Cầu Mưa Ướt Áo
Tùy bút của thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Đã hơn cả tuần nay, chiều nào mây cũng giăng xám một góc trời. Mưa không lớn chỉ lất phất bay, đủ ướt phủ mặt đường. Những hình ảnh chập chùng, bao kỷ niệm hiện về lẫn lộn. Khi nhớ khi quên. Có lúc khuôn...Cầu Mưa Ướt Áo
Tùy bút của thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Đã hơn cả tuần nay, chiều nào mây cũng giăng xám một góc trời. Mưa không lớn chỉ lất phất bay, đủ ướt phủ mặt đường. Những hình ảnh chập chùng, bao kỷ niệm hiện về lẫn lộn. Khi nhớ khi quên. Có lúc khuôn mặt rõ từng sợi chân mày, từng vết hằn môi ướt. Rồi có lúc chợt thoáng mất, hun hút như chưa lần gặp gỡ trong ký ức. Càng cố gắng bao nhiêu, trí nhớ càng nhạt nhòa tan biến. Đã hết tuổi đời, đã mòn năm tháng? Hay cũng chỉ là dòng trôi tự nhiên của thời gian xuyên qua một đời người thoáng chốc.
Chừng như tin vui dần ít đi, thay vào đó là những chia xa không tránh khỏi. Điều gì đến phải đến, như bao nhiêu nối tiếp trong chuỗi vô cùng của cuộc nhân sinh. Người viết thưa dần và người đọc cũng không còn nhiều nữa. Tay đã mỏi, mắt đã mờ. Khoảng cách thời gian chợt vời vợi, vô cùng. Nhưng khoảng cách không phải là thước đo của tình người. Lại càng không phải thước đo ký ức và dáng hình của kỷ niệm. Chừng như những ngày mưa trong tiềm thức đáng nhớ hơn bao ngày nắng đẹp. Có lẽ mưa luôn mang theo những tiếng động, những âm thanh khua vào nỗi nhớ. Có cơn mưa báo trước và có những cơn mưa bất chợt, tình cờ. Cuộc sống, phải chăng là sự kết hợp nhiệm mầu của những cơn mưa bất chợt, tình cờ không báo trước. Cho tôi và cả cho em...
Nằm trong con hẻm trên đường Phan Đình Phùng, phía đối diện là chợ Vườn Chuối. Con ngõ vào thật hẹp, chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy nhường lách nhau để qua mặt. Tiếng lao xao
vọng ra từ những căn nhà thấp chừng như đang chuẩn bị cho buổi ăn chiều. Như bao nhiêu khu lao động khác, càng đi sâu vào con hẻm thì mặt đường nhỏ hẹp hơn. Phía trước cửa nhà này có thể nhìn thấy sinh hoạt bên trong cửa nhà kia. Tôi nhìn lại số nhà ghi trong miếng giấy nhỏ lần nữa, đúng là con hẻm này nhưng vẫn chưa thấy.
Show more

Tùy bút của thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Con số nhà đến ba lần xuyệt, lại phải rẽ vào một con hẻm nhỏ khác. Cuối cùng tôi cũng đứng trước căn nhà đúng... Cầu Mưa Ướt Áo
Tùy bút của thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Con số nhà đến ba lần xuyệt, lại phải rẽ vào một con hẻm nhỏ khác. Cuối cùng tôi cũng đứng trước căn nhà đúng theo số ghi trong miếng giấy nhỏ. Chiếc cổng thấp bạc màu ngăn bên trong cánh cửa gỗ màu xanh khép hờ. Tôi gõ mạnh vào cánh cửa gỗ hé mở màu xanh nhạt, loang vết nắng mưa. Có hẹn trước nên không phải đợi lâu, Nhàn đã hiện ra với nụ cười làm sáng khung cửa hẹp. Trong chiếc áo cổ tròn màu xám viền cũ sờn bâu Nhàn có chút gượng ngùng mời tôi vào nhà. Căn nhà nhỏ đầy ấp, ngổn ngang với những chiếc thúng đựng từng gói bún, bánh canh, giò heo, rau thơm đủ loại... đầy cả một góc bàn.
- Chắc là anh kiếm nhà Nhàn hết cả buổi?
- Mờ mắt luôn, nhưng cũng chỉ mất năm, mười phút thôi!
Nhàn kéo chiếc ghế thấp, vừa cười nhẹ:
- Anh ngồi tạm, nhà chật bề bộn quá...
Khó có thể tưởng tượng đây là cuộc sống của Nhàn, Trần Thanh Nhàn cô sinh viên năm thứ ba, người đẹp của khoa sử địa sư phạm Sài Gòn. Trong ban tổ chức đêm văn nghệ liên hoan cuối năm, Nhàn phụ trách phần sắp xếp và điều khiễn chương trình cho cả hai trường đại học sư phạm - khoa học Sài Gòn kết hợp. Biết mình đẹp, kiêu kỳ có chút lạnh lùng nên bề ngoài khó ai gần gũi và Nhàn cũng không muốn gần gũi ai! Suốt thời gian tập dợt, sắp đặt chương trình tôi cũng không mấy bận tâm đến cô gái đẹp khó ưa này. Vậy mà vài tuần lễ sau tôi và Nhàn lại có dịp gần, quen thân nhau. Có lẽ thấy bản mặt khờ khạo, biết thân biết phận của tôi nên Nhàn cho qua ải "trai gái" thường tình. Có vài lần tập trễ Nhàn "có giang" tôi đưa về. Cũng tiện đường, Nhàn ở Vườn Chuối tôi ở Bàn Cờ cùng con đường Phan Đình Phùng. Tôi và Nhàn quen nhau từ đó.
Trong bạn bè thân quen, rất ít người được Nhàn cho đến nhà. Có lẽ vì mặc cảm? Có lẽ vì Nhàn chưa muốn để tình bạn đi xa hơn trong cuộc sống? Cũng có thể không có lý do gì, mà đó chỉ là Nhàn? Tôi không biết chắc và cũng chẳng bận tâm. Nhàn đã hẹn và cho tôi địa chỉ nhà nàng, để ghé đến hôm nay.
- Anh giúp Nhàn một tay đi! Nhàn vừa nói vừa chỉ tay vào thúng giò thịt heo đầy ấp. Bước vào trong là chiếc tủ thờ với bức ảnh người sĩ quan có khuôn mặt cương nghị, tôi đoán đó là cha Nhàn. Đôi ba lần nàng nói đến cha, người sĩ quan binh chủng thiết giáp đã hy sinh hơn mười năm trước đây. Mẹ Nhàn ở vậy, nuôi dưỡng mấy chị nàng bằng quán bún rêu, bánh canh bên hông chợ Vườn Chuối, quận 3.. Phía cuối căn nhà là khoảng sân hẹp với chiếc nồi lớn đang nấu lửa than. Buổi trưa trời nóng lại càng nóng thêm hừng hực. Tiếng nước sôi lớn vang lên từ hai chiếc nồi lớn, đầy lửa than. Tôi giúp Nhàn cho từng thúng thịt và giò heo vào nồi nước đang sôi. Như hai con người, như hai cuộc đời phải đốt quyện vào nhau để thành cuộc sống thật.
- Nóng lắm, anh vào trong kia cho mát, để em. Nhàn đẩy tôi vào phía trong hiên nhà. Khoảng sân hẹp như lò lửa. Đây là cuộc sống thật của Nhàn. Không trách gì thái độ thờ ơ lạnh nhạt của Nhàn đối với cuộc sống, tình đời chung quanh. Không ai chọn cho mình số phận, bởi số phận đã là mỗi phần đời dành sẵn cho ta? Cứ vậy mà sống, mà nối kết những hoàn cảnh hết một kiếp người..? Đứng lặng nhìn Nhàn loay xoay với bếp than hồng rực lửa, tôi nghe lòng quặn thắt nỗi buồn thương.
- Anh sao vậy? Tiếng của Nhàn khiến tôi giật mình, ý thức cảnh vật nhạt nhòa giữa buổi xế trưa.
- Khói than vừa nóng vừa cay mắt... Đang ấp úng, thì vài ngón tay của nàng đã chùi dòng nước lưng tròng trong mắt tôi.
- Đàn ông con trai gì mà "mít ướt" quá! Giọng nói, hơi thở của Nhàn thật gần, thật gần đủ để tôi cảm nhận được bờ môi con gái thắm đậm quanh đây... Tôi muốn nói với Nhàn điều gì đó, nhưng lại thôi. Có cần thiết hay không? Hay cũng chỉ là thứ ngôn ngữ dư thừa, bất lực trước những mảnh vỡ của đời sống? Dưng không tôi chợt thèm một cơn mưa. Trong nỗi thiết tha, ngần ngại tôi khẩn cầu trời đổ một cơn mưa. Cơn mưa thắm ướt mắt tôi những dòng hạt mặn. Cơn mưa thấm ướt áo em, thấm ướt tóc em cho dài nhung nhớ. Đâu đây có tiếng hát ai như ru khoảng không gian của tôi, của Nhàn:
"Này em đã khóc trời mưa nín câm,
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau..." (1)
Khóa học chính trị của đại học sư phạm đã bắt đầu hai tuần, nhưng vẫn chưa thấy Nhàn tham dự. Theo thông báo trường, sinh viên không "đăng ký" khóa học này sẽ bị xóa tên trong danh sách đào tạo của trường. Rất nhiều sinh viên vắng mặt vì nhiều lý do khác nhau. Đã di tản ra khỏi Việt Nam, bỏ học trở về quê sinh sống, gia đình không còn đủ điều kiện tiếp tục việc học..v..v... Không khí bát nháo, bẩn bựa tràn ngập trong mọi sinh hoạt tại các trường đại học Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4, 1975. Chính quyền mới đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Kể cả tên nhiều con đường quen thuộc cũng mang một tên mới, nhiều lúc thật xa lạ. Đường Phan Đình Phùng thuộc quận 3, nơi tôi ở trọ và nhà của Nhàn, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu. Không đành lòng hơn nữa, tôi cố tình ghé lại nhà Nhàn trong con hẽm nhỏ. Vẫn chật hẹp, quanh co nhưng nay yên vắng hơn nhiều. Cánh cửa khép kín và không còn mùi bếp lửa, mùi thơm của bột gạo bay ra. Gõ cửa, không có ai trả lời. Hỏi quanh, mới biết gia đình Nhàn đã dọn về quê ngoại ở Bến Tre. Buổi chiều cuối tháng Sáu trời hanh nắng gắt rồi chợt ào cơn mưa bất chợt. Tôi nghe lòng thoáng buồn, nuối tiếc bâng quơ.
***** ***** *****
Thời gian chảy cuốn trôi bao số phận đời người. Kỷ niệm như những cụm lục bình trôi mênh mông trên dòng sông ký ức. Có cụm nở hoa, có cụm chỉ đơm chồi xanh bóng nước. Hoa lục bình màu tím, hoa kỷ niệm không sắc màu năm tháng. Đời sống lặng lẽ xuôi theo số phận đến cuối cuộc trăm năm. Hạnh phúc khổ đau, may mắn hay bất hạnh vẫn là hai mặt làm nên đời sống. Nhưng điều đáng sợ hơn mọi bất hạnh, khổ đau là sự hờ hững, dững dưng giữa cuộc hệ lụy đời thường... Những ngày cuối tháng Sáu có nhiều bất chợt cơn mưa chiều. Những cơn mưa bay qua cuộc đời, tình cờ không để lại nỗi niềm cho mùa mưa sắp tới. Không gian vận chuyển tuần hoàn, sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có lòng người thắm đọng. Con hẽm nhỏ ngày xưa không còn nữa. Đã phôi phai với thời gian, với những dãy phố cao che khuất mặt người. Có lần tôi đã trở về, đứng tần ngần cố tìm quanh quẩn bóng dáng của người năm cũ. Cuộc sống vẫn cuộn trôi, dòng người vẫn còn đó. Chỉ có thời gian là biền biệt không về. Một lần đối mặt thân quen và cả đời không gặp lại. Thôi thì mỗi số phận con người đành gửi theo từng lựa chọn. Mà có lựa chọn nào mà không mất mát bao giờ? Để nhiều lúc hay cả một đời người ta không có lựa chọn nào, ngoài sự chấp nhập. Để sống, để xuôi hết một kiếp người. Một lời chưa kịp nói, xin chắp tay cúi hẹn mai này:
"Lời nào em không nói em ơi
Tình nào không gian dối
Xin уêu nhau như thời gian làm giông bão mê saу
Lá thốt lên lời câу
Gió lú đưa đường mâу
Ϲó уêu nhau xin ngàу thơ ngâу
Lúc mắt chưa nhạt phai
Lúc tóc chưa đổi thaу
Lúc môi chưa biết dối cho lời..." (2)
Durham, North Carolina
Nguyễn Ngọc Hoàng
(1) Mưa Hồng - Trịnh Công Sơn
(2) Tình Khúc Thứ Nhất - Vũ Thành An - thơ Nguyễn Đình Toàn Show more 1 year ago



Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ
1.
Chị Iryna Tsvila là một giáo viên, một người bán đồ trang sức và một người trồng hoa nghiệp dư.
Chị đã hy sinh hôm 26.2 khi chiến đấu đánh chặn quân Nga bên ngoài Kyiv.
Chị thuộc đội dự bị động viên của Tiểu đoàn “Sich”...Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ
1.
Chị Iryna Tsvila là một giáo viên, một người bán đồ trang sức và một người trồng hoa nghiệp dư.
Chị đã hy sinh hôm 26.2 khi chiến đấu đánh chặn quân Nga bên ngoài Kyiv.
Chị thuộc đội dự bị động viên của Tiểu đoàn “Sich” (Батальйон “Сiч”) Cảnh sát đặc nhiệm Kyiv.
Hồi năm 2014, chị từng tình nguyện cầm súng khi chiến tranh nổ ra ở Donbas.
Trở về từ cuộc chiến, chị đã kể lại câu chuyện của mình trong sách “Những tiếng nói từ cuộc chiến, chuyện kể của các cựu chiến binh” viết chung với nhiều người.
Trong sách, chị viết về vườn hoa hồng nhà mình.
Trang Facebook của chị thường chia sẻ các món hàng nữ trang hình bông hoa rất đẹp. Nhưng khi giặc đến thì chị gác lại thú vui thường ngày để cầm súng. Bài đăng cuối cùng của chị trên Facebook là vào ngày 24.2.
2.
Nga tấn công Kyiv.
Chị Myroslava Petsa, một nhà báo, một người mẹ, dẫn gia đình chạy suốt mười hai tiếng đồng hồ qua ba trăm cây số về miền quê lánh nạn, trong ngôi nhà của một bà dì.
“Chồng tôi vẫn còn ở Kyiv. Anh ấy tham gia lực lượng bảo vệ tổ quốc như bất kỳ người đàn ông nào khác. Trái tim và tâm trí tôi hướng về Kyiv,” chị viết.
Chị còn kể: “Chồng tôi, anh ấy chưa vào quân đội bao giờ. Anh ấy là một nhà sử học, một dịch giả. Anh ấy nói được bảy ngôn ngữ hiện đại, biết tiếng Latin và nghiên cứu tiếng Phạn. Anh ấy là cha của các con gái tôi. Tôi đã không thể buộc anh ấy rời Kyiv. Anh ấy coi bảo vệ Ukraïna là nghĩa vụ đạo đức lớn nhất của mình.”
3.
Cô Kira Rudik, nghị sĩ, thủ lĩnh đảng Holos đối lập.
“Mỗi ngày chúng tôi chui xuống hầm ba, bốn lần. Trong khi chờ các cuộc không kích qua đi, chúng tôi cầu nguyện, hát, hoặc hình dung cuộc sống sẽ thế nào khi chiến tranh qua đi.”
Nhưng không thể trốn mãi được khi quân giặc tràn vào thành phố của mình.
“Tôi đã học sử dụng AK và chuẩn bị cầm súng. Điều này nghe như hư cấu, vài ngày trước thì nó không hề có trong đầu tôi.
Show more

Phụ nữ chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước giống như đàn ông vậy. Tiến lên Ukraine.”
4.
Sáng thứ Bảy, nhiều phụ nữ ở thành phố...Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ
Phụ nữ chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước giống như đàn ông vậy. Tiến lên Ukraine.”
4.
Sáng thứ Bảy, nhiều phụ nữ ở thành phố Dnipro đã cùng nhau làm “cocktail molotov”. Loại vũ khí tự tạo (chai đựng chất cháy nổ) mang tên một ông bộ trưởng ngoại giao Liên Xô (người Nga) giờ đây lại được dùng để chống quân Nga xâm lược.
Cô giáo Arina nói với BBC: “Chưa ai từng nghĩ rằng chúng tôi lại dành kỳ nghỉ cuối tuần để làm chuyện này, không ai nghĩ cả, nhưng giờ thì chúng tôi đang làm và có vẻ đây là chuyện quan trọng duy nhất lúc này.”
Thành phố miền Đông Dnipro nằm bên bờ sông Dnieper chưa bị Nga tấn công, nhưng người dân ở đấy đã chuẩn bị sẵn để “chào đón” quân xâm lược.
“Dù đang an toàn nhưng chúng tôi không thể sống cuộc sống bình thường được nữa, vì thế phải làm điều gì đó.”
5.
Trên đường phố Heniches’k vào thứ Năm, một phụ nữ Ukraïna tiến lại gần những người lính Nga.
“Các anh là ai? Các anh đang nói về nhiệm vụ gì? Các anh là người Nga à? Các anh là người Nga à?”
“Ừm!”
“Các anh đang làm cc gì ở đây vậy?”
“Nói kiểu đó không được gì đâu bà ơi!”
“Các anh là quân xâm lược! Các anh là phát xít! Các anh tới đất của chúng tôi. Ccc! Tại sao các anh mang súng tới đây!”
“Chúng tôi… ai bảo…”
“Hãy cầm lấy số hạt này để hoa hướng dương sẽ mọc lên khi các anh chết ở đây.”
“Được rồi. Nói kiểu này không đi đến đâu đâu. Đừng làm tình hình tệ thêm nữa. Xin bà đấy!”
“Tình hình này còn xấu thêm được nữa à?”
“Xin đừng làm tình hình xấu thêm.”
“Này các chàng trai, bỏ nắm hạt này vào túi đi. Cầm số hạt này đi. Các anh sẽ chết ở đây, cùng số hạt này. Các anh đã đến đất của chúng tôi.”
“Ừ. Tôi nghe bà.”
“Các anh hiểu chứ? Các anh là lũ xâm lược!”
“Được rồi.”
“Các anh là kẻ thù.”
“Ừ.”
“Và từ nay các anh sẽ bị nguyền rủa.”
“Ừ.”
“Tôi nói với các anh!”
“Thôi được rồi, nghe tôi này.”
“Tôi đã nghe rồi!”
“Đừng làm tình hình xấu thêm.”
“Đừng làm tình hình xấu thêm ư? Các anh là lũ cc, không được mời mà tới.”
***
Mình đã đọc rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ đọc hết “Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ” vì những hồi ức của phụ nữ trong đó quá thật, quá kinh khủng. Những người phụ nữ trẻ hồn nhiên, hăng hái lao vào hoặc bị cuốn vào Thế chiến, nhiều năm sau đã kể lại với Svetlana Alexievich câu chuyện kinh hoàng của họ.
Không ngờ những gì mà các nhân vật của Alexievich từng trải qua ở thế kỷ trước đang lặp lại với phụ nữ Ukraïna hôm nay. [st] Show more 2 years ago







