Thế giới quanh ta

Thế giới quanh ta (676)

NHẤT DƯƠNG CHỈ, NHỊ THIÊN ĐƯỜNG

NHẤT DƯƠNG CHỈ, NHỊ THIÊN ĐƯỜNG

Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu “Nhị Thiên Đường” của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn. Ngày nay nhà thuốc Nhị Thiên Đường không còn mà tên chỉ còn được nhớ đến qua cây cầu Nhị Thiên Đường ở quận 8.


Sách Vệ sanh chỉ nam

Các cuốn sách Nhị Thiên Đường – Vệ sanh chỉ nam in hàng năm từ 1920 đến 1939, do nhà in Imprimerie Nguyễn Văn Của, 13 rue Lucien Mossard, Saigon được chủ nhân nhà thuốc Nhị Thiên Đường nhờ in cho ta nhiều thông tin về chủ nhân và hoạt động của nhà thuốc này. Sách Vệ sanh chỉ nam được phát không cho mọi người từ thành thị đến nông thôn và rất được ưa chuộng ở các bến xe lục tỉnh. Bài này dựa vào một số các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam may thay còn giữ lại.

Ông chủ nhân Vi Thiều Bá là người quen biết khá nhiều các nhà văn, nhà báo ở Sài Gòn và Chợ Lớn như các ông Nguyễn Kim Đính (chủ nhiệm Đông Pháp Thời Báo), Lê Hoằng Mưu (tác giả Hà Hương Phong nguyệt, Oan kia theo mãi), Nguyễn Chánh Sắt (chủ bút Nông Cổ Mín Đàm và tác giả nhiều tiểu thuyết như Nghĩa hiệp kỳ duyên, Tài mạng tương đố, Gái trả thù cha, Lòng người nham hiểm), Hồ Biểu Chánh (tác giả Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời…).

Ngay trong các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng in các truyện đã xuất bản trên các nhật báo hay đã in thành sách trước đó, cho khách mua thuốc hay người vãng lai xem vì tiểu thuyết lúc bấy giờ rất thịnh hành, như truyện của nhà văn Nguyễn Chánh Sắt Nghĩa hiệp kỳ duyên đăng lần đầu trên báo Nông Cổ Mín Đàm, rồi được nhà thuốc Nhị Thiên Đường in cho khách hàng.

Tờ Đông Pháp Thời Báo (1.7.1925) cũng đăng thông tin nhà văn Hồ Biểu Chánh cho phép in tiểu thuyết Tình mộng trong sách Vệ sanh chỉ nam (1925), xen kẽ với các toa thuốc. Đây là hình thức quảng cáo thuốc rất sáng tạo.

Trong sách Nhị Thiên Đường (1931) dày 336 trang, hai trang đầu có in hai bằng khen do Hoàng đế An Nam và vua Cam Bốt tặng ông Vi Thiều Bá (tự Vi Khai) chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn và Nam Vang. Ảnh phải: lương y Vi Tế Sanh, người bào chế các thuốc và sáng lập Nhị Thiên Đường ở Quảng Đông (trên đường Đại Tân), nội tổ của ông Vi Thiều Bá.

Nhà in Imprimerie de l’Union, sau này là nhà in Nguyễn Văn Của (13 rue L. Mossard, Nguyễn Du ngày nay) có in các sách truyện mà tiệm Nhị Thiên Đường ở 47 rue de Canton cho in để quảng cáo thuốc.
Ngoài ra còn có một tiệm nhánh của Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn là số 38 rue de Canton, gần đối diện trụ sở số 47.
Theo cuốn Vệ sanh chỉ nam (1925) thì tiệm thuốc Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn là tiệm nhánh của tiệm thuốc Nhị Thiên Đường ở Quảng Đông, thành lập ngót 100 năm (từ năm 1925) qua ba đời. Người đầu tiên là ông Vi Tế Sanh đã qua Nam kỳ nên biết phong thổ vùng nhiệt đới, khi về lại Quảng Đông, ông lập ra nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Đến năm 1938 thì nhà thuốc Nhị Thiên Đường đã có các tiệm ở Quảng Đông, Hương Cảng, Thượng Hải, Bangkok, Singapore, Java, Nam Vang, Hà Nội và Chợ Lớn. Dầu Nhị Thiên Đường cũng được biết tiếng ở các nơi này, hơn xa loại dầu Tiger Balm xuất xứ Miến Điện và Singapore. Ngày nay thì dầu Tiger Balm nổi tiếng ở Đông Nam Á nhưng dầu Nhị Thiên Đường đã biến mất.

Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường 47 rue de Canton (Vệ sanh chỉ nam, 1929).

Nội dung trong sách Vệ sanh chỉ nam của Nhị Thiên Đường Đại Dược Phòng có hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, chữa các thứ bệnh và truyện vui hay tiểu thuyết giải buồn. Lời tựa Vệ sanh chỉ nam có các ông Nguyễn Kim Đính, chủ nhiệm (tổng lý) tờ Đông Pháp Thời Báo, đại biểu Hội đồng thành phố Saigon, ông Nguyễn Chánh Sắt và Nguyễn Tử Thức. Ông Sắt có viết như sau:
… Nhà thuốc Nhị-Thiên-Đường là một nhà thuốc rất to tác trong dược-giới bên cỏi Á-Đông nầy, thuốc chế đã tinh-anh mà giá bán lại rẻ, danh tiếng vang lừng khắp trong hoàn-võ; đối với văn minh xã hội trong thế kỷ hai mươi nầy thì cái công lao cũng chẳng nhỏ.
Nay ông chủ tiệm Nhị-Thiên -Đường chẳng nài hao tốn mà in ra quyển Vệ Sanh Chỉ Nam nầy thì tiện lợi cho xã hội là dường nào; người chưa bịnh thì biết chổ mà dự phòng, kẻ có bịnh lại biết thuốc hay mà điều trị…

Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường năm 2020, 47 Triệu Quang Phục, quận 5 (ảnh của tác giả).

Ông Nguyễn Kim Đính cho biết đầu năm 1925 ông đánh ăn trộm rồi bị người nhà đánh lầm vào lưng bất tỉnh nhân sự, ông đã uống thuốc Tây đủ loại nhưng không giảm được đau, đi đứng hay nằm không yên. Ông Vi Thiều Bá nghe tin đến thăm, cho người về tiệm lấy 4 viên “Vi-Tế-Sanh Trật Đã Hườn” nói với ông Đính là uống 4 viên sẽ hết. Ông Đính ngâm 4 viên thuốc với nửa chai rượu cognac, rồi lớp thoa lớp uống, đau giảm và đi đứng lần mạnh mẽ như xưa.
Phần quảng cáo trong sách, có đăng nhiều thơ cảm tạ từ khắp lục tỉnh (Gia Định, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cái Bè…) ngay cả Trung kỳ, Bắc kỳ, Cam Bốt và từ Lào gởi về nhà thuốc. Ông Trần Quan Tịnh, soạn giả gánh cải lương Sĩ Đồng Ban cũng có viết thơ năm 1923 cám ơn và khen tặng sự hiệu nghiệm của các liều thuốc mà ông đã dùng khi lưu diễn ở lục tỉnh.

Ông Vi Thiều Bá.

Nhà văn Lê Hoằng Mưu cũng có viết thơ cho ông chủ tiệm thuốc Nhị Thiên Đường khen cuốn Vệ sanh chỉ nam và thuốc của nhà thuốc Nhị Thiên Đường tốt, có kết quả so với các loại thuốc của các đông y khác, không nguồn gốc, bán dạo ở nhiều tỉnh thành. Sau đây là một trong các căn bịnh và loại thuốc trong sách Vệ sanh chỉ nam trị được:
Hoàng-hậu bảo dưỡng hoàn
Thứ thuốc hườn nầy vãn là thuốc của trào nhà Minh Châu-Thái-Tổ ngự chế; Ngài dùng những tran phẩm dược liệu mà chế ra, để trong cung dùng; nên mới gọi là Hoàng-hậu bảo dưỡng huờn.
Ông Y-học-sĩ Vi-tế-Sanh của Bổn-đường tìm được phương thuốc rất quí nầy, nên người phải bổn thân chịu nhọc, đi tìm cho được các thượng hạng dược liệu, rồi cứ tuân theo phép chế luyện ra để mà cứu chúng giúp đời, cho khỏi phụ lòng của chư tôn huệ cố bấy nay…
Ít biết hơn là nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng có làm xà bông. Khác với xà bông thường, “xà bông vệ sanh” trị được vi trùng, tắm rửa giặt đồ hay rửa mặt sẽ trị được mụn độc, ghẻ lở.

Tranh minh họa thông báo thưởng 500 đồng cho ai bắt kẻ gian giả mạo thuốc Nhị Thiên Đường (trái) và dầu Nhị Thiên Đường (phải).
 
Sách Vệ sanh chỉ nam cũng cho ta biết thuốc của nhà thuốc Nhị Thiên Đường vì tiếng tăm hiệu nghiệm đã bị nhiều người làm giả mạo. Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường kêu gọi mọi người phòng hờ thuốc giả khi mua và nên coi kỹ nhãn hiệu có hình ông Phật Mập là nhãn hiệu cầu chứng của Nhị Thiên Đường.

Tiệm Nhị Thiên Đường còn rao thưởng 500 đồng (khoảng 200 triệu ngày nay) cho ai bắt kẻ giả mạo thuốc.
Theo lời đăng của ông Nguyễn Thiện Ý trong Vệ sanh chỉ nam (1925) thì tờ Lục Tỉnh Tân Văn (7.7.1930), Opinion (3.7.1930) và tờ Dân Quốc Nhựt Báo (11.7.1930) có đăng bản án của tòa xử vụ ông Vi Khai (Vi Thiều Bá) kiện ông Trương Xuyên chủ tiệm Nhị Ngươn Đường (hay Nhị Thái Đường) vào năm 1928. Tòa xét là chữ Thái giống chữ Thiên và ve hộp cũng có ông Phật giống như dầu Nhị Thiên Đường nên tuyên ông Trương Xuyên phải bồi thường cho ông Vi Khai 10.000 đồng thiệt hại.

Cầu Nhị Thiên Đường ngày xưa.

Bắt đầu từ thập niên 1950, thuốc bắc nói chung không còn phổ thông như trước và tiệm thuốc Nhị Thiên Đường chỉ được biết nhiều qua dầu Nhị Thiên Đường. Nay thì tòa nhà 47 Triệu Quang Phục với dáng dấp hiệu thuốc từng nổi tiếng khắp Nam Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung vẫn còn đó, nhưng hồn xưa giờ ở đâu?
 

Dầu Nhị Thiên Đường, Thần Dược Trị Bá Bệnh Của Một Thời

 
Những chai dầu Nhị Thiên Đường (Ảnh tư liệu)

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.
Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu.
Nhất dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng.
Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.
Dầu xài mọi lúc, mọi nơi
Tôi hồi nhỏ vẫn được bà thỉnh thoảng nhờ ra tiệm tạp hóa mua dầu Nhị Thiên Đường mỗi khi hết.
Rất khó quên cái cảm giác cầm về hộp giấy vuông vức, lấy chai dầu đưa cho bà, còn hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng chữ nhỏ li ti thì gỡ ra liệng vô sọt rác. Hãng sản xuất luôn kèm tờ hướng dẫn gấp nhỏ cuộn sẵn trong khi người dùng chẳng mấy khi xem vì đều biết rõ cách dùng từ lâu.
 
Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh” vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài.
Đau đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử, cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu thoa đó.
Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là xong, chẳng may trúng thực cũng cho vài giọt vào ly nước nóng uống. Thậm chí côn trùng cắn, dị ứng cũng thoa, rồi mèo cào, gai xước, chảy máu thì dầu xài như thuốc sát trùng hay cồn y tế.
 
Đến mức sâu răng cũng lấy cây tăm quấn miếng bông gòn thấm dầu chấm vào chỗ đau nhức… thì đúng là xài dầu đã thành… nghiện.
Nhiều người miền Bắc rất ngạc nhiên khi thấy người miền Nam, kể cả nam giới thường hay bỏ trong túi một lọ dầu nước như một thứ bửu bối phòng thân khi ra đường. Đó là thói quen dùng dầu gió rất khó bỏ một thời.
 
Hướng dẫn sử dụng dầu Nhị Thiên Đường.
 
Một thời vang bóng
Dầu Nhị Thiên Đường là sản phẩm của nhà thuốc Nhị Thiên Đường của người Quảng Đông do gia đình họ Vi sáng lập.
Ban đầu chỉ xuất hiện ở những khu vực có người gốc Quảng Đông ở Chợ Lớn, sau lan dần ra vì người Việt dùng rất nhiều, đây là một trong những sản phẩm rất lâu năm ở Việt Nam, có cơ sở khác ở Malaysia, Singapore...
Tại Chợ Lớn, nhà thuốc đặt ở 47 Canton, sau này là Triệu Quang Phục. Trong cuốn niên giám Đông Dương 1933-1934 còn ghi lại rõ ràng: Nhị Thiên Đường Pharmacie asiatique 47 rue de Canton, Telephone no 58 Directeur Vi-Khai Chợ Lớn.
Sản phẩm chủ lực ban đầu của nhà thuốc Nhị Thiên Đường là ngoại cảm tán, một loại thuốc trị cảm rất hiệu nghiệm, bán rất chạy. Ngoài ra còn dầu, gồm hai loại: dầu gió nước và dầu cù là cùng mang tên Nhị Thiên Đường.
Giai đoạn đầu dầu cù là bán được, vì lúc đó người miền Nam ưa dùng dầu cù là, trong đó có hiệu Mac Phsu do người Myanmar (còn gọi là người Cù Là) sinh sống ở Việt Nam bán.
Dầu cù là Mac Phsu cũng đi vào câu đồng dao “Bòn bon sicula, bánh tây sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu” cho thấy sản phẩm cũng rất được ưa chuộng nhưng sau này nhiều người thích chuyển qua xài dầu gió dạng nước hơn và đó cũng là lúc dầu Nhị Thiên Đường lên ngôi, bán khắp cả Đông Dương.
Thậm chí đã có lúc từ Nhị Thiên Đường được dùng để nói về dầu gió, tương tự như Honda được dùng để nói về xe máy. Mãi sau này Nhị Thiên Đường mới có một đối thủ xứng tầm là dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín.

Cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường
 
Bên bờ kênh Đôi thuộc quận 8, trên trục lộ giao thông từ Sài Gòn đi Long An có một cây cầu bắc qua được xây từ năm 1925 bởi nhà thầu Vallois-Perret.
Cầu có nhiều nét kiến trúc rất đẹp, đặc biệt ở phần ban công thép và các trụ đèn trên cầu có nét đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ cây cầu nào khác.
Do cầu từ lúc xây dựng đã mang tên Nhị Thiên Đường và đã có khá nhiều giai thoại về tên gọi này.
Có giai thoại cho rằng trước đây nhà máy sản xuất thuốc và dầu Nhị Thiên Đường nằm ở bên phía đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văn Dũng, còn công nhân thì ở khu vực ngoại thành phía bên kia kênh Đôi.
Hằng ngày để đi đến chỗ làm các công nhân đều phải đi đò qua kênh Đôi rất mất thời gian và nguy hiểm.
Ông chủ Nhị Thiên Đường quyết định bỏ tiền cùng với chính phủ Nam Kỳ lúc đó xây nên cây cầu này để làm việc thiện cho dân chúng thuận tiện đi lại, trong đó có các công nhân của ông.
Cũng có giai thoại cho rằng khi xây cầu thì chính phủ Nam Kỳ vận động ông chủ Nhị Thiên Đường ủng hộ một phần tiền xây cầu để đổi lấy việc đặt tên cầu chứ không phải toàn bộ kinh phí xây cầu vì số tiền này rất lớn.
Giai thoại khác là kinh phí xây cầu đều do chính phủ Nam Kỳ lúc đó bỏ ra. Do ở gần ngay nơi chân cầu vốn có một dãy nhà kho lớn là nơi chứa gạo và sản phẩm của dầu Nhị Thiên Đường.
Trước đây địa điểm này được dân chúng gọi là kho Nhị Thiên Đường nên khi xây cầu xong, người ta lấy luôn tên Nhị Thiên Đường đặt cho cây cầu.
Không rõ trong các giai thoại trên cái nào là chính xác nhất nhưng chắc chắn là đều có liên quan đến nhãn hiệu Nhị Thiên Đường,
Quảng cáo và quảng bá chữ Quốc ngữ
Để trở thành một thương hiệu lớn, đương nhiên không thể thiếu sự thành công của quảng cáo.
Để quảng bá nhãn hiệu Nhị Thiên Đường, ông chủ đã chọn cách khá độc đáo, đó là thay vì đăng quảng cáo trên sách, báo thì ông ta thuê một số trí thức viết ra các bộ sách quảng cáo bằng chữ Quốc ngữ, luôn cả chữ Pháp và Hán gọi là Vệ sinh chỉ nam.
Trong cuốn sách này in đầy hình ảnh và chữ quảng cáo cho các cao đơn hoàn tán của Nhị Thiên Đường, đồng thời in kèm vào trong đó các loại thơ văn để người xem có thể đọc thêm.
Chẳng hạn bên cạnh quảng cáo dầu cù là Ông Tiên là trích đoạn thơ Lục Vân Tiên, bên cạnh nhãn hiệu Nhị Thiên Đường là từng phần Nghĩa hiệp kỳ duyên, bộ truyện ngôn tình cực kỳ ăn khách về mối tình Việt - Khmer lúc đó của Nguyễn Chánh Sắt hay còn gọi Chăn Cà Mum (tên nhân vật chính).
Nhiều khi khách đang đọc quảng cáo thuốc xổ lãi thì được đọc thêm Hậu chàng Lía, hay các mối tình uyên ương ly hận của Hồ Biểu Chánh...
Ban đầu mấy tập sách này tặng cho khách mua thuốc hay khách qua đường để quảng cáo nhưng sau khách xin nhiều quá để đọc nên cuối cùng nhà thuốc phải in số lượng lớn và bán với giá rẻ, chỉ vài cắc một bản.
Sách này không bán ở nhà sách mà bán ở chợ, bến xe… cho người lao động, khách bình dân mua đọc.
Những nhà văn không có tiền in sách đã chọn cách đưa in ở sách quảng cáo nhà thuốc, đây cũng là một kênh tốt để đưa được tác phẩm đến với người đọc.
Trong cuốn Phê bình và cảo luận, nhà phê bình Thiếu Sơn đã kể lại: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ Hồ Biểu Chánh trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Tôi để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi ở loại sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ 4 cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó.
Khi tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả tiểu thuyết của cụ cho in lại, trình bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn của Tao Đàn hay Tân Dân.
 
Cụ nghe ý kiến của tôi một cách chăm chú có vẻ tán thành nhưng rồi lại bỏ qua cho đến nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.
Vì sao nhà văn Hồ Biểu Chánh không muốn in sách đẹp? Vì ông biết nếu sách in đẹp sẽ phải bán mắc và như vậy sẽ không đến được tay những độc giả bình dân thân thiết của ông.
Chính nhờ những cuốn sách quảng cáo giá rẻ in xấu như Vệ sinh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà văn chương chữ Quốc ngữ bình dân giai đoạn đó đã cực kỳ phong phú và phổ biến rộng khắp trong tầng lớp dân chúng.
 
Ba chữ Nhị Thiên Đường bằng gạch xây vẫn còn sau cả trăm năm biến đổi. Ảnh: NGUYỄN MINH VŨ
Căn nhà 47 Triệu Quang Phục đã đổi chủ, hiện nay trên tầng cao nhất vẫn còn đủ ba chữ Nhị Thiên Đường xây bằng gạch xa xưa. Mong rằng căn nhà được bảo tồn và giữ lại một nhãn hiệu rất lâu, rất quen thuộc với người Sài Gòn.
Sưu tầm

Nam Mai 
 
Cầu Nhị Thiên Đường ngày nay.
 
 
 
Xem thêm...

VẺ ĐẸP QUY NHƠN MÙA RONG MƠ

VẺ ĐẸP QUY NHƠN MÙA RONG MƠ

 

Ngỡ ngàng trước cánh đồng vàng dưới biển Hòn Khô trong mùa rong mơ

 

Mùa hè là thời điểm đẹp nhất để ghé thăm đảo Hòn Khô (TP Quy Nhơn, Bình Định) vì đây là lúc rong mơ sinh sôi tại vùng biển này. Hòn đảo nhỏ được bao quanh bởi cánh đồng rong mơ dày, tràn ngập sắc vàng, thấp thoáng dưới làn nước biển xanh trong vắt tạo nên cảnh quan diệu kỳ, thu hút du khách ghé tham quan, lặn biển.

Hòn Khô hay còn gọi là cù lao Hòn Khô, thuộc làng chài Nhơn Hải, cách TP Quy Nhơn khoảng 20 km. Từ giữa tháng 5 đến hết tháng 8 là mùa rong mơ ở khu vực này, tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Nhiều du khách và nhiếp ảnh gia chọn ghé thăm nơi để ngắm cảnh và săn ảnh đẹp.

Làng chài Nhơn Hải là một địa điểm du lịch mới, hấp dẫn du khách bởi bãi biển tuyệt đẹp, những rạn san hô nhiều màu sắc được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Tại đây rong mơ thường sống bám vào đá ngầm và các rạn san hô. Tháng 6-7 là thời gian rong mọc cao và dày nhất, những nhánh rong dài tràn lên mặt nước, tạo nên cánh đồng màu vàng ươm dập dềnh tựa miền cổ tích làm say lòng người.

 

Ngắm 'cánh đồng chín vàng' tuyệt đẹp ở biển Quy Nhơn - Ảnh 1.

Trong hình, rong mơ ở làng chài Nhơn Hải nhìn từ trên cao

 

rong mo quy nhon anh 2

Rong mơ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7, tạo nên khung cảnh đẹp như "cánh đồng vàng" dưới mặt biển xanh trong. Mặt khác, rong mơ cũng là nguồn thu nhập "thời vụ" của ngư dân nơi đây.

 

rong mo quy nhon anh 3

 

Rong mơ là một món quà của thiên nhiên, đất trời dành cho vùng biển Quy Nhơn. Loại rong này là một loại tảo biển vừa mang giá trị dinh dưỡng và cả những tác dụng dược lý. Hoạt động thu hoạch rong mơ xuất khẩu mang đến nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nơi đây.

Vào mùa rong mơ phát triển, nhiều loại sinh vật biển tập trung về đây trú ngụ trong những đám rong chằng chịt tạo nên hệ sinh thái biển trù phú. Trải nghiệm lặn biển ngắm san hô và rong mơ là hoạt động du khách không thể bỏ qua khi đến đây thời gian này.

Khi thủy triều xuống, biển êm, nhiều du khách chọn chèo SUP ra biển ngắm rong. Đây cũng là lúc tường thành cổ bí ẩn, độc đáo, nằm ẩn mình hàng trăm năm dưới biển xuất hiện. Bức tường có bề rộng khoảng 10 m, vẫn là một dấu tích bí ẩn, thu hút nhiều du khách đến đây chụp ảnh check-in. Đặc biệt mỗi mùa rong mơ về, những bức tường được rong phủ thành những lớp dày, tạo thành con đường dọc biển.

 

rong mo quy nhon anh 4

Bức ảnh chụp mùa rong mơ năm 2021 đem lại nhiều giải thưởng quốc tế 

rong mo quy nhon anh 5

Rong mơ thường sống bám vào rạn san hô, đá ngầm. Khi một cây rong dài, nó tràn lên mặt nước. Nhiều cây như vậy tạo nên những bãi rong vàng ấn tượng ngay trên mặt biển.

rong mo quy nhon anh 6

Rong mơ là món quà thiên nhiên ưu đãi cho Quy Nhơn. Nó được thu hoạch để xuất khẩu hoặc chế thuốc, làm phân bón. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức rong mơ cũng gây ảnh hưởng xấu đến việc sinh sản của một số loài thủy sản.

 

rong mo quy nhon anh 7

 

Rong mơ nhìn ngoài cũng đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là chiêm ngưỡng qua ảnh. Góc máy rộng của flycam mới làm nổi bật được một vùng rộng lớn, ngập sắc vàng của rong mơ.

Ngắm 'cánh đồng chín vàng' tuyệt đẹp ở biển Quy Nhơn - Ảnh 2.

 

Ngắm 'cánh đồng chín vàng' tuyệt đẹp ở biển Quy Nhơn - Ảnh 3.

Để có được những bức ảnh đẹp, ngoài chọn góc máy, thời điểm mùa rong ra còn phải theo dõi thuỷ triều, gió. Muốn bức ảnh đẹp phải chụp lúc nước êm, thuỷ triều xuống và đặc biệt không có gió. Như thế, rong mới lộ ra nhiều và thấy được rõ màu sắc của rong

Ngắm 'cánh đồng chín vàng' tuyệt đẹp ở biển Quy Nhơn - Ảnh 5.

Để thu hoạch rong, ngư dân phải khởi hành từ khi tờ mờ sáng. Họ đi thuyền máy hoặc chèo thuyền thúng cả tiếng để tới vị trí rong. Sau khi thủy triều xuống, người dân sẽ lặn hái. Họ có thể ngâm mình cả tiếng trong nước, rồi lên thúng nghỉ ngơi. Tuy nhiên vào thời điểm này rong đã dài hơn và nước cạn, ngư dân có thể ngồi thuyền vớt.

Mùa khai thác rong mơ dài chừng hai tháng. Vào đầu vụ, rong mơ thường ngắn, nằm hẳn dưới nước nên ngư dân phải lặn sâu 4 sải (một sải khoảng 1,8 m) mới lấy được. Đến khi rong dài hai mét, nổi trên mặt nước, ngư dân ngồi thúng cũng vớt được. Những người quen con nước, thạo nghề lặn có thể khai thác mỗi ngày hơn một tấn rong.

Ngắm 'cánh đồng chín vàng' tuyệt đẹp ở biển Quy Nhơn - Ảnh 7.

Các thiết bị để "săn rong" hiệu quả nhất là flycam để chụp những bức ảnh góc rộng. Nếu thích, bạn có thể sử dụng camera hành động để lặn chụp những bãi san hô và rong dưới nước.

 Những trải nghiệm thú vị của du khách trong mùa rong mơ ở Hòn Khô.

Những trải nghiệm thú vị của du khách trong mùa rong mơ ở Hòn Khô.

Xem thêm...

Memorial Day (Ngày lễ chiến sĩ trận vong tại Mỹ 2023)

Memorial Day là ngày lễ của Mỹ, được tổ chức vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng Năm, để tưởng niệm những người đã hy sinh khi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.

Trước đây là Decoration Day, ngày này được bắt nguồn từ những năm sau cuộc Nội chiến và chính thức trở thành ngày lễ liên bang vào năm 1971. Rất nhiều người Mỹ kỷ niệm ngày Memorial Day bằng việc tới thăm các nghĩa trang hoặc các đài tưởng niệm, tổ chức các buổi đoàn tụ gia đình và tham gia vào các cuộc diễu hành.

Một cách không chính thức thì Memorial Day cũng đánh dấu ngày bắt đầu của mùa hè.

This Memorial Day :: Remember - An Extraordinary Day
Memorial Day Honors Soldiers Who Died for America

Memorial Day is an American holiday, observed on the last Monday of May, honoring the men and women who died while serving in the U.S. military.

Originally known as Decoration Day, it originated in the years following the Civil War and became an official federal holiday in 1971. Many Americans observe Memorial Day by visiting cemeteries or memorials, holding family gatherings and participating in parades.

Unofficially, it marks the beginning of the summer season.
 
Best Things in Beauty: Happy Memorial Day!

30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ

Vào ngày này năm 1868, theo tuyên bố của Tướng John A. Logan thuộc Đại Quân Cộng hòa (Grand Army of the Republic), Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) lớn đầu tiên sẽ được tổ chức nhằm vinh danh những người đã hy sinh “để bảo vệ đất nước của họ trong cuộc nổi loạn mới đây.” Một số người gọi đây là Ngày Trang trí (Decoration Day) xuất phát từ việc những người tham dự buổi lễ tôn vinh người chết trong Nội chiến Hoa Kỳ bằng cách trang trí mộ phần của họ bằng hoa. Trong Ngày trang trí đầu tiên, Tướng James Garfield đã có bài phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, sau đó 5.000 người tham dự đã đặt hoa trên phần mộ của hơn 20.000 binh sĩ Nội chiến được chôn cất tại nghĩa trang.

As Memorial Day Observations Decline In Popularity, Powerful Lessons Remain  | HuffPost Religion

Ngày Tưởng niệm 1868 được lấy cảm hứng từ những buổi tưởng niệm tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau trong ba năm kể từ khi Nội chiến kết thúc. Thực tế, có khá nhiều thành phố tự xưng là nơi đã tạo nên truyền thống Ngày Tưởng niệm, bao gồm Columbus, Mississippi; Macon, Georgia; Richmond, Virginia; Boalsburg, Pennsylvania; và Carbondale, Illinois. Năm 1966, chính phủ liên bang, theo chỉ thị của Tổng thống Lyndon B. Johnson, đã tuyên bố Waterloo, New York, là nơi chính thức khai sinh Ngày Tưởng niệm. Họ chọn Waterloo – nơi tổ chức lễ kỷ niệm lần đầu tiên vào ngày 05/05/1866 – vì thị trấn này đã biến Ngày Tưởng niệm trở thành một sự kiện cộng đồng hàng năm, khi mà mọi hàng quán đều đóng cửa và các cư dân cùng nhau trang trí phần mộ của những người lính bằng hoa và cờ.

Memorial Day 2011

Cuối thế kỷ 19, nhiều cộng đồng trên khắp nước Mỹ đã bắt đầu kỷ niệm Ngày Tưởng niệm, và sau Thế chiến I, người ta bắt đầu tôn vinh những người ra đi trong tất cả các cuộc chiến của nước Mỹ. Năm 1971, Quốc Hội tuyên bố Ngày Tưởng niệm là một ngày lễ cấp quốc gia, được tổ chức vào thứ Hai cuối cùng của tháng 05.

Memorial Day 2011
Ngày nay, Ngày Tưởng niệm được tổ chức thành một buổi lễ chính thức tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, khi đó một lá cờ Mỹ nhỏ sẽ được cắm trên mỗi ngôi mộ. Theo thông lệ, tổng thống hoặc phó tổng thống sẽ có bài phát biểu tôn vinh đóng góp của những người đã khuất và đặt vòng hoa tại Mộ của các Chiến sĩ Vô danh. Hàng năm, có hơn 5.000 người tham dự buổi lễ. Ngoài ra, một số bang miền Nam còn tiếp tục dành một ngày đặc biệt để tôn vinh những người thiệt mạng thuộc phe Hợp bang miền Nam, thường được gọi là Ngày Tưởng niệm Hợp bang (Confederate Memorial Day). Đây là một trong những ngày lễ lớn của nước Mỹ.

 Từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington tại thủ đô Washington DC cho đến Nghĩa trang Quân đội tại San Bruno, California đâu đâu cũng thấy cờ và hoa. Các tổng thống Mỹ thường có mặt tại Nghĩa trang Arlington theo truyền thống.
 Tôi thường ghé Nghĩa trang Quân đội San Bruno, phía nam của thành phố San Francisco. Hàng ngàn bia mộ sơn trắng nằm ngay hàng thẳng lối và uốn lượn theo sườn đồi. Tất cả cùng một thước tấc. Quan hay lính khi chết thì đều là tử sĩ, không còn chức tước gì cả. Tất cả nằm ngay ngắn, bình đẳng bên nhau.
 Cuối tháng Năm trời thường nắng đẹp nhưng luôn lộng gió. Ở đây thật yên tĩnh, chỉ nghe tiếng phần phật của hàng ngàn cây cờ nhỏ do các hướng đạo sinh cắm trước mỗi ngôi mộ. Nếu tò mò đọc mộ bia thì sẽ thấy rất nhiều người đã hy sinh trong Thế Chiến thứ 1, Thế Chiến thứ 2, rồi Chiến tranh Triều Tiên.
 Và ở dưới bóng râm của mấy cây lớn là nơi yên nghỉ của những thanh niên Cali đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam. Họ thường sinh từ 1944 đến 1946, và mất trong khoảng 1965-1966. Tất cả đều ở độ tuổi đi học.
 
 Nếu cho đến hôm nay, 48 năm sau khi cuộc chiến đã chấm dứt mà vẫn có người còn oán trách người Mỹ bỏ rơi miền Nam VN thì họ nên đứng trước những ngôi mộ này và suy nghĩ. Chỉ cần 5 phút, mọi oán hận sẽ bay theo gió trong tiếng phần phật của hàng ngàn cây cờ…
Thanh San 
Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn

Hình minh họa
 
Xem thêm...

ĐỜI NGƯỜI

Đời người có “2 việc không thể chọn, 2 thứ không thể sờ và 2 điều không thể chờ”
 
Giai đoạn nào của đời người là đẹp nhất? | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
 
 
Đời người có 2 việc không thể chọn
 
1. Xuất thân
Ở đời, con người không thể lựa chọn cha mẹ sinh ra ta. Có người sinh ra đã ở vạch đích, sống trong nhung lụa ngay từ nhỏ. Nhưng có người sinh ra đã bần hàn, nghèo khó.
 
Kỳ thực không ai chọn được xuất thân cho mình. Nhưng xuất thân tốt hay xấu cũng không quan trọng bằng tự tu dưỡng tâm tính và khí phách của bản thân. Hoàn cảnh càng gian khó lại càng là môi trường tốt để tôi luyện nên những bậc vĩ nhân và anh hùng lưu danh sử sách. Có câu nói: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, chứng tỏ nếu cố gắng, nỗ lực vươn lên thì chúng ta ắt đạt được thành quả, thay đổi cuộc sống của chính mình.
 
8 dấu hiệu cho thấy bạn xuất thân từ gia đình độc hại, hãy tránh lặp lại  “vết xe đổ” khi nuôi dạy con trẻ!
 
2. Vận may
Sống trên đời ai cũng mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn nhưng lại chẳng có ai lựa chọn được vận may cho mình. Có người gặp may mắn hơn người khác nhưng có người thì không.
Diệc Thư từng nói rằng: “Càng xui xẻo thì càng phải bình tĩnh vui vẻ nhẹ nhàng, lặng lẽ vượt qua, đừng tạo trò cười rồi để lại những phiền muộn về sau”.
 
Thật vậy, khi gặp vận rủi, xin hãy nhẫn nại hơn một chút. Cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Ông Trời không tuyệt đường của ai bao giờ, sự việc cũng thường biến chuyển vào thời khắc cuối cùng. Vậy nên khi gặp vận rủi xin đừng quá thất vọng, gặp vận may cũng đừng quá đắc ý. Phúc họa khôn lường, thật giả, đúng sai thì cặp mắt phàm trần khó có thể nhìn thấu suốt. Chi bằng trầm tĩnh và cẩn trọng thì hơn.
 
Tại sao bạn không may mắn, nguyên nhân và cách cải thiện vận may
 
Đời người có 2 thứ không thể sợ
 
1. Cái chết
Đã sinh ra làm kiếp con người thì không tránh khỏi quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Do đó, thay vì sợ một ngày nào đó mình sẽ không còn tồn tại trên thế gian này nữa thì hãy vui vẻ chấp nhận cuộc sống và thay đổi góc nhìn của mình về cuộc đời.
 
Ai cũng phải rời xa cõi tạm, vì vậy, ngày nào còn được làm người thì hãy trân quý từng phút giây ta được sống. Hãy biến mỗi ngày thành một ngày có ý nghĩa và tràn ngập niềm vui; hãy lưu lại cho thế hệ sau những điều tốt đẹp. Đừng hoài phí tháng năm vào những trò chơi vô bổ, vào những thú vui tầm thường.
Cùng suy ngẫm về cái chết
 
2. Cô đơn
Quả thật, mỗi người đều không tránh khỏi cảm giác cô đơn và sợ cô đơn. Tuy nhiên, như Giang Tấn có nói: “Cô đơn là bước khởi đầu của một cuộc sống thành công, nếu không có kinh nghiệm sống một mình, bạn sẽ không biết cách hòa hợp với người khác”.
Bên cạnh đó, nhà tư tưởng người Pháp Rousseau cũng chia sẻ: “Chỉ trong những khoảnh khắc cô đơn, tôi mới là chính tôi, tôi mới tự do và không bị gò bó”.
 
Vì vậy, khi cô đơn, bạn nên bình tĩnh để thích nghi với sự cô đơn của mình. Thi thoảng tự đưa mình vào chốn “cô đơn” tránh cuộc sống tấp nập ngày thường để lắng lại những gì đã qua, tĩnh tâm và suy nghĩ cho những gì sắp tới. Quan trọng là chúng ta đón nhận nỗi cô đơn của mình thế nào, tránh biến cô đơn thành tự kỷ, xa lánh mọi người và thế giới. Còn thực ra cô đơn – không đáng sợ như bạn tưởng.
 
Khi người lớn cô đơn
 
Ở đời có 2 điều không thể chờ
 
1. Báo hiếu cha mẹ
Bạn đã nhuộm trắng bao nhiêu sợi tóc của bố mẹ bạn? Cha mẹ bạn đã trải qua bao nhiêu tuổi thanh xuân? Đã bao lần bạn làm tan nát trái tim cha mẹ?…
Trên đời này chuyện gì cũng có thể đợi, duy chỉ có việc hiếu kính cha mẹ là chẳng thể thong dong. Bởi lẽ: “Mẹ già như chuối chín cây, biết ngày nào rụng, biết ngày nào rơi!”; “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi”.
 
Ân tình dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, như biển rộng sông dài. Có lẽ nào chúng ta lại để mặc cho công việc bận rộn và cuộc sống bộn bề kéo chúng ta rời xa cha mẹ? Có thể nào cha mẹ mãi ở đó trông ngóng từng cuộc điện thoại của chúng ta, khắc khoải chờ mong bóng con về? Vậy nên, việc hiếu kính, đền đáp ân tình sâu nặng của cha mẹ là việc chẳng thể nào xếp sau.
 
Bài học cổ nhân: Đời người có 2 việc không thể đợi, không làm hôm nay hối  hận mãi về sau!
 
2. Giữ gìn sức khỏe và tận hưởng cuộc sống
Con người cả đời mải miết chạy theo Danh, Lợi, Tình, Tiền mà quên mất vốn quý nhất của mình là Sức Khỏe. Tuổi trẻ thường dùng sức khỏe đổi lấy tiền bạc, tới khi già lại dùng tiền bạc đổi lấy sức khoẻ. Bởi lẽ sức khỏe là cái gốc của chúng ta, không có sức khỏe thì dẫu tiền bạc như núi, danh vọng vang dội, tình yêu chan chứa, chúng ta cũng chẳng thể hưởng thụ và trải nghiệm niềm hạnh phúc ấy.
 
Do vậy, dù bận rộn lo cho thành công trong cuộc sống, cũng đừng bao giờ quên vốn quý nhất của mình chính là sức khỏe. Đừng đợi đến lúc sắp mất mới thấy biết yêu cuộc sống.
 
Cân bằng là chìa khóa của việc giữ gìn sức khỏe - Nguyện Ước
 
-Sưu tầm
 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này