35 Điều Hối Hận Khi Chúng Ta Già Đi
1. Không đi du lịch khi có cơ hội
Du lịch sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi bạn già đi, đặc biệt là khi bạn đã có gia đình và phải cáng đáng công việc cho nhiều người thay vì chỉ mỗi mình bạn.
2. Không học...35 Điều Hối Hận Khi Chúng Ta Già Đi
1. Không đi du lịch khi có cơ hội
Du lịch sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi bạn già đi, đặc biệt là khi bạn đã có gia đình và phải cáng đáng công việc cho nhiều người thay vì chỉ mỗi mình bạn.
2. Không học một ngôn ngữ khác
Bạn sẽ tự trách mình khi nhận ra rằng mình đã mất nhiều năm học ngoại ngữ ở trường trung học nhưng lại không hề nhớ tí gì.
3. Dùng dằng trong mối quan hệ không tốt đẹp
Những ai dứt ra được khỏi một mối quan hệ tồi tệ, sẽ nhìn lại quá khứ và chỉ ước rằng lúc đó mình chấm dứt sớm hơn.
4. Không chăm sóc bản thân
Nếp nhăn, nốt ruồi, và cả ung thư da đều có khả năng tránh được nếu bạn tự bảo vệ mình.
5. Bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ thần tượng của mình
Bạn có tưởng tượng ra cảnh mình ôm mặt gào lên: "Không, nhất định lần sau mình phải đi xem!"?
6. Được sợ hãi để làm việc
Rồi sau này bạn sẽ nhìn lại rồi tự hỏi: "Lúc đó mình sợ cái gì mà không dám làm vậy?"
7. Không coi trọng việc rèn luyện sức khỏe
Với nhiều người, hoạt động thể thao chính là nằm dài trên sofa xem TV hay đọc sách báo, để rồi đến năm 40, 50 hay 60 tuổi, nhìn lại quãng thời gian trẻ trung của mình, tặc lưỡi "phải chi hồi xưa mình siêng tập hơn".
8. Để bản thân được "định nghĩa" bởi người khác qua vai trò giới tính
Đừng để mọi người cản trở bạn với những câu nói đại loại như "thời trước người ta không làm thế".
9. Không từ bỏ công việc mình đã chán ngắt
Đúng là bạn cần cần công việc để kiếm tiền, để trả hóa đơn điện, nước, để mua gạo, đi chợ, nhưng nếu bạn không có kế hoạch cải thiện tình trạng của mình, một ngày nào đó, bạn có thể giật mình nhận ra "40 năm qua tôi sống trong địa ngục"
10. Không cố gắng siêng năng khi còn đi học
Siêng năng không phải chỉ để điểm số quyết định tương lai của mình, mà sau cùng, bạn sẽ nhận ra việc học hành chăm chỉ là sáng suốt biết bao nhiêu, rồi ước gì hồi xưa mình siêng học hơn.
Show more

Nhà Văn Nữ Pháp Gốc Việt – Linda Lê 01/15/2022
Chân dung văn học – Nhà văn Linda Lê
Có phải chăng quá sớm để viết về cuộc đời và tác phẩm của Linda Lê, một nhà văn nữ của Pháp gốc Việt. Linda Lê đang ở tuổi ngoài ngũ tuần, đang trong dòng triều...Nhà Văn Nữ Pháp Gốc Việt – Linda Lê 01/15/2022
Chân dung văn học – Nhà văn Linda Lê
Có phải chăng quá sớm để viết về cuộc đời và tác phẩm của Linda Lê, một nhà văn nữ của Pháp gốc Việt. Linda Lê đang ở tuổi ngoài ngũ tuần, đang trong dòng triều cương của sáng tác, còn nhiều chuyển hóa, còn nhiều bước đi mới khám phá chính mình và thế giới.
Báo Libération của Pháp có bài phác họa chân dung tư tưởng của nhà văn Linda Lê, tác giả của nhiều tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp và nhận được nhiều giải văn chương có uy tín trên văn đàn của Pháp: Les Trois Parques (Ba Số Phận), Colomnie (Vu Khống), Autre Jeux avec le Feu (Lại Chơi Với Lửa), Lame de Fond (Sóng Ngầm), Oeuvres Vives.
Theo báo Libération cá tính của Linda Lê thích cô độc, nhất định từ chối không muốn có con. Trong tác phẩm của Linda Lê, hình ảnh của một xứ sở cấm kỵ xa xưa, một người cha bị bỏ rơi, một người mẹ khuôn phép hay một người đàn bà hờ hững. Có những câu chuyện huyễn hoặc siêu thực mang cùng một sắc thái như trong các tác phẩm của Shakespeare, hay hàm chứa hoang tưởng, ảo ảnh và hội chứng trầm cảm.
Cuộc đời Linda Lê là một chuỗi dài của hạnh phúc đan xen với đau khổ, của tin yêu trộn lẫn với giận hờn, giữa những phút giây thiên đường hôm qua và địa ngục hôm nay. Linda Lê sanh tại thành phố Đà Lạt sương mù lãng mạn, năm 1963. Mẹ của Linda, một phụ nữ Việt Nam thuộc tầng lớp cao, bẩm sinh quốc tịch Pháp. Cha của Linda là người Việt thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn mẹ, mặc dầu ông là kỹ sư đương thời. Năm 1968 chạy giặc Mậu Thân từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Trên đường chạy nạn, lúc ấy Linda mới có 5 tuổi đã nhìn thấy những xác chết của trẻ thơ bên đường vì bom đạn chiến tranh.
Show more

Hình ảnh đau thương của đất nước khắc sâu vào tâm trí của cô mãi mãi về sau này. Có lần Linda Lê đã phải thốt...Nhà Văn Nữ Pháp Gốc Việt – Linda Lê
Hình ảnh đau thương của đất nước khắc sâu vào tâm trí của cô mãi mãi về sau này. Có lần Linda Lê đã phải thốt lên trong một trang viết: Từ đó tôi có cảm tưởng trong tôi có một xác em bé đang chết, Việt Nam quê hương tôi giờ này sao như xác chết của một trẻ thơ. J’ai l’impression de porter en moi un corps mort. C’est surement, le Vietnam que je porte comme un enfant mort. Thật là một định mệnh nghiệt ngã và tuyệt vời, vận nước nổi trôi đã gắn liền với số mệnh, thân phận của người con gái với tâm hồn nhạy cảm quá sớm. Nhưng đó cũng là nguồn cảm xúc dâng tràn mỗi khi cô viết về người cha của cô bị bỏ quên ở lại cùng quê hương Việt Nam.
Chạy giặc từ Đà Lạt xuống Sàigòn, theo truyền thống gia đình bên ngoại, Linda Lê theo học các trường Pháp. Chính ở Sài Gòn năm 1969, Linda Lê phát hiện đời sống tình cảm của cô có gì bất ổn. Những nguyên nhân thời cuộc bên ngoài làm sự quan hệ giữa cha và mẹ của Linda trở nên lỏng lẻo và tồi tệ. Lúc đó Linda Lê đã sớm thấy mình bị rơi từ thiên đường Đà Lạt xuống hố thẳm của địa ngục Sài Gòn.
Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Hai năm, sau 30-4-75 Linda cùng mẹ và 3 chị em gái di cư sang Pháp vào năm 1977. Ở Pháp cũng như ở Sài Gòn, Linda Lê vùi mình trong văn chương, nghiền ngẫm tư tưởng các văn hào, triết gia Pháp. Phải chăng dó là một đam mê thiên phú, hay đó chỉ là cuộc chạy trốn chính mình – ego escape hầu để quên đi quá khứ của mình ở đó sừng sững hình ảnh của người cha bị phản bội tàn tệ, bị bỏ quên cùng quê hương Việt Nam cấm kỵ không được nói đến.
Năm 1981, Linda Lê tốt nghiêp lớp 12 tại trường trung học thời danh Henri IV ở Paris. Năm sau đó Linda được nhận vào học văn chương tại đại học Sorbonne. Tài năng văn chương của Linda được phát hiện rất sớm. Từ lúc cô còn tuổi vị thành niên, cô được sự hâm mộ và dẫn dắt của các vị giáo sư ngay bậc trung học. Chính những vị giáo sư này đã đưa Linda vào đại học Sorbonne. Những năm thập niên 80 những tác phẩm của Linda Lê đi theo một tiến trình căn bản và mạnh mẽ. Từ “Un Si Tendre Vampire” (Về một con dơi ác độc trìu mến) năm 1985 đến “Les Evangiles du Crime” (Phúc Âm của tội ác), xuyên qua các tác phẩm này chúng thấy thấp thoáng ẩn hiện về cái chết và ý nghĩ về một sự tự vận của Linda từ thuở ấy. Cũng trong thời khoảng này, Linda Lê cũng cho ra đời những tác phẩm khác được coi như là thứ yếu: Fuir (1988), Solo (1989)… vì phần nhiều các tác phẩm này không mang được những dấu ấn gì đáng ghi nhớ trong văn nghiệp của Linda Lê sau này.
Năm 1995 là năm định mệnh giáng xuống đời cô những tai họa đau xót ngất lịm hồn người. Đó là lúc cô được tin người cha của cô vừa qua đời tại Sài Gòn sau cơn đột quị lúc ông sửa soạn lên đường sang Pháp để tìm lại thăm cô và gia đình. Người cha muôn vàn thân yêu ấy trong suốt 20 năm, cha con không gặp lại nhau dù chỉ một lần. Tuy thế hai cha con không ngừng liên lạc thư từ chặt chẽ với nhau, có những đồng cảm về thân phận, hoàn cảnh của nhau và cùng tin yêu sâu sắc. Liền sau đó Linda Lê quyết định về Việt Nam để tiễn người cha mình đến nơi an nghỉ cuối cùng và cũng để thăm lại quê hương.
Với một nội tâm đầy xúc đông, và phẫn uất dường ấy làm sao Linda Lê chịu đựng nổi những đau đớn sau cái chết nghiệt ngã của người cha. Sau ngày trở lại Paris, Linda Lê rơi vào thế giới ảo giác, vây hãm bởi những mặc cảm tội lỗi, ý nghĩ về một sự tự tử. Đối với Linda Lê cái chết của người cha của cô còn có ý nghĩa cái chết của của một thần tượng đời cô, người đã thông hiểu nội tâm của cô. Sự ra đi của người cha đã để lại cho Linda một thế giới trống rỗng, không có niềm tin – un monde sans dieu. Sau đó Linda Lê đã phải nhập viện bịnh tâm thần. Đó là khoảng thời gian của hai tập truyện “VOIX/ Tiếng Nói” và “Lettre Morte/ Thư Chết”. Cả hai tác phẩm này đều miêu tả sự khổ lụy tận cùng của Linda khi nghĩ về người cha xấu số bị ruồng bỏ và chết với nỗi oan khiên không nguôi. Linda tin rằng trong lòng người cha luôn có hình ảnh của cô cũng như tiếng nói của người vẫn còn vang vọng đâu đây bên cô. Cũng như hình ảnh của những bức thư còn xanh màu mực.
Một thời gian sau đó Linda Lê xuất viện và dòng đời cứ tiếp tục trôi chảy thầm lặng. Linda Lê tiếp tục viết với những dằn vặt: “Les Trois Parques” năm 1997, và “Autre Jeu avec le feu” (Lại Chơi Với Lửa) năm 2002. Năm 2003 Linda Lê thực hiện “Personne” (Không Còn Ai) nói lên sự trống vắng, cuộc đời chan chứa cô đơn của người con gái vừa đúng 40, không còn cha, không còn quê hương, không chồng, không con…
Với một ý nghĩ thật là ngộ nghĩnh, Linda Lê cho hay cô đang chuẩn bị xuất bản một bức thư gửi cho đứa con mà Linda Lê đã và sẽ không bao giờ có. Từ năm 15 tuổi, cô đã chia sẻ ý nghĩ không muốn có con với người bạn trai của mình. Cô sợ mang thai, sợ cho con bú vì ngại rằng từ bầu vú của cô sẽ tiết ra tia sữa đắng, truyền nỗi cô đơn của mình cho đứa con vô tội. Như vậy có con không khỏa lấp được nỗi buồn mà còn làm cho cô thêm mặc cảm tội lỗi. Trong những năm gần đây, Linda Lê cũng có bạn trai thành khẩn chia sẻ với cô mong cô có con với lý lẽ khi Linda có con, ngoài ý nghĩ mình là người đàn bà, Linda còn là một bà mẹ bảo vệ nuôi nấng con. Có con sẽ mang lại cho cô hạnh phúc, niềm hy vọng về tương lai, tất cả sẽ làm cho cô thấy thanh thản, dịu dàng. Nhưng Linda Lê đã đáp lại bằng cuộc sống lứa đôi không nhất thiết phải có con mới tồn tại.
Cũng trong cuộc đời lứa đôi tình cảm, Linda Lê đã chọn một chỗ đứng cho mình trong dòng văn học của Pháp đặc thù Linda Lê, thoát ra ngoài mẫu mực giềng mối của Simone De Beauvoir, một Feminist Existentialist. Nhưng chưa bao giờ Linda cảm thấy cô đơn trong dòng văn học Pháp hiện tại. Trái lại cô được các giới trí thức và báo chí văn học Pháp tích cực chia sẻ với cô. Tác phẩm của Linda Lê, chẳng những được trọng vọng tại Pháp, được nhiều giải văn học tầm cỡ của Pháp, mà còn được dịch sang Anh ngữ, Đức ngữ… và Việt ngữ.
Hôm nay đầu năm dương lịch 2022 ở tuổi ngoại ngũ tuần Linda nghĩ gì về thân phận con người trong chiến tranh và sau chiến tranh? Nhất là thân phận người Việt tỵ nạn chiến tranh, sống lưu vong cùng khắp thế giới trong hơn 45 năm qua? Chúng ta và Linda Lê có chung một vùng đất đứng, chung một tâm trạng, tư cố hương, nhớ về quá khứ, quê hương, và những người thân yêu còn hay đã khuất. Cám ơn Linda đã thể hiện tuyệt vời tâm hồn và suy tư của người Việt tỵ nạn. Hy vọng trong tương lai Linda Lê sẽ phản ảnh nhiều hơn nữa lên văn đàn nước Pháp và thế giới niềm đau thống thiết của cộng đồng Việt Nam, của nhân loại nạn nhân chiến tranh.
Nghĩ cho cùng, trường hợp Linda Lê, trường hợp đặc thù văn học nghệ thuật với hiện tượng Thụ Tinh Chéo – Cross Fertilization – Linda Lê mượn ngôn ngữ xứ người, ngôn ngữ Pháp, để miêu tả nội tâm của chính mình, của cộng đồng Việt Nam khi nghĩ về hậu quả và hệ lụy của chiến tranh. Phải chăng Linda Lê cũng chỉ là nạn nhân của Hội Chứng Hậu Chiến – Post-Traumatic-Stress-Disorders-Syndromes – cũng như hàng triệu người Việt khác đang sống trong nước hay đang sống lưu vong trên cùng khắp 92 vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới.
Đào Như
(Oak Park, Illinois)
Ngày 15/1/2022 Show more 4 months ago




Phú “Heo Quay” - Nguyễn Thị Thanh Dương
Chiều nay, bán hết heo quay vịt quay sạch bách như mọi ngày, Phú sửa soạn đi gặp Quang, bạn cũ thời Ðại Học ở Wichita, tiểu bang Kansas, sau mấy chục năm xa cách. Quang về thăm gia đình người chị tại thành phố...Phú “Heo Quay” - Nguyễn Thị Thanh Dương
Chiều nay, bán hết heo quay vịt quay sạch bách như mọi ngày, Phú sửa soạn đi gặp Quang, bạn cũ thời Ðại Học ở Wichita, tiểu bang Kansas, sau mấy chục năm xa cách. Quang về thăm gia đình người chị tại thành phố Dallas, Texas và gọi phôn hỏi thăm Phú. Hai người hẹn gặp gỡ hàn huyên, Phú sẽ đến nhà chị của Quang.
Phú và Quang cùng khóa kỹ sư cơ khí, sức học ngang nhau, cùng học hành chăm chỉ, cuối tuần không đi chơi không nhảy đầm. Từ năm học thứ ba cả hai xin đi làm part time về cơ khí, kỹ nghệ họa để lấy kinh nghiệm khi ra trường dễ xin việc làm. Trước khi ra trường khoảng một semester, Quang đã được hãng Boeing gọi phỏng vấn và nhận với mức lương lý tưởng hơn 25 ngàn vào thời điểm năm 1986, còn Phú thì chẳng nơi nào nhận dù đã nộp đơn xin việc nhiều nơi, từ hãng tư nhân đến cơ quan chính phủ.
Ðiểm tốt nghiệp của Phú và Quang đều 3 chấm.
Nhiều bạn khác cùng khóa, trước sau đều xin được việc làm, thậm chí anh Chung điểm ra trường dưới 3 chấm cũng xin được việc tại một hãng nhỏ. Dù hãng lớn hay hãng nhỏ, sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, ai cũng mong được đi làm để kiếm tiền và nhất là cho bằng cấp của mình không bị cũ, không bị lãng quên theo thời gian, uổng phí công học hành và tiền bạc. Theo kinh nghiệm chỉ dẫn của đàn anh đi trước, mỗi lần được gọi phỏng vấn Phú đều chuẩn bị kỹ lưỡng, từ hình thức đến nội dung, quần áo chỉnh tề nhã nhặn, đầu tóc gọn gàng và chàng đã tập ăn nói trước gương cho lưu loát, khiêm tốn nhưng không tự đánh giá mình quá thấp, tự tin nhưng không tự cao… Thế mà lần nào chàng cũng rớt đài. Phú chán nản cho là phần số, có thể những lần Phú được phỏng vấn hoặc người phỏng vấn đang có tâm sự không vui nên… ghét lây Phú hoặc đợt phỏng vấn ấy có nhiều người tài giỏi hơn nên chàng thành lép vế.
Show more

Cũng kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước nói rằng, ra trường hai năm không xin được việc là… vĩnh viễn...Phú “Heo Quay” - Nguyễn Thị Thanh Dương
Cũng kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước nói rằng, ra trường hai năm không xin được việc là… vĩnh viễn không xin được việc, văn bằng bỏ xó. Phú cần phải học lên Master thì may ra sẽ có cơ hội tìm được việc. Mỗi năm, người ta lại tuyển việc những sinh viên vừa tốt nghiệp, ai quan tâm làm gì đến bằng cấp… năm ngoái năm kia của chàng.
Phú mệt mỏi, không muốn thử thách với học hành nữa, nhưng chàng loay hoay chưa biết làm ăn gì, chẳng lẽ mang văn bằng kỹ sư cơ khí ra xin việc làm lao động hãng xưởng ăn lương giờ. Ðau cho cái bằng Ðại Học lắm.
Cha Phú xưa kia làm công trong lò heo quay ở Bạc Liêu chủ nhân người Hoa, từ lúc ông mới mười mấy tuổi cho đến khi đi Mỹ mới thôi, ông quá rành quá giỏi với nghề quay heo vịt. Cha Phú những ước mong sang Mỹ, các con sẽ học hành thành ông nọ bà kia. Không ngờ có lúc phải dùng đến nghề này, ông bàn với Phú, ông sẽ thuê chỗ trong chợ mở một tiệm heo quay cho Phú, mình làm chủ buôn bán kiếm tiền chẳng việc gì phải đi làm công cho hãng trong khi mình là… kỹ sư.
Thắm Nguyễn
Hai anh chị của Phú đều tốt nghiệp Ðại Học có công ăn việc làm ngon lành, còn Phú thì lận đận nên cha mẹ càng thương yêu, muốn đỡ đần thằng út.
Nghĩ tới việc đứng trong quày bán heo quay nơi chợ búa, Phú xấu hổ ngại ngùng nhưng nghe cha khích lệ, công việc tuy mỡ màng mắm muối mà lời bộn. Ðường cùng, Phú đành theo ý cha, trước mắt là kiếm sống rồi sẽ tính sau, tìm công việc làm ăn khác lịch sự hơn, chẳng trông mong xin việc làm theo ngành nghề mình đã học nữa. Bằng tốt nghiệp kỹ sư ai lộng kiếng treo trên tường chứ riêng Phú xếp dưới đáy rương, coi như món đồ kỷ niệm.
Ðúng như cha tính toán, tiệm heo quay vịt quay mở trong chợ dần dần quen khách và đắt hàng hồi nào không hay. Người ta truyền tai nhau, khen heo quay vịt quay ngon mà cả heo xá xíu, dồi heo, phá lấu heo cũng ngon, chẳng những thu hút được mấy bà đi chợ mà người không đi chợ cũng ghé vào mua, rồi người ta đặt hàng những dịp ma chay cưới hỏi hay lễ lạt. Công việc bán heo quay tấp nập một vốn bốn lời, Phú bỏ hẳn ý định sẽ kinh doanh ngành nghề khác, nghề “lịch sự” ngồi văn phòng máy lạnh như bán bảo hiểm, khai thuế đăng quảng cáo quanh năm trên báo, nhiều người ngồi ngáp dài chờ khách kìa.
Vài bạn quen cùng lớp kỹ sư cơ khí với Phú ngày nào, nay họ ăn mặc quần áo lịch sự, làm việc trong văn phòng cũng lịch sự với danh xưng kỹ sư, thỉnh thoảng đi công tác đó đây, giao thiệp với khách hàng được hãng chi trả tiền máy bay, tiền khách sạn thật le lói. Còn nơi làm việc của Phú chỉ là một không gian nhỏ hẹp trong chợ, không tên không bảng hiệu, khách hàng tùy tiện gọi chàng bằng nghề bán heo quay: “Anh heo quay, chú heo quay…”, chẳng ai cần biết tên thật của chàng.
Sau cái tủ kính treo lủng lẳng một con heo quay vàng rộm, những con vịt quay mới ra lò chảy mỡ bóng lộn là Phú mặc tạp dề sẵn sàng với dao thớt. Khách hàng của Phú đủ loại, từ ông già bà cả về hưu hay ăn trợ cấp đến các bà đi chợ, các cô cậu trẻ tuổi thanh xuân, kiểu nào Phú cũng chiều, cũng làm vừa lòng khách hàng.
Có lúc, Phú đang cặm cụi lau chùi lại vài thứ trên bàn, lưng quay ra ngoài thì nghe tiếng gọi thân thương:
- Chú heo quay ơi, cho chị “pao” heo quay chỗ này nè. Chặt size nhỏ cỡ này nè.
Có ông bị vợ sai đi mua, ở nhà sợ vợ thế nào không biết, ra chợ, ông ra oai:
- Này, này… anh heo quay, tuần trước anh bán tôi miếng đùi nhiều nạc quá, lần này lựa cho tôi 2 “pao” chỗ sườn non coi. Chặt thêm cho tôi con vịt quay lấy phao câu coi.
Phú răm rắp chiều theo ý khách hàng. Ðôi khi mấy bà mấy cô còn nhờ chàng “cố vấn” nấu nướng nữa chứ:
- Chú biết heo quay kho dưa chua cách nào cho ngon không?
- Vịt quay nấu vịt tiềm thế nào hả anh?
Dù sao những câu hỏi “gia chánh” này cũng liên quan đến món hàng Phú bán nên chàng vui vẻ trả lời, những món này má Phú thường nấu ăn trong nhà nên Phú cũng rành.
Phú lấy vợ, vợ chàng làm kế toán cho một công ty, nàng may mắn hơn Phú là học xong, xin được việc ngay, nàng rất hiểu chuyện và thông cảm Phú tốt nghiệp Ðại Học 3 chấm mà không xin được việc. Số trời!
Phú có hai đứa con, một gái và một trai. Gia đình chàng sống chung với cha mẹ, cha thì lo quay heo quay vịt, má ở nhà lo cơm nước cho con cháu, vợ chồng Phú yên tâm làm việc, buôn bán.
Mấy chục năm qua Phú đã nghiễm nhiên thành ông chủ tiệm heo quay nổi tiếng trong thành phố, chàng chẳng còn tủi thân mỗi khi nhìn thấy tấm bằng kỹ sư dưới đáy rương nữa. Vài bạn Ðại Học xưa biết chàng đang bán heo quay, có bạn gọi phone hỏi thăm và không quên nói vài câu vuốt ve an ủi chẳng làm Phú mủi lòng như thời gian đầu mới làm nghề nữa.
Mấy bạn thân sơ ấy truyền nhau tin “không may” của Phú, học hành chẳng đến nỗi kém cỏi gì mà phải đành đoạn đứng bán heo quay trong chợ. Họ gọi chàng là Phú “Heo Quay” như các bà đi chợ đã gọi “anh heo quay”. Chẳng lẽ cái nghề heo quay đã vận vào cuộc đời chàng từ kiếp nào? Thế thì chàng đã đi lộn đường khi ngày xưa chọn học kỹ sư cơ khí.
oOo
Phú chặt đầy một hộp heo quay và một hộp vịt quay, chàng lựa miếng thịt heo ngon nhất, con vịt cũng ưng ý nhất để làm quà cho bạn, không gì bằng “cây nhà lá vườn”.
Thấy Phú mang theo hai hộp heo quay vịt quay, Quang ái ngại:
- Bày đặt làm chi, để thịt quay bán mà kiếm tiền, buôn bán lời lãi là bao. Tao tính đợi mày đến đây rồi mời ra quán, bất cứ quán nào mày thích.
- Thôi, mình ăn tại nhà cho vui tha hồ nói chuyện.
Hai người bạn gặp nhau sau mấy chục năm vắng tin thật nhiều bồi hồi cảm xúc. Quang ra tủ lạnh lấy vài chai bia. Bia thịt bày ra ê hề cho cuộc hàn huyên tâm sự. Quang đã là kỹ sư kỳ cựu thâm niên đầy kinh nghiệm của Boeing ở Long Beach California, đề án hãng giao một tháng Quang chỉ làm 3 tuần là xong nên luôn được boss tín nhiệm, mấy chục năm qua hãng Boeing những lúc gập ghềnh sóng gió phải lay off kỹ sư và nhân viên nhưng chỗ đứng của Quang vẫn an toàn cho đến giờ. Mãi sau này Quang mới biết tin Phú bán heo quay ở Dallas, Quang đã thất vọng và thương bạn biết bao. Quang lựa lời an ủi:
- Con người ai cũng có số, mày học giỏi nhưng số không may mắn mà thôi
Khi Quang chân tình hỏi cuộc sống của bạn, lợi tức từ cửa hàng heo quay làm Quang giật cả mình khi so với lương kỹ sư hàng top của mình. Ðứa con gái lớn của Phú đang học Y Khoa một năm nữa ra trường, thằng em thì đang học kỹ sư Tin Học mà học rất giỏi.
Quang thở phào vui vẻ nói với Phú:
- Trời ơi, vậy mà từ lúc nghe tin mày bán heo quay trong chợ, nghe các bạn thương cảm tao cứ… tội nghiệp và ái ngại, không dám gọi phone hỏi thăm, sợ mày buồn và mặc cảm. Nếu không có cuộc tâm sự ngày hôm nay thì ai mà ngờ cuộc sống mày sung túc nhờ heo quay vịt quay, tiền của đã nhiều lại có một gia đình hạnh phúc, hai đứa con ngoan là gia tài vô giá. Tao tin là hai con mày ra trường sẽ có tương lai, công việc đúng ngành nghề.
Phú cũng tự tin:
- Có lẽ ông trời không nỡ bất công quá đáng với tao, đã bù lỗ cho tao làm ăn khá giả và phần vợ con như ý. Tao cũng tin hai con sẽ gỡ gạc giùm tao những thất vọng năm xưa.
Quang nâng ly bia:
- Nào, tao với mày cùng uống ly bia đầy, mừng ngày tao ngộ và mừng cho Phú “heo quay” luôn. Bây giờ biết đâu bao đứa bạn cùng học với chúng ta năm xưa nếu biết rõ về Phú “heo quay” thì sẽ ghen tị và ước gì được như thế đấy.
Nguyễn Thị Thanh Dương Show more 4 months ago



12. Ngại thổ lộ lời yêu
Khi bạn già đi, bạn sẽ không còn quan tâm là tình yêu của mình có được hồi đáp hay không, mà... Show more 5 days ago