Nhạc hay
Thềm Xưa... - Phan
Chiều đã lười trải nắng, tôi ngồi bên đây đường, nơi một quán xá dửng dưng ở Việt Nam, nhưng nhìn qua bên kia đường là nhà tôi xưa cũ. Nơi tôi đã mang dấu ấn tuổi thơ suốt cuộc đời. Ở đó không có gì ngoài những nỗi buồn trẻ thơ nhưng...Thềm Xưa... - Phan
Chiều đã lười trải nắng, tôi ngồi bên đây đường, nơi một quán xá dửng dưng ở Việt Nam, nhưng nhìn qua bên kia đường là nhà tôi xưa cũ. Nơi tôi đã mang dấu ấn tuổi thơ suốt cuộc đời. Ở đó không có gì ngoài những nỗi buồn trẻ thơ nhưng khó quên. Ở đó là một con đường đất đỏ dài chừng cây số, chỉ đủ hai chiếc xe đạp ngược chiều không cần giảm tốc độ khi gặp nhau, nhưng xe gắn máy thì đã phải cẩn thận, còn xe hơi thì tôi chưa hề thấy trên con đường thân quen ấy……
Người chủ quán chiều nay rất tinh ý, dù tôi không nói gì hơn xin cô cho chai bia thì cô cũng nhận ra tôi không phải người ở đây; chẳng qua tôi ở đây khi cô chưa đến đó thôi. Cô thấy tôi ngồi một mình nên thương cảm. Nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn cô chủ đã tiếp đãi tôi bằng ngôn ngữ khác hơn ngôn ngữ cô dùng với khách quen của cô.
Thế là những hớp bia vơi theo chiều, tôi hình dung lại những năm năm mươi, sáu mươi của thế kỷ trước. Cả vùng này hoang vu, ngay ngọn lúa cũng không có mà chỉ toàn cỏ dại, rùa, rắn… Rồi người lớn nói với tôi rằng ông Diệm đốt nhà khu ổ chuột bên Hãng phân, tức khu Cư xá Khánh Hội sau này. Thôi thì chuyện người lớn để lịch sử trả lời vì người lớn của tôi cũng là những người có tuổi còn hiểu biết của họ là chuyện tôi không rành. Nhưng đó lại là lý do tôi biết vùng đất này vì gia đình tôi đã về đây sau vụ cháy nhà lớn bên quận tư, mà mãi khi ra hải ngoại tôi mới đọc được trên vài tài liệu về vụ cháy nhà thời tổng thống Diệm. Nhưng đến năm 1968 thì tôi nhớ rõ tết Mậu Thân. Năm đó, Việt cộng pháo kích dữ. Nhà nào cũng đào hầm và tập cho con nít cách tuột xuống hầm nhanh nhất khi nghe tiếng rocket xé toạc vùng trời bình yên. Có những gia đình khốn khổ hơn gia đình tôi-dù gì cũng đã ổn định là những gia đình dưới miền tây chạy giặc lên ngoại vi Sài gòn lánh nạn.
Show more
Họ là những gia đình nạn nhân cũng có mà cộng sản nằm vùng cũng nhiều vì sau 1975, nhiều gia đình ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản... Thềm Xưa... - Phan
Họ là những gia đình nạn nhân cũng có mà cộng sản nằm vùng cũng nhiều vì sau 1975, nhiều gia đình ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản mới lộ diện, thọ ơn bà con láng giềng giúp đỡ khi họ đến đây nhưng tình cạn nghĩa tuyệt sau biến cố 75. Có cả những gia đình chạy giặc ngoài trung vào sau mùa hè đỏ lửa 1972.
Chiều tan dần vào phố xá đã lên đèn, có gió sông ngoài kia thổi về mùi hôi tanh của dòng sông tuổi nhỏ trong veo những trưa hè; nhưng nay chỉ còn là con rạch ứ tắc, nước trôi không nổi rác rưởi đời thường do người ta tuôn đổ, chỉ tội những người tìm về bến sông xưa. Không biết bạn bè thuở ấy có ai về lại; ai nghĩ gì khi thấy lại mình trên dòng tức tưởi. Riêng tôi nhớ những cặp cá bống sao rẽ nước mà đi như hai mũi tên đã biệt tăm mất tích. Loài cá luôn đi cặp và nghe nói khi con này chết thì con kia cũng chết buồn. Không biết người yêu của lớp đàn anh tử trận ngày xưa bây giờ ra sao, chỉ thấy bến sông như hiện về cây cầu làm bằng mấy tấm vỉ sắt đáp trực thăng với mớ cột là cây tràm, cây đước. Chiều chiều, các chị gánh nước, giặt đồ, trẻ con bơi lội bì bõm, đàn anh vượt sông sang cù lao như người đi khai phá, những nhà thám hiểm……
Bên cù lao tranh kia, ông già chăn vịt với chiếc xuồng ba lá đã thành cổ tích những đêm mưa ở một nơi xa mù cố thổ, vẫn có những đứa trẻ đã già thấy được bóng đèn hoài niệm trên bến sông xưa. Ông thắp bóng đèn bão màu đỏ cho trực thăng đừng bắn nhầm vì tưởng ông là Việt cộng, đêm đêm mò về phá rối dân tình. Rồi khúc quanh cùi chõ của con sông là cả một vùng trời bí hiểm với rừng đước bạt ngàn đã bị sức người tàn phá đến cạn kiệt màu xanh của lá. Những đàn chim bay đi để nhường chỗ cho những ngôi nhà mọc lên loang lổ bầu trời, hoen ố không gian thoáng đãng mà nhiều người đã tìm về vô vọng. Cuối tầm mắt tôi là hư vô bên bờ ảo vọng, không có ngày xưa nữa, dù chỉ là giấc ngủ ngồi, ngủ gục dưới gốc cây mãng cầu, dù chỉ là ngồi chơi với bông mướp đực rụng vàng trên mặt đất……
Ngôi nhà lầu bốn tầng bên kia đường là nhà tôi xưa cũ, căn nhà mênh mông gió vì đồng không mông quạnh. Từ ngoài ngõ vào lót chục miếng đan, đến hàng râm bụt, rồi giậu hoa dài suốt theo mùa rực rỡ những bông hồng, bông trang, bông cúc, bông vạn thọ… đến miếng sân phơi lúa tráng xi măng nên trở thành nơi hội tụ những tiếng hát cây nhà lá vườn một thời đã xa. Bước vào cửa lớn nhà tôi là thấy ngay bàn thờ gia tiên trang nhã, căn phòng khách rộng rãi đến kê được mấy bàn ăn lớn khi nhà có đám giỗ. Bên trái là bộ ván một miếng, không biết từ đâu có miếng ván to lớn đến có thể làm được bộ ván với chỉ một miếng. Thông thường bộ ván ở những nhà hàng xóm được ghép lại từ ba, bốn miếng ván và mỏng chừng gang tay. Trong khi bộ ván nhà tôi chỉ một miếng to lớn và dày đến ba gang tay nên ngay bên dưới gầm bộ ván là hầm trú pháo kích. Bộ ván được kê vô góc nhà, chung quanh tấn bao cát và đào sâu xuống để chứa những giấc mơ tuổi nhỏ, giai thoại tưởng tượng về thần cây cổ thụ đã chết khi người ta xẻ gỗ để làm bộ ván này, máu ông loang ra những vùng đỏ nâu ngộ nghĩnh hơn là thớ cây, xớ cây… những ký ức chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh thì nhanh chân còn mạng, nghe pháo rít trên đầu là nhào xuống hầm ngay. Nhưng hòa bình thì không nơi trú ẩn vì cán bộ tịch thu nhà, tịch thu bộ ván chở đi đâu mất.
Tôi chỉ còn trong ký ức bên phải bàn thờ gia tiên là cầu thang lên lầu để ngủ. Dưới chân cầu thang là chỗ ngủ của con chó mực trung thành. Xuống nhà dưới là phòng ngủ của cha mẹ, xuống tiếp đến nhà bếp thì có bàn ăn dài như trại lính. Bên phải, đi xuống bếp, rẽ trái ra chuồng heo, chuồng gà. Bên trái ra sàn nước, khu nhà tắm, nhà vệ sinh, có hàng lu đếm tới hết ngón tay cũng không hết lu nước. Hàng lu im lặng dưới hàng cây mãng cầu xiêm ngọt lịm những trưa hè. Trong khi bị bắt lên lầu ngủ trưa thì chỉ tìm cách hái vú sữa ở phía bên kia nhà. Hóa ra có thật một ngôi nhà lý tưởng mà từ đó ra đi để không tìm gặp bất cứ ở đâu.
Tôi về lại nhà đã nhiều năm sau thời không hộ khẩu ở quê nhà, ngôi nhà, người thân, cả xóm làng đã bị cướp ngày làm tan hoang hơn cả chiến tranh. Con đường đất đỏ ngày xưa đã có một thời xe nhà binh chạy rầp rập khi lính Mỹ và lính Nhảy dù về đây lập căn cứ để bảo vệ Sài gòn sau tết Mậu Thân. Con đường đã thiếu dấu chân qua, thu hẹp lại như đường mòn vì cỏ dại, chỉ có dấu bánh xe đạp lẻ loi tôi về thăm nhà lần ấy. Cả xóm làng đã bị lùa đi kinh tế mới, hồi hương về miền tây, miền đông… nhà tôi chỉ còn lại chục miếng đan cỏ lấp, sân phơi lúa nứt nẻ những vết hằn năm tháng, giậu hoa um tùm cỏ mực vô ưu… bàn bếp bằng xi măng như thềm xưa kỷ niệm.
Tôi ngồi đó đến đêm về lần cuối trong đời, lảng vảng những bóng người nhếch nhác ngoài bắc vào lập nghiệp. Họ sửa sang lại những ngôi nhà hoang đổ để ở, họ trồng cấy lại những mảnh vườn trù phú ngày xưa, nhưng chỉ rặt khoai mì với khoai lang. Mấy chục năm xã hội chủ nghĩa miền bắc không ai trồng cây trái ăn chơi mà người ta chỉ trồng củ để ăn no. Ở một nghĩa tối nào đó thì người dân trong Nam xem họ là kẻ cướp. Đợt di cư thứ hai của người bắc sau 1975 lại không phải là chạy nạn cộng sản mà là “giải phóng miền nam”. Những cụm từ mị dân của một tập đoàn làm cho người dân miền bắc bị hàm oan vì họ chỉ di cư theo cái bao tử. Sự đói nghèo do thiên nhiên miền bắc đã tạo ra những đợt di dân, là hình ảnh nam tiến xa xưa được khoác áo mở cõi. Tôi không hình dung được mấy mươi năm xa cách, những người trố mắt nhìn người khác không chào hỏi này đã bằng cách nào mà phát triển khu nhà quê đổ nát bởi chiến tranh, tàn tạ vì hoà bình này trở nên khu thị tứ sầm uất. Theo người chủ quán cóc lề đường cho tôi biết là Đài Loan đầu tư vào đây khu chế xuất; Đại Hàn đầu tư khu du lịch… làm cho đất ruộng trở thành bạc triệu đô la. “Ngày em theo gia đình vào nam thì khu này còn đồng lúa nhưng hoang phế sau đó vì thủy lợi, người ta bỏ đi kinh tế mới hoặc về quê…” Một cô bé không chừng tôi có biết trong những ngày ngập ngụa hận thù.
Đêm tàn buông làn sương khuya khoắt xuống, tầng một của ngôi nhà bốn tầng là tiệm bán quà lưu niệm đã đóng cửa. Tầng hai là những văn phòng công ty cũng vắng bóng người. Tầng ba, đèn phòng tắt dần cho người ta đi ngủ. Nhưng trên tầng bốn có người làm việc khuya, thỉnh thoảng lại hắt xuống phố phường những câu tục tĩu. Những giọng bắc chưa phai đang miệt mài suốt canh thâu để rang cà phê lậu. Cô chủ quán không hiểu tại sao công an phường không biết, công an kinh tế, quản lý thị trường không hay khi mùi thơm cà phê bay, lan tỏa đến nhức mũi, nhảy mũi vì mùi hóa chất… Không biết cô có ngây thơ thật không, ước gì cô nói thật để tôi tin là có người Bắc đã vào Nam sau 75 nhưng không giống người Bắc mà người trong Nam gọi là Bắc 75.
Đêm xuống sâu hơn, mang khối sương khuya về đánh thức ban mai. Quê tôi bây giờ không có ngủ, còn khách là hàng quán còn bán. Nhưng ai bán tôi mua chục miếng đan khuất lấp dưới cỏ dại, giậu bông xơ xác, tả tơi, thềm xưa rêu phủ nhạt nhoà bên kia đường… cô chủ quán bảo tôi say rồi! Bác về nghỉ đi. Chẳng qua tôi ở đây bằng tuổi thơ của một đời người nên thấy được xóm làng xưa cũ và một gia đình đã muôn phương theo vận nước; tôi không ở đây bằng ước vọng thôn tín miền Nam, làm chủ căn nhà bốn tầng, nên buồn tủi về già như cô với cái quán cóc lề đường ọp ẹp. Tôi chào cô không hận thù như xưa, một chút ngậm ngùi với người bỏ xứ ra đi như nhau thì ở đâu có cơm ăn-nơi đó là quê hương, còn quê nhà thì đã mất vĩnh viễn……
VPhan - February 15, 2023 Show more 2 years ago
Mấy Người Bạn Quảng - Phan
Suốt tuần qua Dallas lạnh lắm, chỉ may là những ngày âm độ C thì trời không mưa nên đường không đóng đá, nhờ vậy mà còn đi làm, đi chợ, đi đây đi đó được. Cũng tuần qua, từ đầu tuẩn tôi đã nhận được tin nhắn cho hay một...Mấy Người Bạn Quảng - Phan
Suốt tuần qua Dallas lạnh lắm, chỉ may là những ngày âm độ C thì trời không mưa nên đường không đóng đá, nhờ vậy mà còn đi làm, đi chợ, đi đây đi đó được. Cũng tuần qua, từ đầu tuẩn tôi đã nhận được tin nhắn cho hay một người bạn cũ vừa qua đời vì bạo bệnh. Tôi cho người bạn cũ khác từ những ngày mới qua Mỹ hay tin, vậy là ba người bạn quen biết nhau từ những ngày mới đến Mỹ thì nay còn hai. Hồi đó, ba đứa cộng lại chưa được trăm tuổi, bây giờ cộng tạm đã lót ngót hai trăm. Còn hai đứa thì hai đứa con nhà người Bắc di cư đi viếng tang thằng bạn người Quảng.
Nói tới người Quảng nói riêng hay người miền trung nói chung trong đầu óc trẻ nhỏ của tôi vẫn còn nhớ được vài người bạn nhỏ chạy giặc từ ngoài trung vào Sài gòn những năm chiến cuộc leo thang trước biến cố tháng tư năm 1975. Các bạn cũng đi học những lớp tiểu học với chúng tôi ở Sài gòn. Nhớ lại, các bạn ngoài trung vào thường nổi bật bởi giọng nói khó nghe, nhưng tính tính vui vẻ và quậy phá cũng có hạng không thua bọn trẻ Sài gòn.
Rồi hình ảnh những bà mẹ Quảng buôn thúng bán bưng sau hoà bình, lam lũ hoà chung với những bà mẹ miền nam sau biến cố lịch sử là nét đậm trong tôi. Nhớ điếu thuốc Cẩm lệ, vấn bằng lá chuối tươi mà mệ hút giữa chiều gió mưa ế ẩm; chiếc nón lá rách, cái bao ny-lon lớn khoét ba lỗ làm thành áo mưa, mệ ngồi với gánh hàng rau ế ẩm chiều mưa nơi tôi bắt đầu biết suy nghĩ sau biến cố đổi đời ở quê tôi đã ít nhiều có hình ảnh bà mệ Quảng trị, mệ đã hình thành cho tôi từ nhỏ một tình cảm thương mến và thấu hiểu với người miền trung.
Show more
Giờ đứa bé đã xa mù cố thổ đến đoạn bước vào tuổi già nơi xa xứ nhưng hình ảnh cũ về quê nhà trong ký ức vẫn có mệ như...Mấy Người Bạn Quảng - Phan
Giờ đứa bé đã xa mù cố thổ đến đoạn bước vào tuổi già nơi xa xứ nhưng hình ảnh cũ về quê nhà trong ký ức vẫn có mệ như tả ở trên, là người bạn của mẹ tôi ở cái chợ chiều ven sông sau tháng tư năm 1975. Mệ cạo gió cho mẹ tôi dưới tấm bạt che mưa che gió, nhớ chai dầu để cạo gió mệ cũng phải đội mưa đi mua chịu. Mẹ tôi nói mệ gánh gánh rau nép vào mái che cho đỡ mưa, rồi cũng mẹ tôi không chịu được mùi thuốc Cẩm lệ nên ho sặc sụa. Nhưng mẹ tôi biết uống rượu vang của Pháp; những hôm nhà có tiệc (trước 1975), đôi khi mẹ tôi cũng uống đỡ cho cha tôi ly rượu mạnh mà hồi đó tôi chỉ biết gọi chung là rượu tây.
Nhớ mệ Quảng năm xưa chạy giặc vào nam lam lũ chung với mẹ tôi sau hoà bình nên ký ức tôi còn mãi hình ảnh một chiều mưa ế ẩm ngoài chợ chiều vào hôm khác. Tôi xách cơm chiều ra chợ cho mẹ tôi ăn để ráng bán đến tối mà hòng cứu vãn một ngày gió mưa ế ẩm. Mẹ tôi xớt cơm làm hai phần để mời mệ ăn chung cho vui. Chắc mệ cảm khái tấm lòng mẹ tôi nên mệ lỡ ế, lỡ nghèo… thì chơi cho mạt luôn. Mệ bảo mẹ tôi chờ chút, rồi mệ lủi lủi đi một lát. Mệ quay về tấm bạt che mưa đã thiếu trước hụt sau của mẹ tôi lại còn cho gánh rau của mệ Quảng tá túc một thời. Mệ về với chai rượu đế. Hai bà ngồi nhậu với mấy con còng ram mặn do tôi tự nấu ở nhà, có rau ngổ luộc là mẹ tôi đã mua giúp mệ một bó. Cơm thì cơm trắng nhưng chỉ lưng bát cơm trước khi tôi trộn bo bo luộc vào nồi cơm để anh em tôi ăn ở nhà. Thực tâm lúc ấy tôi thương mẹ mình cũng chỉ làm được vậy, mẹ ăn ít thì cho mẹ ăn cơm không độn để có sức buôn bán, vậy thôi.
Hình ảnh hai bà mẹ ngồi nhậu giữa chợ đời trong bước đường cùng của lịch sử đã in đậm vào tôi một tình cảm vô bờ theo thời gian vì càng lớn lên càng hiểu được tâm trạng của bà mẹ chiều mưa ế hàng thì vẫn không biết chồng con trong trại tù cải tạo còn sống hay đã chết? Bà làm gì để nuôi sống mấy đứa con còn nhỏ.
Mệ càng thê thảm hơn với giặc giã đến thất lạc chồng con, rồi ai còn ai mất cũng không biết! Ngày ngày mệ qua ngày với gánh rau mà nuôi hy vọng đoàn tụ gia đình hơn là nuôi thân vì hôm nào buôn may bán đắt thì mệ cũng ăn rau thôi để dành tiền cho chồng con thất lạc còn chưa gặp lại...
Tôi lớn lên ta bà thiên địa. Chiều mưa biên giới Việt-Trung, chiều mưa rừng bên Miên mù trời xám đất, rồi mưa biển mịt mù khi đi đánh cá ngoài khơi… những chiều mưa trong đời lại thấp thoáng hình ảnh hai bà mẹ uống chung chai rượu đế như nước mắt quê hương; đến những chiều mưa lãng mạn bên u châu mà tôi ưa thích, che chung cây dù với bạn gái năm xưa như đi trong mộng thường; sống đời với mưa Mỹ trói chân buộc gót ở nhà… lại nhớ mưa chiều nơi cái chợ chồm hổm ven sông. Đi thắp nén hương cho mẹ trên bệ lò sưởi, lại thắp thêm nén nữa cho mệ…
Chiều nay mưa mưa như mưa phùn xứ bắc, lạnh thì lạnh bên Mỹ lạnh hơn quê nhà mình nhiều. Đi viếng tang thằng bạn người Quảng ra, tôi rủ thằng bạn già con nhà người bắc di cư như tôi… đi nhậu. Nó không ăn nhậu gì hết vì người muốn bệnh, chỉ muốn về nhà nằm nghỉ. Nên tôi ghé chợ một mình, chỉ mua bó rau răm về ăn miến gà có sẵn trong tủ lạnh.
Lại gặp một người Quảng chơ lơ ngoài bãi đậu xe của chợ. Trời thì lạnh nhức mũi, ù tai. Ông không nghèo như mệ năm xưa, ông ăn mặc chỉn chu, cái xe ông lái cũng bộn tiền. Thế mà ông mở bửng xe, đứng bán ít rau cải, rau thơm héo lạnh. Ông mời tôi mua giúp… Bó rau răm bằng ngón tay cái trong chợ bán hơn một đồng thì bó rau răm bằng ngón chân cái ngoài bãi đậu xe, ông bán chỉ có năm mươi xu. Tôi thật lòng thưa ông, tôi vào chợ chỉ mua mỗi một bó rau răm. Nên ông tặng không cho tôi vì không có tiền thối, lại còn vui vẻ nói: “Chúc anh có bữa chiều ngon miệng, vì rau nhà trồng không bón phân hoá học nên tuy nhỏ lá nhưng thơm lắm…”
Tôi nhận nơi ông tấm lòng người Quảng. Người miền trung chịu thương chịu khó nên thời tiết mùa này vẫn tìm cách che chắn ở nhà thì mới trồng được rau cải, rau xanh, rau mùi. Rồi ăn không hết thì đem ra chợ bán. Kiếm được vài đồng không bõ tiền xăng, tiền nước tưới rau và công sức. Nhưng ông này thương vợ dãi lạnh giầm mưa nên ông thay vợ ra chợ cầu may vào một chiều mưa lất phất, lạnh nhức mũi, trời đất âm u…
Số tôi hên hay sao vì người trong nam thường nói người trung keo kiệt, trong khi tôi toàn gặp những người miền trung hào sảng. Thằng bạn phiêu bạt năm xưa, nhà nó ở Lăng cô. Cứ mỗi lần chúng tôi chở hàng trong nam ra là ghé ngang nhà nó ăn nhậu sò huyết cho đã đời rồi mới đi Trung quốc. Chuyến về cũng y chang. Vợ chưa cưới của nó nhưng đã sống với mẹ chồng và đàn em chồng thơ ngây vì cô ấy không còn thân nhân sau chiến cuộc 1975. Nhà nghèo rớt mà hiếu khách và rộng lượng vô bờ…
Đến tên bạn chết hôm nay vì bạo bệnh, như vợ hắn kể, “Anh ấy không ngờ Chúa gọi anh ấy sớm. Tôi nghiệp ông xã em cực khổ từ nhỏ, mười tuổi đầu đã vượt biên, xa gia đình, thân một mình cực khổ tới giờ mấy đứa con mới lớn thì ảnh đã ra đi…”
Ôi cái thằng trọ trẹ, nhỏ con ,mà chơi lớn cách, lúc nào cũng chơi hết mình với anh em. Hồi nó chưa vợ con, đụng tới bạn bè nó thì nó không từ cái gì không dám làm… Nay nằm đó, miệng cười cười trong quan tài vài hôm rồi đóng nắp, lấp đất. Ai rồi cũng sớm hay muộn như nhau, khác chăng sự kết thúc trong thương tiếc của vợ con, bạn bè. Một người sống không lâu nhưng trọn nghĩa vẹn tình. Người chịu thương chịu khó nên ra đi mỉm cười…
Tôi về tới nhà không thiết đến ăn chiều, ăn tối gì nữa. Ngồi tưởng nhớ đến những người bạn Quảng, bạn miền trung hào sảng của mình trong đời. Bác Phạm Cây Trâm là nhà thơ xứ Quảng, cứ mỗi lần về lều thơ thăm bác là bác trai ân cần ly rượu thuốc do bác tự ngâm, bình trà mộc đậm tình quê hương chia chắt cho anh em những ngụm trà thương về xứ Quảng như thơ của bác; bác gái lúc nào cũng tươm tất nhiều món ăn xứ Quảng trên bàn, tô mì quảng không đâu sánh nổi tình thương, tấm lòng của bác gái gởi anh chị em về lều thơ thăm hai bác. Tôi thường ra về với gói ớt nhà trồng, trái bầu, trái bí mà cuống quẹt vôi để để được lâu, bác gái luôn cho tôi cả tấm lòng đôn hậu của người cô giáo xứ Quảng với tên học trò phương nam phiêu bạt giang hồ.
Lần nào về lều thơ thăm bác Trâm cũng có anh luật sư Phước ở Dallas. Anh đã ra người thiên cổ vài năm qua nhưng tinh thần chống cộng, sinh hoạt cộng đồng và đặc biệt là ủng hộ những phong trào dân chủ trong nước thì có thể nói anh là lá cờ đầu nơi địa phương tôi ở. Người anh rộng rãi, hào sảng, hành nghề luật sư nhưng nổi tiếng nấu phở cho mấy chục người ăn một lúc tại nhà, một mình anh ngồi đồ bánh xèo với ba cái chảo một lúc khi có anh chị em thân hữu ở xa về thăm Dallas. Anh để lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào như tâm tình người Quảng, xứ Quảng…
Lần đó, trời lạnh cuối năm. Sau nhà anh lại là hồ, hồ to như cái biển nhỏ. Mấy anh em ngồi đốt lửa sưởi ấm trong cái lò bằng kim loại. Hồi hết củi thì anh ôm ra một đống giấy tờ từ toà án mà anh không có thời giờ tiêu hủy nó đi vì không còn giá trị.
Văng vẳng tiếng đàn thùng của ca nhạc sĩ Đức Duy, Duy chơi lại tình khúc UTD mà anh đã viết trong những năm anh theo học đại học UTD. Vài bạn hữu bên Văn hoá khoa học hát cùng cho vui. Riêng tôi không biết nguyên do gì mà tôi hỏi luật sư Phước, “Anh Phước. Em sanh đẻ ở Sài gòn, nên nghe ai nói giọng trọ trẹ thì em biết là người miền trung. Sau này chơi chung với anh em ngoài trung nhiều nên em phân biệt được tiếng Huế với tiếng Quảng. Nhưng làm sao để phân biệt được người Quảng trị với người Quảng nam thì em chịu…”
Anh Phước trả lời tôi, “Em cứ thấy ai nói giọng Quảng thì hỏi anh ta một câu, cái lốp xe đạp ngoài anh gọi là gì? Nếu anh ta nói là: cái láp xe độp, thì anh chắc chắn với em: Anh ta là người Quảng nam.”
Giờ anh Phước đi xa lắm rồi! Nhưng tính khí hào sảng, con người rộng rãi, hóm hỉnh và tình nghĩa của anh còn mãi trong tôi…
Nhắc nhớ tới những người bạn Quảng của tôi mới biết là mình có duyên vớ người xứ Quảng. Nhớ anh Tuấn - Thủy Quân Lục Chiến, vợ là chị Lộc. Hai anh chị lúc nào cũng nhiệt tình với cộng đồng. Với Hội Quảng Đà ở Dallas thì anh chị như bậc tiền bối. Hôm Hội Quảng Đà ăn tết, anh đứng trầm ngâm bên cánh gà sân khấu để theo dõi năm đầu giao hết quyền hành cho ban tổ chức là lớp trẻ con em trong Hội Quảng Đà. Anh lọt vào ống kính nhà báo tôi một gương mặt chứng minh được cả cuộc đời gắn liền với lịch sử đất nước cận đại, một người lính già chỉ còn đôi mắt mệt mỏi nhưng niềm vui dâng tràn khi thế hệ thứ hai đã tiếp bước được cha anh. Từ lần đó, anh chị lui về hậu trường với vai trò cố vấn trong mọi sinh hoạt của Hội Quảng Đà. Ông lính già tóc bạc, có bà vợ tóc còn bạc hơn ông, thỉnh thoảng anh chị lại dìu nhau trên sàn nhảy của những buổi tết lễ trong cộng đồng… Tôi như nhìn thấy được vạt áo dài tím của chị đã buộc lại bên hông để nuôi con suốt những năm tháng anh tù đày cải tạo, nhưng giờ hai vạt áo dài của chị lại thướt tha theo âm nhạc bềnh bồng; bái phục chị… người yêu của lính.
Nhắc nhớ tới mấy người anh xứ Quảng thì không thể thiếu anh Phan Xuân Sinh, tôi thích mấy câu thơ của anh từ trước khi quen biết anh… “nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên nuôi mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là thua cuộc…” trong bài thơ “uống rượu với người lính bắc phương” của anh.
Rồi trời thương cho anh dọn nhà từ Boston về Dallas để anh em được gặp nhau thường. Tôi muốn ăn cơm nếp trắng với sườn ram, rắc mè rang và cải chua thì cứ nói là anh nấu liền. Anh ram sườn mặn mà như tình nghĩa của anh, của người con xứ Quảng đối với bạn hữu. Nhưng hôm đó nắng hè gay gắt. Anh đi đâu về đỏ gắt mặt mày. Anh ghé nhà tôi với quà trên tay, “Em coi làm món gì nhậu chơi. Buồn quá! Coi anh em có ai đang rảnh thì gọi hết đến đây. Nhậu chơi.”
Tôi mở quà ra là một con thỏ to ơi là to. Người ta không những đã làm lông sạch mà còn thui sẵn nữa. Vàng ươm. Hấp dẫn…
Nửa tiếng sau đã có món thỏ xào lăn trên bàn nhậu ngoài patio. Nhà kiến thức trẻ - Đinh Yên Thảo lò dò tới, “em đi làm đêm về, mới ngủ được có mấy tiếng… nhưng nghe anh Sinh kêu…”
Vậy là tôi với Đinh Yên Thảo được nghe câu chuyện chết cười với người Quảng do chính một người Quảng kể - là anh Phan Xuân Sinh, “Nè nha! Anh nói cho tụi em nghe: Cái người Quảng của anh thích cãi, cái gì cũng cãi. Anh kể cho hai em nghe câu chuyện chính anh chứng kiến. Nhà anh ở cạnh sông Hàn - Đà Nẵng từ hồi anh còn đi học. Rồi anh đi lính, xa nhà xa quê tới khi bị thương, giải ngũ… anh vào Sài gòn lập nghiệp thì biến cố tháng tư. Anh đi vượt biên, sang Mỹ mấy chục năm rồi. Mấy chục năm anh mới về lại nhà xưa, ngồi bên sông Hàn bồi hồi kỷ niệm lúc nhỏ.
Đà nẵng bây giờ khác xưa nhiều, anh ngồi uống cà phê sáng có một mình tại sớm quá, chưa có bạn bè, người thân nào ra quán để trò chuyện. Anh ngồi ngoài quán chứ không ngồi trong quán nên thấy rõ con đường một chiều mà thằng kia lại chạy xe ngược chiều. Anh hốt hoảng vì sợ xảy ra tại nạn cho người khác.
Đúng như anh lo lắng, tai nạn xảy ra trước mắt anh. May là cô kia chỉ rách đầu gối quần, lác cùi chõ, xe hư hại nhẹ. Nhưng cô ấy xông tới anh chàng nọ ngay, không biết đau hay lo lắng cho mình gì hết! Cãi trước cái đã, ‘Anh lái xe tầm bậy. Đây là đường một chiều, sao anh chạy ngược chiều, đụng tôi. Anh phải bồi thường cho tôi.’
Anh không thể tưởng tượng nổi câu trả lời của anh kia, ‘Ai mà không biết là đường một chiều. Nhưng đường một chiều mà cô thấy người ta chạy ngược chiều thì cô phải biết là người ta có chuyện gấp lắm! Sao cô không tránh. Cô lỗi rồi!’
Anh ngồi anh nghĩ về cái người Quảng của anh. Chuyện như thế mà còn cãi được… thì đúng là người Quảng.”
Dòng nhớ tôi trôi về xứ Quảng. Không phải nơi chôn nhau cắt rốn hay nguyên quán của cha ông gì tôi. Nhưng ngẫm lại may mắn đã song hành cùng tôi từ nhỏ trong quan hệ với người Quảng, toàn những bạn hữu chí nghĩa chí tình, hào sảng và vui vẻ. Không chừng trong cái lỗi hay cãi của người Quảng có phần trách nhiệm của người Việt ở những vùng, miền khác đã không đủ kiên nhẫn để hiểu người Quảng cho đúng cái địa phương tính của người Quảng là hào sảng, chịu chơi, và chí tình với bằng hữu… nên người Quảng mới hay cãi tới cùng.
Nhìn tổng thể hơn thì cũng con một nhà, một mẹ Việt nam. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn nên con cái một mẹ nhưng tính khí trời ban đứa hay nói, đứa trời gầm cũng không mở miệng, thì đứa hay cãi cũng chỉ cho vui cửa vui nhà thôi. Nhìn ở góc độ khác thì người hay cãi phải cực kỳ nhạy bén và thông minh thì mới đủ lý luận kịp thời theo dòng thời sự. Nên đang buồn thật buồn trong lòng vì vừa mất một người bạn quen biết từ hồi mới sang Mỹ, lại là bạn thân vì hợp tính ý nhau. Buồn thật lòng, buồn lắm khi nhớ tới lời vợ anh ta kể lể trong nước mắt. ‘tội nghiệp ông xã em, mười tuổi đầu đã vượt biên, xa nhà, xa gia đình, cực khổ tới giờ. Con cái mới vừa lớn thì anh đã ra đi…” Có lẽ người vợ nam bộ cũng rộng lòng, dễ tha thứ nên không bao giờ nhớ chuyện anh bạn Quảng này đã từng tặng vợ một cành bông hồng nhưng không có bông, chỉ có cành với lá trong ngày lễ tình yêu năm nào, đến em gái của anh còn bất bình, “Sao anh ác vậy! Valentine’s mà tặng vợ cành hoa không có hoa?” Hắn trả lời em gái hắn, ‘Chứ tháng trước sinh nhật tao, vợ tao tặng tao chai rượu… đâu có nước bên trong đâu!”
Bây giờ nó nằm đó. Miệng mỉm mỉm cười. Nắp quan tài mở thêm hôm nữa cho thân nhân, bạn hữu viếng thăm. Nắp quan tài sẽ đóng lại một đời người biệt xứ từ tấm bé. Vợ càng khóc than, các con cứ đến nắm tay cha thêm lần nữa, thêm lần nữa…
Ngày mai. Cửa Giáo đường mở rộng hai cánh đón quan tài nó như hai cánh mở rộng đón vợ chồng nó hôm đám cưới hai người.
Đời người.
Mỉm mỉm cười ra đi khi người thân, bạn hữu rơi lệ. Đúng như câu nói, “Khi sinh ra. Ta khóc, mọi người cười. Khi chết đi. Ta cười, mọi người khóc.”
Tạ ơn trên đã giữ gìn cho bạn tôi một đời không có gì hổ thẹn.
Phan
1-30-2023
Mấy Người Bạn Quảng Show more 2 years ago
Like music 🎶 🎵
CHƯƠNG TRÌNH CA NHẠC TÌNH CA VIỆT DZŨNG PHÁT HÌNH MIỄN PHÍ TOÀN CẦU, CẬN GIÁNG SINH 2022
Một chương trình hát tình ca của cố nhạc sĩ Việt Dzũng sẽ được phát hình miễn phí khắp thế giới vào 12 giờ trưa Thứ Ba, 20 tháng 12 năm 2022, từ Little Saigon,...CHƯƠNG TRÌNH CA NHẠC TÌNH CA VIỆT DZŨNG PHÁT HÌNH MIỄN PHÍ TOÀN CẦU, CẬN GIÁNG SINH 2022
Một chương trình hát tình ca của cố nhạc sĩ Việt Dzũng sẽ được phát hình miễn phí khắp thế giới vào 12 giờ trưa Thứ Ba, 20 tháng 12 năm 2022, từ Little Saigon, miền Nam California, Hoa Kỳ, đồng thời giới thiệu học bổng mang tên Việt Dzũng do khoa báo chí truyền thông tại đại học California State University, Fullerton, thiết lập để tưởng nhớ một nhà truyền thông, một nghệ sĩ của cộng đồng Việt Nam đã qua đời 9 năm về trước, gần vào dịp lễ Giáng Sinh. Khoa truyền thông thuộc đại học Cal State Fullerton sẽ trao học bổng trị giá 1,000 Mỹ kim mỗi năm cho một sinh viên xứng đáng có những hoạt động tích cực cổ súy nhân quyền như nhạc sĩ, nhà truyền thông Việt Dzũng đã từng. Học bổng này có thời hạn dự trù là 5 năm. Đại học Cal State Fullerton cũng đã lập ra một đường dẫn trực tiếp cho những đóng góp vào quỹ học bổng nhân quyền Việt Dzũng để thuận tiện cho quý khán thính giả trên toàn thế giới có thể góp phần: give.fullerton.edu/vietdzung. Trình diễn trong chương trình Tình Ca Việt Dzũng là những đồng nghiệp từng gắn bó, có nhiều kỷ niệm, lòng cảm mến dành cho Việt Dzũng như ca nhạc sĩ Thế Sơn, Sỹ Đan, Đoàn Phi, Lê Ngọc, Lê Trường , Đinh Hải, Tiến Võ, Mai Định, Hợp Phạm, và một số thuộc thế hệ trẻ hơn như Lê Hoàng Hiệp, Jimmy Nhựt Hà, Hoàng Mỹ Vân.
MC Bích Trâm giới thiệu chương trình. Tình Ca Việt Dzũng sẽ phát hình vào 12 giờ trưa giờ California, 2 giờ chiều theo giờ Texas, và 3 giờ chiều giờ Hoa hịnh Đốn, cùng lúc trên YouTube và Facebook của The Jimmy TV và Điểm Hẹn Music, vào ngày 20 tháng 12 năm 2022, cũng nhân dịp giỗ thứ 9 của Việt Dzũng. CHƯƠNG TRÌNH CA NHẠC TÌNH CA VIỆT DZŨNG PHÁT HÌNH MIỄN PHÍ
(Theo SBTN news)
Show more
Việt Dzũng Trong Trái Tim Việt Nam
Sáng tác Anh Bằng-Hợp ca Asia Loading content, please wait. 2 years ago
Nhạc sĩ Việt Dzũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn, tị nạn tại Hoa Kỳ từ năm 1975. Anh được...20 tháng 12 năm 2022, cũng nhân dịp giỗ thứ 9 của Việt Dzũng.
Nhạc sĩ Việt Dzũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn, tị nạn tại Hoa Kỳ từ năm 1975. Anh được cộng đồng hải ngoại biết tới qua những sáng tác “Một Chút Quà Cho Quê Hương”, “Lời Kinh Đêm”, “Tình Ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn” phổ biến trong thập niên 1980 khi phong trào người Việt Nam đi tìm tự do dâng cao. Việt Dzũng từng thắng giải sáng tác Iowa Grand Ole Opry ngay những năm đầu đặt chân đến Mỹ, và năm 1985 cho ra mắt băng nhạc tiếng Anh “Children of the Ocean” với một số nhạc sĩ khác. Ngoài những ca khúc về thân phận lưu vong, trong số khoảng 450 bài hát Việt Dzũng viết, có những bài tình ca mang nội dung vui tươi như “Tình Như Cây Cà Rem” cùng những bản gieo cung bậc u trầm như bài “Nhớ”.
Tình Ca Việt Dzũng sẽ đem đến cho khán thính giả toàn cầu hơn một giờ đồng hồ chìm đắm trong những giai điệu mượt mà, da diết, đôi lúc sôi nổi, nhí nhảnh dành cho tình yêu đôi lứa, và rộng hơn là tình yêu quê hương. Khán thính giả sẽ thưởng thức những bài hát do Việt Dzũng sáng tác cùng những ca khúc anh soạn lời (như Mùa Thu Trên Những Phím Đàn, nhạc của Sỹ Đan) hay đặt lời Việt (như Mambo Italiano) hoặc phổ thơ (như Thung Lũng Chim Bay, thơ của Hoàng Ngọc Ẩn).
Tình Ca Việt Dzũng cũng sẽ giới thiệu với cộng đồng người Việt Nam khắp thế giới chương trình học bổng nhân quyền Việt Dzũng Human Rights Scholarship do khoa báo chí truyền thông của đại học Cal State Fullerton sáng lập nhằm vinh danh những đóng góp của nhà truyền thông Việt Dzũng cho cộng đồng.
Ngoài tài nghệ sáng tác, Việt Dzũng còn hoạt động mạnh mẽ trong lãnh vực truyền thông, được biết đến là một MC cho hàng chục chương trình ca nhạc thu hình của Trung Tâm Asia Entertainment từ năm 1996 đến 2013, cũng như rất nhiều chương trình sinh hoạt trong cộng đồng người Việt khắp nơi. Vào đầu thập niên 1990, Việt Dzũng cộng tác với đài truyền hình Little Saigon TV và đài phát thanh Little Saigon Radio, cho đến năm 1997 thì sáng lập đài phát thanh riêng mang tên Radio Bolsa, nơi anh sinh hoạt liên tục hàng ngày cho đến sau bản tin buổi sáng ngày 20 tháng 12 năm 2013 khi anh trút hơi thở cuối cùng ở Little Saigon, thủ đô người Việt tị nạn ở miền Nam California, hưởng dương 55 tuổi. Việt Dzũng cũng đã góp phần thành lập hệ thống truyền hình SBTN từ Nam California qua thủ đô Hoa Thịnh Đốn đến tận Úc Châu. Từ những ngày đầu tị nạn tại Hoa Kỳ, Việt Dzũng đã viết báo, biên tập, làm chủ biên cho nhiều tờ báo như Nhân Chứng, Hồn Việt...
Hoạt động truyền thông và sáng tác của Việt Dzũng đã giúp anh phổ biến sâu rộng những thông điệp cổ súy nhân quyền qua các phong trào, các sinh hoạt mang tính nhân bản. Vì lẽ đó, hồi cuối tháng 4 năm nay, đại học Cal State Fullerton đã trao giải học bổng Việt Dzũng cho một sinh viên ngành nhiếp ảnh phóng sự có thành tích dùng sở học của mình để phổ biến những thông điệp kêu gọi bảo vệ nhân quyền. Khoa truyền thông thuộc đại học Cal State Fullerton sẽ tiếp tục trao học bổng trị giá 1,000 Mỹ kim mỗi năm cho một sinh viên xứng đáng có những hoạt động tích cực cổ súy nhân quyền như nhạc sĩ, nhà truyền thông Việt Dzũng đã từng. Học bổng này có thời hạn dự trù là 5 năm. Do đó, khi được biết về học bổng nhân quyền Việt Dzũng, ban tổ chức chương trình Tình Ca Việt Dzũng đã quyết định nhân dịp này phổ biến học bổng để khán thính giả khắp nơi có thể đóng góp vào ngân quỹ học bổng hầu kéo dài thêm thời gian hoặc tăng số lượng học bổng Việt Dzũng do đại học Cal State Fullerton trao hàng năm cho sinh viên ngành truyền thông. Đại học Cal State Fullerton cũng đã lập ra một đường dẫn trực tiếp cho những đóng góp vào quỹ học bổng nhân quyền Việt Dzũng để thuận tiện cho quý khán thính giả trên toàn thế giới có thể góp phần: give.fullerton.edu/vietdzung
Trong buổi trao học bổng nhân quyền mang tên anh lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 4 năm 2022 tại đại học Cal State Fullerton, đại diện phân khoa truyền thông đã giới thiệu về Việt Dzũng: “Học bổng này nhằm tưởng nhớ Việt Dzũng, một bình luận gia trên đài phát thanh, qua báo chí, và một nhà hoạt động danh tiếng. Chạy thoát khỏi Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, Việt Dzũng định cư tại Hoa Kỳ và nổi tiếng trong vai trò ca sĩ, người viết ca khúc và bình luận gia chính trị. Dùng các phương tiện truyền thanh, truyền hình và báo chí, anh lên tiếng chống lại chủ nghĩa cộng sản, vận động cho nhân quyền và khuyến khích giới trẻ sinh hoạt trong cộng đồng”.
Có mặt tại buổi trao giải, bà Bebe Vũ Hoàng Anh, phu nhân cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt: “Học bổng này có mục đích khuyến khích thế hệ trẻ nối tiếp những việc làm của anh Dzũng về vấn đề nhân quyền vì anh còn nhiều thứ chưa làm xong” (trích số báo ra ngày 30 tháng 4 năm 2022).
Tiểu bang California, vào tháng 8 năm 2014, đã khánh thành bảng tên đường Việt Dzũng Human Rights Memorial Highway cho đoạn đường Beach Blvd. từ Talbert Ave đến Edinger Ave, thành phố Huntington Beach, để tưởng nhớ đến người nghệ sĩ dành cả cuộc đời mình cho cộng đồng. ( ĐHM)
Show more 2 years ago