Có một điểm lạ lùng khác thường trên cây Giáng Sinh của gia đình Lan. Đó là một bao thư nhỏ màu trắng nhét giữa cành lá, không tên tuổi, không dấu hiệu chi hết. Nó đã nằm trên cây đó cả chục năm nay.
Câu chuyện bắt đầu với Tâm, chồng của Lan. Chàng rất ghét Giáng Sinh không phải vì ý nghĩa chân thật của nó, nhưng ghét cái bộ mặt thương mại của mùa Giáng Sinh..... tiêu xài hoang phí, vội vã cuống quít vào phút chót chạy đi tìm cái cà-vạt cho ông chú, và hộp phấn cho bà ngoại, những món quà trao tặng cách... dồn dập vào đường cùng vì không nghĩ ra được cái gì khác. Lan biết ý chồng nên có một năm nàng quyết định bỏ qua thói lệ thường: áo sơ mi, áo len, cà-vạt.... Lan dự định một món quà ngoại lệ đặc biệt cho Tâm. Ơn soi sáng đến với Lan trong một trường hợp khác thường.
Năm đó Tuấn, con trai của Tâm và Lan, lên 12 tuổi, đang ở trong đội đô vật của trường trung học sơ cấp. Gần ngày Giáng Sinh đội của Tuấn có một cuộc đấu giao hảo với đội đô vật do một giáo xứ trong phố bảo trợ, ở đó hầu hết là người da đen nghèo. Khi đến xem cuộc đấu, Tuấn thấy đội bên kia gồm những thiếu niên da đen mặc quần áo rách rưới nghèo nàn. Họ đi giầy thể thao tả tơi đến nỗi coi như chỉ có dây giầy là chỗ không bi rách. Ngược lại, đội của Tuấn mặc đồng phục xanh và vàng, đi giầy đô vật mới toanh, sáng chói. Khi cuộc đấu bắt đầu, Lan chợt giật mình vì đội bên kia chơi đô vật mà không đội mũ che đầu và tai. Có lẽ đó là thứ xa xỉ phẩm mà đội đô vật rách nát kia không dám mơ tới. Dĩ nhiên là đội đô vật của Tuấn nuốt trửng đội kia.
Tâm ngồi xem trận đấu bên cạnh Lan. Sau đó Tâm buồn bã lắc đầu nói:
- Anh chỉ mong ít là người trong đội kia thắng được một trận. Các em trong đội có nhiều triển vọng khá, nhưng bị thua trắng như vậy có thể làm các em đau lòng mất hết tự tin.
Tâm rất yêu thương và hiểu biết tuổi trẻ, vì đã từng giúp huấn luyện nhiều đội bạnh cho foofball, baseball cho trẻ em. Khi nghe Tâm bày tỏ nỗi lòng như trên, ý tưởng tặng cho Tâm một món qùa Giáng Sinh khác thường đến với Lan
Chiều hôm đó Lan đi đến tiêm bán đồ thể thao trong phố và mua đủ loại mũ an toàn cho môn đô vật cùng nhiều đôi giầy. Lan gởi những món qùa này đến giáo xứ ở dưới phố mà không cho biết tên. Vào đêm Giáng Sinh, Lan đặt một phong thư trắng trên cây Giáng Sinh, bên trong có tờ giấy Lan viết cho Tâm biết việc nàng đã làm như món quà tặng cho Tâm. Giáng Sinh năm đó và những năm kế tiếp nụ cười của Tâm tươi rói, chiếu sáng hơn mọi ánh đèn và đồ trang hoàng Giáng Sinh. Những mùa Giáng Sinh sau đó, có năm Lan mua vé cho một nhóm trẻ em tàn tật đi xem đấu hockey; năm khác Lan gởi tiền giúp đỡ mấy người già bị cháy nhà....
Bao thư trở thành cao điểm của ngày Giáng Sinh đối với gia đình Lan. Nó luôn là món qùa được mở ra sau cùng vào sáng ngày Giáng Sinh, và con cái của Tâm và Lan bỏ quên cả đồ chơi mói mở để trố mắt chờ bố mở bao thư ra đọc.
Theo năm tháng trôi qua, con cái lớn lên, đồ chơi nhường chỗ cho những món qùa thực tế hơn, nhưng chiếc bao thư vẫn lôi cuốn được sự chú ý. Và câu chuyện vẫn chưa chấm dứt. Tâm đã về với Chúa từ năm trước vì bệnh ung thư. Khi Giáng Sinh về, Lan còn mang nặng nỗi ưu tư, phiền muộn đến nỗi cố gắng lắm nàng mới dựng được cây Giáng Sinh lên. Dầu vậy đêm Giáng Sinh Lan vẫn tiếp tục đặt một phong thư trắng trên cây, và sáng ra lại thấy thêm 3 bao thư nữa. Cả ba người con, không cần hẹn hò, đã tự động nhét một bao thư trên cây Giáng Sinh tặng cho bố. Việc này đã trở thành truyền thống và một ngày nào đó sẽ lan rộng đến đời con cháu. Chúng sẽ tụ tập quanh cây Giáng Sinh, mở đôi mắt tròn xoe chờ đợi những ông bố lấy bao thư từ trên cây và mở ra đọc. Tinh thần của Tâm, cũng như của mùa Giáng Sinh, luôn ở với gia đình Lan. Ước mong mọi người đều nhớ đến Chúa Kitô là lý do chúng ta mừng Giáng Sinh.
Khuyết Danh
Hồng Vân sưu tầm
v