





Biểu tình nổ ra khắp Trung Quốc phản đối các hạn chế COVID-19, yêu cầu ông Tập từ chức
Tg: Dorothy Li và Sophia Lam
Photo1: Mọi người hô khẩu hiệu khi tập trung trên một con phố ở Thượng Hải hôm 27/11/2022.
Photo2:Người biểu tình cầm những tờ giấy trắng...Biểu tình nổ ra khắp Trung Quốc phản đối các hạn chế COVID-19, yêu cầu ông Tập từ chức
Tg: Dorothy Li và Sophia Lam
Photo1: Mọi người hô khẩu hiệu khi tập trung trên một con phố ở Thượng Hải hôm 27/11/2022.
Photo2:Người biểu tình cầm những tờ giấy trắng như một cách để phản đối khi tụ tập trên một con phố ở Thượng Hải hôm 27/11/2022.
Photo3: Một người đàn ông bị bắt khi mọi người tụ tập trên đường phố ở Thượng Hải hôm 27/11/2022.
Photo4: Cảnh sát và người dân trong các cuộc đụng độ ở Thượng Hải hôm 27/11/2022.
Photo5: Các nhân viên kiểm soát dịch bệnh mặc quần áo bảo hộ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 khi họ đứng gác sau cánh cổng bị khóa của một tòa nhà chung cư ở khu Trung tâm Thương mại của Bắc Kinh hôm 26/11/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Làn sóng giận dữ mới nhất, từ thủ đô Bắc Kinh đến thành phố Nam Kinh ở phía nam, lan rộng sau khi các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra ở vùng miền tây Tân Cương, nơi có những hạn chế nghiêm ngặt về COVID-19 được cho là nguyên nhân khiến 10 người tử vong và 9 người bị thương trong một vụ hỏa hoạn một chung cư cao tầng ở Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề), thủ phủ của khu vực. Chính quyền địa phương đã bác bỏ cáo buộc này.
Tại Thượng Hải, các đám đông người biểu tình đã tụ tập để thắp nến cầu nguyện tại Đường Trung lộ Wulumuqi, một con phố được đặt theo tên Urumqi, vào cuối hôm 26/11, theo các video trực tuyến và những người tham dự.
“Yêu cầu tự do!” Có thể nghe thấy mọi người la hét trong nhiều video, được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội của quận trước khi bị gỡ xuống.
Show more
“Ông Tập Cận Bình,” một người đàn ông hô vang trong video... Biểu tình nổ ra khắp Trung Quốc phản đối các hạn chế COVID-19, yêu cầu ông Tập từ chức
“Ông Tập Cận Bình,” một người đàn ông hô vang trong video. “Hãy từ chức đi!” nhiều người theo sau.
“Đảng Cộng sản,” một số người hét lên; “Đả đảo!” những người khác trả lời. Họ lặp lại những tiếng hô vang trong khi mọi người có thể được nhìn thấy cầm tờ giấy trắng hoặc ghi lại cảnh tượng bằng điện thoại của họ trong đoạn phim.
Người biểu tình cầm những tờ giấy trắng như một cách để phản đối khi tụ tập trên một con phố ở Thượng Hải hôm 27/11/2022. (ẢNh: Hector Retamal/AFP via Getty Images)
Cô Eva Rammeloo, một phóng viên của tờ báo Hà Lan Fidelity, người có mặt tại địa điểm biểu tình, cho biết cô “chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này” trong 10 năm đưa tin ở Trung Quốc. Cô ước tính có hơn 1,000 người biểu tình vào sáng sớm hôm 27/11.
Cảnh sát bắt đầu truy bắt những người biểu tình. Có thể nghe thấy một số người biểu tình hét lớn: “Không được dùng bạo lực!” Một người đàn ông nói với cảnh sát: “Các anh là công an nhân dân, các anh phải phục vụ nhân dân!”
Cô Rammeloo hỏi một sĩ quan cảnh sát rằng liệu anh ta có đồng ý với những người biểu tình hay không.
“Anh ấy mỉm cười với một khoảng lặng rất dài. ‘Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì về việc này. Chúng tôi hết cách,’” cô Rammeloo viết trên Twitter.
Đoạn video cho thấy cảnh sát đẩy người biểu tình vào xe cảnh sát. The Epoch Times không thể ngay lập tức kiểm chứng tính xác thực của những video này.
Theo cô Rammeloo, đường Trung lộ Wulumuqi đã bị chặn, nhưng vẫn có những cuộc biểu tình dọc đường.
Trong nhiều thập niên người ta đã không chứng kiến kiểu biểu hiện sự giận dữ bùng nổ trên toàn quốc này. ĐCSTQ đã không ngừng đàn áp những tiếng nói chỉ trích, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Một số công dân và ký giả công dân cố gắng ghi lại thiệt hại trong những ngày đầu của COVID-19 đã bị bỏ tù.
Kể từ khi đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã chống virus này bằng các biện pháp kiểm soát xã hội khắc nghiệt nhằm nỗ lực loại bỏ mọi ca lây nhiễm trong cộng đồng. Phong tỏa ngay lập tức, xét nghiệm liên tục, giám sát hàng loạt và cách ly bắt buộc đối với bất kỳ ai mà họ cho là có nguy cơ mắc bệnh là một trong những phương pháp mà các quan chức ĐCSTQ đã áp dụng để thực hiện chính sách “zero-COVID” của họ.
Ba năm sau, nhiều người kỳ vọng chế độ cộng sản này sẽ từ bỏ cách tiếp cận cứng rắn vốn đã tước đi thu nhập của những người dân bị phong tỏa và gây ra vô số bi kịch liên quan đến những bệnh nhân không mắc COVID vì nhận sự chăm sóc y tế chậm trễ.
“Không ai ưa thích ĐCSTQ hay ông Tập Cận Bình,” một cư dân Thượng Hải họ Vương nói với The Epoch Times. Ông nói thêm rằng người dân Trung Quốc đã “chán ngấy” các chính sách zero-COVID hà khắc này.
“Tất cả các lĩnh vực đang gặp khó khăn. Chúng tôi cần phải nuôi sống bản thân, để cung cấp gia đình của chúng tôi. Không có thu nhập, làm sao chúng tôi có thể tồn tại?” người đàn ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 27/11.
Chính quyền đã chặn các tài khoản phát tán video về các cuộc biểu tình vào cuối tuần, một cư dân Thượng Hải khác nói với The Epoch Times.
Tuy nhiên, các đoạn phim tràn ngập trên mạng xã hội cho thấy các cuộc biểu tình đã diễn ra tại một số trường đại học hàng đầu trên cả nước vào sáng ngày 27/11.
Tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng của Bắc Kinh, hàng chục người đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối các hạn chế của COVID, trong đó họ hát quốc ca của ĐCSTQ, theo các hình ảnh và video được đăng trên mạng xã hội.
Trong một video, một sinh viên đại học Thanh Hoa đã kêu gọi một đám đông cổ vũ lên tiếng.
“Nếu chúng ta không dám lên tiếng vì sợ bị bôi nhọ, người dân sẽ thất vọng về chúng ta. Là một sinh viên đại học Thanh Hoa, tôi sẽ hối hận suốt đời.” The Epoch Times không thể xác minh ngay lập tức video này.
Bất chấp sự phẫn nộ của công chúng, Nhân dân Nhật báo, tờ báo hàng đầu của ĐCSTQ, một lần nữa kêu gọi đất nước tuân thủ chính sách zero-COVID.
Theo ông Rory Truex, một trợ lý giáo sư về chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton, cách tiếp cận zero-COVID, hiện đã trở thành một chính sách đặc trưng của ông Tập, nên được hiểu là một chiến dịch chính trị cho ĐCSTQ.
Tuy nhiên, sự bất mãn trên toàn quốc và cách tiếp cận khắc nghiệt dường như đặt ra thách thức lớn nhất đối với ông Tập. Tháng trước, ông Tập đã tự trao cho mình nhiệm kỳ thứ ba kỷ lục trong Đại hội Đảng lần thứ 20. Đưa các đồng minh của mình vào các cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng, ông Tập hiện là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước kể từ nhà lãnh đạo đầu tiên, Mao Trạch Đông.
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), một giáo sư khoa Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, coi những cuộc biểu tình này là một bước ngoặt trong chính trị Trung Quốc.
“Những thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc đòi hỏi một tiến trình gồm ba bước, từ các cuộc nổi dậy dân sự đến các cuộc binh biến và các cuộc đảo chính. Nếu cảnh sát không muốn đàn áp người dân, cấp trên sẽ buộc họ đàn áp người dân, thậm chí cử cảnh sát từ nơi khác đến đàn áp người biểu tình, có thể gây ra một cuộc binh biến. Điều này gây ra phản ứng dây chuyền trên toàn quốc và sự chuyên chế của ĐCSTQ có thể kết thúc theo cách này.”
Cô Dorothy Li là một phóng viên của The Epoch Times tại Âu Châu.
Cô Sophia Lam tham gia vào Epoch Times vào năm 2021 và đưa tin về các chủ đề có liên quan đến Trung Quốc. Bản tin có sự đóng góp của Luo Ya và Reuters
Nguyễn Lê biên dịch Show more 2 months ago






Một Nén Nhang Cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết một cách tàn bạo trong cuộc chính biến quân sự 1-11-1963. Nhân ngày kỷ niệm sự đau buồn này, tôi xin trích đoạn hồi ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ phần liên quan của gia đình tôi...Một Nén Nhang Cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết một cách tàn bạo trong cuộc chính biến quân sự 1-11-1963. Nhân ngày kỷ niệm sự đau buồn này, tôi xin trích đoạn hồi ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ phần liên quan của gia đình tôi về Tổng Thống và thắp nén nhang thương tiếc ông qua một bài thơ định mệnh.
Chế độ Ngô Đình Diệm luôn dành sự ưu việt của nền giáo dục thời đó cho trẻ em nghèo. Tuy đất nước trong thời chiến, nhưng những đứa trẻ con chúng tôi mỗi buổi sáng đến trường không cần phải lấy tiền của cha mẹ, bởi trước khi vào lớp đều được nhận một phần ăn bánh mì phô-ma và ly sữa bột nóng miễn phí. Đứa nào trốn xếp hàng nhận phần ăn sẽ bị cấm vào lớp học. Chính vì thế, con nít thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm hầu như không có chuyện thiếu dinh dưỡng bị còi xương. Thanh niên trưởng thành đều phát triển chiều cao sức khỏe đúng tiêu chuẩn khoa học, hợp với câu thành ngữ “Một tinh thần minh mẫn trong một thân xác khỏe mạnh”. Chưa kể nhà trường còn chăm sóc đến cuối năm đứa nào nghèo quá thì được lãnh phần thưởng “CÂY MÙA XUÂN” gồm quần áo sách vở, không hề phân biệt gia đình có hoạt động chống lại chế độ hay không. Cụ thể là gia đình “tù chính trị” nghèo mạt hạng của tôi luôn có thêm phần thưởng ấy.
Chưa kể học tiểu học được dạy môn Đức Dục, lên trung học có môn Công Dân Giáo Dục đều là những môn dạy căn bản đạo lý làm người. Chính nhờ những môn học nhân văn bắt buộc ấy mà từ trẻ em đến người lớn khi ra đường thấy đám ma đi ngang đều dừng lại cúi đầu chào, nghe tiếng quốc ca vang lên đều đứng yên phăng phắc, đến ngã tư thấy đèn đỏ đều tự động dừng lại trước vạch vôi trắng, phát hiện người già, người tàn tật băng qua đường đều tự giác dẫn họ qua.
Show more

Ở quận, phường khóm nào cũng có nhà thương thí, trạm y tế, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà...Một Nén Nhang Cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Ở quận, phường khóm nào cũng có nhà thương thí, trạm y tế, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nghỉ cho đồng bào bệnh hoạn hoặc bất hạnh có chỗ nương thân. Và đặc biệt những nơi này hoàn toàn miễn phí không thu một xu cắc. (Nếu tôi không quá chủ quan trong nhận định thì có thể nói thời điểm ông Diệm cầm quyền là thời kỳ vàng son nhất của miền Nam trên trường quốc tế). Thời điểm ấy nền kinh tế và dân trí Việt Nam Cộng Hòa sánh ngang với Nhật Bản, hơn Đại Hàn và tất nhiên hơn xa các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương Quần Đảo. Thời điểm ấy Sài Gòn sạch sẽ như Singapore và được mệnh danh là HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG cũng không có gì thái quá.
Hai thành tích của tôi trong giai đoạn này là đoạt giải thưởng Hội Họa Thiếu Nhi Châu Á lúc mới 9 tuổi đang học lớp Ba 1 trường Tân Định với bức tranh màu nước mang tựa “Quang Trung Hành Quân” và giải thưởng truyện ngắn “Viết Trên Quê Hương Điêu Tàn” của một nhật báo đối lập lúc 15 tuổi với truyện “Trái Đầu Lâu”. Trong bức Quang Trung Hành Quân tôi vẽ cuộc tiến công thần tốc của Hoàng Đế Quang Trung ra Bắc bằng cuộc chuyển quân trên võng, cảnh tượng cứ hai nghĩa quân Tây Sơn đi như chạy cáng võng một người nằm quả là hình ảnh đặc sản chỉ có ở con người Việt Nam và ở sự sáng tạo thần kỳ của Nguyễn Huệ.
Đầu năm 1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đích thân mời người đối kháng với chế độ ông là cha tôi Bùi Văn Trình (từng bị ông nhốt tù chính trị) dẫn tôi vào Dinh Độc Lập nhận giải thưởng Hội Họa Thiếu Nhi Châu Á với sự có mặt của các vị Đại Sứ nước ngoài. Lúc đó tôi còn quá nhỏ nhưng cũng đủ bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông, một vị Tổng Thống có tinh thần mã thượng biết quý trọng hiền tài, không phân biệt xuất thân, lý lịch. Một Tổng Thống có vẻ ngoài hiền hậu nhưng lại có tầm nhìn xa thấy rộng, không cho phép người Mỹ can thiệp quân sự vào hiện tình đất nước Việt Nam. Đáng tiếc là một Tổng Thống anh minh như thế lại bị chết oan ức, chết thảm khốc trong cuộc đảo chính quân sự 1-11-1963 do chính người Mỹ giật dây theo kịch bản của họ. Ông Diệm chết vài tháng sau khi đọc diễn văn khai mạc Trại Hè Thiếu Nhi Xuất Sắc Toàn Miền Nam tại Bà Rịa, Vũng Tàu mà tôi là một đại biểu thiếu nhi được mời tham dự.
Bùi Chí Vinh
Thứ Hai, 31 tháng 10 , 2022
* * *
MỘT NÉN NHANG CHO CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Hôm đó ở Dinh Độc Lập thằng bé 9 tuổi đứng bên cạnh ông
Được ông nắm tay như con cháu trong nhà thân thuộc
Chính ông cũng thừa biết bàn tay thằng bé có lửa từ người cha yêu nước
Người cha tên Bùi Văn Trình mà ông đã từng bắt bớ cầm tù
Nhưng không, Tổng Thống không hề thấy kẻ thù
Ông chỉ thấy văn minh và nhân cách
Ông thấy “rách cho thơm, nghèo cho sạch”
Ông thấy tài năng bẩm sinh thường xuất thân từ khu ổ chuột sình lầy
Hôm đó ở Dinh Độc Lập tôi đã dụi đầu vào ngực ông với tất cả thơ ngây
Dựa vào một nền giáo dục hoàn toàn dành cho trẻ con miễn phí
Dựa vào nhà thương không tốn tiền, với bánh mì phô-ma sữa tươi dành cho học sinh không lừa mị
Dựa vào “tiên học lễ, hậu học văn” biết chào người lớn lúc ra đường
Tôi được ông dạy học làm người trước khi biết đến văn chương
Biết môn Đức Dục dạy giúp đỡ kẻ nghèo ra sao, biết môn Công Dân dạy cúi chào đám ma trên đường đến lớp
Biết nền Đệ Nhất Cộng Hòa trên đường đi không hề có rác
Con người tử tế với nhau như đang ở thiên đường
Vậy mà người ta nỡ quên câu “nhiễu điều phủ lấy giá gương”
Người ta hạ sát ông chỉ vì ông quá yêu tổ quốc !
Ông không muốn thấy xã tắc biến thành trò chơi của Mỹ, Tàu, Nga những cái vòi bạch tuộc
Cái chết của ông giết luôn ước mơ một nước Việt hùng cường
Giết luôn ước mơ của tôi, một thằng bé rụt rè được ông săn sóc yêu thương
Cái nắm tay năm 9 tuổi của ông đến bây giờ còn ấm!
Tôi chỉ biết khóc và thắp một nén nhang tiếc thương Tổng Thống!!!
Tiếc thương số phận dân tộc tôi không thoát khỏi lời nguyền …
1-11-2021
Bùi Chí Vinh Show more 3 months ago


Cánh Chim Cuối Trời
- Trần Quang Thiệu
Đức chúc mũi phi cơ nhắm mục tiêu, bấm nút thả trái bom cuối cùng. Ánh lửa loé sáng và đất cát cày lên bụi mù. Nhẹ nhàng nhấc bổng thân tàu, Đức quay mũi chiếc chiến đấu cơ ra biển, bỏ lại đàng sau đất nước...Cánh Chim Cuối Trời
- Trần Quang Thiệu
Đức chúc mũi phi cơ nhắm mục tiêu, bấm nút thả trái bom cuối cùng. Ánh lửa loé sáng và đất cát cày lên bụi mù. Nhẹ nhàng nhấc bổng thân tàu, Đức quay mũi chiếc chiến đấu cơ ra biển, bỏ lại đàng sau đất nước Iraq đang mịt mù khói lửa.
Trời trong và xanh, chiếc hàng không mẫu hạm bên dưới nhỏ như chiếc lá im lìm trên mặt nước. Đức hạ dần cao độ, đổi hướng bay ngược với chiều gió, nhắm sàn tàu lao xuống. Khi chiếc hook sau lái phi cơ móc được sợi dây cable giăng ngang trên sàn tàu, và phi cơ rùng mình ngừng hẳn lại, Đức mới thở ra một hơi thật dài:
- Mission accomplished! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu rồi.
Ra khỏi phòng hành quân sau khi tường trình về phi vụ của mình, Đức húyt sáo nho nhỏ, lách mình qua những hành lang chật hẹp trở về phòng ngủ dành cho mình và một người bạn đồng ngũ. Henry vẫn còn đang nằm trên giường đọc sách, chắc là chờ tới phiên bay đêm. Đức mặc nguyên áo bay, ném mình xuống giường:
- Hi Henry. Mày khoẻ chứ?
Henry ngồi thẳng dậy:
- Hi Doug. Tao bình thường. Còn mày, mệt hả?
- Ừ. Bây giờ tao cần ngủ nguyên một ngày!
Henry nhoẻn miệng cười:
- OK. À, có một lá thư cho mày để trên bàn viết đó.
- Thư cho tao? Tao đâu có …
- Thực ra thì tên phát thư đưa cho tao lá thư của học trò một trường trung học viết gửi lính tráng đang ở ngoài mặt trận nhân dịp cuối năm. Tao thấy tên người gửi hình như là người Việt nên tao dành cho mày.
- Thế à? Thôi, cứ để đấy. Bây giờ tao ngủ đây.
Đức nhắm mắt, giấc ngủ tới dần, người Đức lâng lâng như đang cùng phi cơ bay bổng trên trời, nhưng bỗng dưng Đức giật mình ngồi bật dậy vì trong giấc mơ Đức thấy phi cơ do mình lái lao vào một đám cháy, và nổ tung. Đức ôm ngực hồi hộp. Chỉ là một giấc mơ thế nhưng trái tim vẫn còn như đập liên hồi. Đức đứng dậy thay quần áo, bước vào phòng tắm, bỏ hẳn ý định ngủ thêm một giấc miệt mài.
Show more

Nước lạnh làm Đức tỉnh táo hẳn. Ngồi xuống bàn viết, Đức với tay cầm lấy lá thư, nhủ thầm: Người gửi là Loan... Cánh Chim Cuối Trời - Trần Quang Thiệu
Nước lạnh làm Đức tỉnh táo hẳn. Ngồi xuống bàn viết, Đức với tay cầm lấy lá thư, nhủ thầm: Người gửi là Loan Nguyễn! Chắc chắn là Việt Nam rồi.
Đức mỉm cười, xé cạnh phong bì, lôi tờ giấy hình như từ một tập note book, đưa mắt đọc thoáng qua. Cũng không có gì đặc biệt, chỉ là những lời thăm hỏi bình thường của một học sinh năm cuối của một trường trung học tham dự phong trào viết ra tiền tuyến để cám ơn những người đang bảo vệ tự do cho đất nước, nhưng cuối thư cô gái ghi lại địa chỉ của mình, và một dòng tái bút:
“Cha tôi một thời cũng từng là quân nhân của Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuộc chiến, chúng tôi được đất nước này đón nhận, và cho chúng tôi đã có một đời sống yên lành. Chúng tôi biết ơn Hoa Kỳ, và xin cám ơn những người lính như anh”.
Những dòng chữ hình như viết với chân tình chứ không phải là khách sáo khiến Đức nghĩ ngợi vẩn vơ. Cha Đức cũng là cựu quân nhân của VNCH, năm 1975 theo đoàn người di tản qua đất này, nhưng lúc nào cũng mong một ngày về vinh quang, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Đức lớn lên tại nơi này, và ngày tốt nghiệp trung học, được nhận vào University Of California at San Diego và Naval Academy tại Annapolis, Đức đã băn khoăn không biết là nên theo học USD để được ở gần nhà hay chọn binh nghiệp theo bước chân của cha ngày xưa. Ông Nhân, cha Đức, không ép uổng con trở thành bác sĩ, nha sĩ hay luật sư như đa số các gia đình VN, nên để mặc cho con lựa chọn, tuy nhiên ông khuyên Đức là lúc nào cũng nên nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình mình trong cơn hoạn nạn, và nếu phải hy sinh cho quốc gia này thì cũng nên. Đức chọn binh nghiệp vì những lời tâm tình của cha, và cũng vì muốn bay bổng ở những chân trời xa lạ, quyến rũ những người trẻ tuổi vừa mới bước chân vào đời.
Thư của Loan làm Đức nhớ tới cha và tâm huyết của một người suốt đời chỉ biết hy sinh. Đức cầm thư Loan đọc lại thêm một lần, thẫn thờ cầm bút viết thư trả lời để cám ơn một người lạ đã nghĩ tới những người lính xa nhà vào dịp cuối năm.
oOo
Bà Tâm thấy Loan dạo này hình như rất lạ. Con bé vui ra mặt, nhiều lúc liú lo như chim, nhưng cũng có những lúc thẫn thờ, đưa mắt nhìn ra ngoài khung cửa như thể là đang nhớ tới một người. Nhiều đứa con trai, mà Loan nói là bạn, thường ghé qua nhà thăm hỏi nhưng bà Tâm thấy hình như Loan chẳng chú ý tới ai. Bà cũng không mong gì hơn, chỉ muốn Loan chú tâm vào học hành vì ngày thi tốt nghiệp cũng gần kề. Con gái 18 tuổi, không còn bé bỏng nhưng bà vẫn chưa hết lo âu. Đêm hôm nhiều lúc bà tỉ tê với chồng, băn khoăn cho tương lai con cái nhưng ông Tâm hình như không mấy quan tâm:
- Chúng nó lớn cả rồi, mai mốt vào đại học xa nhà, tốt nghiệp, lấy chồng hoặc đi làm xa, tự chúng sẽ biết lo thân. Chúng nó khôn ngoan và giỏi giang hơn chúng mình nhiều, bà đừng lo.
Vẫn biết thế nhưng bà vẫn không yên tâm. Hôm nay thấy Loan nhận một lá thư, vui mừng ôm vào ngực chạy tuốt vào phòng, bà muốn chạy theo hỏi xem là thư của ai nhưng dằn lòng đợi cho tới lúc cả nhà quây quần trong bữa cơm tối bà mới làm như vô tình hỏi Loan:
- Chiều nay con nhận thư gì mà vui vậy? Được nhận vào đại học nào hả con?
Loan lắc đầu, nhoẻn miệng cười:
- Thư của bạn con.
- Bạn hả? Đứa nào vậy?
- Ở xa. Mẹ không biết đâu.
- Ờ, thì mẹ hỏi vậy cho biết mà.
Loan tần ngần nhìn ông Tâm:
- Bố! Ngày xưa lúc còn ở quân đội, bố có nhận được thư của người lạ bao giờ không?
Ông Tâm ngơ ngác, nghĩ ngợi rồi chợt hỏi:
- Con muốn nói là những lá thư thăm hỏi chiến sĩ vào những dịp đặc biệt như Tết?
- Dạ.
Ông Tâm mỉm cuời:
- Có một lần.
- Rồi sao bố?
- Sao là sao?
- Bố có trả lời, có liên lạc với người gửi thư sau đó không?
Ông Tâm buông đũa cười lớn:
- Không. Cô nữ sinh đó không để lại địa chỉ, chỉ ghi tên trường. Khi bố đóng ở Đông Hà có một phái đoàn nữ sinh ra thăm tiền đồn, ủy lạo chiến sĩ, nhưng chỉ thăm rồi thôi. Đâu có cô nào muốn kết thân với lính, nhất là lính mang cấp bậc Chuẩn Úy như bố thì đâu có ai thèm.
Loan lắc đầu, mỉm cười chỉ bà Tâm:
- Ớ ờ! Thế ai đây Bố?
Ông Tâm cười hì hì:
- Cái này là duyên số. Bố và mẹ là con nhà hàng xóm. Mà sao hôm nay con lại hỏi bố chuyện này?
Loan có vẻ ngập ngừng, cúi đầu ấp úng:
- Con quen một người trong trường hợp tương tự.
Bà Tâm hỏi dồn:
- Sao? Quen bao giờ? Có thân không?
- Cũng đến gần một năm rồi rồi mẹ… Bạn thôi, nhưng con quí anh ấy lắm.
- Anh ấy là ai?
- Người Mỹ gốc Việt mẹ à, lớn lên ở bên này cũng như con, qua đây mới vào trung học.
- Thế hả? Anh ta đóng ở đâu, và con đã gặp mặt bao giờ chưa?
Châu, em gái của Loan, chen vào câu chuyện:
- Trời ơi, mẹ tra vấn kỹ thế, cứ từ để chị con kể cho nghe đi mẹ.
Bà Tâm lườm con:
- Học không lo học. Quen biết vớ vẩn làm gì cho mất thì giờ.
Ông Tâm cười an ủi vợ con:
- Bà cứ lo xa. Các con đều ngoan và học giỏi cả. Bố nghĩ là các con đều biết suy nghĩ chín chắn. Thế anh gì đó bây giờ đóng ở đâu hả Loan?
Loan nhìn bố biết ơn:
- Dạ, anh ấy tên là Đức, cấp bậc đại úy, hiện phục vụ trên một hàng không mẫu hạm đang tham chiến tại vùng biển Iraq. Con chưa gặp mặt bao giờ, chỉ thư từ trao đổi, và nói chuyện qua điện thoại vài ba lần.
- Thế ra là Hải Quân.
- Dạ, anh Đức bay phi cơ chiến đấu đó bố.
Châu kêu lên:
- Ah! Pilot.
Loan cười lắc đầu:
- No. Aviator!
- Là sao?
Loan nhớ lại một lần nghe Đức hãnh diện giải thích sự khác biệt giữa hai danh từ này nên cười với Châu:
- Pilot lái máy bay đáp xuống phi trường, nhưng aviator, và chỉ có aviator, mới cất cánh và đáp xuống hàng không mẫu hạm. Khó hơn đáp xuống phi trường trên đất liền nhiều!
Châu gật đầu, vịn vai chị hỏi nhỏ:
- Đẹp trai không? Có hình đem cho cả nhà xem đi.
Loan chỉ cười, không trả lời. Bà Tâm nhè nhẹ thở dài, nghĩ thầm. Biết ngay mà. Vui buồn thất thường thế này thì “yêu” rồi chứ không chỉ “quí” thôi đâu! Bà nghĩ tới những ngày tháng cũ ở quê nhà, mỗi lần ông Tâm đi hành quân, bà ngồi đứng không yên, lo sợ là niềm bất hạnh có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bà không muốn các con bà phải rơi vào hoàn cảnh như bà năm xưa. Trời ơi, thiếu gì kỹ sư, bác sĩ ở cái xứ yên bình này. Yêu ai không yêu lại đi yêu người lính ngoài chiến trường! Tội nghiệp, con bé còn ngây thơ quá. Bà đưa mắt nhìn con, nhưng thấy nét mặt như đang reo vui của Loan, bà chỉ biết kín đáo giấu nỗi buồn.
oOo
Loan mở email, chăm chú đọc lại lá thư cuối cùng của Đức thêm một lần.
“Em yêu,
Từ ngày quen em tiếng Việt của anh tiến bộ nhiều lắm rồi đó, em thấy không? Và bây giờ em là “Em yêu” chứ không phải là “Honey” nữa, em bằng lòng chưa?
Anh sẽ về gặp em, sẽ đưa em đi dự senior prom như em muốn, và không chỉ như thế đâu, anh sẽ còn tới thăm em hàng ngày, để rồi khi phải trở về đơn vị anh sẽ không bao giờ quên những giây phút bên em.
Em, anh có những ước mơ đội đá vá trời, muốn bay bổng lên trời xanh và hoà mình vào vũ trụ, nhưng anh cũng có những ước vọng rất tầm thường như được vuốt mái tóc người con gái mình yêu thương. Anh đợi ngày về phép để được dắt tay em đi trên con đường ven biển, được ôm em trong vòng tay, đứng trên bờ đá nhìn sao đêm lấp lánh trên trời, và thủ thỉ với nhau về chuyện chúng mình.
Ừ, chúng mình còn trẻ như em nói. Em còn những tháng năm đại học, và anh cũng còn những tháng ngày lênh đênh nên lúc này chưa thể có nhau trong vòng tay, thế nhưng không ai cấm chúng mình ước mơ, vẽ cho nhau một trời hạnh phúc vì sẽ được sống với nhau đời đời.
Mỗi lần mở cell phone là anh nhìn thấy hình em, cô con gái VN tóc dài e ấp mỉm cười. Anh mang phone trong túi áo gần trái tim, kể cả khi phải mặc đồ bay, để luôn luôn cảm thấy có em bên mình, và anh đang đếm từng ngày, đợi đến mùa hè rực rỡ để gặp em.
Yêu và thương nhớ em.
Anh Đức.”
Tình yêu đến quá mau làm Loan nhiều lúc thấy ngỡ ngàng. Ban đầu thì chỉ là những lá thư/email thăm hỏi, và rồi từ thăm hỏi qua tâm tình. Niềm cô đơn của của những tháng ngày dài trên biển của người con trai phương xa đã làm Loan xúc động, và không chỉ có thế, Loan cũng như những người con gái mới lớn của thành phố nhỏ, không thể nào không mơ mộng về những bến bờ chưa một lần đặt chân. Đức cũng gửi về những tấm hình của những nơi Đức đã đi qua, và cả những tấm hình Đức mặc áo bay bên chiếc phi cơ trước giờ cất cánh, trông oai phong và lãng mạn làm rung động lòng người.
Lâu lâu Đức được phép gọi điện thoại từ biển khơi về cho Loan. Những lời ngập ngừng từ lúc ban đầu dần dần trở thành thiết tha, nhớ nhung, và cuối cùng là hẹn hò thương yêu, nhất là sau khi Đức nhận được những tấm hình của Loan. Tình yêu đến thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật thiết tha của những tâm hồn Việt Nam trên xứ lạ. Loan vui, và ngày nào Loan cũng đợi chờ.
Thế nhưng đã hơn một tháng nay không thấy Đức gọi điện thoại hay gửi email. Loan biết là có những lúc vì lý do an ninh mọi người phải im lặng tuyệt đối, nên dù Loan có gửi hàng chục cái emails cũng không có hồi âm, tuy thế chưa bao giờ Loan phải chờ đợi lâu như lúc này. Lá thư cuối cùng làm Loan náo nức bao nhiêu thì sự đợi chờ mong tin làm Loan bồn chồn bấy nhiêu, nhất là Loan không thể gọi điện thoại tới một con tàu lênh đênh ngoài khơi, chỉ có Đức mới có thể gọi về qua một hệ thống viễn liên đặc biệt mà thôi.
Tắt máy laptop, bỏ vào backpack, Loan thẫn thờ dời thư viện nhà trường. Loan muốn về nhà ngay xem có thư từ gửi qua bưu điện hay không, nhưng lại ngại ngùng sợ thất vọng và buồn thêm. Hay là anh ấy đã gặp một người con gái khác, và không còn yêu mình nữa? Loan lắc đầu không tin cái ý nghĩ vừa thoáng qua đầu. Anh ở đâu, anh có biết là Loan đang nhớ anh lắm không!
oOo
Đêm đã khuya lắm, cả nhà hình như đã ngủ yên, chỉ còn mình Loan ngồi thẫn thờ. Trang sách mở rộng nhưng Loan chẳng đọc thêm được chữ nào. Bỗng dưng màn hình PC chớp sáng và hàng chữ “You got mail” nhấp nháy báo tin. Loan mừng rỡ mở hộp thư, thế nhưng rồi thất vọng tràn trề. Không phải là thư của Đức mà của một người nào đó có cái tên “tonyl”!
Loan đã định nhấn nút “delete” xoá bỏ vì nghĩ chắc lại là một lá thư rác rưởi như hàng chục emails Loan vẫn nhận hàng ngày, thế nhưng hàng chữ tiêu đề ghi rất rõ là “Gửi chị Kim-Loan” nên Loan tò mò mở ra xem.
“Thưa chị,
Tên tôi là Tony Lê, một trong số ít người Mỹ gốc Việt phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm với hàng ngàn nhân viên này. Tôi không phải là bạn của anh Đức, thế nhưng đã gặp nhau một vài lần trên boong tàu, nên có thể nói là quen biết nhau.
Tôi làm việc trong ngành I.T., đặc trách hệ thống email của chiến hạm, và là người “clean up” những hộp thư mỗi khi có người thuyên chuyển hay không còn ở với chúng tôi. Anh Đức không còn ở với chúng tôi, và đêm nay tôi đã ngập ngừng trước khi xóa bỏ account của anh. Tôi thấy trong hộp thư hơn 10 lá thư của chị, và tất cả đều được flagged là thư mới, chưa đọc lần nào.
Thưa chị, tôn trọng sự riêng tư nên dù có khả năng, tôi không bao giờ đọc thư người không gửi cho mình. Tuy nhiên hơn mười lá thư gửi cho người không còn trên chiến hạm nên tôi nghĩ là chị chưa được tin tức gì, và nghĩ tình người Việt với nhau, nên tôi xin được gửi tới chị thư này.
Anh Đức đã ra đi rồi chị! Anh không trở về trong chuyến bay cuối cùng. Phi cơ anh trúng hoả tiễn phòng không, nổ tung trên vòm trời Iraq, và dù đã cố gắng hết sức, toán cấp cứu cũng không tìm được một dấu vết gì trong sa mạc hoang vu. Anh ra đi là một sự mất mát lớn lao cho đơn vị, và bạn bè đồng ngũ trên chiến hạm này đều rất xót thương. Gia đình anh đã được thông báo, nhưng tôi nghĩ có lẽ chị là một người thân bị sót tên nên tôi …”
Loan oà lên khóc, và không thể nào đọc hết lá thư. Nước mắt nhạt nhòa lăn trên má, Loan ôm mặt nức nở, mặc cho niềm đau vỡ oà. Mẹ ơi, ngày xưa mẹ lo lắng mỗi lần bố đi hành quân. Bố trở về an toàn, mẹ khóc vì mừng vui trong lúc bạn của mẹ có chồng tử trận ôm quan tài khóc như đứt từng khúc ruột. Mẹ không muốn con chịu niềm đau chia lìa, có ngờ đâu…
oOo
Cơn bão trái mùa đã đi qua thành phố nhưng trời vẫn còn u ám. Bãi biển hẻo lánh chỉ lác đác vài bóng người. Trên cầu tàu người con gái mặc áo đen cầm bông hồng đứng cúi đầu trầm lặng. Gió lạnh thổi mái tóc tung bay, và thân hình người con gái rung lên từng cơn. Cô ta ném bông hoa xuống nước, đứng nhìn thật lâu cho đến khi đoá hồng nhung theo nước thủy triều trôi xa bờ. Người đàn bà đứng tuổi tới gần, ôm vai cô gái dỗ dành. Cô gái gục trên vai người đàn bà, chắc là mẹ, khóc nức nở. Người đàn bà thở dài, đưa mắt nhìn ra khơi. Bà mẹ thì thầm với con, và dìu nhau về hướng thành phố. Trên không mây đen vẫn trôi lững lờ, và một cánh chim hải âu lẻ loi bay về hướng cuối trời.
Trần Quang Thiệu -September 13th, 2022 Show more 5 months ago

