật mãnh liệt!… Không nghi ngờ rằng toàn bộ làn sóng nhu động giống như một khúc Rhasody cuồng tưởng đã tinh tế đã đi qua bao người, nhưng tâm hồn của mỗi một thính giả am tường chắc chắn đã bị khuấy động một sâu sắc và mật thiết bởi cảm giác rằng không có một địa hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những âm thanh…

Như ánh sáng rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm…

 Như ánh sáng rực rỡ xuyên qua màn đêm thăm thẳm

Bản giao hưởng sớm đạt được vị trí như một tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp của Beethoven. Như một biểu tượng của nhạc cổ điển, nó được chơi mở màn cho những buổi hoà nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng New York vào ngày 7 tháng 12 năm 1842, và Dàn nhạc Giao Hưởng Quốc gia Mỹ ngày 2 tháng 11 năm 1931.

Những yếu tố sáng tạo đột phá cả về kỹ thuật lẫn khả năng tác động tới cảm xúc của nó đã có sức ảnh hưởng sâu rộng tới các nhà soạn nhạc và giới phê bình âm nhạc, và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm sau này của Brahms, Tchaikovsky (tiêu biểu là trong bản Giao hưởng số 4 của ông), Bruckner, Mahler, và Hector Berlioz.

Giao hưởng số 5 cùng với bản Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca) và Giao hưởng số 9 (Thánh ca) trở thành những bản giao hưởng vĩ đại nhất mà Beethoven để lại cho toàn nhân loại.

Mời quý độc giả thưởng thức.

Để có thể thưởng thức giao hưởng một cách sống động mỹ mãn nhất, chúng ta nếu không thể ngồi trực tiếp trong nhà hát lớn một cách trang nghiêm chăm chú, thì với link nhạc hay đĩa CD như ở đây, độc giả hãy cố tạo cho mình 1 không gian tĩnh lặng riêng, đeo tai nghe, nhắm khẽ mắt để có thể thưởng thức tương đối trọn vẹn những kiệt tác này của nhân loại ….

Kim Cương- Hà Phương Linh

Kim Phượng st

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %09 %623 %2017 %09:%08
back to top