Trùng tu Bia Quốc Học

Image result for Bia Quốc Học photos

Trùng tu Bia Quốc Học: “Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” ?

                  “…Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trong thấy mà đau đớn lòng

Trong 3 tháng vừa qua Bia Quốc Học ở Huế đã được trùng tu và dự kiến sẽ khánh thành trong dịp tết Đinh Dậu sắp đến. Kết quả của công trình trùng tu này là một “dấu hỏi to tướng” trên phương diện mỹ thuật cũng như sự tôn trọng nguyên tác (văn hóa & lịch sử).
Theo họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nguyên tắc của việc trùng tu là phải giữ lại những gì còn có thể giữ lại được. “Đập đi để xây mới hay thay lại hoàn toàn nước sơn, họa tiết trên các bức tường Bia Quốc học Huế đã làm mất hết giá trị lịch sử của công trình này…  Với các công trình cổ, việc giữ nguyên thực trạng là điều rất quan trọng. Việc làm mới Bia Quốc học Huế khiến cho công trình này trở nên lạc lõng với cả quần thể di tích lịch sử Cố Đô Huế“.
Lý giải về thực trạng trùng tu di tích lịch sử đang gây nhiều tranh cãi, họa sĩ Trần Khánh Chương cho rằng, có hai nguyên nhân:

  • Một là trình độ và kiến thức của các nhà “trùng tu học” đang bị hạn chế.
  • Thứ hai là việc làm đơn giá quyết toán tài chính đối với công tác trùng tu khá phức tạp cho nên “nhà quản lý” luôn muốn “làm mới, xây mới” để được quyết toán đơn giản hơn. Điều này xuất phát từ thái độ xem nhẹ vai trò của các công trình mỹ thuật, lịch sử.
    Công tác trùng tu cẩn thận rất công phu và khó có thể xác định được hết bao nhiêu tiền. “Ví dụ, xây một con Nghê mới sẽ dễ dàng hơn việc sửa một con Nghê cũ. Sửa lại từng mét vuông bức tường người ta có thể tính ra hết bao nhiêu tiền, còn việc sửa một viên gạch cho đúng như nguyên bản ban đầu thì rất khó. Người sửa nó sẽ phải cất công tìm kiếm, có khi in ra 10 viên gạch mới tìm được 1 viên ưng ý. Như thế là đã mất mấy ngày công. Cấp trên đánh giá: “thay một viên gạch mà hết nhiều tiến thế?”, thế là phải làm báo cáo, giải trình, rất mệt !

Những hoa văn cũ, mang đậm giá trí văn hóa cổ xưa trên tấm bia trước kia, giờ đây đã bị cạo gần hết. Mà thay vào đó là những hoa tiết hoa văn hoàn toàn mới. và toàn bộ công trình được phủ bằng một màu sơn vàng chói !
Để lí giải về máu sắc mới của Bia Quốc học, Ông Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Phân viện Khoa học Công nghệ Miền Trung, đơn vị tư vấn thiết kế công trình bia Quốc học chia sẻ “Sau khi nghiên cứu cẩn thận kiến trúc gốc của công trình thì phát hiện nét gốc tổng thể của công trình Bia Quốc học có màu vàng. Đơn vị chỉ tái tạo tu bổ đúng nguyên gốc, giữ lại tất cả những họa tiết trang trí của công trình.  Mùa mưa khác, nắng khác và còn đòi hỏi có thời gian, chứ bây giờ tu bổ lại không thể đòi hỏi phải cũ kĩ được. khẳng định việc trùng tu tiến hành theo đúng cấu trúc và kiểu hoa văn gốc. Riêng việc công trình có màu vàng chủ đạo như hiện nay là do mưa, sơn chưa khô. Khi có nắng thì sơn sẽ chuyển sang màu phù hợp
Theo đó, ông Quảng cũng khẳng định, việc trùng tu này không thể đúng 100% nguyên gốc, nhưng đã tôn trọng tối đa yếu tố gốc. Toàn bộ hoa văn trang trí, màu sắc của công trình đều trùng tu theo đúng nguyên gốc, vẫn còn lưu lại trên công trình”.

Như vậy thì người dân Huế hay khách du lịch nên cố gắng chờ đợi… sau khoảng 100 năm thì Bia Quốc Học sẽ có lại được màu sắc và hình dạng như cũ ?

Sau đây là một số hình chụp Bia Quốc Học trước và sau khi “trùng tu”:

Related image

Image result for Bia Quốc Học photos

 

Lan Chi ST

 

back to top