Hành Trình Chuyến Đi Xuyên Việt 2017 #3 (Group 4)
Hành Trình Chuyến Đi Xuyên Việt 2017 #3 (Group 4)
_ Nam Mai _
SAPA, thứ hai ngày mồng 2 tháng 1 năm 2017
Sáng nay, ngày 2 tháng 1 tại Hà Nội, 4 bà dậy sớm xuống phòng ăn của k/s ăn sáng ngay khi họ vừa mở cửa lúc 6:30 am. Mọi người ăn sáng cho nhanh để còn làm thủ tục trả phòng, vì cậu TG Tuyến có hẹn 7:00 am sẽ bắt đầu khởi hành.
Đúng 7:00 kém 5 là Cậu Tuyến và chú Dũng đã có mặt tại lobby để đón mọi người rồi. Theo chương trình, hôm nay đoàn sẽ bắt đầu đến thành phố Sapa của tỉnh Lào Cai. Sapa nằm ở phía Tây Bắc VN, cách Hà Nội 376km. Sapa có độ cao trung bình từ 1200m đến 1800m so với mặt nước biển. Điểm cao nhất là đình Fansipan cao 3143m. Tại Sapa có khí hậu và phong cảnh tuyệt vời, trong 1 ngày có cả 4 mùa: mùa Xuân vào buổi sáng, mùa Hạ vào buổi trưa, mùa Thu vào buổi chiều, mùa Đông khi màn đêm buông xuống. Tại Sapa có 6 dân tộc sinh sống là Mông, Dao, Kinh, Tày, Dáy và Xa Phó.
Kỳ này đi Sapa sẽ không bị vất vả như những năm trước là vì mình sẽ đi bằng xe hơi từ Hà Nội đến thẳng Sapa bằng đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai. Đường cao tốc này dài 245 km, đi qua 5 tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Đường cao tốc này được khánh thành vào tháng 9/2014 nên kỳ này group 4 lên Sapa sẽ không bị đi bằng tàu hoả nửa mà sẽ đi bằng đường xa lộ.
Vào năm 2003, N có đi Sapa 1 lần và sợ chết khiếp vì vất vả và đường đi nguy hiểm quá. Vào những năm đó, muốn lên Sapa thì phải đi bằng Tàu Hoả chứ chưa có đường cho xe hơi chạy như bây giờ. Rời Hà Nội tại Ga Hàng Cỏ lúc 8:00 tối, leo lên tàu ngủ 1 đêm tới khoảng 5:00 giờ sáng thì đến ga tại Lào Cai. Từ đó, có xe 7 chỗ hoặc 16 chỗ đến đón mình và chạy khoảng 2 tiếng rưởi nửa (39km) thì mới lên đến Sapa. Những xe này là do các chủ Tour mướn để pick up khách của họ tại ga xe lửa Lào Cai. Khi lên đến Sapa thì lúc ấy mới gặp Tour Guide của mình. Năm đó, N chưa biết VietPacific Travel Agency, nên khi đến Hà Nội mới
bắt đầu book tour, vì không biết đâu là đâu nên khi book tour đi Sapa thì bị lừa lia chia, bị lừa đủ mọi thứ. Bị nó tống lên 1 cái toa xe lửa có 4 giường nằm, may mà còn có cửa đóng khoá đàng hoàng, nhưng suốt đêm không ngủ được vì trên giường, dưới giường có rất nhiều gián, con nào con ấy to như ngón chân cái bò lổm ngổm lên giường, đã vậy nằm trên giường xe lửa mà nó dằn lên dằn xuống tưởng như là mình đang ..... cởi ngựa cho nên chả ngủ được tí nào cả. Sáng ra thì mệt đứ đừ, kéo hành lý ra khỏi ga trời mờ mịt sương mù, may mà có xe đón lên Sapa ngay. Trên xe 16 chỗ, phần đông là Tây Ba Lô chỉ có nhóm của mình là 8 người VN. Giờ nhắc lại vẫn còn hãi, cái xe thì củ xì củ xịch, lúc lên dốc thì rú lên như người sắp chết, chạy lọc cà lọc cọc trên đường đèo như con ngựa ốm. Mình không rành về vụ xe cộ nhưng đồ chừng cái xe này chắc phải thuộc vào loại đồ cổ từ thời một ngàn chín trăm ... hồi đó cũng nên. Lúc ấy trời còn sương mù dầy đặc không ai nhìn thấy gì chung quanh nên chưa biết sợ, đến lúc mặt trời vừa ửng lên nhìn thấy được mọi thứ bên ngoài thì mới tá hoả tam tinh, vì một bên là vách núi, một bên là vực thẳm sâu không đáy, mà con đường thì bé tí tẹo, nếu có xe bên kia đi tới là 1 bên phải nép sát vào vách núi nhường cho xe kia vượt qua trước, phía bên vực thẳm thì không có cái gì ngăn chận cả, phía dưới chỉ là đất mềm thôi, lạng quạng 1 tí là xe lọt tòm xuống vực. Nghĩ lại lúc sáng sớm nay trời còn dầy sương mù, nếu cái xe thỗ tả này mà dở chứng lạng ra khỏi lane hoặc tài xế dậy sớm buồn ngủ rồi mắt kém không nhìn rỏ đường thì có mà toi mạng cả xe. Lúc ấy đường lên Sapa hãy còn thô sơ lắm nên đi rất là nguy hiểm. Hồi đó đúng là mình "điếc không sợ súng" thật tình.
Chụp tại Church Boutique Hotel tại Hà Nội trước giờ khởi hành đi Sapa.
Trên đường đi ngang qua Bờ Hồ lúc rời Hà Nội - mọi người đang tập thễ dục.
Một hình ảnh rất là Hà Nội. Bán hàng rong bằng xe đạp.
Đúng 7:00 sáng thì xe bắt đầu khởi hành. Cái xe 16 chỗ nên sau khi chất 6 cái hoa ly + thêm packbacks,đồ đoàn của 4 bà, mấy case nước uống, thức ăn vặt và hành lý của cậu Tuyến và chú Dũng mà xe vẫn còn rộng rinh. Hai chị TA và TN xí mỗi chị 1 băng ghế phía dưới để ....nằm, phòng khi mỏi mệt. Còn N và MT thì ngồi hàng ghế ngay sau lưng tài xế và Tour Guide. N và MT đã bàn với nhau rồi, phải ngồi ngay sát cạnh để "nhắc nhở" và "trông chừng" ông tài xế, đề phòng những lúc ổng lái nhanh, lúc ổng quẹo cua, hoặc lúc ổng buồn ngủ hay .... whatever .... nói nôm na là mình sẽ ...."lái tài xế"! Trên đường đi, vì mới bắt đầu cuộc chơi nên ai cũng hớn hở vui vẻ vì xe chạy êm ru bà rù lại nhìn hai bên đường thấy được bao nhiêu là cảnh đẹp của làng quê đồng ruộng mà mình đã nhìn thấy trên TV hay trong mấy cái phim quay về cảnh đồng quê làng mạc trong
các phim chuyện VN. Có đi như vầy mới thấy quê hương đất nước của mình đất đai mênh mông rộng lớn đẹp quá sức.
Đây là 1 trong những cái hình N chụp từ trên xe qua cửa kính đấy. Cảnh đẹp là vì ruộng vườn xanh ngắt với núi liền núi, thỉnh thoảng lại còn có sông có suối nhỏ vắt ngang trên suốt dọc đường mình đi qua, lại mây bay lơ lững ngang trời nhìn đã mắt luôn.
Trong đây, có những cái hình N phải chụp xuyên qua từ cửa kính của xe nên hình nhìn sẽ không được quality lắm đâu nha, vì đây chỉ là hình N muốn share cho mọi người được xem những cảnh nọ, cảnh kia trên đường mà N kể trong nhật ký này thôi.
Hình trên cho quý vị thấy là xe đang sắp sửa cua qua 1 một cái đèo đây. Cái đèo này là "chuyện nhỏ" vì đường đi tới chỗ chụp cái hình này chỉ là mới bắt đầu tí tí thôi, cái khúc cua này là khúc cua không tên, đợi khi đến các tỉnh tận miền cao cao 1 tí thì mới biết đá biết vàng. N và MT ngồi vừa ngắm cảnh, vừa chụp hình mà tai, mắt vẫn chú ý đến chú Dũng luôn luôn không rời. N để ý, cứ mỗi khi gần đến chỗ quẹo cua là chú ấy lại bóp còi liên tục. Hỏi, thì chú cho biết, mỗi khi sắp đến mấy chỗ như trên là mình phải bóp còi để cho bên kia nó biết là có xe sắp cua xuống (hay chạy lên) mà chuẩn bị chạy chậm lại để tránh nhau. Các bác cứ nhìn vào cái hình mà xem, ngay góc quẹo cua kia thì cả 2 bên đều không thễ nào nhìn thấy nhau được. Chú Dũng hai tay mang bao tay cho khỏi bị trơn tuột vì mồ hôi tay (loại bao tay mấy ông mang để tập tạ, tập thễ dục), chú chạy xe rất từ tốn và cẩn thận đủ mọi thứ, thế mà N đếm suốt chuyến đi cũng có đến 4 lần tụi này muốn thót tim ra ngoài vì cái thằng cha lái xe bên kia ẩu tả, đoạn đường
cua chử V mà nó chạy rất nhanh, xẹt từ trên xẹt xuống thật nhanh mà không cần biết là sẽ có xe từ dưới sắp tiến lên hay không, đó là chú Dũng đã bóp còi báo hiệu trước rồi đó.
Trên đường đi thì ngoài cảnh đồng quê, sông nước, làng mạc, ruộng vườn ra thì thỉnh thoảng 2 bên đường có nhìn thấy cảnh người dân tộc họp chợ, họ đem các thứ trồng trong vườn ra bán cho khách qua lại trên đường thiên lý nhưng người mua bán chính vẫn là dân trong các bản, các làng gần đó.
Đến khoảng 12:30 trưa thì tụi này đến thị trấn Sapa. Trời hôm nay ui ui, không có mây, không có nắng lại giống như muốn mưa nên nhìn buồn lắm. Nhất là N và TA, đang háo hức chút nửa sẽ được đi chụp hình ruộng bậc thang tại các bản gần quanh Sapa mà trời lại không nắng và muốn mưa thì thật là hỏng bét. Cậu Tuyến đề nghị mọi người sẽ đi ăn trưa, sau đó dạo vòng quanh phố chính của Sapa, xong check in vào Hotel và buổi chiều sẽ đi chụp ruộng bậc thang của các bản gần ngay trong thị trấn. Cậu hỏi là trưa nay muốn ăn cơm bụi (street food) hay là ăn trong nhà hàng hẳn hoi? Tụi này đồng ý là vào một nhà hàng đàng hoàng ăn cho được sạch sẽ, trái với dự định lúc đầu là sẽ thử ăn các món
nướng ở Sapa cho biết mùi đặc sản ở đây. Trước lúc đi, coi trên internet, thấy quảng cáo chụp hình các món nướng ở Sapa xem rất là hấp dẫn. Họ nướng đủ mọi thứ trên bếp than, cái gì cũng nướng như bắp, khoai, đậu, trứng, nấm, thịt, cá quấn vào các loại rau của Sapa và nướng trên bếp than .... Ôi giời, nhìn trong hình thì thật là bắt mắt, lên đến nơi thấy tận mắt những thứ nướng của họ đã xỏ cây quấn sẳn để xếp lớp trên vĩ bày khơi khơi ngoài trời chẳng có che đậy gì, chờ có người order họ mới bắt đầu nướng thì N và MT nhìn thấy tởn thần luôn. Những thứ này không biết đã xỏ cây từ lúc nào, nằm đó khô khốc, khô queo trong lúc xe chạy vù vù ngay cạnh đường làm bụi bay mù trời, lại thêm ruồi bu tùm lum ở trên thì có cho free cũng không dám ăn quý vị ạ.
Đây, các thứ nướng (đặc sản của Sapa) đây. Quý vị nhìn xem có muốn ăn hông? Phía bên tay trái của hình là chỗ họ đang bày các thứ đã xâu que sẳn chờ nướng khi có người mua đó. Mấy cái ống dài dài là Cơm Lam đấy. Các bác có ăn không? Em thì em xin thôi ạ.
Tiệm ăn chung quanh khu phố chính của Thị Trấn có cả món Heo Quay này đây nhưng tụi này không có thử. Nhìn con heo quay trước mắt mình thấy tội quá nên không dám ăn.
Cậu Tuyến đưa mọi người vào 1 cái nhà hàng tên là Liên Tôn cao 3 tầng có cả thang máy, và họ đưa 4 bà vào ngồi ngay 1 cái bàn gần lan can để có thễ vừa ăn vừa ngắm được cảnh chung quanh ở khu chính của Sapa. Hai chị TA và TN thì order gà luộc ăn với cơm. Còn N và MT thì order cơm với Đọt Xu Xu và Rau Bí, Rau Cải Xanh luộc ăn với Muối vừng vì N và MT biết là rau, củ trên Sapa rất non, ngon ngọt và cũng lành cho cái bụng đang lộn xộn của N. Phần ăn trưa của 2 đứa vì là ăn chay cho nên chỉ mất có 90 ngàn VND thôi.
Tiệm ăn Liên Tôn nằm bên tay trái của hình dưới đây. Các bác thấy là tiệm nào trong hình cũng quảng cáo có bán món ăn tên là Thắng Cố phải không?
Trên miền núi, món đặc sản chính cống mà họ ưa chuộng có tên gọi là "thắng cố". Du lịch Sapa ngoài những món nướng đa dạng, còn có một đặc sản ẩm thực độc đáo là thắng cố. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được thắng cố, bởi thắng cố nguyên bản được làm tất tần tật từ một con ngựa, thậm chí cả phần ruột già “không sạch lắm” nửa.Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang phía Đông Bắc, và dần dần được những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc rất ưa chuộng. Người Hà Nội tự hào về Phở, người Sài Gòn tự hào về Cơm Tấm bao nhiêu thì người dân vùng Tây Bắc cũng tự hào bấy nhiêu vì món Thắng Cố của mình.
Hình dưới đây là món Thắng Cố đấy. N không dám ăn thử món này nên không chụp hình được. Đây là hình N lấy từ Internet ra để quý vị coi cho biết thôi. Trông sợ quá nhỉ, có cho 1 ngàn đô để đi shopping và bắt ăn món này thì cũng không dám ăn!
Ăn trưa tại tiệm Liên Tôn xong thì cả bọn kéo nhau ra khu chính của thị trấn Sapa để ngắm cảnh và chụp hình.
Năm 2003 N đã có lên đây, lúc ấy Sapa còn là 1 cái thị trấn nhỏ, tất cả đường đi gần như là đường đất chứ không có đường lát gạch, và cũng không có cái vườn hoa to bự xự như bây giờ, và N không nhớ là hồi đó nó có cái hồ to ngay khu chính này không, nhưng bây giờ trước mặt cái Nhà Thờ Cổ hiện nay lại có 1 cái hồ rất to, song song đó (bên cạnh cái hồ) thì họ cho xây một cái sân to rồi làm cho đông đá để mọi người đến trượt băng vui chơi. Lúc Chợ Sapa chưa bị di dời
đi chỗ khác, vào cuối tuần có họp chợ thì những cô gái trong các bản làng gần quanh thị trấn đều tụ họp tại Chợ và trước ngôi Nhà Thờ Cổ rất đông.
Đây là cái hồ mà N không nhớ là trước kia nó có tại khu chính của Sapa không, kể cả những dảy nhà gần mặt hồ trước kia cũng không có.
Đây là khu để trượt băng nằm song song với hồ trước ngôi Nhà Thờ Cổ tại khu chính, mà khi xưa (2003) nó chưa có mặt tại thị trấn Sapa.
Nhà thờ cổ ngay tại khu trung tâm của thị trấn Sapa
Các bé tụ tập rất đông trước ngôi nhà thờ cổ này để bán hàng cho du khách.
Cho chụp ảnh nhưng nhớ mua hàng giùm em nhé. Đây là các em bé người dân tộc trong các bản làng mà các bạn sẽ nhìn thấy rất đông trước sân ngôi nhà thờ cổ của thị trấn. Các em bán những món quà kỷ niệm nho nhỏ như cái móc chìa khoá mà em đang cầm trong tay đấy.
Em ngồi buồn thiu vì không bán được hàng.
Trời đầy sương mù và rất lạnh lẻo, nhưng bé đi bán hàng lại còn đèo thêm một đứa em trên lưng nửa các bạn ạ. Các em bán hàng suốt từ sáng sớm cho đến tận tối nửa đêm nếu vẫn còn du khách qua lại trên đường.
Chỗ này là "chợ Sapa", là ngôi chợ lâu đời của thị trấn. Cuối tuần những cô gái tại các bản làng chung quanh thị trấn đều mang hàng hoá đến họp chợ tại đây. Họ ở xa xôi trong các bản, chỉ chờ cuối tuần có phiên chợ đông người là diện đẹp vào để đi chợ. Người có chồng thì vấn khăn khác kiểu với các cô gái độc thân. Các cô mặc quần áo màu sắc tuỳ theo bản làng của mình, đầu quấn khăn đủ màu, tai và cổ đeo đầy nữ trang trông rất đẹp mắt. Kỳ này lên Sapa chẳng nhìn thấy cô nào cả vì chợ hiện nay đã dời đi chỗ khác rồi.
Trong chợ, người Kinh cũng bán hàng rất đông, mặt hàng phần nhiều là các thứ nấm, các loại trà, các thứ thuốc lá khô và đặc sản của Sapa. Nhìn xem, bây giờ chợ cũng bị "di tản", nói theo ngôn ngữ trong nước bây giờ là "di dời mặt bằng" .... chắc lại sắp sửa san bằng nguyên dảy này để xây cất cái gì to lớn lắm đây. N
post hình cái chợ này lên đây để cho các bạn nào đã 1 lần lên Sapa và đã từng bước vào cái chợ này, nay xem cho biết những sự thay đổi của Sapa bây giờ nhé.
Bây giờ đường xá trong thị trấn thấy cũng to hơn, xe hơi nhiều hơn, và nhất là Hotels thì mọc ra như nấm. Lúc trước Sapa có rất ít hotels đầy đủ tiện nghi cho mình ở, to nhất chỉ có hotel Victoria là "xịn" nhất, bây giờ nghe cậu Tuyến nói Victoria đã xuống cấp sau khi bán lại cho người VN làm chủ và Sapa bây giờ có nhiều hotel tốt hơn xưa, và 1 trong đó là cái hotel mà các cô sẽ check in vào chiều nay cũng được rate ở hạng thứ 2 tại đây.
Nhìn Sapa bây giờ thì thấy đẹp hơn, to hơn, đường xá lót gạch đàng hoàng chứ không còn là đường đất như trước, có vẻ văn minh hiện đại hơn, nhưng nếu đem so sánh lại với cái Sapa củ vào năm 2003 trước đây thì N vẫn yêu cái không khí, không gian và tất cả mọi thứ của một thị trấn Sapa mộc mạc năm xưa hơn.
(CÒN TIẾP)
Viết xong ngày June 8-2017 @ 9:00 pm
Nam Mai