Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Giọt Lệ Của Mẹ - Minh Thúy Thành Nội

Giọt Lệ Của Mẹ 

Minh Thúy Thành Nội

Hình Calvin và Mẹ - Tác giả gửi

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
 
*
Vừa xong buổi cơm tối thì phone reng. Mở phone thấy chị Phương Hoa gọi. Tôi “A lô nhưng không nghe chị nói gì. Tôi hỏi lại:
 
- Chị Phương Hoa hở?
 Vẫn im lặng tiếp tục, tôi bắt đầu hồi hộp linh tính như có chuyện gì bất thường, sau đó một phút nghe tiếng khóc nức nở của chị:
 - Calvin, con đầu mình bị bệnh ung thư, bác sĩ bệnh viện Stanford đã “chạy làng.” 
 Tôi hốt hoảng:
 - Bệnh hồi nào?
 - Cháu bệnh cũ tái phát, hơn hai năm rồi.
 
Nghẹn ngào tôi không biết tìm lời gì để an ủi, cổ họng cứng đơ, lưỡi dường như tê cóng, bên kia vẫn tiếp tục những tiếng nấc nghẹn ngào. Hồi lâu tôi mới gắng hỏi:
 - Bây giờ chị tính sao?
 - Còn nước còn tát, mình định đem cháu về VN chữa trị thuốc Nam xem có tiến triển không?
 Chị nói đôi tiếng nữa rồi cúp phone. Tôi sững sờ không còn xem phim mỗi tối từ 8 giờ tới 10 giờ nữa.
 
Lặng lẽ đi nằm, nhìn trước mặt là bóng tối, đầu óc suy nghĩ mông lung về sống chết, về sự vô thường trong cuộc sống. Dù định luật là Sinh, Lão, Bệnh, Tử nhưng con ma tử thần vẫn không chừa một ai, luôn rình rập người ta, từ một tuổi, năm tuổi, hai mươi tuổi cho đến bốn mươi, năm mươi... Sinh tử quay cuồng như điệu múa say ngà, con người số mỏng manh như đùa chơi với dòng thác lũ.
 
Tôi quen chị Phương Hoa từ năm 2015, khi gia nhập vào hai diễn đàn Tình Nghệ Sĩ, Tình Bằng Hữu của Nha sĩ Cao Minh Hưng (nơi sinh hoạt của văn, thơ, nhạc, họa). Năm 2016, trong cuộc thi của Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt tổ chức, tôi may mắn được giải nhì, chị Phương Hoa đoạt giải nhất (về văn). Ông hội trưởng bấy giờ là nhà thơ Chinh Nguyên đã tuyên bố: “Các cô từ nay đều là thành viên của Văn Thơ Lạc Việt, hãy tham gia sinh hoạt thường xuyên nghe.”

Từ đó tôi mới gần gũi chị hơn qua những buổi sinh hoạt, ra mắt sách, giới thiệu sách cho các văn thi sĩ thành viên VTLV và trong cộng đồng. Tôi luôn thấy chị hoạt bát, nhiệt tình với mọi người và có tâm rất tốt. Thấy chị rành thơ Đường Luật tôi kéo chị gia nhập hội thơ Đường Xướng Họa, nơi đất dụng võ để tiến bộ hơn.

Chị thúc giục tôi viết bài gởi Việt Báo dự thi Viết Về Nước Mỹ, nhưng tôi lại mê thơ hơn nên cứ say sưa xướng họa thơ ĐL. Chị hăm he liên tục, có lúc tỏ ra giận, có lúc nói dai dẳng, “Minh Thúy là một cây bút rất có tương lai, hãy viết đi!” Tôi hẹn lần hẹn lựa mãi, cuối cùng hai năm sau tôi mới nghe lời chị, ngoài ra chị cũng kêu gọi thành viên trong hai hội phụ nữ Cô Gái Việt và Minh Châu Trời Đông gởi bài cho Việt Báo nữa.

Lúc chị em trong MCTĐ và CGV thắng giải, chị đánh phèn la báo tin ầm ĩ như chính bản thân chị trúng giải. Sau này chị giữ vai trò trong Ban Biên Tập của VTLV nên bận tối mặt, không có thì giờ vào Việt Báo đọc bài của ai, nhưng khi đọc được thì lại thúc giục “viết tiếp đi, viết tiếp nữa, viết nhiều vào...” Tôi buồn cười “đề tài đâu mà viết dữ vậy trời.”

Điều tôi nể phục nhất là anh chị ăn chay trường và tham gia nhiều khoá thiền Vipassana khắp các tiểu bang, thời hạn có khi tới nửa tháng. Về văn chương thơ phú thì chị rất xuất sắc, nhất là về văn đã đoạt hết mọi giải thưởng của Việt Báo, đến nay không còn giải nào nữa để lãnh.

Trở lại câu chuyện buồn, tôi không ngờ hai năm nay chị đã đè nén nỗi sầu lo, che kín chịu đựng sống trên đống lửa từng ngày, cả bạn bè gần gũi nhất cũng không hề biết để an ủi. Cách nay nửa tháng chị đã về VN lo chuyện giấy tờ nhà cửa và dẫn vợ chồng Dũng, cháu thứ nhì qua Mỹ theo diện bảo lãnh. Chị nói “Con trưởng thành dù khôn ngoan cỡ nào đi nữa, nhưng dưới mắt người mẹ luôn xem còn nhỏ dại như ngày nào, nên mình phải thông qua đường tour du lịch ghé VN vài ngày để giúp đưa tụi nó qua.”

Vừa lo ổn định xong cho gia đình cháu Dũng nơi quê hương mới, chị lại chuẩn bị dẫn Calvin về quê hương để chữa bệnh bằng cây thuốc Nam truyền thống, với niềm tin và tràn đầy hy vọng. Chị kể trước đây tình cờ ai gởi Youtube, xem thì biết ở Trà Vinh có Linh Mục Nguyễn Văn Tường chữa trị bằng thuốc Nam, ăn toàn gạo lức nấu với nước kiềm (nước từ máy lọc của Nhật đã thải bỏ chất acid) và đã chữa trị rất nhiều bịnh nhân cancer lành bệnh sau khi bệnh viện chê.

Tôi hiểu và đồng cảm, trong bóng tối chợt tìm ra chút ánh sáng cuối đường hầm, chị tin tưởng và cầu nguyện ơn trên may ra còn hy vọng. Đồng thời cũng thở dài lo lắng đến sức khỏe chị có bảo đảm không, trong khi mới vừa xong chuyến đi xa và qua lại Mỹ chỉ thời gian ngắn. Nhưng chị nói chỉ cần chữa được bệnh cho cháu thì khó khăn gian khổ nào cũng là chuyện nhỏ mà thôi.

Được biết chị có bốn cháu, cháu thứ nhì tên Dũng cùng gia đình nhỏ mới qua định cư. Ba cháu ở đây đều ăn học thành tài, Calvin Liên Trịnh là cháu trưởng nam đang làm cho hãng Broadcom (Photonic Layout Design Engineer) ở San Jose. Gần đây bác sĩ tuyên bố bệnh cháu không còn chữa trị được nữa, cháu mới xin nghỉ để về VN cùng mẹ; cháu thứ ba tên Brian làm việc tại bệnh viện Stanford; cháu út tên Billy làm cho Google, tất cả đều lập gia đình, có con cái, và cuộc sống ổn định.

**********
Về Trà Vinh một lần chị liên lạc với tôi qua điện thoại, vừa nói vừa khóc giọng đầy lo âu, có khi tôi không nghe rõ vì sóng yếu. Chị kể, về nơi chốn hẻo lánh miền quê an bình, có rất đông người đến chữa bệnh mà toàn là bị cancer. Hằng ngày chị không dám động tiếng ồn, ngồi canh giấc ngủ con, hoặc con thức thì xoa bóp tay chân cho đỡ mỏi, không dám liên lạc nói chuyện hay than thở với ai, không bày tỏ sự lo âu, sợ con nghe được sẽ buồn làm mất tinh thần chữa trị. Chị cố giấu những giọt nước mắt đau đớn tột cùng, không muốn con thấy mà phải nuốt vào trong. Mặt khác chị cũng tràn đầy niềm tin, vì những người bị bệnh ung thư ở các phòng trọ xung quanh thường qua lại thăm hỏi, cho Calvin và chị biết bệnh tình của họ khi mới đến rất trầm trọng, bác sĩ chê, bệnh viện bỏ, nhưng sau vài tháng điều trị bây giờ một số người đã lành, chuẩn bị được cho về.

Em rể cột chèo bên vợ là bác sĩ giỏi ở Sài Gòn, xem Calvin như máu mủ, cũng nóng ruột về Trà Vinh theo dõi bệnh tình của anh. Thấy Calvin có vẻ yếu và than mệt, em rể tức tốc đưa vào bệnh viện Trà Vinh khám, kết quả tình trạng không mấy khả quan sau một thời gian uống thuốc Nam chữa trị, nên khuyên chị PH đưa cháu về Mỹ và mang theo thuốc Nam tiếp tục uống. “Tâm trí mình hoảng loạn quá, cháu lại là bác sĩ giỏi nói sao làm theo vậy, chắc là “phước thầy không may chủ.” Chị nghẹn ngào nói với tôi trên điện thoại. Lên Sài Gòn các em vợ thương quý anh rể, cuống cuồng chăm lo đủ thứ. “Sẽ cố gắng đưa cháu về Mỹ sớm, mình hết biết làm gì rồi, sự căng thẳng hồi hộp chỉ sợ mình hay cháu gục nửa chừng trên đường về. Bây giờ miệng mình khô đắng, mắt mỏi nhừ, cầu xin ơn trên cho mình đem Calvin về đến nơi đến chốn, Thúy ơi.”

***********
 
May mắn chị đã đưa Calvin về Mỹ an toàn. Khi nào có chút thì giờ chị lại gọi phone kể cho vơi sự lo âu tột cùng. Sau một thời gian an dưỡng nghỉ ngơi ở nhà, Calvin vào bệnh viện Stanford khám lại. Bác sĩ bệnh viện Stanford bao vậy khám bệnh, thử máu và cho uống thuốc, hình ảnh “lương y như từ mẫu” chăm sóc tận lực, thật cảm động tình người. Chị nghĩ một phần cũng nhờ Calvin làm hãng lớn có bảo hiểm tốt, nên cháu được hưởng những gì tốt nhất có lẽ vậy.

Phương Thảo vợ Calvin bận rộn đi làm, cháu nội Jenny, đứa con độc nhất của Calvin, học nội trú UC Berkeley, nên thời gian này chị Phương Hoa và chồng túc trực trong bệnh viện lo cho cháu.  Chị kể hai người chẳng hề biết no đói là gì nhưng cũng cố gắng mua bánh mì không trong bệnh viện nhai lấy sức để kề cận chăm sóc Calvin. Tình thương con như có “energy” tăng cường lên, nên anh chị không hề thấy mệt.

- Nhìn con mà ứa nước mắt hoài. May mắn bệnh không hành, nên Calvin chỉ mỏi mệt chứ không có những cơn đau oằn oại, nhưng con ngày càng ốm đi lòng mình như tan nát. Calvin thương vợ thương con hơn cả bản thân, sau giấc ngủ chiều dậy, nhìn ra trời sụp tối, cháu hỏi mẹ mấy giờ rồi “mẹ vào bếp xem cơm còn hay không, nấu giùm Thảo nghe mẹ”, bữa khác cũng y vậy “mẹ ơi, nhờ mẹ nấu món gì để Thảo đi làm về có ăn kẻo đói.” Mình nghe con nói mà quặn thắt cả lòng, nước mắt muốn trào ra. Con trai thương vợ như vậy, gia đình hạnh phúc như vậy, sao ông trời lại nỡ đưa vào hoàn cảnh xót xa. Nhìn dâu hiền còn trẻ, nếu trở thành góa phụ thì còn nỗi đau nào bằng…

Tôi nghe tiếng chị như run rẩy nên vội khuyên lơn:

- Thôi chị bớt suy nghĩ, tuổi anh chị đã lớn, cứ bị xúc động quá sẽ ảnh hưởng sức khỏe rất nguy hiểm, chị nghỉ ngơi đi để còn lo cho cháu.
 
Nói thật, càng nghe chị kể tôi càng thấy buồn thấm thía với cuộc đời đầy bể khổ. Khổ nhất là khi phải chứng kiến cảnh người thân đang bước dần vào nơi vô định. Tôi nhớ những lần đi họp nơi hội VTLV, có lúc chị tới chở tôi đi sớm, ghé lại nhà Calvin đem vào khay bánh xèo đầy ngập, hoặc những khi ghé nhà tôi giao sách, chưa kịp mời uống nước chị đã lật đật kiếu từ.

- Mình nấu nồi canh chua đem đến đứa con ở gần đây, dâu thích món này lắm, và một nồi tôm thịt kho mặn nữa.
 
Vừa nói chị vừa kéo tay tôi ra mở cốp xe sau giở nắp vung khoe thức ăn. Tôi được biết rất nhiều lần chị nấu cho dâu này, dâu kia chụp hình khoe lắm món.

- Đừng tưởng mình ăn chay rồi không biết nấu mặn đó nghe. Dâu con cày bừa bận rộn thấy thương quá, thỉnh thoảng rảnh mình nấu cho con cháu chút gì cảm thấy rất vui.

- Chị ăn chay trường làm sao nếm?
 - Nêm ít cầm chừng, tụi nó nêm lại sau.

Ngày có đám giỗ chị bày dọn một bàn chay nhiều thức ăn, chụp hình gởi khoe, sau đó chat với tôi “Buồn ghê, thức ăn nhiều như vậy mà các con ở quá xa, đi làm về trễ, đường xá kẹt cứng khó khăn không tới được, nhìn các món thật tiếc. Ở Mỹ này mơ ước một buổi con cháu tụ về đông đủ trong ngày giỗ thật khó, nhưng thông cảm vì hiểu đất nước Mỹ này tuổi trẻ luôn phấn đấu và tận lực bộ óc, tài năng phục vụ cho công việc là quan trọng trước.” Tình thương của người mẹ thật bao la vô bờ bến, cùng những quan điểm “Mẹ chồng cảm thông thoải mái”, tôi vô cùng cảm mến.
 
*******
Tối Mồng Hai Tết Nhâm Thìn chị Phương Hoa gọi phone:
 - Đầu năm MT có kiêng cử gì không?
 Tôi linh tính điều không lành:
 - Không chị, nhỏ lớn em cứng đầu, cứng cổ ít tin những chuyện mê tín dị đoan lắm.
 Chị oà khóc:
 - Calvin mất rồi!
 
Tôi lặng người, dẫu đã chuẩn bị tinh thần, đoán trước những điều xấu sẽ đến, nhưng vẫn bàng hoàng ngơ ngẩn trước sự sinh ly tử biệt. Những giọt lệ của người mẹ nhoà nhạt, đau đớn, tâm trạng ví như những chiếc lá vàng vẫn còn dính trên cây phải đưa tiễn lá xanh rụng xuống. Chị cho biết những ngày gần Tết cháu còn ăn uống được chút chút, chủ yếu ăn yến sào và uống sữa Ensure, vui vẻ tỉnh táo khỏe hơn. Ngày Mồng Một Tết, cả nhà nội ngoại quây quần chúc Tết và chụp hình kỷ niệm, Calvin còn nhắc vợ đi chùa cùng cha mẹ hai bên để cầu nguyện đầu năm mới.
 
Vậy mà, sáng Mồng Hai Tết cháu Calvin đã nhắm mắt trong giấc ngủ yên lành, giấc ngủ... nghìn thu vĩnh biệt.

******
Thứ Hai ngày Bốn tháng Ba. Đám tang cháu Calvin Liên Trịnh diễn ra tại Oak Hill Funeral Home Memorial Park nằm trên đường Curtner thuộc thành phố San Jose. Tôi gặp một số em gái trẻ thường sinh hoạt chung trên Chùa Phổ Từ, và em trai họ bên chồng đến thăm viếng. Hỏi ra giới trẻ ấy là bạn học của Calvin trường UC Davis ở Sacramento. Khoảng trưa bạn bè từ xa hẹn nhau đến cùng lúc rất đông, họ lên bày tỏ cảm tưởng tiếc nuối, ôm đàn hát đưa tiễn, và nhắc nhở chuyện vui buồn thời sinh viên trọ học gần trường UC Davis thật cảm động. Họ khóc nghẹn ngào kể bao nhiêu kỷ niệm, họ không ngờ lá xanh lại vội lìa cành. Tôi nhìn đôi vai chị Phương Hoa run lên hàng ghế trước mặt, có lẽ chị đang cố đè nén tiếng nấc chỉ để những giọt lệ chảy âm thầm.

Nói đến đám tang là nói đến nỗi buồn đau chia lìa, nhưng nếu tuổi thọ như chuối chín rục xuống thuận theo luật tạo hoá còn giảm chút buồn phần nào. Đằng này tóc xanh đã rụng trước hình ảnh người mẹ già đứt từng đoạn ruột. Đoàn người lặng lẽ theo sau quan tài trong một ngày không có nắng, bầu trời mây xám giăng màu ảm đạm. Lòng tôi đầy thương tiếc ngậm ngùi nhìn hình ảnh người cha, người mẹ già héo hắt, từng bước chậm tay đặt trên quan tài con trai yêu quý. Người vợ và đứa con thơ, cùng các em trai quấn vành khăn tang, ôm di ảnh Calvin quá cố, bát hương, bình hoa... Thật quá não lòng.
 
Một Đám Tang 
 
Ngậm ngùi một đám tang
Trời buồn mây lang thang
Đưa người về cát bụi
Cảnh tang tóc diễn màn.
 
Ngậm ngùi một đám tang
Hương khói cuộn gió ngàn    
Sắc đen sầu tiễn biệt  
Nén cảm xúc khóc than.
 
Bạn UC Davis
Hung tin khiến ngỡ ngàng
Từ Sac-To đến chật
Nhắc kỷ niệm đầy mang.
 
Thủa sinh viên hiếu học
Clip chiếu đẹp thời vang
Bạn bè buồn thương tiếc
Lời ca nghẹn tiếng đàn.
 
Các em khăn vải chế
Vợ con quấn vành tang
Tứ thân phụ mẫu nghẹn
Họ hàng thắt ruột gan.
 
Dẫu biết SINH và TỬ
Ơn pháp những lời vàng
Vô thường câu Phật dạy.
Đường trần luôn dở dang.
 
Cớ sao lòng thổn thức
Bởi lá xanh rụng tàn
Âm dương tách đôi ngả
Bóng mùa Xuân mới sang.
 
“A DI ĐÀ PHẬT” niệm
Từng bước chậm theo hàng
Hương linh về Tịnh Độ
Ngậm ngùi một đám tang.
(MTTN)
 
Mỗi cuối tuần vào sáng Chủ Nhật. Chị Phương Hoa và ông xã vẫn lên chùa An Lạc, San Jose, dự cúng thất tuần, hộ niệm cho Calvin nương vào tiếng gõ mõ, tiếng kinh kệ cầu sớm được siêu sanh tịnh độ. Con đã hết nhân duyên với mẹ trong kiếp này, mẹ mong con đầu thai vào kiếp khác có đời sống dài hơn, khỏe mạnh hơn. Hiện tại mẹ cố bám víu những suy nghĩ về sự sống, sự chết, về lẽ vô thường thay đổi từng phút, từng giờ, từng ngày để ý thức sự hiện hữu của mình, nhắc nhở mình phải tập trung tu tập, làm những điều lợi ích cho đời, để sống thật xứng đáng lúc đang còn hơi thở.

Chị đã san sẻ những suy nghĩ tích cực để tự trấn tĩnh tinh thần đang yếu đuối, hụt hẫng và đau thương. Tôi hy vọng thời gian sẽ là liều thuốc xoa dịu, chị sẽ thấm nhuần Phật pháp nhiều hơn để tư tưởng thoát ra vòng luẩn quẩn, không còn vướng mắc vào sự bế tắc mà cần được giải thoát.

Dẫu sao tôi biết chắc một điều, là dù thời gian bao lâu, những giọt lệ của người mẹ vẫn còn lặng lẽ rơi trên nỗi đau mất con mỗi lúc đêm về…
 
Minh Thúy Thành Nội
 
Ngọc Lan sưu tầm
 

 

Xem thêm...

Chiếc Đòn Gánh - Nguyễn Minh Phúc

Chiếc Đòn Gánh 

Nguyễn Minh Phúc

Những người phụ nữ quê tôi không ai không biết đến chiếc đòn gánh vì ai cũng đã từng hơn một lần gánh nó trên vai. Quê tôi miền Trung nghèo lắm. Từ những bé gái mới lớn lam lũ giúp mẹ thổi cơm gánh nước, đôi vai nhỏ như oằn xuống với một cánh tay bấu vào thân đòn nặng trĩu còn tay kia dùng lấy cân đối gánh hai thùng nước sóng sánh – đến những bà mẹ già nhanh lẹ gánh những bó rau, bụi cải hay con gà con vịt thong dong ra chợ bán. Rồi những đứa em, người chị, phần nhiều cứ rãnh việc, buông tay ra là động đến chiếc đòn gánh. Gánh lúa, gánh phân, gánh mạ non, gánh nước… Toàn bộ việc làm nặng nhọc đặt trên vai người phụ nữ. Đàn ông quê tôi lại ít thấy gánh gồng gì. Dĩ nhiên là họ làm những việc khác có khi còn nhọc nhằn hơn nhưng ít khi động đến chiếc đòn gánh…
 
Tôi nhớ như in lúc tôi còn là thằng bé sáu, bảy tuổi, chiều chiều ra đứng trên đầu cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Rướn người trên thành cầu sắt thật cao, tôi đưa mắt hướng về phía chợ. Hễ cứ thấy từ xa ai đó đang quang gánh bước tiến là lòng tôi lại thấp thỏm mừng vì nghĩ đó là mẹ mình. Cái dáng quay quồng, lam lũ của những người đàn bà quê tôi phần nhiều ai cũng giống nhau. Cho nên, tôi thường nhìn lầm. Tôi đợi từ xa và dõi mắt nhìn chằm chằm vào dáng đi khó khăn vất vả cũng với hai cánh tay, một nắm trên thân đòn và một lấy cân đối, buông lỏng theo từng bước chân như chạy. Không lẫn vào đâu được, đúng là bước chân của mẹ tôi. Bước chân mẹ lạ lắm, có gì đó như lo toan, vội vã, nhẫn nhục, nhọc nhằn trong mỗi nhịp đi quay quồng. Nhưng khi bóng người đàn bà kẽo kịt gánh gồng đến gần, thì lại không phải. Niềm vui biến mất, khuôn mặt buồn xo, tôi lại ngồi xuống thành cầu đợi mẹ tôi.
 
Cuối cùng thì mẹ cũng xuất hiện! Từ xa, nhận ra mẹ, tôi đã ba chân bốn cẳng chạy ùa tới mừng rỡ. Tôi chẳng quan tâm gì đến mồ hôi mồ kê trên gương mặt mẹ chảy ròng ròng vì mệt, vì nắng rát mà điều quan trọng nhất là nhìn vào hai cái mẹt đong đưa hai bên đòn gánh dưới cái quang bằng dây thép uốn tròn. Quà của tôi nằm ở đó! Khi thì là chiếc bánh mì, vài viên kẹo dẻo, một lóng mía ghim, có khi là mấy thứ đồ chơi rẻ tiền bằng nhựa… Thích nhất là được mẹ mua cho bánh bò ông ba tàu ngoài cổng chợ. Tôi mê bánh bò ông thì ít mà thích con gái ông thì nhiều! Chẳng là con ông học cùng lớp với tôi. Nó học giỏi nhì lớp, còn tôi hạng nhất. Bọn trẻ con thường cắp đôi tôi với con Lẻm, tên nó. Không biết nó nghĩ gì không chứ riêng tôi thì thích! Mà cũng lạ, không ai như tôi, mới học đến lớp hai, lớp ba mà đã biết mắc cỡ khi gặp nó… Nhưng đó là chuyện hồi con nít…
 
 
… Không cần đợi mẹ chấp thuận đồng ý, tôi đã lục mẹt lấy quà của mình vì biết mẹ chỉ mua cho tôi. Nhà có mấy chị em, ba mất sớm mà tôi là con trai duy nhất nên mẹ thương tôi hơn cả. Trăm lần như một, chiều nào mẹ đi chợ về, sau khi bán hết mớ rau cải, bầu bí trồng ở vườn nhà, thế nào mẹ cũng dành tiền ki cóp mua cho tôi ít quà. Tôi cầm gói bánh bò tung tăng chạy trước, mẹ gánh cặp mẹt đi sau. Không nhìn vào mắt mẹ nhưng biết chắc mẹ đang cười nhìn tôi niềm hạnh phúc. Đôi gánh nhẹ hẫng trên vai mẹ và nhiều lúc mẹ còn nói vói theo nhắc yêu tôi: Ranh con, chạy vừa vừa chứ, té ngã giờ đây!
 
Tôi thật không biết chiếc đòn gánh do ai nghĩ ra và xuất hiện tiên phong vào khi nào nhưng quả thật, đó là một dụng cụ tuyệt vời để vận động và di chuyển vật nặng từ nơi nầy đến nơi khác bằng sức người ở quê tôi. Nó được làm bằng cây tre già ngâm nước càng lâu càng tốt, để tre dẻo, chắc và khỏi mục. Tôi đã thơ thẩn hàng giờ nhìn người ta đục đẽo chiếc đòn gánh. Thật cũng lắm công phu! Sau khi chỉ lấy đoạn gốc tre già ngâm nước chừng vài tháng, người ta làm hai chiếc máng ở hai thân đòn. Hai cái máng nầy phải giống nhau như một, giữa khắc một cái rãnh sâu dùng để móc quang vào cho khỏi lệch. Cái máng nầy cũng lắm chuyện. Gặp tay thợ đẽo giỏi, nó là hình tròn trụ, hình ô van có khi còn được tạc vào dấu thập hoặc chữ vạn mà tôi không biết để làm gì. Có lẽ lấy hên mua may bán đắt khi gánh trên vai chiếc đòn gánh ấy chăng, hay chỉ là khắc lên cho đẹp… Chưa hết, còn phải gọt đẽo thân đòn cho thật thẳng, đoạn ở giữa mỏng dính hơn hai bên đầu làm đòn đong đưa cho nhẹ sức hơn khi gánh nặng… Khoảng hơn tiếng đồng hồ đeo tay đẽo gọt thì chiếc đòn gánh sinh ra. Nó hoàn toàn có thể dùng hết đời nầy đến đời khác trong một mái ấm gia đình quê tôi vì hiếm khi bị gãy. Đến khi nước bóng ở thân đòn nổi lên màu đen mun thì không biết chiếc đòn đã thấm biết bao nhiêu mồ hôi từ trên đôi vai những người đàn bà tần tảo…
 
 
Nhưng chiếc đòn gánh của mẹ tôi không chỉ có thế. Nó còn là một trời kỳ diệu. Nó mang đến tuổi thơ tôi những niềm vui háo hức tràn ngập, cả những giấc mơ xinh xắn nhất trên đời. Còn gì sung sướng hơn khi được đặt ngồi vào một đầu quang, đầu bên kia là trái bầu trái bí mẹ gánh suốt dọc đường ra chợ. Tôi cứ ngồi im như thế trên suốt con đường làng, hấp háy đôi mắt hãnh diện nhìn quanh xem có đứa bạn học nào để mà vểnh mặt lên, tự hào được ngồi gánh mẹ. Tôi cũng không buồn khi thấy chỉ mấy con trâu, con bò dọc đường làng chào tôi kêu nghé ọ và những đứa trẻ chăn trâu nhìn theo cười chế giễu. Tôi biết chúng nó ganh tỵ vì không được ngồi gánh như tôi… Và vì tôi nặng hơn mấy trái bầu bí ở gánh bên kia nên mẹ phải đưa vai chệch về phía tôi để giữ cân đối. Mệt lắm nhưng mẹ vui. Tôi biết được điều ấy trên đôi mắt lộng lẫy, hài lòng bừng lên trên mặt mẹ…
 
Đến gần chợ là tôi dứt khoát bảo mẹ cho xuống, có năn nỉ mấy cũng không chịu ngồi thêm. Tôi sợ con Lẻm, con ông ba tàu bán bánh bò đầu cổng chợ nhìn thấy. Vì sao sợ nó cười, tôi không biết nhưng rõ là tôi thích được nhìn nó xuất hiện với hai chiếc nơ xinh xắn, chạy lò cò trước cổng, mắt tròn xoe nhìn tôi và gật đầu chào. Tôi làm như ngó lơ, chạy lúp xúp theo mẹ, mắt liếc thật nhanh vào con Lẻm còn tay thì cứ cầm dây quang phía sau chiếc đòn gánh mà nhắc để khỏi mắc cỡ: Đi nhanh lên mẹ, con đói bụng lắm rồi…
 
Tuổi thơ tôi và chiếc đòn gánh mẹ như không hề rời nhau. Cũng có những hôm không bán được hàng, mẹ quảy gánh về mà không có quà cho tôi. Tôi cứ cầm lấy đòn gánh mẹ mà khóc tấm tức, dỗ mấy cũng không nín. Tôi nghĩ mẹ không thương tôi hoặc là quà của tôi mẹ đã cho ai mất rồi. Tôi chẳng nhìn lên mắt mẹ để thấy mẹ buồn như thế nào vì không tiền mua quà cho đứa con cưng. Có hôm mẹ tủi thân cứ nhìn tôi, ôm tôi mà khóc…
 
 
Nhưng cũng có lúc, chiếc đòn gánh với tôi là cả một cơn ác mộng! Tôi nhớ có lần đi hái trộm xoài non của bác Hai Trầu cạnh nhà. Bác Hai qua mét mẹ và chuyện đã xảy ra… Tôi mới bước chân về đến cửa, mẹ tìm hoài không thấy roi nên sẵn cây đòn gánh, mẹ phát vào mông tôi mấy cái. Dĩ nhiên là mẹ phát nhẹ thôi vì chiếc đòn gánh thì to bảng mà mông tôi thì nhỏ. Nhưng mà đau thấu trời xanh. Ghê thật là cái vị đòn làm bằng cây tre già ngâm nước! Nó thấm vào thấu bên trong, đau và nhức buốt hơn mọi loại roi nào khác. Tôi chỉ còn cách quỳ xuống đất nức nở mà xin lỗi mẹ vì đau và sợ ăn đòn tiếp...
 
Tối đó, mẹ vừa khóc vừa bôi dầu nhị thiên đường vào mông tôi đã nổi lên mấy vết hằn đỏ. Mẹ dằn vặt mình vì đã giận đánh con. Tôi làm bộ quay mặt vào tường không nhìn mẹ. Tôi giận, mẹ hỏi gì cũng không nói và thiếp đi khi nào không hay. Khi thức dậy vẫn còn thấy mẹ ngồi chằm chằm nhìn tôi, nghẹn ngào: Mẹ đánh con bậy quá… Nhưng ai bảo con hư… Lúc ấy, với đôi mắt nhạt nhoè, tôi chỉ muốn ôm mẹ mà khóc. Vì hờn, tủi thân hay còn giận mẹ, tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc một điều là mẹ yêu thương tôi vô bờ bến!
 
Chiếc đòn gánh của mẹ, với tôi còn là những kỷ niệm không thể nào quên! Khi tôi đã lớn, nhà nghèo, mẹ hàng ngày trĩu nặng nó trên vai – khi thì gánh phân, gánh gạo đi bán – khi thì gánh nước, gánh hàng tảo tần nuôi tôi ăn học. Những năm tháng còn là sinh viên, mỗi dịp nghỉ hè về quê, tôi lại ra cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Nhưng mẹ giờ đã yếu lắm! Mẹ không còn gánh nặng được nhưng phải cố, vì tôi. Hình hài mẹ nhỏ quắt lại, đôi vai như muốn run lên theo bước chân, môi mắm chặt mỗi lần mẹ cố sức. Duy đôi mắt mẹ thì không hề đổi khác! Đôi mắt vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào nhìn đứa con trai phổng phao, chững chạc sắp trưởng thành. Tôi đứng lặng trên cầu, rơm rớm nhìn vào thân thể và đôi vai gầy guộc của mẹ oằn xuống dưới mỗi bước đi… Tôi muốn lao vào ôm mẹ mình nhưng đã không làm như vậy. Cho mãi đến tận giờ đây, tôi vẫn ân hận trách mình vì điều ấy…
 
Ngày ấy, mẹ vẫn thường nói vui: Chính nhờ chiếc đòn gánh của mẹ nuôi con ăn học đấy! Mẹ mong khi mẹ không còn đụng đến nó nữa thì con đã trưởng thành… Còn giờ thì vì con – mẹ đâu, nó đó…
 
… Bây giờ tôi đã thành đạt. Sự nghiệp, công danh sự nghiệp đến muộn nhưng sau cuối cũng đến. Mẹ mừng hơn ai hết. Con Lẻm con ông ba tàu bán bánh bò ngoài cổng chợ giờ là vợ sắp cưới của tôi. Ngày tôi lấy vợ, từ dưới quê mẹ lên thăm. Xuống bến xe đón mẹ, tôi thật ngỡ ngàng khi mẹ cứ hi hoáy tìm một vật gì để dưới gầm xe. Tìm mãi, sau cùng mẹ mới lôi được ra cây đòn gánh! Thì ra thói quen, mẹ mua cau trầu mừng đám cưới tôi và cứ nghĩ sẽ đến nhà tôi với đòn gánh trên vai và cặp quang sắt rỉ! Tôi buồn cười và hơi tức bực về sự lẩm cẩm của mẹ. Ai đời lên đến thành phố rồi mà còn đem theo nào quang nào gánh, dáng đi cứ quay quồng, lo âu như ngày nào. Ngoài việc mướn xe chở cau trầu, tôi còn phải kêu thêm một chiếc xích lô chở riêng cặp quang và chiếc đòn gánh theo về vì không biết để đâu. Bảy mươi tuổi, có khi mẹ lẩn thẩn rồi cũng nên. Tôi nhủ thầm như vậy…
 
Mừng đám cưới tôi có mấy ngày, mẹ đòi về nằng nặc. Nhà không ai trông nom, vườn tược, gà heo không ai chăm nom, mẹ bảo thế! Hầu như đêm nào ở nhà tôi mẹ cũng thức trắng, trằn trọc không ngủ. Mẹ lo những việc không đâu, nào ai biết được. Thỉnh thoảng mẹ lại ngồi dậy, húng hắng ho. Tôi làm thế nào dỗ giấc ngủ, lo ngại đòi mẹ uống thuốc nhưng mẹ bảo không sao. Me lo chuyện rau mọc nhiều không ai cắt bán, lo gà vịt không ai cho ăn, lo nước trong lu không ai gồng gánh… Đúng mẹ lẩm cẩm thật rồi!
 
Tôi và con Lẻm mời mẹ ở lại luôn trên thành phố với vợ chồng tôi nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ ở không quen chốn đông đúc, ồn ào hơn nữa còn phải chăm mộ bà nội, ba con dưới quê, ở lâu làm thế nào được, mẹ nói cái lý của mẹ. Cái lý của các bà mẹ thì khi nào cũng thuyết phục được bất kể ai trên đời chứ chẳng phải riêng tôi…
 
Ngày mẹ ra bến xe về quê ngoài quà mừng của vợ chồng tôi gửi bà con lối xóm vẫn là chiếc đòn gánh đã lên nước theo cùng. Nhìn dáng mẹ quay quồng, quay quồng, lòng tôi trào dâng niềm thương vô bờ bến nhưng biết làm thế nào giữ mẹ. Đến lúc nầy, mẹ mới móm mém cười, chắc là muốn chúng tôi đừng buồn khi chia tay:
 
– Đó, con thấy không? Nhờ đem theo đòn gánh mà khi về, mẹ mới mang hết mấy thứ quà con gửi cho lối xóm… Không có nó, mình mẹ bê sao nổi!
 
Tôi nhận ra mẹ mình có lý. Một đời mẹ tảo tần đắm đuối vì con với chiếc đòn gánh cùng theo mẹ đi suốt bao năm trời gian nan mãi cho đến khi con đã trưởng thành vẫn còn mãi lo âu…
 
 
Rồi mẹ tôi qua đời! Tuổi già và những căn bệnh triền miên không cho mẹ ở lại cùng tôi mãi. Cuộc chia tay đớn đau sau cuối rồi cũng đến! Trong nỗi đau mất mẹ, tôi chỉ còn biết lặng người, xót tím tâm can.
 
Lúc nhập quan, khi người ta đưa hình hài nhỏ bé, khô quắt của mẹ vào quan tài, ngoài những bộ đồ cũ nát mẹ vẫn thường mặc khi còn sống cùng những đồ vật thường dùng, tôi chợt nhớ đến chiếc đòn gánh đã đi theo suốt đời cùng mẹ. Nó vẫn nằm đó, trong góc nhà kia, vẫn ánh lên thứ nước màu đen tuyền với cái thân đòn hình như cong lên vì khó khăn vất vả. Chợt nghĩ về những ngày ấu thơ gian nan, chợt nghĩ về tình yêu bát ngát, thắm thiết của mẹ, tôi trào dâng nước mắt…
 
Tôi nhớ đến lời mẹ tôi khi còn sống – mẹ đâu thì nó đó – chiếc đòn gánh ấy! Và cố thuyết phục mọi người xin đưa cây đòn theo cùng mẹ sang thế giới bên kia… Ai cũng cản tôi nhưng cuối cùng thì họ xiêu lòng. Vậy là trong quan tài mẹ tôi lại có thêm chiếc đòn gánh đã từng một thời bôn ba cùng mẹ.
 
Khi mọi người ra về sau lễ tang, còn một mình ngồi bên mộ mẹ, tôi đã khóc như chưa khi nào được khóc như thế. Rồi cũng sẽ qua hết mọi khổ đau, niềm hạnh phúc, mọi cao sang, quyền quý và cao sang kể cả những vụn vặt thấp hèn trên đời nầy nhưng tôi biết, hình ảnh mẹ tôi và chiếc đòn gánh nhọc nhằn thời xưa sẽ theo mãi tôi đến suốt quãng đời còn lại…
 
Nguyễn Minh Phúc
 
Hồng Anh sưu tầm
Xem thêm...

Quà Sinh Nhật - Yên Sơn

Quà Sinh Nhật

Yên Sơn

***

Hai con cá vàng đã bao lần vẫy đuôi cố vượt thác để mong hóa rồng. Thấm thoát đã dư một chu kỳ đời sống mà theo người xưa là quá đủ, dẫu "em ơi có bao nhiêu...". Hai con cá đã nhiều lần lao mình lên vách đá nên trên đầu, trên mình đã có nhiều vết tích của sự kiên trì theo thời gian đi qua. Năm nay cá lại cố vượt vũ môn!

Cũng thật lạ! Những dấu tích thời gian không làm cho người ta ngần ngại mà vẫn cứ sống mạnh sống hùng. Cũng có thể "số phận con người như đồng tiền sấp ngữa, thì em ơi em có hiểu gì không..." Thế nên những đắm say vẫn còn, những bon chen vẫn hấp dẫn; và năm nay cá lại cố vượt vũ môn trong một niềm vui bất ngờ với một món quà từ trên trời rớt xuống. Món quà xem có vẻ rất đơn giản, rất bình thường nhưng không ai nghĩ ra vì nó nhẹ như tơ trời, nó bồng bềnh như cánh gió của một thuở xa xưa trong một dĩ vãng sống động, hào hùng; nó vui như món quà bất ngờ của mẹ về chợ ở những tháng ngày thật xa xôi trong tiềm thức mà vẫn rất gần như mới xảy ra hôm qua. Một gia đình với chục anh chị em, quanh năm lao đao với ruộng rẫy ngoài thời giờ mài miệt ở ghế nhà trường, có ai mong đợi gì có được một món quà chỉ có ở trong mơ?!

 

*

Tôi đang đứng mơ màng trong mưa bụi, mưa bay lất phất đậu trên tóc, trên áo với một chút gai lạnh đầu thu. Tôi đang mải mê ngắm cái đẹp rất lãng mạn của buổi chiều với những hạt mưa nghiêng nghiêng rất nhẹ trong công viên xanh ngát ở một nơi xa lạ. Bất chợt, không biết từ một thôi thúc nào, tôi nhảy đại lên một toa xe vừa ghé qua vội vã. Tôi đã va vào một người con gái làm cho người ta chới với. Đã vậy, tôi còn dịch tặng một bài thơ tiếng Anh rất trữ tình mà nàng đang cầm trên tay:

Why I love you (Gary R. Hess)

I've never seen you

Or touched your skin

I've never felt your lips

Or held you tight

But I know I love you

Not because of the way you look

Or because of that sexy voice

Not because of the things you say

But because of whom you are

When we meet I will kiss you

And hold you all night

I love everything about you

Because it's you

 

Tại Sao Anh Yêu Em (YS)

Dẫu chưa bao giờ anh gặp em

Chưa một lần hôn đôi môi mềm

Chưa từng đụng chạm làn da trắng

Má tựa vai kề tim sát tim

Nhưng anh biết rằng anh yêu em

Anh yêu em không phải vì em đẹp

Không phải vì lời thỏ thẻ dễ yêu

Cũng không vì những gì em nói

Nhưng chính vì em, chỉ bấy nhiêu

Anh sẽ hôn em nồng nàn khi mình gặp

Anh sẽ ôm ghì suốt cả canh thâu

Anh yêu quá những gì em đang có

Chính vì em, không phải vì đâu

Đưa bài thơ dịch xong mới thấy áy náy trong lòng vì những lời thơ quá nồng nàn, quá thân thiết. Toa xe không quá chật hẹp nhưng sao tôi vẫn chưa vội tìm chỗ ngồi mà cứ phải xớ rớ trộm nhìn, lòng tự hỏi lòng "không biết người ta có cho mình quá sổ sàng ở cái moment of truth không". Rồi lại tự mình bào chữa là chỉ dịch sát nghĩa bài thơ thôi chứ có "thêm thắt" gì đâu... nhưng sao vẫn lóng ngóng bất an trong khi nàng cứ làm thinh, ngó vào cõi mênh mông như không thấy tôi trước mặt. Trông dáng dấp nhỏ nhắn xinh xinh với đôi mắt xa vắng cùng suối tóc đen mượt mà chảy tràn trên bờ vai gầy làm lòng tôi chùng lại. Dường như tôi muốn nói một điều gì đó nhưng rồi lặng thinh, một lúc sau mới lủi thủi đi tìm một góc vắng để ngồi, thả hồn theo những áng mây trôi lãng đãng trong trời chiều hiu quạnh.

Con tàu vẫn lầm lũi chạy, vẫn bao người xuống lên nhưng nàng vẫn còn đó dường như đi về một nơi vô định. Trước khi tới nơi cần đổ bến, tôi lấy hết can đảm đi về phía nàng:

- Xin lỗi cô tôi tên là Khói, tôi có được vinh hạnh biết quý danh của cô không?

- Thực ra thì không cần thiết nhưng ông cứ gọi tôi là "Linh Hồn của Tre" - Nàng điềm đạm trả lời.

- Mong cô đừng nghĩ tôi quá tò mò nhưng xin hỏi cô có sắp đến nơi muốn đến chưa?

Nàng chậm rãi quay lại, ngó phớt qua tôi với đôi mắt buồn vời vợi rồi lại quay nhìn ra ngoài khung cửa sổ. Mãi cả phút sau mới nghe tiếng trả lời:

- Thưa ông, nơi tôi tới đã tới lâu rồi!

- Sao vẫn còn đi?

- Vâng, tôi vẫn còn đi! Còn ông?

Giọng nàng nói rất từ tốn, nhẹ nhàng như một nốt nhạc chậm trong một bản tình ca. Tôi nghe như có một chút sầu muộn, một chút bâng khuâng:

- Cô ơi, tôi đã lên tàu trong vô thức từ sân ga nhà tôi, cũng vô thức xuống lên một nơi xa lạ như cô thấy đó và bây giờ tàu sắp quay về bến đổ.

Không gian như lắng xuống, khoảng cách giữa tôi và nàng như xa hơn vì không còn nghe nàng nói gì nữa. Nàng vẫn ngồi yên ngó ra ngoài như mải dỏi theo một phim truyện lôi cuốn. Khi bước xuống sân ga, tôi cố vẫy tay chào nhưng nàng đã lặng lẽ quay lưng đi khuất vào trong. Bẵng đi một dạo lâu, tôi chợt thấy tên nàng trên một diễn đàn quen. Nàng hay post lên diễn đàn những bài nhạc hay, những tin tức liên quan đến tệ nạn quê nhà, một vài bài thơ ngoại quốc, một ít thơ của mình. Tôi cố tình thăm hỏi nhưng thỉnh thoảng nàng mới trả lời vẫn như phong cách ngày nào đối diện. Bỗng một hôm tôi đọc bài viết của nàng với một câu xanh rờn hoa lá "đây là bài viết cuối cùng, sẽ không bao giờ trở lại". Tôi viết vội mấy câu vừa đùa giỡn vừa khuyên ngăn nàng:

trời ơi đừng bỏ tui đi

đời tui còn gì lại bị chia tay

chuyện người ví tợ mây bay

chuyện dở thì bỏ,

chuyện hay giả nhời

bạn nè... ông bạn tui ơi

khoan khoan đứng lại cho tui nói đôi lời được chăng

cô hai hàng xóm nói rằng

"người ấy" không biết giận răng ôn nờ thiệt hôn hay tại tui khờ?!

Thế nhưng nàng vẫn biệt tăm. Tôi lại bâng khuâng dò tìm những gì mình đã viết cho nàng để tìm một nguyên do nào đó có thể làm nàng phật ý... nhưng không tìm ra. Rồi ngày tháng cứ đong đưa, đong đưa... Một hôm tôi thấy tôi tìm về chốn cũ, đi trong mưa bụi để nhớ về một kỷ niệm đã qua. Tôi về ngồi viết thư cho nàng, gửi lên diễn đàn cũ xin tấm hình mưa bụi đã một lần nhìn thấy. Nghĩ tới thì viết chứ có ai mong đợi gì trong những tháng năm đăng đẳng đó chắc gì người ta còn nhớ đến mình; hơn nữa, lại gửi đến nơi mà người ta đã viết "sẽ không bao giờ trở lại!" Vậy mà nàng nhận được và trả lời sau một thời gian khá lâu!

“Kính anh,

Nhận được cái e-mail ni chắc anh rất ngạc nhiên vì LHcT biệt tăm biệt tích lâu ni, chừ tự dưng anh lại nhận được e-mail. Thật ra thì từ ngày giã biệt "cuộc chơi" mà không gửi được lời

chào đến anh, bứt rứt trong bụng lắm nhưng vì tâm hồn bất an, chao đảo quá nên không muốn làm gì cả. Bữa ni, dù vẫn chưa tìm lại được thăng bằng cho tâm hồn mình, nhưng đã có được một chút an bình; vì vậy, xin viết vài hàng gửi anh thay cho một lời xin lỗi và lời chào đến anh, một người mà tôi kính như người anh và mến như một người bạn thơ. Nhân tiện mời anh cùng nghe một bản nhạc hay.”

Trong bài nhạc có một đoạn thật hay, được lặp đi lặp lại nhiều lần; và tôi lại mò mẫm dịch phóng đoạn nhạc gửi lại cho nàng:

If my heart had wings

I would fly to you and lie

Beside you as you dream

If my heart had wings

If my heart had wings

I would fly to you and lie

Beside you as you dream

If my heart had wings

Nếu tim anh mọc cánh

Anh bay đến bên em

Mình nằm thủ thỉ hằng đêm

Như cơn mộng mị êm đềm rất thơ

Phải chi tim anh có cánh

Bay về ở cạnh bên êm

Tháng ngày dài bỗng dài thêm

Mà mơ với mộng hằng đêm... thật buồn

Và từ đó thư đi thư về có phần đều đặn hơn, càng ngày càng thông cảm, càng cởi mở tâm tình hơn. Hai chúng tôi ở cách xa nhau gần nửa vòng trái đất. Khi tôi uống café sáng là lúc nàng đang làm việc, và khi tôi đi ngủ là lúc nàng chuẩn bị đi làm. Chúng tôi kể cho nhau nghe về những kỷ niệm ấu thời, những buồn vui cuộc sống; chuyện quê hương đất nước, chuyện trên trời dưới đất, chuyện sinh hoạt hàng ngày... Đặc biệt tôi tìm thấy ở nàng tình yêu quê hương tổ quốc thật sâu đậm, tình người thật nồng nàn, nhân hậu; lẻ sống thật đơn giản nhưng lúc nào cũng cố gắng chu toàn trách nhiệm và bổn phận. Khi được hỏi có bao giờ gặp lại, nàng chỉ trả lời tất cả tùy duyên, gửi cho tôi hai câu thơ rất... chung chung:

Cứ hò hẹn như người trên phố ảo Cuộc đời này là tin nhắn với thơ suông.

Hôm cá sắp vượt vũ môn, tôi có cơ hội "chat" với nàng:

- Nhà anh cách Ellington Field bao xa?

- Chi vậy? Khoảng một tiếng lái xe!

- Bộ sắp đi việc hãng ghé ngang phi trường này huh?

- Không, chỉ hỏi cho biết địa dư thôi

- Sao đặc biệt là Ellington Field?

- Chỉ buột miệng nói chứ không có gì đặc biệt!

- Sao tui nghi quá!

- Ngày mô anh nghỉ dạy?

- Sau trưa thứ Bảy và nguyên ngày Chủ Nhật.

- Anh có thể có chừng ba tiếng đồng hồ, kể cả giờ lái xe không?

- Nhưng chi vậy, đừng làm người ta thắc mắc quá mà!

- Chưa biết chắc ra sao nhưng không thể nói trước được. Bao giờ chắc chắn sẽ cho anh hay.

- Qua thì nói qua cho rồi, úp úp mở mở làm cho người ta hồi hộp muốn chết!

- Không nói được muh!

Trong đầu tôi chắc mẫm "có lẽ nàng đi công tác cho hãng và sẽ ghé qua phi trường Ellington Field chừng tiếng đồng hồ". Nàng vẫn nói với tôi rất thường đi công tác ở các nước Âu châu và đã có một lần qua đến Mỹ:

- Nhưng nếu O tình cờ qua đây chỉ cần gọi điện thoại tui sẽ chạy tới "say HI" bất cứ lúc nào.

- Không qua mô! Chỉ là nói cho có chuyện nói thôi anh!

- Sao tui nghi quá!

Tôi vẫn đinh ninh, hồi hộp không biết nàng qua tới lúc nào. Mấy hôm sau tôi mới nhận được một email vỏn vẹn mấy câu làm tôi bàng hoàng không ít.

Anh gọi đến số: 713-649-5400 (Flying Tigers) và hỏi cô Victoria Laguna. Em đã mua cho anh một cái gift certificate theo họ đề nghị. Anh nói chuyện với họ để xếp đặt ngày nào thuận tiện cho anh há... em liên lạc với họ qua email nên chỉ biết được là anh có khoảng ½ giờ bay lòng vòng Houston với instructor. Em có nói với họ ngày xưa anh là phi công của South-Vietnam Airforce và họ nói với em là anh có thể tự tay điều khiển khi phi cơ đã ở trên trời... Họ nói vì anh đã không bay quá nhiều năm thì chỉ nên mua cái Discovery Flight là hợp lý nhất. Em không rành chuyện bay bổng nên chỉ nghe theo lời họ. Đây là món quà Sinh Nhật khiêm nhường của em. Cầu mong anh có một Sinh Nhật vui vẻ!

Đọc xong mấy dòng chữ tôi thừ người nghỉ ngợi hàng giờ! Cả một quá khứ hiện về làm tôi lao đao mất ngủ. Một quá khứ với biết bao nhiêu giờ đổ mồ hôi với các huấn luyện viên khó tính của các loại máy báy T41, T28, C123K, C130A và sau cùng là AC119K! Một quá khứ với nhiều gian lao, nguy hiểm không sờn lòng nhưng đầy nước mắt khi bạn bè chung đơn vị lần lượt hy sinh trên các chiến trường trong những ngày chinh chiến cũ. Một quá khứ thương ơi cho số phận phi công nhược tiểu, sống trong thiếu thốn trăm bề nhưng vẫn cười ngạo nghễ với tử sinh và sẵn sàng chết để bảo vệ an nguy cho dân, cho nước. Bao nhiêu lần chạm tay với tử thần để rồi một sớm một chiều sẩy đàn tan nghé trong đau thương, uất nhục!

Tôi mơ màng với cảm giác lâng lâng trên cánh gió; tôi hình dung chạm tay vào cần lái, một cảm giác tê điếng sau 34 năm tưởng đã lãng quên. Tôi nghĩ tới không gian bao la trong một ngày nắng đẹp. Ôi cũng không gian bao la với bao nhiêu lần nắng đẹp khi đi đó đi đây bằng phi cơ, nhưng khác rất nhiều vì trong không gian bao la đó tôi có dự phần điều khiển con tàu với tất cả cảm nhận sống lại một thời vàng son đã vuột khỏi tầm tay trong kinh hoàng, trong vội vã! Ôi một món quà tặng nhỏ nhoi nhưng nói lên biết bao nhiêu điều. Một món quà không ai nghĩ ra đã chứa đựng cả một trời dĩ vãng, chứa đựng một tấm lòng sâu sắc.

Của một thời bay bổng

Người bạn KQ đã dành thì giờ làm cho tôi một clip vui với những hình ảnh các loại phi cơ tôi đã một thời bay qua. Post lên đây chia sẻ cùng quý vị.

* * *

Tôi đã gọi điện thoại cho Victoria Laguna và hẹn 2 giờ chiều ngày thứ Bảy. Cô ta dặn đến sớm hơn một chút để dự phần "pre-flight briefing". Nghe cụm chữ quen thuộc mà lòng buồn nao nao. Nỗi xao xuyến trong lòng lâu lâu lại rộn lên như nhắp phải men rượu mạnh. Nhất là tối thứ Sáu, tôi ngủ trong phập phồng, mộng mị. Tôi tự trấn an "chỉ là ngồi chung với instructor nửa tiếng thôi mà!" Trong đầu cứ tự hỏi không biết có còn nhớ cách điều khiển con tàu không nữa! Lúc gần sáng tôi ngồi bật dậy mở hé cửa sổ nhìn ra bầu trời đen ngòm, dường như thấy cả bầu trời âm u, tôi lẩm bẩm "coi chừng thời tiết xấu không bay hôm nay được"! Tôi tỉnh ngủ, đi ra bếp pha café ngồi ngó ra cửa sổ thở dài chờ sáng! Bỗng dưng mây ở đâu kéo đến che kín trời đất, gió thổi lồng lộng. Tôi bực mình quá, nói lớn "thiệt tình ông trời!" Bỗng nghe tiếng nhà tôi vừa lay vai vừa nói:

- Anh à! Anh đang mơ thấy gì mà la lớn quá vậy?

- Hôm nay đã hẹn đi bay mà trời khi không nổi giông nổi gió!

- Đâu có đâu! Anh đang nằm ngủ trên giường sao biết được trời nổi giông gió ngày mai?

- Oh! Chỉ là giấc mơ thôi hả! Tôi vui mừng reo lên.

- Vâng, chỉ là giấc mơ!

Nhà tôi vổ vổ lên vai tôi như chia sẻ, thông cảm. Tôi tự cấu vào tay mình thấy đau, bước xuống giường vạch màn ngó ra cửa sổ... cho chắc ăn. Bên ngoài trăng sao vời vợi. Tôi yên tâm leo lên giường trùm chăn ngủ tiếp. Nhưng thật ra có ngủ được đâu, vẫn thao thao thức thức chờ sáng.

* * *

Buổi sáng lóng ngóng ngồi đọc thư trên net, uống café rồi đi ra vườn tưới nước cho hoa cỏ. Trời rất đẹp nhưng nhiều gió. Tôi lại nhớ về những kỷ niệm năm xưa với những lần đáp với gió ngang, gió giật ở các phi trường Pleiku, Quy Nhơn, Liên Khương, Sông Bé, Dương Đông...; những bữa ăn trưa cá độ với các trưởng phi cơ "ai đáp dở trả tiền ăn hôm nay". Đáp hay hay dở, ngoài sự khéo tay còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.

Tôi bật cười thành tiếng khi nhớ lại kỷ niệm "bay check out C123K" với một người Huấn Luyện Viên đang ở Houston bây giờ. Đó là thời gian chúng tôi mới về nước. Bất kể hồ sơ trường bay ra sao, chúng tôi đều phải bay một số giờ tái huấn luyện và check out hành quân. Check out nhanh hay chậm đều tùy thuộc vào khả năng bay bổng của mỗi người. Không biết sao hôm đó cả ba chúng tôi gồm có hai người bạn Khuyến Michigan và Hoàng Colorado - nguyên là ba tay "gạo cội" ở trường bay - được ông Đại Úy Bằng Phong ĐVA mang đi check out. Niên trưởng dễ thương này hồi ở phi đoàn nổi tiếng "chảnh" và "hắc ám".

Hôm đó ở phi trường Chơn Thành gió ngang rất mạnh. Sau một hồi giảng giải trên không, ông nói là "để tôi xem ba ông có đủ sức bay hành quân chưa". Ba đứa tôi thay phiên nhau cất cánh và đáp. Cả ba chúng tôi bay cở nào cũng bị chê, nào là đáp với tốc độ còn cao, round out hơi lâu, vào base không giữ tốc độ, quẹo hơi gắt, đáp hơi nặng, cất cánh hơi rough... Nghe ông chê bai chạm tự ái hết sức, cả ba đứa chỉ biết đưa mắt nhìn nhau phát quạu trong lòng.

- Mấy ông coi tôi đây này

Ông vừa bay vừa giảng giải lý thuyết, tới final approach ông chỉ con số ở đầu phi đạo:

- Mấy ông thấy con số phi đạo đó không, tôi sẽ chạm một bánh ngay con số cho các ông xem

Coi này, tốc độ nhé, decending rate đều đặn nhé, roud out này... này... rầm!

Tôi thót mông lên khỏi ghế lái, cả ba bật cười lớn cùng lúc. Máy bay đã đáp đúng con số nhưng mạnh quá làm giật mình. Ông thầy nổi giận, đỏ mặt tía tai:

- Mấy ông cười cái gì!

- Dạ hơi bị ê... ông thầy!

- Mấy ông có biết đó gọi là tactical landing không?

Tôi nhanh nhẩu đáp:

- Dạ thưa Đại Úy biết, nhưng mục đích tactical landing là nhằm tránh hot spot; mình từ trên cao độ, nhào xuống gấp và đáp một phát một với tối thiểu round out.

- Ông giỏi lý sự tôi về cho ông mấy củ bây giờ! (củ là bị phạt kỷ luật)

Tôi giật mình lo lắng "coi chừng không bị ký giấy phạt cũng bị cho điểm xấu thì than ôi... tiếp tục bay check out nữa!" Dù vậy, trong thâm tâm tôi cũng cảm phục tài bay của xếp. Vì với gió ngang và giật 25-35 knots/giờ như vậy mà ông đáp một chân lại đáp đúng spot mới thiên tài. Có lẽ phản ứng của chúng tôi là để trả thù vặt việc ông chê bai tụi tôi hết cách. Thế nhưng hú hồn, sau chuyến bay hôm đó cả ba chúng tôi đều được "ra ràng".

* * *

Xong ngoài vườn tôi trở vô nhà lôi chiếc áo bay cũ đã 34 năm qua chưa hề mặc lại. Nói là cũ chứ thật ra là chiếc áo mới nhất mà tôi giữ lại được, không đầy đủ phù hiệu, không có lon lá như những chiếc tôi đã nhanh chóng bỏ đi sau khi đến đất Mỹ năm xưa. Hồi đó chỉ nghĩ đơn giản là "mai mốt mình sẽ trở về" nên chỉ giữ lại cái mới nhất để dùng. Nếu biết trước "một đi không trở lại" chắc chắn tôi đã giữ tất cả dù cho cũ nát, sờn rách. Tôi mân mê chiếc áo với vô vàn xúc động. Tôi vuốt ve thân thiết chiếc áo một lúc xong xỏ chân vào với hy vọng còn mặc được. Tay tôi run run kéo tất cả zippers y theo trí nhớ hình ảnh ngày xưa của mình. Bộ đồ có hơi chật, có lẽ cái bụng đã lớn hơn với bơ sữa quê người. Tôi thót bụng kéo zipper lên, đội chiếc ca-lô lên đầu

và lặng ngắm mình trong gương với lưng tròng nước mắt... Tôi gọi nhà tôi chụp cho tôi tấm hình đứng trước bức tranh khổ lớn, chiếc Hercules C130A thân mến năm xưa. Bức hình này của Khiêm nháy đã in ra tặng cho bạn bè cùng phi đoàn 435 cũ. Tôi cố gượng cười nhưng sao tim mình nghe quặn thắt. Tôi xếp vội bộ đồ bay bỏ vào túi xách để mang theo, dự định đến trường bay sẽ thay đổi.

Mới hơn 11giờ rưỡi tôi đã hối thúc nhà tôi lên xe, chạy một mạch tới trường bay. Thời tiết rất lý tưởng cho chuyến bay hôm nay dù gió có hơi mạnh. Khi vào check in thì mới biết mình có trong danh sách bay discovery vào 2 giờ ngày mai, Chủ Nhật, chứ không phải hôm nay. Cô Victoria Laguna không có mặt lại không liên lạc được bằng điện thoại.

Tôi lầu bầu, cằn nhằn với một người tưởng đâu là nhân viên văn phòng, hóa ra lại là một Huấn luyện viên. Cô ấy nói:

- Cũng tốt cho ông thôi vì hôm nay gió cũng khá lớn.

- Tôi lại thích bay hôm nay, một ngày quá đẹp, tôi thiệt tình không muốn phải dời lại ngày mai! Cô có cách nào thay đổi cho tôi không, có huấn luyện viên nào khả dụng không?

- Xin lỗi không thể thay đổi được, thời khóa biểu đầy kín rồi, người chịu trách nhiệm lại không có ở đây, không có huấn luyện viên nào khả dụng. Vô vàn xin lỗi nhưng ngày mai, ông biết không, thời tiết tiên đoán sẽ đẹp hơn hôm nay nhiều.

Nỗi xao xuyến trong lòng tôi xẹp xuống nhanh chóng. Tôi cùng nhà tôi lủi thủi ra về, chấp nhận sự an bài như thế với câu an ủi trong đầu "cái gì xảy ra cũng có lý do của nó"!

 

* * *

Buổi sáng với màu nắng rực rỡ, lòng tôi lại dấy lên nỗi xao xuyến rộn ràng. Đúng 2 giờ thiếu 15 phút ngày Chủ Nhật chúng tôi đã có mặt tại trường bay Flying Tigers. Tôi ngồi nói chuyện với Huấn luyện viên một lúc xong xin phép ông ta được mặc đồ bay, ông ta rất vui vẻ nhận lời. Tôi vào phòng nghỉ để thay đổi rồi đứng ngắm mình trong gương... ôi một thời bay bổng năm xưa lại hiển hiện trở về! Tôi nghẹn ngào, tôi xúc động, phải đứng một lúc để lấy lại thăng bằng. Khi tôi bước ra phòng đợi với bộ đồ bay gọn ghẻ trên người, mũ ca-lô trên đầu, có nhiều cặp mắt nhìn tôi chăm chăm, tôi bỗng dưng thấy ngường ngượng, nói trống không như để phân bua:

- Bộ đồ này đã 34 năm rồi tôi mới mặc lại lần đầu, cũng may là tôi không quá mập! Người HLV nhìn tôi cười nói:

- Ông nên hãnh diện về sức khỏe của ông. Ông trông vẫn còn rất phong độ trong bộ đồ bay Không quân.

- Cám ơn ông, phong độ của một người lỡ vận! - Tôi mỉm cười với một chút hãnh diện. Tôi xin cho nhà tôi cùng bay với tôi; HLV vui vẻ trả lời, chỉ cần trả thêm $40 và ngồi ở ghế sau. Chúng tôi nhận headset và mang theo máy chụp hình cùng với HLV đi ra sân đậu. Nắng vàng vương nhẹ khắp nơi trong một không gian cao vút; gió cũng không mạnh như trưa hôm qua, quả là một ngày lý tưởng để bay vòng thành phố.

Chiếc Cheetah một động cơ nhưng lớn hơn nhiều so với chiếc T41 tôi đã từng bay. Lòng tàu nhỏ hẹp cho 2 ghế trước và hai ghế sau. Tôi theo chân người HLV làm pre-flight. Tay cầm checklist, mắt ngó vào những cơ phận cần thiết. Xong lên ngồi trong cockpit, mang headphone vào, mở intercom, lại đọc từng mục từng phần trong checklist. Người HLV rất dễ thương, chỉ cho tôi rất kỹ với câu nói "chắc là ông không lạ gì lắm với cái này... cái này". Đây là mixture, vẫn là Throttle, flaps, trim, đủ loại đồng hồ... 2 pedal vừa là thắng, vừa là rudder... xong đâu đó, vặn tần số Không lưu để xin di chuyển. HLV nói với tôi ông ấy sẽ giữ phần liên lạc và sẽ phụ tôi khi thấy cần thiết.

Phải một lúc khá lâu tôi mới nghe hiểu phần đối đáp với không lưu. Ông thầy cho phép tôi mở máy và di chuyển khi được lệnh. Tôi taxi hơi quờ quạng lúc đầu, con tàu cứ đi ngoằn ngòeo theo lằn chỉ vàng đưới đất, nhưng chỉ một lúc rồi cũng thẳng nếp như xưa. Tới khu warm-up trước khi cất cánh; HLV vừa làm vừa chỉ tỉ mỉ như dạy học trò, xong đưa tàu đến vị trí số một để cất cánh. Ông nói với tôi "tôi để ông tự cất cánh và tôi chỉ để hờ hai chân trên bàn đạp cũng như tay trên bánh lái để bảo đảm sự an toàn đòi hỏi, khi nào đạt được tốc độ 55-60 knots/giờ ông có thể kéo lên; tiếp tục lên cao độ 1200 bộ thì bình phi, lấy về hướng biển, khu Kemah".

Khi không lưu cho phép cất cánh, tôi nhả thắng, từ từ đẩy hết throttle, hai chân điều khiển để con tàu chạy thẳng tới. Khi kim đồng hồ chỉ tốc độ 55MPH, tôi nhẹ nhàng bốc mình lên không, theo chỉ dẫn của không lưu và HLV, tôi quẹo về phía Kemah, tiếp tục bay lên tới cao độ 1200 feet thì bình phi. Tôi tự động sử dụng trim để con tàu giữ cao độ một cách thành thục. Tôi cũng vui mừng là tất cả kinh nghiệm cũ hối hả trở lại trong sự hồi hộp lẫn sung sướng. Ông thầy chỉ dẫn những check points dưới đất và nhắc tôi ngó trái ngó phải clearance. Sau một lúc ông lại nhắc tôi quay đầu trở về. Tôi lấy làm lạ, cứ ngỡ mình mới lên sao đã trở về! Nhìn đồng hồ tay thì quả nhiên đã gần hết nửa tiếng! Ông chỉ tôi hướng trở lại phi trường, vào base line, rồi final approach. HLV nói với tôi "ông bay rất rành rõi, tôi để ông tự đáp nhé?". Tôi quá vui mừng "yes sir" lia lịa. Tôi giảm tốc độ, thả flap decending, nhắm con số đầu phi đạo.

Tôi round out hơi lâu, cố đáp nhẹ nhàng, nhưng ông thầy nói đáp xuống đi chứ... Tôi nhấn mủi xuống một chút, cắt power và chạm bánh nhẹ nhàng trên phi đạo... hai chân làm việc để giữ thân tàu chạy thẳng. Đến chỗ taxi off đường băng, tôi thở phào nhẹ nhõm, vui mừng. Tôi ngó ông thầy mỉm cười và cám ơn; ông thầy ngó tôi, ngợi khen qua intercom "khả năng bay của ông vẫn còn hầu như nguyên vẹn; ông sẽ không cần tốn nhiều giờ để bay một mình trở lại". "Theo ông nghĩ tôi phải tốn mấy tiếng?" "Theo tôi khoảng 4 tiếng là nhiều"!

Khi con tàu trở lại bến đậu, ông thầy take control và tôi mới nhớ là còn có nhà tôi ngồi ở ghế sau! Tôi không thể tưởng tượng vì quá chú tâm vào việc bay bổng đến nỗi quên luôn vợ ngồi ngay sau lưng mình! Tôi quay lại cười cầu tài với vợ và nàng đưa máy lên bấm một "pô" hình. Tôi bước xuống tàu với nhiều luyến tiếc!

Trên đường về lòng tôi lâng lâng cảm giác còn tồn đọng với nỗi vui khôn tả. Nắng vẫn vàng và trời vẫn trong xanh cao vút. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đúng 34 năm ngày bỏ nước ra đi. 34 năm dài chưa một lần đặt chân vào phòng lái, chưa một lần sống lại trọn vẹn với kỷ niệm huy hoàng năm nao. Lòng tôi chùng lại nghĩ về một nơi chốn thân yêu, một dải non sông gấm vóc bên kia bờ đại dương xa thẳm.

Cám ơn bạn, cám ơn một tấm lòng sâu sắc đã cho tôi một niềm vui rất bất ngờ trong đời, một món quà vô cùng ý nghĩa và quý giá!

 

Yên Sơn

 

 

 

Xem thêm...

Khoảnh khắc khó phai - Thanh Hà

Khoảnh khắc khó phai

Mỗi năm đến Tháng Tư là tâm trạng tôi cứ man mác nỗi tiếc thương. Những kỷ niệm từ 49 năm trước hiện về rõ nét dù lòng không muốn nhớ.

Không muốn nhớ bởi những ngày đen tối ấy chẳng những đã giáng tai ương cho cuộc sống của gia đình tôi và chính bản thân mà còn gieo tang tóc chia lìa cho hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam yêu chuộng Tự Do nói chung.

 

Ngày 26 Tháng Tư 1975

Để đến trường Văn Khoa, tôi luôn phải đi ngang Đại Sứ Quán Mỹ. Từ mấy tuần qua, thấy người ta đứng sắp hàng rồng rắn trước cổng, mỗi ngày mỗi dài ra, mỗi nhiều thêm lên. Lúc đầu tôi thắc mắc không hiểu, sau mới biết là họ đến ghi tên xin đi Mỹ. Rồi đường phố thấp thoáng chỗ nầy chỗ nọ bóng dáng nhiều người mặc quân phục VNCH hơn thường lệ. Rồi số người từ miền Trung chạy loạn đổ xô vào, trong số đó có gia đình những người bạn học quê Qui Nhơn, Huế, Quảng Ngãi…

Tôi quyết định bỏ trường, ra xa cảng miền Tây mua vé xe đò về quê cách 250 km với mục đích kể cho ba má nghe những gì tôi chứng kiến cùng những gì dư luận bàn tán về cuộc chiến, định thuyết phục ba má tìm đường ra đi. Bởi chúng tôi sống ở một tỉnh có bờ biển lẫn sông rạch kinh ngòi chằng chịt nên việc ra đi lúc ấy rất dễ dàng như đi dạo chơi, chỉ cần đến bến tàu, xuống thuyền trả tiền cho tài công thuê họ chở đến nơi hạm đội của Mỹ chờ sẵn ngoài khơi gần đảo Phú Quốc là thoát hiểm họa.

Ngày 27 Tháng Tư 1975

Vì chị ba và em gái thứ năm vẫn còn ở lại Sài Gòn – hai người vương vấn người yêu nên còn nấn ná – má kêu chị hai sáng hôm sau nghỉ làm (chị là thư ký cho Ty Thông tin nơi ba tôi đảm trách), để đi Sài Gòn đón hai người và thu xếp đồ đạc về quê, không được nấn ná. Sáng 5 giờ chị hai ra đi, gần chiều đã thấy chị quay về một mình. Thì ra hôm qua chiếc xe đò chở tôi buổi sáng đi qua Cai Lậy vẫn còn an toàn thì đến trưa đã bị Cộng quân tấn công với đạn, pháo, mìn, súng… Người chết rất nhiều, đoạn đường bị chặn không thể qua lại. May mà chuyến xe tôi đi sớm, chứ không thì chiếc xe chở tôi có thể cũng là một trong những chiếc xe bị trúng đạn pháo.

Nhà tôi nằm ở ngoại ô quận cách tỉnh 7km. Mặt trước nhà là liên tỉnh lộ nối dài Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sài Gòn. Bên kia con đường là sân bay nhỏ dân sự lẫn quân sự chạy dài từ Cầu Hoằng ngút đến tận Ngã Ba. Nhà chúng tôi nằm giữa đoạn sân bay ấy. Xa hơn phạm vi phi trường là các đồng lúa xanh ngút ngàn của nhiều nông gia, trong số ấy có của ông bà Ngoại tôi.

Phía sau nhà là dòng sông hiền hoà mà chiều chiều khoảng 5 giờ, nhiều chiếc giang đỉnh chở khoảng chục người trên mỗi chiếc, có cả cố vấn Mỹ chạy ngang nhà vào tận các làng mạc xa xôi, cho đến tận sáng hôm sau mới trở về căn cứ. Thỉnh thoảng có chiếc bị bắn chìm, và người đi chiều hôm trước không bao giờ trở về sáng hôm sau.

Ba tôi ban ngày vẫn ra ty – ngoài tỉnh – làm việc bình thường. Trưa, tối về ăn cơm, nhưng bắt đầu từ Tháng Ba, mỗi tối ông vào ngủ trong dinh quận, cách nhà tôi gần 1 km. Từ sau Tết, bên kia sông, đoạn giữa Cầu Quây và mộ ông Hội Đồng Suông, một nơi khá hoang sơ, là căn cứ địa của “bọn họ”. Cứ vài tối là họ lén lén lút lút ra phát loa ra rả đòi tiêu diệt sĩ quan công chức VNCH, trong đó có tên ba tôi. Gần sáng thì họ thụt trốn đâu mất dạng.

Ngày 28 Tháng Tư 1975

Lần này đích thân Má đi Saigon để tìm hai con gái bị kẹt trên ấy. Cũng như chị hai, đến chiều lại quay về vì có trận đánh lớn, cắt giao thông hoàn toàn. Ba má lo lắng, nỗi bất an hằn rõ trên mặt. Lúc ấy chưa có điện thoại nên không sao liên lạc được. Má như ngồi trên đống lửa.

Ngày 29 Tháng Tư 1975

Má may mười bao vải nhỏ cho mười thành viên trong gia đình, gồm ông bà Ngoại, Ba Má, và sáu chị em tôi. Xếp vào mỗi bao mấy bộ quần áo cho từng người, vật dụng cần thiết, giấy tờ khai sinh, bằng cấp học lực, ít tiền… nói để khi cần thì bao của ai người ấy mang đi cho nhanh.

Cách nhà tôi hơn nửa cây số có căn cứ của quân chủng Hải Quân. Bình thường họ ra ngoài sinh hoạt những lúc không phải đi hành quân, trên các giang đỉnh siêu nhẹ lướt nhanh. Lúc còn học ở quê nhà, tôi thấy họ mỗi ngày. Bây giờ, họ túc trực ngày đêm trong doanh trại, không thấy xuất hiện ngoài đường phố nữa.

Ngày 30 Tháng Tư 1975

Khoảng nửa đêm ngày 29.04 rạng sáng 30, mọi người đang ngủ bỗng choàng thức bởi tiếng súng, xen tiếng đạn pháo liên hồi từ phía cánh đồng bên ngoài phi trường bắn tới tấp, vào chung quanh nhà chúng tôi và nhà hàng xóm. Ông bà Ngoại, Má kêu mấy chị em tôi mau ra khỏi mùng chạy núp vào góc kẹt của bồ lúa sau nhà bếp.

Bao nhiêu năm chiến tranh, chúng tôi thường xuyên thấy quân phục các quân chủng VNCH của họ hàng, thân thuộc, bạn hữu…, xe thiết giáp, xe jeep, GMC, trực thăng, chiến đấu cơ, chiến hạm, giang đỉnh…, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi trong tâm điểm của trận chiến trực tiếp giữa hai phe đối lập. Nghe tiếng súng bắn gần bên tai như thế, bàng hoàng, kinh hãi không sao tả hết. Tôi kêu thầm trong đầu: Trời ơi, VC đã mò tới đây rồi sao? Họ có tìm giết chúng tôi – thuộc thành phần công chức – như họ đã làm trong trận Mậu Thân 1968 Huế không?

Trời sáng, đã thấy rõ mặt người. Lợi dụng thỉnh thoảng tiếng súng hơi lơi, Ngoại, Má và cậu em trai ra trước nhà, hé mở cánh cửa sổ quan sát. Nghe tiếng Má thảng thốt kêu nho nhỏ:

Trời ơi, có mấy ông đội nón cối nằm bên kia vệ đường bắn vào nhà dân kìa. Đóng cửa chặt lại, tìm chỗ núp cho mau.

Chúng tôi quá sợ hãi, chui trở lại vào cạnh bồ lúa. Nếu họ có bắn từ đàng trước vào thì đã có bồ lúa cao chất ngất che. Trời càng sáng rõ thì âm thanh lửa đạn càng dữ dội. Bây giờ chúng không phải chỉ đến từ phía cánh đồng mà mọi phía: Từ căn cứ Hải quân, từ dưới sông, khi các chiếc giang đỉnh bắn đáp trả.

Đến trưa thì tiếng súng, tiếng pháo lớn càng liên tu bất tận. Chúng tôi nằm dí một góc không dám cục cựa. Một tiếng nổ thật lớn ngay nhà dì ba kề bên, rồi nghe tiếng dì khóc nấc lên kinh hoàng, kêu cứu má tôi:

Trời ơi là trời, chị hai ơi, bé Mai Chi bị trúng thương chết rồi chị hai ơi. Con ơi là con ơi. Sao con bỏ ba má mà đi sớm vậy hả con ơi.

Dì ba là em họ dì với má tôi. Chồng dì là hạ sĩ quan đang làm nhiệm vụ tuyển mộ tân binh ở tỉnh. Sau, dì kể là một mảnh đạn cối bay lạc, văng miểng trúng vào ngực con bé 11 tuổi. Bé hộc lên một tiếng nhỏ rồi hồn lìa khỏi xác, trong miệng vẫn chưa kịp nuốt củ khoai lang dì nấu ăn tạm cho qua cơn đói. Còn dì thì trúng thương ngay chân và bụng, máu chảy lênh láng.

hế là dì cùng bốn con trai còn lại, từ 15, 13, 9, và 3 tuổi, chân thấp chân cao băng qua mảnh sân sau, mò mẫm qua nhà chúng tôi. Thêm mười mấy người hàng xóm ở gần cũng nhập chung. Thế là có hơn hai chục người dồn đống, kẹt bồ lúa không đủ chỗ nên chia nhau chui nằm dưới chiếc giường sắt kê cạnh. Má tôi xé áo băng tạm vết thương cho dì chứ không còn cách nào khác.

Ngày thường Mai Chi học chung, chơi chung với em gái út 10 tuổi của tôi. Giờ chứng kiến cái chết quá bất ngờ thương tâm bởi miểng đạn vô tình, và máu me đầy người của dì ba, em tôi khóc la thất thanh, khiến mọi người đều rúng động tâm can.

Tiếng súng nặng, nhẹ vẫn dồn dập không ngớt, ngoài đồng bắn vào, dưới sông trả đũa bắn lên, nhà dân ở giữa lãnh đủ. Linh cảm sự chẳng lành nếu cứ trốn trong hốc bồ lúa, Ngoại và hai người hàng xóm liều mình chạy xuống mé sông. Ngẫu nhiên có chiếc tàu nhỏ dùng chuyên chở hàng hoá, thực phẩm của ai neo đậu ngay bến nhà tôi, Ngoại bèn thúc giục mọi người dìu nhau nhảy xuống, nằm rạp dưới lòng tàu. Đạn lớn nhỏ thi nhau rớt chung quanh chiếc tàu, bắn nước văng tung toé cả vào mặt chúng tôi.

Thế rồi người lớn thay nhau dùng chèo, chống qua bên kia bờ, thoát ngoài tầm đạn giao tranh. Không ai bị trúng đạn. Đúng là phép lạ. Dì ba bị thương nặng không thể đi, má tôi và cậu em trai 15 tuổi dùng chiếc mền làm võng đặt dì lên, cột hai đầu mền vào chiếc dầm bơi làm đòn gánh lếch thếch nhấc dì đi theo con đường đê ruộng gập ghềnh, lần dò ra ngoài lộ lớn cách hơn hai cây số, chờ xe lam chở dì ra bịnh viện tỉnh.

Phần tôi thì ẵm cậu bé Tùng ba tuổi. Trời trưa nắng như đổ lửa trên đầu. Đoàn chúng tôi toàn đàn bà trẻ nít hơn hai chục người thất thểu lê bước. Tội nghiệp má và em trai, bởi dì ba vốn thân hình khá tròn trịa nên cứ đi được vài chục thước là phải dừng lại, ì ạch thở. Những người đàn bà trẻ đi cùng đều bồng bế trên tay con nhỏ nên không ai đỡ đần má và em tôi để cáng dì ba.

Khát nước cháy cổ, lo tránh đạn đâu có thời gian và tâm trí để mang theo nước, cạnh ruộng có vũng nước nhỏ đục ngầu. Có lẽ là vũng nước trâu nằm chăng? Mọi người mừng như bắt được vàng, bụm nước vào lòng bàn tay mà uống lấy uống để, dù nước ruộng có vị sình non! Hơn hai cây số nhưng phải mất từ trưa đến chiều mới ra được đường cái. Má tôi ngồi vật ra lề, lã đi vì mệt, chờ chiếc xe lam chở đoàn người chạy nạn ra tỉnh. Sau đó gia đình tôi tụ họp ở nhà bà-nội-nuôi. Ba tôi bị kẹt trong Ty Thông tin tỉnh từ mấy ngày nay, cùng đến đoàn tụ.

Nhưng cuộc đoàn tụ chỉ kéo dài thêm vài ngày. Chị ba và em gái thứ năm thu dọn quần áo về quê, chuyện học hành của chúng tôi hoàn toàn khép lại. Ba tôi ra trình diện, bên “may mắn thắng cuộc” hứa chỉ học tập vài hôm, nhưng vài hôm ấy biến thành bảy năm khổ sai nơi U Minh Thượng.

Khi trở về nhà, mới thấy góc vách chỗ chúng tôi ẩn nấp cạnh bồ lúa có nhiều lỗ thủng, còn chiếc giường sắt cháy còng queo, vạt lót giường bằng tre thì không còn chút dấu vết, chỉ thấy lớp bụi mờ đen nhẻm phủ mặt đất. Chúng tôi suýt mất mạng nếu không liều mình cùng nhau nhảy xuống chiếc thuyền nhỏ sang sông. Cả nguyên ngày 30 Tháng Tư chạy giặc. Chiều tối hôm đó, ba tôi mới cho má con tôi hay là miền Nam đã mất!

 

Thanh Hà

Hồng Anh sưu tầm

 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này