THÔNG BÁO: Chương Trình Tang Lễ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng

THÔNG BÁO
 

Thanh_kinh_Phan_Uu-9-large-content


Hội ái hữu cựu học sinh Trung Học Phục Hưng,  Petrus Ký, 
nhận được tin buồn:

Giáo Sư Triết NGUYỄN XUÂN HOÀNG
pháp danh NGUYÊN TÂM
Sinh năm 1937
Đã từ trần lúc 10 giờ 45 sáng ngày 13 tháng 9 năm 2014
Nhằm ngày 20 tháng 8 năm Giáp Ngọ
Tại San Jose, California
Hưởng Thọ 77 tuổi

Hiện được quàn tại

Oak Hill Funeral Home & Memorial Park

300 Curtner  Ave. San José CA 95125 (408) 297 -2447

Chương Trình Tang Lễ

Friday 9/19 :

11:00AM: Lễ Nhập Liệm & Thọ Tang

1:30PM- 8:30PM : Thăm viếng

Saturday 9/20 :

9:00AM- 8:30PM: Thăm viếng

4:30PM- 5:30PM:  Lễ cầu siêu - Tịch Điện 5:30PM- 8:30PM:

Học trò và Văn hữu tiễn biệt Nhà Giáo/ Nhà Văn NXH

Sunday 9/21: 

9:00AM- 10:00AM:  Thăm viếng

10:00AM - 11:00 AM:  Lễ Di Quan & Hỏa thiêu

1:30PM - 3:00PM: Lễ Nhập Tự tại Chùa Liễu Quán

HỘI ÁI HỮU CỰU HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỤC HƯNG SÀI GÒN, PETRUS KÝ
THẦY CÔ VÀ HỌC TRÒ
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Đến Cô Trương Gia Vy cùng toàn thể tang quyến Nguyện cầu hương linh Thầy Nguyễn Xuân Hoàng được an vui miền Cực Lạc
 
*****************************************************

 

Xin Miễn Vòng Hoa

Theo ý nguyện của người quá cố và tang quyến:

mọi đóng góp về tài vật sẽ được gia đình dùng vào việc thành lập quỹ từ thiện Nguyễn Xuân Hoàng Scholarship.

 

-------------------------------------------------

 
 ĐỒNG THÀNH KÍNH
PHÂN ƯU
KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI tu-2-khoa-5

 

 

 
 
" Người đưa đò"
 
Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và học sinh là khách qua sông. Cuộc đời thầy cô đã đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức. Dòng sông vẫn cứ êm trôi, con đò vẫn say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi qua dòng sông ấy. ... Tóc thầy đã bạc vì bụi phấn, mắt cô đã mờ vì bao đêm bên trang giáo án. Bao nhiêu người khách đã sang sông? Bao nhiêu ước mơ đã thành sự thự...c? Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành, còn gì vui hơn khi những khách qua sông còn nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ. Có một thuở nhiều ý kiến cho rằng không nên vì nghề dạy học như người đưa đò cho khách sang sông vì nghe nó phũ phàng quá. Nhưng tri thức dân gian đúc kết từ chiêm nghiệm của muôn mặt đời thường, nó vẫn có cái lí riêng của nó. Người chèo đò tận tụy với mỗi chuyến đò đầy cùng bao nhiêu khách sang sông ,ai mà nhớ hết .Nhưng ai đã từng một đôi lần trong cuộc đời mình đi qua đò, mới ngộ ra rằng khách lại nhớ rất rõ gương mặt người chèo đò trên bến sông ngày ấy. Nghĩa là, thực sự có sự tương đồng rất rõ trong đặc điểm nghề nghiệp của người thầy và người chèo đò, tiếp xúc với số đông liên tục hết chuyến đò này lại đến chuyến đò kia, cũng như với hết thế hệ học trò này đến thế hệ học trò kia. Dù đông nhưng cả hai nghề này lại có thêm một tương đồng là vô cùng thầm lặng, vô cùng tận tụy. Tận tụy trong từng bước chân để khách bứơc xuống đò ,tận tụy trong từng nhát chèo khua trên sông nước .Chỉ cần một chút lơ là ,khách có thể chưa bước lên đò đã ngã bùm xuống nước.
Lỡ tay để đò chao là tội lỗi một đời nghề.

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất. Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Người ta nói Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ thứ ba ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục, ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn. Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt. Có một lúc nào đó chúng ta bị cuốn đi với những tất bật của cuộc sống, của công việc, và đôi khi chúng ta không có thời gian để trở về với kỷ niệm. Nhưng đừng vì thế mà rảo bước đi vội vã, hãy cố dành cho mình một khoảng lặng trong tâm hồn để ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta sẽ bắt gặp ánh mắt của người thầy luôn dõi theo bước ta đi trên suốt quãng đường đời. Và chắc chắn thầy sẽ vui lắm nếu chúng ta đáp lại ánh mắt quan tâm của thầy bằng một ánh mắt ghi ơn. Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học? Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi!
 
Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô.
 
Nguyễn Ngọc Quang (ST)
(Cựu Học Sinh Trường Trung Học Phục Hưng Sài Gòn NK-74-75)
 
==========

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %18 %911 %2014 %16:%09
back to top