Sướng như "phó nhòm"

Sướng như "phó nhòm"
 
  Đầu năm cháu hỏi chuyện ông  
1. Cấp phó
 
-  Ông ơi, phó nhòm nghĩa là gì hở ông?
-  Phó nhòm là người chuyên nghề chụp ảnh cháu ạ.
- Sao không gọi luôn là trưởng nhòm cho nó oách xà lách, lại có quyền hành hơn, như bố cháu làm trưởng thôn đấy, còn sai được cả phó thôn cơ mà?
- Trưởng thì sai được phó nhưng phó mới giỏi cháu ạ. Phó thôn là người giúp việc trưởng thôn. Vì bố cháu còn kém nên phải làm trưởng, bác Tèo giỏi hơn làm phó mới giúp được cho bố cháu chứ!
-  Cháu vẫn chưa hiểu, ông phải giải thích kỹ, tại sao phó lại giỏi hơn trưởng?
- Thế này nhé: tất cả những người giỏi đều có đệm thêm chữ “phó”. Ngày xưa cả vùng mới có một ông biết cắt tóc, cả làng cả xã đều phải đến để ông ấy cắt tóc cho nên người ta tôn vinh ông ấy là ...Phó cạo. Cũng tương tự như thể người thợ làm nhà gọi là Phó mộc, người may quần áo gọi là Phó may, ông đóng cối xay gọi là Phó cối... Còn những người bình thường như ông đây này thì được gọi là “Phó thường dân”...Bây giờ thì cháu hiểu chưa?
-  Cháu hiểu rồi ông ạ: Phó thường dân là giỏi nhất. Thảo nào mà ông giỏi thế, cháu hỏi gì ông cũng trả lời được.
 
2. Nhà văn khiêm tốn
- Ông ơi, sao người ta không gọi là chú phó cạo, chú phó mộc, chú phó may mà toàn gọi là bác?
- Giỏi mới được gọi là bác cháu ạ. Chẳng hạn như người học tài, hiểu rộng được gọi là “Bác học” đấy thôi.
- Nhưng cháu nghe người ta nói, có cô văn công xinh như mộng gọi ông nhà văn là “bác”, bị ông ấy mắng cho: “Sao cô lại gọi tôi là bác? Bác, bác phó cối à!”. Nhà văn giỏi thế sao không nhận là bác nhỉ?
- Vì các nhà văn bao giờ cũng khiêm tốn cháu ạ. Thậm chí “chú” cũng không nhận, 80 tuổi rồi cũng chỉ nhận là ...“anh” thôi!

    BAN AVT   

Nghệ sĩ Lữ Liên và “gia đình âm nhạc” nổi tiếng

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
Nghệ sĩ Lữ Liên và “gia đình âm nhạc” nổi tiếng

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube

Nghệ sĩ Lữ Liên AVT và “gia đình âm nhạc” nổi tiếng.

Lữ Liên tên thật là Lã Văn Liên, sinh năm 1920 ở Hải Phòng.

Photo by Nguyễn Ngọc Quang

 

 Vui nhộn chuyện tác nghiệp của các 'phó nhòm' 

 
        PHÓ DZÒM PHE TA - GNST        
 
Phó nhòm làm điệu
Phó nhòm ngồi xỗm
Phó nhòm ngồi đang săn ảnh
Phó nhòm ngồi bệt
Với loại hàng "khủng" này, phó nhòm có thể thu được hình ảnh cách xa gần 200 m
Phó nhòm ngồi chồm hổm
 

Trưởng phó dzòm cầm dù
Phó nhòm nằm bò
Phút ngẫu hứng của phó nhòm

Phó nhòm làm điệu
Phút ngẫu hứng của 2 phó nhòm

Xuống tấn
Đủ các tư thế để chọn góc nhìn chụp người đẹp
Phó nhòm làm dáng
Phó nhòm - Top of the World

 Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật 

Vừa từ Mỹ về do kẹt... Covid-19 khá lâu, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương may mắn có gần một tuần lễ vi vu, sung sướng cùng các đồng nghiệp Hội Nhiếp ảnh TP.Saigon rong ruổi Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tham dự Trại sáng tác ảnh nghệ thuật.

Đoàn Hội Nhiếp ảnh TP.Saigon dự Trại sáng tác ảnh nghệ thuật lần này cùng nhạc sĩ Phạm Đăng Khương có 57 thành viên, gồm những nghệ sĩ nhiếp ảnh kỳ cựu thuộc nhiều trường phái, có người đã từng cầm máy trên nửa thế kỷ và đoạt được nhiều giải thưởng đỉnh cao quốc tế, trong khi chỉ có mình nhạc sĩ Phạm Đăng Khương thì chưa phải là thành viên của Hội, nhưng lại được… đặc cách tham gia.

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 1

Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương may mắn có gần một tuần lễ vi vu đi săn ảnh đẹp

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 2

"Trời ơi, tối nhanh lên để anh em chúng tôi có được những bức ảnh lung linh giữa dòng Hương Giang thơ mộng”, ông la lên

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 3

Ghé thăm nơi làm việc của những người làm nên sản phẩm từ tre lá, nhìn thấy sự cần mẫn làm việc giữa thời tiết oi bức mùa hè, ông vô cùng cảm động

Mới đến Huế, nhìn những cô gái thả đèn trên sông Như Ý lúc trời vào hoàng hôn, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đã cảm thấy vô cùng thú vị. “Như Ý là một nhánh nhỏ của Hương Giang thơ mộng. Cả nhóm nghệ sĩ nhiếp ảnh xuýt xoa khi nhìn thấy những tà áo dài trên thuyền hoa. Trời mát mẻ và đẹp vô cùng, chỉ nôn nao là chờ trời mau tối để những chiếc đèn sáng lên trong những thuyền hoa, để có những bức ảnh sinh động hơn, thỏa bao niềm chờ đợi. Xe cộ, người người qua lại trên cầu ghé mắt nhìn, có người rút điện thoại tham gia nhóm nhiếp ảnh, lại thêm phần đông vui”, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương khoái chí lắm.

Đôi khi cảm xúc dâng tràn quá, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương muốn la lên: “Ông Trời ơi, tối nhanh lên để anh em chúng tôi có được những bức ảnh lung linh giữa dòng Hương Giang thơ mộng”. Rồi có khi anh trầm ngâm, xúc động: “Trên những chặng đường đi qua của các nghệ sĩ nhiếp ảnh sắp tới, sẽ có nhiều diễn viên xinh đẹp tình nguyện làm mẫu để các nghệ sĩ thả hồn theo nghệ thuật, dâng hiến những bức ảnh tuyệt tác cho đời”.

Những bức ảnh độc đáo như tiếp thêm sức mạnh

Ghé Đầm Chuồn cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km về phía biển Thuận An, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương kể: “Đi chụp hình quay phim vui chơi mà tưởng như đang ra trận, mới 4 giờ sáng đã được báo thức, mọi người nhanh chóng dậy sớm, lên xe đúng giờ để kịp đến nơi lúc hừng sáng, khi mặt nước yên tĩnh, sinh hoạt của người dân bắt đầu, từ đó thả hồn vào đam mê để có những bức ảnh đẹp nhất. Lâu nay thỉnh thoảng mình cũng bay flycam nhưng để quay phim là chính, lần này theo chân các nghệ sĩ của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, được tận mắt nhìn thấy những bức ảnh chụp từ trên không thật là giá trị. Cảm động nhất, ở đây các nhiếp ảnh gia không chỉ là các bạn trẻ mà những anh đã trên 70 tuổi và nhiều cô gái xinh đẹp cũng đam mê không-ảnh, muốn trở thành những phi công bay lượn trên bầu trời”.

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 4

Đoàn Hội Nhiếp Ảnh TP.HCM dự Trại sáng tác ảnh nghệ thuật lần này cùng nhạc sĩ Phạm Đăng Khương có 57 thành viên

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 5

Huế cổ kính qua góc máy của người nhạc sĩ tài hoa phạm đăng khương

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 6

Thiếu nữ Huế trên sông phạm đăng khương

Lúc từ Quảng Trị, đoàn trở về Hội An mọi người không muốn qua hầm Hải Vân mà thích leo đèo hơn. Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương "trách" trên trang cá nhân: “Mấy ông nhiếp ảnh thiệt là nhiều chuyện, muốn 5 chiếc xe của đoàn chạy vòng vèo quanh co trên đèo để có những tấm ảnh, thước phim lãng mạn, nghề chơi cũng tốn sức quá đi. Dừng xe trên đỉnh đèo chụp vài tấm, quay vài đoạn phim để kỷ niệm chuyến đi thì thật tuyệt với nhiều tay máy chuyên nghiệp của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM”.

Từng có điều kiện đi sáng tác nhiều nơi nhưng mỗi khi đi trên khúc ruột miền Trung, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương vô cùng xúc động trước phong cảnh thiên nhiên đất nước vô cùng đẹp. Anh cho biết: “Vừa từ Huế ra Quảng Trị, chỉ kịp ăn sáng rồi ghé thăm Thành cổ chừng vài mươi phút, bây giờ lại ngược vô Hội An. Ngồi trên xe cũng có cái thú là được nhìn ngắm mọi nơi mọi lúc, ai cũng nhắm mắt thư giãn vài phút, còn mình ngồi viết tào lao, kỷ niệm chuyến đi. Sáng nay được ưu tiên ngồi ghế đầu, gần anh tài xế vui tính, để tiện quay phim, thiệt là diễm phúc”.

Ở TP.HCM trước khi bắt đầu cuộc hành trình, mọi người trong đoàn lo lắng khi dự báo thời tiết những ngày sắp tới ở miền Trung trời mưa tơi bời. Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương hồ hởi: "Bao giờ câu 'hay hổng bằng hên' cũng theo suốt hành trình của mình trên mọi nẻo đường. Khi đã đến đây rồi, trời nắng nhẹ, mát mẻ, rất thuận lợi cho việc quay phim chụp hình, kể cả flycam.

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 7

Chùa Cầu lung linh và thơ mộng - phạm đăng khương

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 8

Sông Hoài tấp nập ghe thuyền - phạm đăng khương

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 9

Thiếu nữ xinh tươi trong trang phục mộc mạc

phạm đăng khương

Sướng như 'phó nhòm' - nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đi sáng tác ảnh nghệ thuật - ảnh 10

"Nhớ chén đậu hũ bên hè phố, nhớ những bước chân dọc bờ sông Hoài, nhớ cả bữa lai rai lúc hoàng hôn bên sông nước Hội An", nhạc sĩ Phạm Đăng Khương không giấu được cảm xúc

Suốt ngày lang thang từ góc phố đến ruộng đồng, đôi chân đã quá mỏi, khuya về chỉ nghỉ được vài tiếng rồi lại tiếp tục hành trình. Đã từng tham gia nhiều chuyến du lịch bốn bể năm châu nhưng lần này mới thấy những ông bà nghệ sĩ nhiếp ảnh này mang vác nặng như vậy, toàn là những máy chụp, ống kính, máy quay chuyên nghiệp nặng hàng chục ký. Chỉ có đam mê mãnh liệt, muốn có những bức ảnh độc đáo mới tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân và cái lưng cũng sắp còng”, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương chia sẻ về nghề.

Suốt những dặm dài của chuyến đi bao la vô số chuyện... sướng nhưng nhạc sĩ Phạm Đăng Khương vẫn dành cho phố cổ Hội An nhiều tình cảm lắng đọng: “Buổi chiều rảnh rỗi dạo phố, bất ngờ kiếm được một số tấm hình và những đoạn phim ưng ý. 'Dzui' nhứt là khi chụp tấm đầu tiên cho thiếu nữ miền Bắc, cho các em coi, em nào em nấy cũng nhờ chụp dùm. Nhớ chén đậu hũ bên hè phố, nhớ những bước chân dọc bờ sông Hoài, nhớ cả bữa lai rai lúc hoàng hôn bên sông nước Hội An. Lui tới nơi này nhiều lần mà lần nào cũng thích", nhạc sĩ Phạm Đăng Khương bộc bạch.

Cung chúc tân Xuân 2023! NNQuang xin kính chúc thầy/cô, anh chị em cùng đại gia đình GNST một năm mới:

An Khang - Thịnh Vượng - Sức Khỏe - Thành Công!


    Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang