Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong
Tác giả: Sáu Steve Brown
Ngày Thứ Hai 30 tháng Năm sắp tới sẽ là Memorial Day 2016. Từ 1890, đây là Ngày Tưởng Niệm hàng năm của Hoa Kỳ hướng về các chiến sĩ trận vong. Xin mời đọc bài của Sáu Steve Brown viết trực tiếp bằng Việt ngữ. Ông Sáu Steve Brown, một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà năm 1973 và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Với bài viết thứ ba, “Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ”, năm 2013, ông nhận Giải Việt Bút Trùng Quang, một giải viết văn hàng năm dành cho tác giả tác phẩm nào thể hiện được sức mạnh của tiếng Việt khi Viết Về Nước Mỹ
Tranh Claude Monet: Wild Poppies (hoa anh túc hoang).
Lúc tôi còn nhỏ, tức là khi học lớp một đến lớp tám, ngôi trường trong làng nhỏ Orwell tiểu bang Vermont mỗi năm có tổ chức đặc biệt Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Đó là một buổi nhóm họp của cộng đồng. Có quốc ca và những bài hát aí quốc, và có những người lên nhắc về những người lính đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh của nước Mỹ. Nhưng điều mà tôi nhớ rõ ràng nhất là mỗi năm đều có một học trò lên ngâm bài thơ In Flanders Fields.Bài thơ đó do một sĩ quan Canada sáng tác trong Thế Chiến Thứ Nhất. Flanders là một vùng của nuớc Bỉ, nơi có ba chiến trường Ypres đẫm máu. Trung tá John McCrae có người bạn tử trận rồi bị chôn ngay tại chiến trường. Trong niềm xúc động, ông làm bài thơ để nhớ sự thảm bại trong những ngày đó. Đây là một bài thơ rất hay và cảm động.In Flanders FieldsIn Flanders fields the poppies blowBetween the crosses, row on row,That mark our place; and in the skyThe larks, still bravely singing, flyScarce heard amid the guns below.We are the Dead. Short days agoWe lived, felt dawn, saw sunset glow,Loved and were loved, and now we lieIn Flanders fields.Take up our quarrel with the foeTo you from failing hands we throwThe torch; be yours to hold it high.If ye break faith with us who dieWe shall not sleep, though poppies growTrong Cánh Đồng FlandersTrên cánh đồng Flanders, hoa anh túcBay lên giữa thập giá, hàng tiếp hàngGhi dấu nơi chúng tôi nằm; và giữa trời mâyNhững chú chim, vẫn can đảm hát, bayDưới này tiếng súng át mọi âm thanhChúng tôi là Người Chết. Mới vài ngày nayChúng tôi đã sống, tắm bình minh, ngắm tà dươngĐã yêu, được yêu, và bây giờ nằm trơTrong cánh đồng FlandersHãy tiếp nhé, cuộc chiến với quân thùTrao cho bạn trước khi tôi xuôi tayNgọn đuốc đó mong bạn giương cao mãiChớ phụ lòng người ngã xuống nơi đâyKẻo chúng tôi không thể yên nghỉ, dù anh túc vẫn nởTrên cánh đồng FlandersNhiều năm sau tôi thấy một bức tranh tên là Wild Poppies (Hoa Anh Túc Hoang) của danh họa người Pháp Claude Monet. Ông Monet vẽ tranh đó ở miền bắc nước Pháp, khá gần các chiến trường ở Bỉ, tức là cánh đồng Flanders. Lần đầu thấy bức tranh đó tôi nhớ đến bài thơ mà tôi đã nghe nhiều lần lúc tuổi thanh xuân. Khi nhìn bức tranh đó tôi đã tưởng tượng được màu hoa anh túc tại đồng ruộng Flanders thời Thế Chiến Thứ Nhất là như thế nào. Vì cảm xúc đó, tôi đã họa lại bức tranh đó cách đây rất lâu.
*
Một ngày kia trong năm 2002 tôi đọc được trong trang mạng của Hội Cựu Thủy Quân Lục Chiến mục Liên Lạc Với Nhau. Có một phụ nữ muốn tìm những người biết về cái chết của chồng bà ấy ngày 12, tháng 6, năm 1972 tại Việt Nam. Chồng bà ta là Trung Úy Samuel Powell.Tôi nhận ra cái tên đó ngay. Tôi gởi điện thư cho bà Powell nói rằng tôi biết về cái chêt của Trung Úy Powell vì anh ấy phục vụ trong đơn vị tôi lúc đó. Tôi cũng nói là nếu bà muốn chi tiết thì xin cứ hồi âm cho tôi. Ngay hôm sau tôi nhận hồi âm. Bà Powell nói sau khi chồng bà ta chết thì Trụ Sở Thủy Quân Lục Chiến Mỹ báo tin nhưng không giải thích anh ấy bị chết như thế nào. Bà ấy liên lạc lại với họ nhưng không có ai có thể giải thích cho rõ ràng. Ba mươi năm đã trôi qua mà bà ấy vẫn chưa biết được. Thật là tội nghiệp! Tôi nghĩ mỗi năm đến ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong có lẽ bà Powell lại nhớ đến chồng mình và lại thắc mắc về cái chết của ông.Đơn vị thủy quân lục chiến của tôi từ Nhật Bản đến Việt Nam trong mùa xuân năm 1972. Vài tuần sau một người bạn cho tôi biết một máy bay A-37 đi công tác mới về căn cứ, đem theo xác của một sĩ quan trong đơn vị chúng tôi.Loại máy bay A-37 của Không Quân Mỹ có hai cái ghế kế bên nhau. Có người giải thích cho chúng tôi là thường thường khi đi công tác loại máy bay đó chỉ có phi công lái và cái ghế bên phải bỏ trống. Nhưng sĩ quan chỉ huy đơn vị tôi yêu cầu đơn vị 8th SOS (SOS có nghĩa là phi đội chiến dịch đặc biệt) của Không Quân Mỹ cho các sĩ quan thủy quân lục chiến đi theo để học hỏi kinh nghiệm.Nghe tin chúng tôi vội đến xem tình hình. Từ xa, máy bay có vẻ không bị hư hại nhiều. Trung Úy Powell ngồi phía bên phải hôm đó. Trong lúc máy bay thả bom một viên đạn đại liên của quân địch bắn trúng máy bay, xuyên qua Trung Úy Powell rồi đi thẳng lên sau khi phá vỡ cửa kiếng ở trên. Trung Úy Powell chết tại chỗ. Tình hình như thế rất hiếm, hầu như chưa bao giờ xảy ra tại các căn cứ khác. Nếu không có mặt ở đó không thể biết rõ được. Vì thế những người tại Trụ Sở Thủy Quân Lục Chiến tận bên Mỹ không thể biết chi tiết liên quan đến cái chết của Trung Úy Powell. Do đó, khi Bà Powell liên lạc thì họ chỉ trả lời một cách rất mơ hồ. Họ không thể giải thích lý do tại sao một thủy quân lục chiến lại đi công tác trong máy bay A-37 của Không Quân Mỹ.Tôi gởi thư điện cho Bà Powell và kể đầy đủ chi tiết. Cuối cùng, sau một (quãng thời gian dài đúng 30 năm), bà Powel đã hiểu được chồng bà ra đi như thế nào. Sau đó bà Powell gởi thư cảm ơn tôi đã cho bà ta câu trả lời mà bà ta tìm kiếm suốt 30 năm.Chiến tranh thật là tàn nhẫn. Những người lính nằm lại trên cánh đồng hoa anh túc. Những người như Trung Úy Powell. Chúng ta có làm đủ để họ được yên nghỉ hay chưa?Chuyện xưa qua đã lâu rồiVợ anh mãi hỏi sao người mất điMù mờ tin tức, biết chiVẫn tìm kết thúc những gì chưa xongTiếc thương vì đã mất chồngLại thêm thắc mắc cho lòng thêm đauBây giờ mới biết tin nhauCám ơn số phận nối cầu tin anh.Sáu Steven Brown
Kim Quy st