Nghệ thuật khắc gỗ tinh tế

Nghệ thuật khắc gỗ tinh tế từ thế kỷ 16:

Dấu chấm hỏi của các nhà nghiên cứu

Được khắc chỉ với kích cỡ lòng bàn tay hoặc nhỏ hơn, những tác phẩm khắc gỗ hoàng dương siêu nhỏ từ thế kỷ thứ 16 miêu tả về các biểu tượng tôn giáo này chính là dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực.

(Ảnh: Craig Boyko)

Người ta cho rằng toàn bộ các tác phẩm điêu khắc gỗ tí hon này được trạm trổ mất khoảng 30 năm, ước tính từ năm 1500 đến 1530, và xuất xứ ở Flander, Na Uy.

Những chuỗi hạt, dụng cụ lễ được đẽo khắc tinh xảo từ những khối gỗ nhỏ, gắn lại với nhau bằng các mấu chốt nhỏ hơn cả một hạt cỏ. Trong buổi triển lãm tại Phòng trưng bày Nghệ Thuật Ontario (AGO) phối hợp cùng Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và Bảo tàng Rijkmuseum, sử dụng kỹ thuật quét micro CT và phần mềm phân tích 3D tiên tiến, các nhà bảo quản bộ sưu tập “Small Wonders: Gothic Boxwood Miniatures” (tạm dịch: ‘Kỳ quan thu nhỏ: Nghệ thuật khắc gỗ Gothic’) đã có một cái nhìn sâu sắc mới mẻ về chất liệu và ý nghĩa của mỗi tác phẩm điêu khắc gỗ siêu nhỏ này.

Bộ sưu tập ‘Small Wonders: Gothic Boxwood Miniatures’ được trưng bày với 50 tác phẩm khác nhau được thu thập từ các bảo tàng và bộ sưu tập cá nhân, kể cả một số tác phẩm hiếm đến từ Bắc Mỹ mà chưa từng được nhìn thấy trước đó. Trong số đó có chuỗi 11 hạt Chatsworth Rosary (hoàn thành khoảng 1509 – 1526) được sở hữu bởi Vua Henry VIII và vợ là Catherine xứ Aragon. Qua quét ảnh micro CT, người ta phát hiện trên hạt lớn nhất của chuỗi 11 hạt này có chân dung của vua Henry và vợ, tuy nhiên mắt thường không thể nhìn thấy được.

Chuỗi 11 hạt từng là tài sản sở hữu của Vua Henry VIII,

mỗi một hạt đều được trạm trổ vô cùng kỹ càng và tỉ mỉ. (Ảnh: Ian Lefebvre)

Hạt lớn nhất trong chuỗi 11 hạt có thể mở ra. (Ảnh: Craig Boyko)

Qua chụp quét micro CT, người ta phát hiện có chân dung

ẩn giấu của vị vua này cùng vợ mình là Catherine xứ Aragon. (Ảnh: Art Gallery of Ontario)

Những hạt chuỗi được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Chúng chỉ nhỏ như một quả banh golf, thế nhưng các hình họa bên ngoài và bên trong lại được khắc tỉ mỉ đến từng chi tiết. Các nhà nghiên cứu cho rằng chắc hẳn các nghệ nhân phải làm việc rất chăm chỉ, bởi vì các tác phẩm đều khắc họa lại những khung cảnh phức tạp, trong đó có rất nhiều người, các kiến trúc, cây cối, các vị thần và biểu tượng… Chúng là những tác phẩm vô cùng tinh mỹ. Hoặc là họ sử dụng phép màu, hoặc là phải có một công cụ đặc biệt nào đó thì các nghệ nhân mới có thể sáng tạo nên được những tác phẩm tuyệt diệu đến vậy.

Buổi trưng bày được bắt đầu tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario vào 22/02/2017, điểm dừng cuối cũng sẽ là vào 15/06/2017 tại Bảo tàng Rijkmuseum ở Na Uy. Nếu không có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm kỳ công này, bạn cũng có thể khám phá chúng qua video dưới đây, cũng như qua các bức hình về chúng trên webiste của Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario.

Ảnh bộ sưu tập:

Mặt trước của một tấm huy chương. (Ảnh: Craig Boyko)

Bộ 3 bức họa khi được mở ra. (Ảnh: Craig Boyko/Ian Lefebvre)

Bộ 3 bức họa khi được đóng lại. (Ảnh: Craig Boyko/Ian Lefebvre)

Hạt cầu nguyện. (Ảnh: Peter Zeray)

Hạt cầu nguyện. (Ảnh: Peter Zeray)

Huy chương: Cảnh kẻ phản bội và Chúa Jesus. (Ảnh: Craig Boyko/Ian Lefebvre)

Bình thánh thể. (Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Bình thánh thể khi mở ra. (Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Mẹ Maria đang ôm Chúa hài đồng Jesus được khắc trong ngăn nhỏ ở trên.

(Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Hình ảnh trên 1 trong 4 nắp của ngăn đựng nhỏ. (Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Hình ảnh trong nắp của ngăn lớn. (Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Khớp nối giữa 2 phần thân của bình thánh thể. (Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Khớp nối giữa phần thân của ngăn lớn và phần chân đế. (Ảnh: Maria Scherf / Andrea Gruber)

Dụng cụ lễ (Ảnh: Craig Boyko/Ian Lefebvre)

Một hạt trong chuỗi hạt cầu nguyện. (Ảnh: The Walters Art Museum, Baltimore)

Phần nắp của hạt. (Ảnh: The Walters Art Museum, Baltimore)

Hình ảnh Chúa Jesus vác Thập tự giá và bị hành hình. (Ảnh: The Walters Art Museum, Baltimore)

Ký tự F. (Ảnh: RMN-Grand Palais / Art Resource, NY)

Bên trong ký tự F bằng gỗ. (Ảnh: RMN-Grand Palais / Art Resource, NY)

Một hạt trong chuỗi hạt cầu nguyện khác có khớp nối tròn tinh xảo. (Ảnh: Christoph von Viràg)

Hạt có thể mở đôi. (Ảnh: Christoph von Viràg)

Bên trong hạt cầu nguyện. (Ảnh: Christoph von Viràg)

Hình ảnh Chúa Jesus chịu chết trên Thập tự giá, bên ngoài có các ký tự nhỏ. (Ảnh: Christoph von Viràg)

Những hình họa được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. (Ảnh: Craig Boyko)

Cảnh thiên đường rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ. (Ảnh: Craig Boyko)

 

  • ▬▬▬▬▬۩  Hồng Vân st  ۩▬▬▬▬

 

back to top