Bác Sĩ Y Khoa PHẠM ANH DŨNG: Giao hai thế giới ảo và thật

                  Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng                

Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, một Bác Sĩ Y Khoa, nhưng có tâm hồn đam mê âm nhạc mạnh mẽ đến nỗi chỉ trong khoảng 2 thập niên, ông đã sáng tác gần 400 bản nhạc, một kỷ lục hiếm có trong làng âm nhạc. Một điều đặc biệt là ông viết nhiều bản nhạc về một loài hoa phù dung, chỉ nở trong một khoảnh khắc ngắn ngủi rồi tàn ngay: Hoa Quỳnh.
 
Những bản nhạc viết về Hoa Quỳnh gồm có: Quỳnh, Đêm Nguyệt Quỳnh, Quỳnh Hoa, Quỳnh Lan, Quỳnh Giao, Quỳnh Như, Quỳnh Mơ,Với Quỳnh, Nụ Quỳnh rướm máu, Như đóa dạ quỳnh, Quỳnh thi, Quỳnh Lệ, Người yêu dấu mang tên một loài hoa, Dạ Quỳnh Hương, Hoài Mong, Dạ Khúc. Ông cũng thường nói về chữ Tình: Tình Khúc Mùa Xuân, Tình khúc mùa Hạ, Tình Khúc mùa Thu, Tình Khúc mùa Đông. Những bản nhạc của ông không viết trên những “Melody” phức tạp trong khi ngôn ngữ sử dụng trong bản nhạc lại đơn giản nên nhiều bản nhạc của ông đã thẩm thấu vào tâm hồn của hầu hết người nghe...
 
Trong tinh thần yêu thiết thân với âm nhạc và triết lý sống thanh thản , nhẹ nhàng, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng có một cách phổ biến âm nhạc riêng, không ồn ào qua các trung tâm như một số vài nhạc sĩ tài hoa, nhưng ông có một khối lượng khán thính giả riêng, đồng cảm, luôn chờ đón những sáng tác, các ca khúc của người nhạc sĩ trí thức với đầy cảm thông và trân trọng...
 

                                                                           

 

     Thời Mộng Du    

      Sáng tác Phạm Anh Dũng      

 
    Năm bác sĩ trong đêm "Áo Trắng Với Cung Đàn"    
 
Image result for Năm bác sĩ trong đêm "Áo Trắng Với Cung Đàn"  photos
   Từ hàng trên bên trái đi theo kim đồng hồ xuống dưới là :
Trần Anh Dũng, Phạm Anh Dũng, Dương Đình Hưng, Phạm Gia Cổn và Trần Văn Khang.


 Một đêm nhạc độc đáo, có một không hai từ trước đến nay tại Quận Cam. Đó là đêm nhạc thính phòng của năm nhạc sĩ mà ban ngày họ từng là những y sĩ chuyên chăm sóc bệnh nhân.

 Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học, với sự hỗ trợ của nhạc sĩ Võ Tá Hân, sẽ tổ chức một đêm nhạc được gọi là “Áo Trắng Với Cung Đàn” với những tác phẩm của năm vị bác sĩ hải ngoại đang sống tại California và Virginia vào đêm thứ Bảy, ngày 9 tháng Sáu.
  Viện Việt Học cho biết những sáng tác này “được hun đúc từ những rung cảm của những tâm hồn và khối óc vốn được trang bị bằng kiến thức khoa học và i học để chữa trị bệnh nhân, những nhạc sĩ gốc Y: Dương Đình Hưng, Trần Anh Dũng, Trần Văn Khang, Phạm Gia Cổn và Phạm Anh Dũng.”
  Dưới đây là phần giới thiệu sơ lược về năm vị bác sĩ do Viện Việt Học cung cấp.

   Phạm Gia Cổn   

 Vị bác sĩ này là khôn mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Nam California. Ông tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài Gòn năm 1971, phục vụ trong Sư Đoàn Nhảy Dù /QLVNCH tới 1975, là Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn I Nhảy Dù tham dự hầu hết các mặt trận trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

  Tốt nghiệp chuyên môn Hậu Đại Học Y tại Hoa Kỳ, University of Chicago, University of Illinois và University of Florida (1982). Nguyên Giảng Sư tại Đại Học UCLA, Nam California, chuyên môn Anesthesiology (Gây Tê Mê).
Ông cũng là một võ sư, chưởng môn kế thừa Việt Nam Thất Sơn Thiếu Lâm, Hapkido 9 đẳng, Taekwondo 8 đẳng, sáng lập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc.

  Đặc san Hoàng Hạc 2017 viết về ông: “Hầu như chúng ta đều biết đến Phạm Gia Cổn là một bác sĩ Y khoa tuy nhiên ít người biết ông cũng là một nhạc sĩ dưới tên Mạc Vũ. Mạc Vũ bắt đầu viết nhạc từ thuở ông còn là sinh viên Quân Y. Tác phẩm đầu tay của ông là Tiếng Mưa đã được ca sĩ Hoàng Oanh trình bày trên đài phát thanh Quân Đội. Ông viết để nghêu ngao cùng bạn bè, viết để rồi quên.

  “Sang Hoa Kỳ, ông tiếp tục viết nhạc, viết để thi vị hóa cuộc sống nghệ sĩ của chính mình. Nhạc của Mạc Vũ không nhiều, nhưng mỗi bản nhạc đều có một chất riêng vô cùng độc đáo của nó về cả thơ lẫn nhạc! Những ca khúc của ông đều đi ra từ thơ, thơ của bạn bè, của đồng đội, nên nhạc ông đầy hồn tính Việt, đầy tình người của một vị BS Quân Y Nhảy Dù, tình bằng hữu, tình đồng đội, tình quê hương, lòng mơ ước một ngày trở về.
[...] “Nhạc cụ sở trường của ông là Saxophone. Ông đã tự học nhạc từ thời trung học. Sang Hoa kỳ, ông đã thành lập ban nhạc Starband, có cơ hội trình diễn và học hỏi từ các nhạc sĩ lão thành của nền âm nhạc VN (Nguyễn Hiền, Ngọc Bích, Trần Trịnh, Đinh Văn Hoàng / clarinet tenor sax, Thanh Hùng /alto sax). Ông cũng đã từng chơi nhạc với các nhạc sĩ da đen nên nhạc của ông mang ảnh hưởng nhiều của Jazz và Blues.

   Phạm Anh Dũng   

 Ông sinh năm 1949 tại Hà Nội, cựu học sinh Võ Trường Toản, tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài Gòn khóa 1969-1974. Quân Y Hiện Dịch khóa 21. Bắt đầu ra đơn vị Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 3 Bộ Binh tại tháng 3 năm 1975. Di tản khỏi Đà Nẵng ngày 29 tháng 3, 1975. Di tản khỏi Việt Nam đêm 29 tháng 4, 1975. Tốt nghiệp thuờng trú (residency) về Y Khoa Gia Đình năm 1982 và hành nghề ở Hoa Kỳ hơn 36 năm. Về hưu năm 2018 và hiện cư ngụ tại San Diego.

  Nguyên Bích ở Houston viết về bác sĩ/nhạc sĩ này như sau:
  Phạm Anh Dũng có lẽ là y sĩ sáng tác nhạc được nhiều người biết đến nhất, không những vì nhạc hay, sáng tác nhiều, mà còn vì những hoạt động văn nghệ rất sinh động trên Internet.
Ôngbắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn rất trẻ, khoảng năm 1965.Sở trường về Guitar và đây cũng là nhạc cụôngđã dùng để sáng tác.Ôngđã viết được hơn 350 ca khúc, khoảng 50 bài viết cả nhạc lẫn lời, 300 bài kia là nhạc phổ thơ.

  Phạm Anh Dũng đã có 15 CD phát hành. Một CD, “Nhạc QuỳnhPhạmAnhDũng,” đã thu xong nhưng chưa phát hành đặc biệt gồm 17 bài nhạc viết về Hoa Quỳnh.
  Ngoài những CD thuần túy chỉ có nhạc,PhạmAnhDũngcòn có nhiều bài nhạc đơn lẻ được thu thanh trong nhiều CD khác nhau. Phổ thông nhất là “Đêm Đông, Trần Thái Hòa,” “Nửa Hồn Thương Đau, Y Phương,” “ Yêu Em Và Yêu Em,   Vương Đức Hậu, , “Tháng Bảy Chưa Mưa, Tuấn Ngọc,” “Tình Là Hư Không, Julia Thủy Volume 1,” “Quê Hương Và Tình Yêu.” Bài nhạc được thính giả ưa chuộng nhất là bài “Dạ Quỳnh Hương” doôngphổ thơ của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, một thi sĩ, họa sĩ và cũng là một y sĩ, một nhạc sĩ.

   Trần Anh Dũng   



  Ông sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Năm đệ Nhất du học Hoa Kỳ tại Palos Verdes High, California, xong trở lại Petrus Ký học thêm một năm Đệ Nhất. Vào Đại Học Y Khoa 1969 nhưng chưa ra trường thì mất nước (1975).
  Sang Mỹ làm nghề cắt cỏ, sơn nhà, trợ tá (chưa được là y tá nữa!) trước khi được nhận vào University of California Irvine. Ra trường năm 1979 với bằng MD. Học tiếp 5 năm chuyên khoa về Tai Mũi Họng, Thẩm Mỹ Mặt tại USC. Board Certified 1985. Hành nghề tại Fountain Valley từ 1985 đến nay.
  Ông lấy tên Douglas Trần Anh Dũng để ghi dấu ngày quốc gia Hoa Kỳ đã cứu sống và nuôi dưỡng mình.
  Trần Anh Dũng đam mê đàn hát từ thời trung học, năm 17 tuổi du học tại Hoa Kỳ đã mang cây guitar hát nhạc dân ca Việt Nam khắp các tiểu bang nhưng chỉ chính thức học cho thấu đáo lý thuyết năm 1987 sau khi hành nghề y sĩ và có khả năng mua một cây piano và mướn thầy dạy.

  Năm 2004 nhân một chuyến đi trên du thuyền và các bạn tổ chức một sinh nhật tập thể mới viết bài đầu tiên mừng sinh nhật cho mọi người. Từ đó Trần Anh Dũng muốn tìm hiểu thêm tại sao những khúc nhạc bất hủ có khả năng tiềm tàng trong ký ức con người và tại sao có những dòng nhạc, dù không có lời vẫn có khả năng tạo một tình cảm như phấn khởi, hối tiếc, chấp nhận. Trần Anh Dũng muốn dùng kiến thức y khoa của mình để có một công thức cho các bản nhạc: khi nào thì não muốn thay đổi và khi nào thì nó chán. Những khúc nhạc viết ra là dụng cụ tốt nhất để chẩn nghiệm lý thuyết này.
Theo lời của Nhạc Sĩ Võ Tá Hân chỉ cần đọc lời ca của bài “Vì Sao Tôi Hát” là hiểu ý của Trần Anh Dũng vì sao ông viết nhạc.

   Dương Đình Hưng   



  Ông sinh năm 1939, quê Hà Nội, cựu học sinh Chu Văn An, tốt nghiệp BS Y Khoa Huế (1969)
  Tòng sự tại Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng (1969-1975), vượt biển đến Hoa Kỳ từ năm 1975, tập sự tại Howard University Hospital, Hoa Thịnh Đốn (1978 -1982), hành nghề BS tư tại Arlington, VA (1983-2017).
  Gần 100 sáng tác đã được thực hiện, gồm những tác phẩm của riêng tác giả, những bài thơ đã được ba nhạc sĩ Nguyễn Tường Vân, Phạm Tuân và Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc, và những bản nhạc ngoại quốc đã được tác giả đặt lời Việt.

  Dương Đình Hưng tâm sự, “Tôi bước vào thơ trước khi vào nhạc. Tác phẩm đầu tiên Thơ Tình được xuất bản năm 1995, cùng viết với Tiến Sĩ Phạm Văn Hải, một đồng môn Chu Văn An. Một điều may mắn là những bài thơ tình đầu đời đó, và những bài thơ tiếp sau chưa được xuất bản đã được ba nhạc sĩ Phạm Tuân, Nguyễn Tường Vân và Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc gần 40 bài. Những bài thơ tình đó đều nói đến chuyện tình của tôi thời thanh niên.

  “Sau đó tôi được ba nhạc sĩ trên khuyến khích vì các ông nhận xét trong thơ tôi có nhạc tính sẵn nên dễ phổ nhạc. Rồi được sự chỉ dạy của nhạc sĩ Nguyễn Tường Vân và tự tìm tòi học hỏi, tôi bắt đầu phổ nhạc vào những bài thơ của mình. Bài đầu tiên là Bằng Lăng Hoa Tím Ngày Xưa được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hòa âm, phối khí và ca sĩ Bích Hiền trình bày.
 
  “Từ đó tôi tự sáng tác những bản nhạc theo cảm hứng của mình, về một chuyện thực nào đó, một chuyện tình của bạn bè, hay những vấn đề tâm linh. Tôi cũng bắt đầu phổ nhạc vào thơ của những thi sĩ khác, hay đặt lời cho những nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Tuân và những bản nhạc ngoại quốc. Gần đây để mở rộng phần học hỏi, tôi đã thực hiện những symphony từ những bản nhạc của mình.”

   Trần Văn Khang   


    Sanh trưởng tại thành phố Hải Phòng. Thân phụ là một nhà giáo. Thân mẫu lo việc nội trợ và nuôi dưỡng các con, gồm 5 anh chị em trong gia đình. Nội Tổ và Ngoại Tổ là những Nhà Nho, phục vụ dưới Triều Nguyễn, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cùng gia đình di cư vào Sài Gòn năm 1954. Học sinh trường Chu Văn An, tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ 1963. Y Sĩ Trưởng Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại tỉnh Chương Thiện, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tham dự tại vài trận chiến ở Chương Thiện.

   Di tản sang Hoa Kỳ tháng 5, 1975. Tu nghiệp tại University of Nebraska Medical Center, Omaha, Nebraska. Lấy bằng hành nghề Y Khoa Bác Sĩ Hoa Kỳ từ tháng Bảy, 1976. Mở phòng mạch tư Sutherland Medical Clinic, Nebraska 1976-1979. Bác Sĩ Việt Nam đầu tiên mở phòng mạch tại San Diego. Về hưu dưỡng từ tháng 4, 2014.
  Bác sĩ Trần Văn Khang tâm sự, “Yêu mến âm nhạc từ nhỏ, nhưng gia đình không cho mua đàn và cũng không cho đi học nhạc hay học đàn, e ngại đam mê âm nhạc sẽ sao lãng học hành. Ngày đó, trong đại gia đình, có một ông anh họ, đậu xong Tú Tài phần I, bỏ học, học đàn Violin luôn 7 năm mới đậu xong Tú Tài phần II. Vì thế, tôi tự làm lấy sáo trúc, từ năm 10 tuổi, và yêu thích trình bày những nhạc phẩm như Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ, rồi sau này là bài Về Miền Trung.

  “Bắt đầu học sáng tác nhạc qua sách vở từ thập niên 1990, khi bà xã tôi theo học một lớp nhạc tại một trường đại học ở San Diego, đem về cuốn sách The Mechanics Of Music của Roger W. Jenni. Sau đó được sự hướng dẫn trực tiếp của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Nam cùng sự khuyến khích và nâng đỡ của các thân hữu như Nhạc Sĩ Võ Tá Hân, Phạm Anh Dũng, Nguyên Bích, Nguyễn Minh Châu, Huỳnh Thái Bình, thi sĩ Đông Dương.

   Nhiều nhạc phẩm đã được trình bày qua tiếng hát của các Ca Sĩ Hoàng Trâm Oanh, Tạ Chương, Bảo Yến, Nguyễn Nam Thư, Mai Lan Anh, Nhật Hạ, Đồng Thảo, Hà Thanh Lịch, Minh Phượng, Kyra Nguyễn, Nam Phương và các Ca sĩ cộng tác với phòng thâu âm của Nhạc sĩ Quốc Dũng.

   “Riêng người mà tôi muốn hát bài Tạ Ơn Em là bà xã tôi, người đã và đang đồng hành bên cạnh tôi trên 50 năm trong cuộc đời. Người bạn đồng hành đã luôn khuyến khích, không bao giờ phàn nàn khi tôi dành thời giờ sáng tác, không dành nhiều thời giờ khám bệnh để thêm lợi nhuận, cũng không ngại chi phí khi làm CDs, DVD.
   “Nhạc phẩm đầu tay của tôi là bài Để Mình Mãi Yêu Nhau, viết tặng nhà tôi nhân một dịp kỷ niệm Ngày Cưới, và bài Luân Vũ Ngày Tân Hôn viết tặng một người cháu nhân dịp cháu tổ chức Hôn Lễ. Một niềm vui của tôi là Nhạc phẩm Luân   Vũ Ngày Tân Hôn đã được nhiều Cô Dâu, Chú Rể dùng để khai mạc Dạ Vũ trong ngày cử hành Hôn Lễ.”

 ‘Áo Trắng với Cung Đàn’, đêm thính phòng lóng lánh sắc màu của các bác sĩ 

     WESTMINSTER, California  – “Áo Trắng với Cung Đàn”, một chương ca nhạc đặc biệt giới thiệu những dòng nhạc mới của năm bác sĩ gốc Việt được tổ chức tại Viện Việt Học, Westminster lúc 7 giờ 30 tối Thứ Bảy, 9 Tháng Sáu, được khán giả nồng nhiệt đón nhận.

  Trước giờ diễn cả 40 phút mà hội trường đã hết ghế vì khán giả ngồi chật kín.

  Bà Kim Ngân, Giám đốc Viện Việt Học kiêm Trưởng Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học giới thiệu: “’Áo trắng’ ở đây không phải là màu áo học trò mà là màu áo của những người thầy thuốc đã nhiều năm đóng góp trong ngành y.”

Như lời nhạc sĩ Võ Tá Hân, đây là một chương trình văn nghệ đặc biệt vì “không hề có bóng dáng của một siêu sao của Thúy Nga Paris hay Asia, và cũng không có những nhạc phẩm của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn hay Ngô Thụy Miên mà khán giả đã quá quen thuộc.”

Trước giờ bắt đầu, ông Võ Tá Hân cười xuề xòa, không nhận công lao to lớn của mình trong việc đôn đốc và khuyến khích các vị bác sĩ/nhạc sĩ thực hiện “Áo Trắng với Cung Đàn”.

Ông nhỏ nhẹ nói một cách dí dỏm: “Tôi chỉ làm ‘ông mai’, giới thiệu ‘đàng trai’ (các nhạc sĩ) đến với ‘đàng gái’ (Viện Việt Học) mà thôi, công lao gì đâu.”

‘Yêu Em và Yêu Em’, bác sĩ Vương Đức Hậu và phu nhân Minh Ngọc. (Hình: Đằng-Giao)

“Áo Trắng với Cung Đàn” là một luồng gió mới thổi sinh khí vào sinh hoạt văn hóa của chúng ta tại hải ngoại khi toàn chương trình gồm 25 ca khúc đều do năm vị bác sĩ tại Hoa Kỳ sáng tác.

  Ông Phạm Gia Cổn vừa là nhạc sĩ, vừa là ca sĩ.

  Bác Sĩ Dương Đình Hưng, một trong năm nhân vật chính của đêm, nói: ‘Đây là cơ duyên rất hay để những sáng tác của tôi được dịp đến với thính giả.”

  Xuất hiện trong  “Áo Trắng với Cung Đàn”, các vị bác sĩ yêu nghệ thuật đã tạm thời trút bỏ vai trò chữa bệnh của mình để đến với khán giả yêu nhạc bằng cảm xúc cũng như ước vọng sâu kín của những nghệ sĩ.

  Ngay từ nhạc phẩm hợp ca “Vì Sao Tôi Hát”, sáng tác của Bác Sĩ Trần Anh Dũng đã chứng minh với mọi người rằng chương trình văn nghệ này hoàn toàn không có mùi alcohol, không đo áp huyết, cũng không có chẩn bệnh. Hãy cứ lắng nghe tâm tư rất nhân bản của ông để không gian tràn đầy âm nhạc thành liều thuốc chống âu lo, muộn phiền.

‘Mẹ Ơi Con Yêu Mẹ’ ca sĩ Nam Trân trong một sáng tác của Trần Anh Dũng.

  Hãy nghe ông chia sẻ: “Vì sao tôi hát/Hát cho đời sống/Hát cho ngày mới/Hát cho sầu vơi…”, ông hát cho mọi người, ông hát cho cuộc đời.

  Bà Nguyễn Minh Khúc, ở Westminster, nhận xét: “Mỗi khi phải đi bác sĩ, tôi rất ghét. Mình ợi lâu mà mấy ổng làm như cái máy, coi hồ sơ nhanh nhanh rồi ‘phán’ vài câu qua loa, không thèm quan tâm. Té ra, mấy ổng cũng …’không tới nỗi’.  Chắc ở nhà, mấy ổng cũng… như mình. Bản nhạc này rất ‘tình cảm con người.’”

  Tình cảm con người của nhạc sĩ Trần Anh Dũng lại một lần nữa dạt dào qua ca khúc “Mẹ Ơi Con yêu Mẹ” với giọng ca tinh khiết của ca sĩ Nam Trân.
“…Ngày con xong đại học, mẹ nhìn con vui mừng rơi nước mắt… Ngày con lên xe hoa, mẹ bảo con từ nay lo cho nhau…”

Ca sĩ Xuân Thanh trong ‘Chiều Cali’. Một ca khúc của Trần Văn Khang.

  Ông Trương Thanh Nhàn, cư dân Fountain Valley, nói: “Lâu nay, tôi cứ quen nhìn mấy ông bác sĩ như là ‘cái gì đó’ khác mình rất xa mà quên đi rằng họ cũng là con, là chồng là cha như mình thôi.”

  Qua nhạc phẩm “Yêu Em và Yêu Em” của bác sĩ nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, người nghe càng cảm nhận thêm cái hồn thơ của các vị thầy thuốc. “Em như làn gió mát, thoáng qua trời mùa Hạ/Anh như hàng cây biếc, đón Thu về thay lá…”

  Bác Sĩ /nhạc sĩ Phạm Gia Cổn gởi đến khán giả nhạc khúc “Hẹn Ước”, phổ từ thơ Phan Xuân Hiệp. Và chính nhạc sĩ cũng góp giọng ca cho “Áo Trắng với Cung Đàn” luôn.

  Bà Phan Lệ Hòa, ở Westminster, tấm tắc: “Mấy ông bác sĩ này tính ‘giành nghề’ của người ta hết hay sao mà đã viết nhạc còn làm ca sĩ nữa. Mà ông này ca có hồn mới chết.”

  “Tôi thích bài Chiều Cali” của ông Trần Văn Khang vì nó nhộn nhịp, trẻ trung nhất. Cô Xuân Thanh hát rất hay,” ông Nguyễn Thế Trà, ở Garden Grove nhận xét.

  “Chiều Tây Đô”, một sáng tác của nhạc sĩ Khanh Phương (nghệ danh của Bác Sĩ Trần Văn Khang) bồi hồi ôn lại những giây phút tim ông rộn ràng chờ tình yêu chớm nụ. Qua giọng ca Ái Liên, Hồng Tước và Lâm Dung, cuộc tình ngày ấy bỗng tưng bừng sống động.

  Nhạc sĩ tâm sự: “Ngày ấy, tôi mừng quá vì có học bổng đi Úc. Rồi tình cờ gặp cô gái. Tình cờ chúng tôi yêu nhau ở Tây Đô. Thế là dẹp Úc qua một bên, tôi ở lại ‘tử thủ Tây Đô’. Cô gái ấy, giờ là bà xã tôi, cũng đang có mặt ở đây.”

  Một tràng pháo tay nổ vang chúc mừng cho một mối tình lâu bền.

  Nhạc phẩm bi hùng nhất của chương trình có tên “Cánh Hoa Dù” của Bác Sĩ, nhạc sĩ Dương Đình Hưng do ca sĩ Trần Thạch trình diễn một cách thành công.

  Nhạc sĩ cho biết ông lấy cảm hứng để viết bài này từ truyện “Tháng Ngày Tao Loạn” của cựu y sĩ nhảy dù Vĩnh Chánh.

  Nhạc phẩm “Hoa Vông Vang”, một sáng tác khác của Dương Đình Hưng do cô Lâm Dung thể hiện cũng được nhiều người tán thưởng.

‘Chiều Tây Đô’, kỷ niệm một chuyện tình qua giọng ca Ái Liên, Hồng Tước và Lâm Dung.

  Nhạc sĩ tiếp: “Bài này, tôi lấy cảm hứng lấy từ truyện ngắn của Đỗ Tốn kể về chuyện tình thầm kín của người anh thầm yêu em họ của mình. Sau cùng anh bơi rồi chết đuối. Chuyện đẹp quá, tôi không thể quên được.”

  “Áo Trắng với Cung Đàn” đột bất ngờ đổi không khí một cách thích thú khi nhạc sĩ Trần Anh Dũng trình diễn ca khúc “Chỉ Một Lần” của chính mình bằng tiếng Anh để tặng “một người hoàn toàn không biết tiếng Việt mà vui vẻ ngồi suốt chương trình dài bốn tiếng.”

  Người được ca tặng là bà Sally Phạm, phu nhân Bác Sĩ Phạm Văn Cao.

  Bà Sally cười tươi: “Tôi không hiểu, nhưng tôi có thể ca theo chứ bộ. Và tôi thật tình thưởng thức chương trình này. Lần sau, nếu có chương trình, tôi có đến dự nữa không? Dĩ nhiên. Tôi sẽ đến và đến sớm nhất.”

Quả như sự tiên đoán của nhạc sĩ Võ Tá Hân, “Áo Trắng với Cung Đàn” thành công ngoài tưởng tượng, tuy không có ca sĩ siêu sao quen thuộc và những tình khúc nhiều năm quen thuộc của những tác giả quá quen thuộc.

Làng âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại cần có những điều mới mẻ như thế để có thêm sinh khí và tăng phần phong phú cũng như thay đổi sắc màu vốn quá hiếm hoi. (Đằng-Giao)

 

 
   Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, một Bác Sĩ Y Khoa, nhưng có tâm hồn đam mê âm nhạc mạnh mẽ đến nỗi chỉ trong khoảng 2 thập niên, ông đã sáng tác gần 400 bản nhạc, một kỷ lục hiếm có trong làng âm nhạc. Một điều đặc biệt là ông viết nhiều bản nhạc về một loài hoa phù dung, chỉ nở trong một khoảnh khắc ngắn ngủi rồi tàn ngay: Hoa Quỳnh.

   Những bản nhạc viết về Hoa Quỳnh gồm có: Quỳnh, Đêm Nguyệt Quỳnh, Quỳnh Hoa, Quỳnh Lan, Quỳnh Giao, Quỳnh Như, Quỳnh Mơ,Với Quỳnh, Nụ Quỳnh rướm máu, Như đóa dạ quỳnh, Quỳnh thi, Quỳnh Lệ, Người yêu dấu mang tên một loài hoa, Dạ Quỳnh Hương, Hoài Mong, Dạ Khúc. Ông cũng thường nói về chữ Tình: Tình Khúc Mùa Xuân, Tình khúc mùa Hạ, Tình Khúc mùa Thu, Tình Khúc mùa Đông. Những bản nhạc của ông không viết trên những “Melody” phức tạp trong khi ngôn ngữ sử dụng trong bản nhạc lại đơn giản nên nhiều bản nhạc của ông đã thẩm thấu vào tâm hồn của hầu hết người nghe.

blank
    Bác sĩ Phạm Anh Dũng, cũng là nhạc sĩ nổi tiếng với 400 ca khúc

   Trong tinh thần yêu thiết thân với âm nhạc và triết lý sống chọn sự thanh thản, nhẹ nhàng, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng có một cách phổ biến âm nhạc riêng, không ồn ào qua các trung tâm như một số vài  nhạc sĩ tài hoa khác, nhưng ông có một khối lượng khán thính giả riêng, đồng cảm, luôn chờ đón những sáng tác, các ca khúc của người nhạc sĩ trí thức với đầy cảm thông và trân trọng./..

     PHẠM ANH DŨNG: Giao hai thế giới ảo và thật    

Anh có một thế giới riêng cho những sinh họat âm nhạc của mình. Dù những sinh hoạt ấy diễn ra một cách âm thầm, nhưng thật sự cũng đã gây được khá nhiều tiếng vang nơi những người yêu nhạc.

Thế giới của Phạm Anh Dũng là thê giới internet, mà trong đó có sự hiện diện rất nhiều người viết nhạc như anh. Trong cái thế giới được gọi là ảo đó, Phạm Anh Dũng miệt mài sáng tác, nhất là trong vòng 5, 6 năm nay khi những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật trong  lãnh vực internet đã tạo thành một sự liên kết chặt chẽ hơn nơi những người dùng phương tiện mạng lưới toàn cầu để  phổ biến những sáng tác của mình.

Không những chỉ trong nội bộ những “cư dân” trên mạng, thường liên lạc e-mail với nhau hoặc gặp nhau trên diễn đàn của một trang web văn nghệ nào đó, mà còn đến cả với thế giới thật bên ngoài.

Thật ra Phạm Anh Dũng đã đến với sinh hoạt âm nhạc trong cái thế giới thật từ rất lâu, khi anh đã từng tung ra 2 CD gồm những ca khúc phổ thơ của anh cách đây mười mấy năm.

CD thứ nhất hoàn tất năm 1993 mang tựa đề “Đưa Người Về Phương Đông” do Duy Cường hòa âm, với phần trình bầy của những giọng ca rất “chiến” như Mai Hương, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Quỳnh Giao, vv…

Khoảng hai năm sau, anh lại cho ra đời thêm một CD khác là “Tình Khúc Hồi Hương” do Quốc Dũng hòa âm và do chính Phạm Anh Dũng trình bầy.  Những chi tiết trên đã nói lên được sự mặn mà của anh với âm nhạc, được đánh dấu bằng sáng tác đầu tay của anh là “Nắng Xuân Xưa” ngay từ năm 1966, khi mới bước chân vào trường đại học Y khoa, sau khi đậu Tú Tài 2 tại trường Võ Trường Toản ở Sài Gòn.

Nhạc phẩm này đã được Lệ Thu trình bầy gần 30 năm sau trên CD “Đưa Người Về Phương Đông” của anh. Sau đó, một phần vì bận bịu với công việc chính là một bác sĩ, phần khác gặp không ít khó khăn trong việc phổ biến những sản phẩm của mình  so với những nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc những trung tâm nhạc có một đường giây phát hành rộng lớn, nên Phạm Anh Dũng không còn chú tâm vào việc thực hiện CD.

Tuy nhiên anh vẫn sáng tác rất đều đặn với  những ca khúc phổ nhạc từ  thơ của những thi sĩ quen biết cũng như chưa từng gặp mặt bao giờ.  Những sáng tác đó được Phạm Anh Dũng phổ biến bằng e-mails đến bè bạn yêu  nhạc khắp nơi nhờ phương tiện internet càng ngày càng phổ biến rộng rãi và rất hiệu quả.  Dù rằng tình trạng đó đã đưa đến một sự bất lợi  bất lợi cho những trung tâm nhạc theo như nhận xét của anh.

Nhưng với thế giới internet, những nhạc sĩ sáng tác không chuyên nghiệp như Phạm Anh Dũng được biết tới nhiều hơn so với thế giới “bên ngoài” của những người được coi là chuyên nghiệp có tính cách thương mại “gọi là một chút họat động, chứ hồi xưa  không có internet thì  anh em tụi tôi làm gì thì chả ai biết đường nào mà  mò. Mình chỉ thỉnh thoảng  gửi nhạc cho nhau nghe thôi. Còn bây giờ thì có thể có hàng chục ngàn người nghe”.

Sự khác biệt giữa hai thế giới thực và ảo đó đã được Phạm Anh Dũng phân tích một cách cụ thể, dựa trên những kinh nghiệm của chính mình: “Tôi thấy rõ  là những người thiếu phương tiện như tôi chẳng hạn,  thì internet dễ dàng hơn. Vì mình chi cần biết vài căn bản để  sử dụng computer là có thể upload nhạc  hay  gửi cho người khác để người ta upload cũng được. Chứ còn cái thế giới ở ngoài mà có nhạc để gủi cho trung tâm nào đó cũng chẳng thấy ai trả lời.  Thành ra rất là khó hơn”.

Sự khó khăn trong việc thực hiện cũng như phổ biến một CD những năm gần đây đã trở nên dễ dàng hơn so với trước kia rất nhiều do một số những nguyên nhân chính yếu.  Thứ nhất, chi phí cho một CD được thực hiện tại Việt Nam rất rẻ so với hải ngọai.  Trung bình chỉ khoảng vài ngàn một sản phẩm, bao gồm cả phần hòa âm, chi phí phòng thu, thù lao ca sĩ và ban nhạc.

Việc liên lạc và gửi tài liệu qua lại giữa trong và ngoài nước cũng trở nên rất nhanh chóng nhờ nơi sự tiến bộ lớn mạnh của internet. Do đó tuy ở hai nơi cách nhau rất xa nhưng thời gian để hoàn tất một CD trở nên rất ngắn.

Chính nhờ điểm này mà Phạm Anh Dũng đã lại bắt đầu trở lại  việc thực hiện những CD với những ca khúc phổ thơ của mình kể từ năm 2004, khởi đầu với CD mang tên “Tình Bỗng Khói Sương”, gồm những ca khúc phổ từ thơ của Phạm Ngọc, được coi như thi sĩ có nhiều bài thơ được Phạm Anh Dũng phổ thành nhạc nhất.

Phạm Anh Dũng cho là mình đã tìm được “lối thoát” từ đấy cũng như nhiều người viết nhạc khác ở hải ngọai khi thấy những sáng tác của mình được trình bầy và được thu âm nhiều.  Và cũng từ đó, anh say mê viết nhạc nhiều hơn để thỏa mãn cái thú của mình mà hoàn toàn không quan tâm  chút nào đến tính cách thương mại.

Phạm Anh Dũng chấp nhận không thể thu về một phần nào vốn bỏ ra khi thực hiện một CD, nhưng sự phản hồi của người nghe đã là một phần thưởng tinh thần với những khích lệ rất lớn.   Điều quan trọng hơn cả là có được dịp phổ biến những sáng tác của mình đến những người đồng cảm.  Những nhạc phẩm thu thanh trên CD của Phạm Anh Dũng mà một số được đưa lên mạng tại một số websites chuyên về văn hóa và nghệ thuật như  “honque.net” rất quen thuộc với giới sinh hoạt văn nghệ trên internet.

Bây giờ nhạc của Phạm Anh Dũng đã trở thành quen thuộc với nhiều người.  Lằn ranh giữ thế giới ảo và thực hình như chẳng còn mấy ai quan tâm. Còn lằn ranh giữa một người viết nhạc không chuyên nghiệp và chuyên nghiệp hình như đã trở nên mờ nhạt để Phạm Anh Dũng trở thành một người viết nhạc theo một nghĩa chính xác nhất. Và đặc biệt, đa số những sáng tác của anh được phổ từ thơ.

Có lẽ vì vậy Phạm Anh Dũng được coi như một người viết nhạc rất “mát tay” trong nghệ thuật kết hợp khéo léo giữa thơ và nhạc như nhận xét của nhiều nhà thơ có những thi phẩm được anh tạo thành những ca khúc diễn tả được đầy đủ cái hồn của một thi phẩm.

Phạm Anh Dũng phổ nhạc từ nhiều thể lọai thơ, trong đó có khá nhiều bài lục bát, như trong CD “Dạ Quỳnh Hương” của anh. Nhưng dù là cùng một  thể thơ, nhưng anh đã tài tình tạo thành những âm điệu khác biệt. Và còn tài tình hơn nữa khi giữ được trọn vẹn nguyên văn những  bài thơ đó, trong số có những thi phẩm của Du Tử Lê, Hà Huyền Chi, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, Mùi Quý Bồng, Trần Ngọc, Vương Ngọc Long, B.H, vv… Hai người sau Phạm Anh Dũng chưa hề gặp mặt bao giờ dù  đã phổ nhạc từ trên 20 bài thơ của Vương Ngọc Long.

Ngoài phần phổ nhạc từ thơ, người viết nhạc có một giọng hát khá truyền cảm này cũng đã viết một số ca khúc với cả nhạc và lời, thường được anh đưa lên “net” phổ biến với cư dân trên mạng mỗi khi vừa hoàn tất.  Và tất cả những sáng tác của anh đều chứa đựng nội dung về tình yêu. Một thứ tình yêu nhẹ nhàng. Và nếu có vương buồn đôi chút thì cũng là một nỗi buồn man mác mà không phải là một nỗi buồn gọi là thảm thiết, như anh nói.

Tính cho đến nay, kể cả 2 CD thực hiện từ mười mấy năm trước, Phạm Anh Dũng đã hòan tất được 12 CD, thu thanh những nhạc phẩm anh ưa thích nhất trong tổng số trên 350 ca khúc được anh viết từ  trước đến nay.  Kể từ bài đầu tiên là “Nắng Xuân Xưa”, viềt từ năm 1966, qua đến bài thứ nhì là “Em Về” do anh phổ nhạc từ thơ của Mùi Quý Bồng sau khi ra tới hải ngọai.

Những ca sĩ trong nước thường trình bầy những ca khúc của Phạm Anh Dũng phải kể đến là Quỳnh Lan, Quang Minh, Hoàng Quân, vv… là những tiếng hát rất quen thuộc trong số những tiếng hát thường được mời trình bầy trên những CD do những nhạc sĩ ở hải ngọai thực hiện trong nước.

Hiện Phạm Anh Dũng đang trong vòng hoàn tất một CD mang tựa đề “Mẹ Và Em”, đặc biệt được dành cho hai người đàn bà anh trân quí nhất trên đời. Đó chính là thân mẫu anh, đã qua đời tại Việt Nam cách đây 13 năm mà anh chỉ được thấy hình ảnh yếu ớt trước đó của người mẹ thân yêu qua một video do người chị ruột là Bích Huyền, là người phụ trách chương trình “Thơ Nhạc Cuối Tuần” cho đài VOA, mang qua vào năm 1990.

Trước hình ảnh đó, anh đã xúc cảm viết thành một ca khúc rất cảm động mang tựa đề Mẹ Vàng Úa, được đưa vào CD gồm hoàn toàn những nhạc phẩm do anh viết cả nhạc lẫn lời.

Người đàn bà thứ nhì – một cựu nữ sinh Trưng Vương-  chính là người vợ mà anh thương yêu hết lòng, đã cùng anh thành hôn 2 tuần lễ trước biến cố tháng 4 năm 75.  Hai người cùng rời Việt Nam sau đó để sang cư ngụ tại tiểu bang Colorado do người chú vợ làm giáo sư đại học ở đây bảo lãnh.

Sau 2 năm sống ở đây, vợ chồng anh dời qua Chicago để Phạm Anh Dũng theo học y khoa trong 4 năm, trước khi về sống tại nam California cho đến nay.  Hiện vợ chồng người viết nhạc mang một tâm hồn rất nghệ sĩ này cư ngụ tại thành phố  Santa Maria từ nhiều năm nay trong một cuộc sống thật hạnh phúc bên cạnh 2 người con trai, 29 và 27 tuổi, cũng thích viết nhạc như bố, mặc dù cũng chỉ học nhạc qua bạn bè và sách vở như thân phụ mình.

Phạm Anh Dũng  sinh  ngày 1 tháng 1  năm 1948 tại Duyên Hà, Thái Bình. Anh di cư vào nam năm 1954. Theo học bậc trung học tại trường Võ trường Toản, sau đó thi đậu vào đại học y khoa năm 67 và ra trường vào năm 1974, sau 4 năm trong ngành Quân Y, trước khi gia nhập sư đòan 3 Bộ Binh cho đến khi rời khỏi Việt Nam.

Trong thời kỳ trung học khả năng về ca nhạc của anh đã phần nào được bộc lộ qua những  họat động văn nghệ trong phạm vi học đường, khi” vào những dịp cuối năm, mình cũng nhảy lên mình hát là cũng vui rồi.. Mê hát, mê làm kịch vớ vẩn từ hồi nhỏ. Tôi nhớ cái hồi tôi còn học tiểu học  đi Vũng Tầu chơi.  Mấy ông thầy hỏi có ai tình nguyện  đóng kịch thì tôi nhẩy ra đóng kịch liền!”

Từ sự đam mê ban đầu đó, Phạm Anh Dũng mầy mò học nhạc qua sự chỉ dẫn của bạn bè và nhất là qua sách vở. Về lãnh vực sáng tác cũng thế, sau này ở hải ngọai anh đã hoàn toàn học qua sách vở, cùng mợt lúc dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước.

Nhưng điều quan trọng nhất dối với việc sáng tác của Phạm Anh Dũng chính là được sự ủng hộ nhiệt tình của chị Minh Hà, vợ anh. Như anh từng dẫn chứng bằng câu nói anh nhận thấy rất thực tế là “nhiều người có khả năng nhưng bị thui chột vì không được vợ ủng hộ”.

Nhờ may mắn không gặp tình trạng như vậy, nên anh đã có được một nguồn cảm hứng dồi dào, trong một cuộc sống êm đềm và thoải mái để sống với những sở thích của mình, ngòai phần sáng tác là làm vườn, đọc sách và nghe nhạc.

Và dĩ nhiên anh còn dành nhiều thì giờ để sống trong thế giới âm nhạc vừa ảo vừa thật của mình.  Thêm vào đó là một nghệ thuật viết nhạc càng ngày càng già dặn để xứng đáng được coi như một người viết nhạc đúng ý nghĩa nhất…            

Tình Là Hư Không

Chiều thu mưa vẫn rơi
Chiều thu mưa vẫn rơi
Nhạc thu ru nắng phai nhạt nhòa cuối trời
Rồi em theo gió bay
Tình em như bóng mây
Tình anh như núi sông, biển rộng mênh mông

Tóc mây dài gọi hồn sương khói
Ngón tay ngà gợi buồn xa vắng
Rồi một ngày, lệ thu hoen mầu nắng
Lá thư vàng dần theo năm tháng
Nhớ nhung hoài cuộc tình không lối
Thương người, lặng lẽ nghe mùa thu rơi
 


Chiều thu mây trắng bay
Chiều thu mây trắng bay
Ngàn thu mây vẫn bay dù mộng không đầy
Mùa thu cơn gió lay
Hồn thu đưa lá bay
Tình ta như sắc không, tình là hư không

      

     Một chút về Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng 

- (trích đoạn bài viết của Nhạc Sĩ Nguyên Bích, Houston, Texas)                                                

  " Phạm Anh Dũng sinh năm 1949, là Bác Sĩ chuyên khoa gia đình tại Santa Maria, California. Anh có lẽ là vị Bác Sĩ sáng tác nhạc được nhiều người biết đến nhất, không những vì nhạc hay, sáng tác nhiều mà còn vì những hoạt động văn nghệ rất sinh động tại California và trên Internet.

  Phạm Anh Dũng bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn rất trẻ, năm 1965. Anh sở trường về Guitar và đây cũng là nhạc cụ anh đã dùng để sáng tác. Anh đã viết được hơn 350 ca khúc, khỏang 100 bài viết cả nhạc lẫn lời, 250 bài kia là nhạc phổ thơ.
 
  Phạm Anh Dũng đã có 14 CD phát hành :
  1-Tình Khúc Hồi Hương (Phạm Anh Dũng tự hát)
  2-Đưa Người Về Phương Đông
  3-Tình Bỗng Khói Sương (thơ Phạm Ngọc)
  4-Quên (thơ Vương Ngọc Long)
  5-Nắng Mùa (thơ Phạm Ngọc)
  6-Dạ Quỳnh Hương
  7-Với Quỳnh (thơ Phạm Ngọc)
  8-Nghiêng
  9-Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng (chung với NS Vũ Đức Nghiêm)
  10-Nhạc Phổ 9 Bài Thơ Lưu Vong (Tiếng Hát Xuân Thanh 1 )
  11-Tình Là Hư Không (Tiếng Hát Xuân Thanh 2)
  12-Đường Về (Tiếng Hát Xuân Thanh 3)
  13-Khúc Tình Ca Của Biển (thơ Sóng Việt Đàm Giang)
  14-Dòng Sông Đứng Lại (chung với NS Vũ Đức Nghiêm)
 
    Phạm Anh Dũng bận rộn về đời sống hằng ngày của một Bác Sĩ, lại nhiệt tình với những họat động văn nghệ trong cộng đồng, vậy mà anh vẫn hăng say sáng tác, vì theo anh, sáng tác là tình cảm được viết thành nhạc và gửi gấm đến tri âm ..."

        **Ghi chú: 2019  - Phạm Anh Dũng đã nghỉ hưu và hiện sống tại San Diego, California ***

       

 

DẠ QUỲNH HƯƠNG [Phạm Anh Dũng |

Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao]

Trần Thái Hòa

 

 

      Kẻ miệt mài đuổi theo giai điệu: Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng
   Du Tử Lê

   Tôi không biết Phạm Anh Dũng sáng tác ca khúc từ bao giờ, lúc nào? Nhưng, theo ghi nhận của riêng tôi thì, cùng với sự định hình và, lớn mạnh của tập thể người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, ở lãnh vực nghệ thuật, những ca khúc của họ Phạm là một đóng góp phong phú, liên lũy, có dễ cũng nhiều chục năm qua.

   Tôi muốn gọi ông là một trong những nhạc sĩ miệt mài trên lộ trình đuổi bắt giai điệu. Phải chăng vì thế mà tính đến hôm nay, họ Phạm đã có trên dưới 300 ca khúc ở tất cả mọi thể loại. Từ những cảm xúc chới với, bập bềnh khi bị bứng khỏi cội gốc đất nước do biến cố tháng 4, 1975, Phạm Anh Dũng đã có loạt sáng tác về tâm cảnh tỵ nạn, những năm tháng đầu tiên ở quê người – Tới những ray rứt hoài niệm về một quê hương bên kia biển…

   Với thời gian, Phạm Anh Dũng quay trở lại với đề tài tình yêu, một thể tài muôn thuở của nhân loại. Tôi cho là một thiếu sót đáng kể, nếu không ghi nhận rằng, ông cũng là một trong những nhạc sĩ không ngừng tìm đến với thi ca. Như thể, thi ca với âm nhạc của Phạm Anh Dũng là một hôn phối rực rỡ, đằm thắm nhất mà, một hôn phối tốt đẹp có thể có được.

   Theo trang nhà của nhạc sĩ Trần Quang Hải thì nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã phổ nhạc thơ của rất nhiều nhà thơ. Ðiển hình như thơ Ðinh Tuấn, Phạm Thế Trường, Nguyên Sa, Ðinh Hùng, Phạm Ngọc, Vương Ngọc Long, Trần Ngọc, Hoàng  Xuân Sơn, Trường Ðinh, Y Dịch, Bích Huyền, Ðình Nguyên, Cung Vũ, Trần Mộng Tú, Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm, BH Thơ Thơ, Hồng Khắc Kim Mai, v.v…

   Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Việt Hải, Phạm Anh Dũng cho biết, lý do ông tìm đến với âm nhạc, đơn giản chỉ vì ông thích âm nhạc từ thuở nhỏ “…và đến nay vẫn còn thích,” mặc dù nghề nghiệp chuyên môn của ông thuộc lãnh vực y khoa.

   Năm 1991, khi cho in tập nhạc “Tình Khúc Hồi Hương” gồm 12 tình khúc – Trong số đó có 6 bài phổ từ thơ của các nhà thơ trong gia đình y khoa như Ðinh Tuấn, Phạm Thế Trường… Ở phần Lời tựa, cố nhạc sĩ Phạm Duy viết:

   “Ðã lâu lắm rồi, tình khúc Việt Nam không còn lãng mạn như thời tiền chiến, nghĩa là từ khi tân nhạc vừa mới khai sinh, khi cuộc đời còn quá nhiều thi vị để vừa thấy ‘Bóng ai qua thềm’ (Văn Chung) thì tâm hồn anh vội vàng đi ‘Tìm em’ (Dương Thiệu Tước)…

  “12 tình khúc của Phạm Anh Dũng, phần nhiều là thơ phổ nhạc, ra đời vào thập niên 1990 này, cho tôi cảm tưởng có sự quay về với nhạc tình cảm lãng mạn quý báu sau đúng nửa thế kỷ lạc loài…

  “Nhạc điệu của những tình khúc trở về nguồn ân ái xưa này cũng đi theo với thơ, nghĩa là cũng giản dị, không cầu kỳ nhưng nhạy cảm…”

   Tôi thấy, điều cần nói thêm ở trường hợp Phạm Anh Dũng là, dù cho một bài thơ đã được soạn thành ca khúc bởi một nhạc sĩ nào đó; nhưng khi cuồng lưu cảm xúc trong ông dâng lên tới một độ cao nào đó thì, ông vẫn nhập vào bài thơ. Ðể tự đó, ông cho bài thơ một chiếc áo, một nhan sắc khác. Chiếc áo, nhan sắc mới ấy, mang tên Phạm Anh Dũng.

   Sau tuyển tập nhạc “Tình Khúc Hồi Hương,” những người yêu nhạc Phạm Anh Dũng lại ghi nhận thêm rằng, lần lượt trên dưới 10 đĩa nhạc của họ Phạm, cũng đã được ông gửi tới giới thưởng ngoạn… Mà, những CD được nhiều người yêu thích nhất, có thể kể như “Ðưa Người Về Phương Ðông, “ “Tình Bỗng Khói Sương,” “Ðường Về,” “Dạ Quỳnh Hương,” v.v…

   Khi đề cập tới CD “Ðường Về” của Phạm Anh Dũng với tiếng hát Xuân Thanh (XT) trong một bài viết hiện có trên Wikipedia (bản Việt ngữ) tác giả Lê Hoàng Thanh viết:

   “…Nhạc phẩm kế tiếp ‘Chia Tay’ tự nó đã nói lên nỗi ưu tư của tác giả và người ca sĩ. Phải chăng XT muốn mượn bản nhạc này để diễn tả tâm trạng khi rời quê mẹ, ra đi mà chưa biết rồi sẽ như thế nào… hay cũng có thể muốn nhắc lại mối tình (nào đó) tuy rất gần gũi nhưng đã vội cao bay? Chỉ có tác giả bài thơ (và có thể người ca sĩ) mới hiểu rõ nỗi lòng của mình. Tuy nhiên qua những lời thơ rất nồng nàn trữ tình sau đây đủ cho chúng ta thấy một hình ảnh đau buồn, bùi ngùi cũng như đong đầy nhung nhớ lúc chia tay, nỗi nhớ ngây ngất hương thơm của người yêu:

   Chia tay một giọt lệ thầm
   Một bình minh vỡ một trăm năm về
   Chia tay một sợi tóc thề
   Trong chăn chiếu cũ còn mê hơi người…

   (Chia Tay)

   Ở một đoạn khác, trong bài viết của mình, tác giả Lê Thanh Hoàng ghi lại một nhận định của Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mộng Nguyên như sau:
  “…Khi nghe ca sĩ Xuân Thanh trình diễn bài ‘Nhớ Sài Gòn’ do bác sĩ kiêm nhạc sĩ Phạm Anh Dũng sáng tác, Giáo Sư Tiến Sĩ Nhạc Lê Mộng Nguyên đã bình như sau: ‘Cám ơn NS/BS Phạm Anh Dũng! Nhạc hay, lời hay và giọng ca Xuân  Thanh làm nổi bật nỗi buồn xa xứ của chúng ta khi nhớ lại Sài Gòn. Sài Gòn mất cũng như một linh hồn của chúng ta đã mất!…”

   Là “tình nhân” của thi ca, và cũng là người làm thơ, nên trong ca từ của Phạm Anh Dũng, người đọc dễ dàng bắt gặp nhiều hình ảnh đậm đặc thi tính. Thí dụ:

  Này Sài Gòn yêu thương
  Hãy còn đây vấn vương
  Nhớ bờ sông nước êm
  Ghế đá chốn công viên….

  Và còn nhiều tiếc nhớ
  thoáng về trong giấc mơ
  Khu đại học hoang phế
  Mong ngày đó anh về…

  Ước đến bao giờ gặp lại người mơ
  Ðem theo vần thơ lên bờ sông đó
  Ðêm khuya nghe từng cơn gió
  Nơi xa ánh mắt trông chờ
  Sài Gòn yêu dấu ngàn năm…

  (Phạm Anh Dũng, trích “Nhớ Saigon”)

   Với tôi, dù ca khúc của Phạm Anh Dũng là một hôn phối tốt đẹp giữa thi ca của các nhà thơ và giai điệu của chính ông – Hay, ca khúc được làm thành bởi máu, thịt của riêng Phạm Anh Dũng thì, tình khúc của ông, vẫn có được cho riêng nó những bâng khuâng, xao xuyến. Những thiết tha, rung động, đi ra từ trái tim mẫn cảm này.

   Du Tử Lê

==

  Phạm Anh Dũng sinh năm 1949, là bác sĩ chuyên khoa gia đình tại Santa Maria, California. Anh có lẽ là người y sĩ sáng tác nhạc được nhiều người biết đến nhất, không những vì nhạc hay, sáng tác nhiều mà còn vì những hoạt động văn nghệ rất sinh động trên Internet.

        Phạm Anh Dũng bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn rất trẻ, năm 1965. Anh sở trường về Guitar và đây cũng là nhạc cụ anh đã dùng để sáng tác. Anh đã viết được hơn 350 ca khúc , khoảng 50 bài viết cả nhạc lẫn lời, 300 bài kia là thơ phổ nhạc.

        Phạm Anh Dũng đã có 14 CD được phát hành:

  1-     Tình Khúc Hồi Hương (Phạm Anh Dũng tự hát)
  2-     Đưa Người Về Phương Đông
  3-     Tình Bỗng Khói Sương (thơ Phạm Ngọc)
  4-     Quên (thơ Vương Ngọc Long)
  5-     Nắng Mùa (thơ Phạm Ngọc)
  6-     Dạ Quỳnh Hương
  7-     Với Quỳnh (thơ Phạm Ngọc)
  8-     Nghiêng
  9-     Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng (chung với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm)
  10-  Nhạc Phổ 9 Bài Thơ Lưu Vong (Tiếng Hát Xuân Thanh 1 )
  11-  Tình Là Hư Không (Tiếng Hát Xuân Thanh 2)
  12-  Đường Về (Tiếng Hát Xuân Thanh 3)
  13-  Khúc Tình Ca Của Biển (thơ Sóng Việt Đàm Giang)
  14-  Dòng Sông Đứng Lại (chung với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm)

        Một CD đã thu xong nhưng chưa có phát hành là Quỳnh Ca đặc biệt gồm 12  bài nhạc viết về Hoa Quỳnh. Những CD trên thường rất nhiều thơ phổ nhạc nhưng CD đang thực hiện là Mẹ Và Em, khoảng 15 bài, đáng nói vì tất cả do chính  Phạm Anh Dũng viết cả lời lẫn nhạc.

        Ngoài những CD thuần túy chỉ có nhạc Phạm Anh Dũng ra còn có nhiều bài nhạc đơn lẻ được thu thanh trong nhiều CD khác nhau. Phổ thông nhất là “Đêm Đông, Trần Thái Hòa,” “Nửa Hồn Thương Đau, Y Phương,” “ Yêu Em Và Yêu Em, Vương Đức Hậu,” “Tháng Bảy Chưa Mưa, Tuấn Ngọc,” “Tình Là Hư Không, Julia Thủy Volume 1…”

         Bài nhạc được thính giả ưa chuộng nhất là bài “Dạ Quỳnh Hương” do anh phổ thơ của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, một thi sĩ, họa sĩ và cũng là một y sĩ, một nhạc sĩ. Bài nhạc này đã có một con số kỷ lục về người nghe và khen ngợi. Bài này cũng có một con số kỷ lục về số ca sĩ đã thâu CD nhạc Phạm Anh Dũng. Trần Thái Hòa đã thâu âm bài này trong CD “Đêm Đông” của Trung Tâm Thúy Nga, và trên website của Trần Thái Hòa, anh đã bộc lộ rằng bài này là một trong hai bài anh thích nhất từ trước đến nay. “Dạ Quỳnh Hương” cũng đã lôi cuốn được 5-6 ca sĩ khác thâu âm, từ Mỹ Châu, đến Âu Châu và Á Châu.

  Bài nhạc “Gọi Mùa Thu Mơ,” lời và nhạc Phạm Anh Dũng do Duy Trác hát đã một thời được phát đi phát lại mãi trên các đài phát thanh Việt Nam ở Houston, Texas và Little Sài Gòn, Nam California.

           Bài nhạc “Tình Là Hư Không,” lời và nhạc của Phạm Anh Dũng cũng là một trong những Top Hits của anh.

           Phạm Anh Dũng tỏ ra có rất nhiều khả năng trong sáng tác. Những tác phẩm đầu tiên của anh nghe như nhạc tiền chiến, sau này lại thấy anh viết nhạc Blues. Bản nhạc “Nghiêng” (thơ Thơ Thơ) nghe rất nghiêng và rất Blues (lời một thính giả trên internet). Một lần khác anh lại cho trình làng một lọat nhạc …Huế ! Những bài như “ Huế Buồn Chi “ (thơ Hoàng Xuân Sơn) “ Bài Thơ Tôn Nữ “ (thơ Phạm Ngọc) “ Huế Tình Xanh Muôn Thuở “ (thơ Vương Ngọc Long)…  được rất nhiều thính giả tán thưởng! Một điều làm nhiều người ngạc nhiên nữa là anh còn viết được nhạc có âm hưởng Quan Họ Bắc Ninh ! Đó là bản nhạc “Quên” (thơ Vương Ngọc Long).

           Phạm Anh Dũng bận rộn về đời sống hằng ngày của một y sĩ, lại nhiệt tình với những hoạt động văn nghệ trong cộng đồng, vậy mà anh vẫn hăng say sáng tác, vì theo anh, sáng tác là tình cảm được viết thành nhạc và gửi gấm đến tri âm.

  Đưa Người Về Phương Đông

  Liên lạc:
  phamanhdung1@yahoo.com
 

Đêm Đông Lạnh Trời Mưa Xuống
nhạc và lời: Phạm Anh Dũng
Thiên Phượng trình bày


Tôi Xa Người
thơ Du Tử Lê
nhạc Phạm Anh Dũng
Duy Trác trình bày


Hư Ảo Trăng
thơ Nguyên Sa
nhạc Phạm Anh Dũng
Mai Hương trình bày


Tháng Bảy Chưa Mưa
thơ Y Dịch
nhạc Phạm Anh Dũng
Tuấn Ngọc trình bày



Nắng Xuân Xưa
nhạc và lời Phạm Anh Dũng
Lệ Thu trình bày


Gọi Mùa Thu Mơ
nhạc và lời Phạm Anh Dũng
Duy Trác trình bày


Mùa Hè Tới
nhạc và lời Phạm Anh Dũng
Thái Hiền trình bày


Tình Khúc Hồi Hương
nhạc và lời Phạm Anh Dũng
Phạm Anh Dũng trình bày


Bài Thơ Mùa Thu
thơ Bích Huyền
nhạc Phạm Anh Dũng
Mai Hương trình bày


Sông Ngọc
thơ Du Tử Lê
nhạc Phạm Anh Dũng
Trọng Nghĩa trình bày


Nhớ Sài Gòn
nhạc và lời Phạm Anh Dũng
Quỳnh Giao trình bày


Đưa Người Về Phương Đông
thơ Cung Vũ
nhạc Phạm Anh Dũng
Duy Trác trình bày

Tâm tình của một người bạn nhạc:

CD GOODBYE FOR LOVER GOING TO THE EAST

(CD DUA NGUOI VE PHUONG DONG)

 (TINH CA PHAM ANH DUNG)

(Dem dong lanh troi mua xuong) It’s raining in a winter cold night.

  A beautiful love song – in ¾ time.  Woman’s singing voice is warm, smooth, lilting as it flows around a beautiful melody.  Pretty piano and clarinet parts.  Full strings.

(Toi xa nguoi) When you leave me. 

  (The opening chords remind me of Nadia’s Theme – as it sets up a 4/4 ballad with soft, dissonant seconds/ pizzicato strings/ nice bass line w/ strings, low flute, running piano line)  Strong, passionate male voice singing a mesmerizing melody line.

(Hu ao trang) Virtual moonlight. 

  This piece has a wonderful, moving (andante), tempo – almost a Latin jazz feel w/ great sax and jazz guitar. Various keyboard voicings and vibes lend to the jazzy feel.  Interesting bridge – changes musically.  Woman’s voice good – but its presence is almost too strong and pure.  Would have liked something a la “Astrud Gilberto” with a bit more breathiness and subtlety. This is a nice piece! 

(Thang bay chua mua) It hasn’t rained yet in July.

  Nice flugel /krumet horn intro.  Classic love song feel – with full strings and a wonderful male voice.  Flute/shakahatchi? Bridge is beautiful.  This one could have been a Frank Sinatra hit. It’s terrific! 

(Nang xuan xua) Sunlight of yesteryear spring.

  Ravel-like piano accompaniment w/ a rhythmic beat and trap set in an almost ostinato pattern lay the bed for a melody above it.  A very pretty melody develops over it.  Mandolin type strings overlay. Female voice has a bit too much “presence” and nasal tone for my taste, but is well done.

(Goi mua thu mo) A dream of autumn.

  Full synthesizer w/ string fantasy overlay, birds, harp, etc.  Beautiful flute parts w/ harp, piano, and wonderful male vocal.  This piece is a real dream – just beautiful!

(Mua he toi) Summer coming.

  This could be a movie theme! A beautiful female voice takes you along on the journey of a melody that soars up over mountain tops.  Wonderful clarinet parts work very well w/ vocals and is used successfully as a lead in the bridge.  (One of my very favorites of the album – I could listen to this piece on a daily basis!)

(Tinh khuc hoi huong) Song for lovers going back to the country.

  This piece is moving, romantic, and intense.  Mandolins strum as the mesmerizing male voice says goodbye.  I don’t know what words he’s saying, but it seems he is trying to be kind and bring a sense of hopefulness to his friend, rather than giving way to showing desperate feelings of loss.  It makes you feel there is a story to be written for this song rather than the other way around.

(Bai tho mua thu) A poem for autumn.

  Beautiful cello introduction/ w/ Nadia Theme overtones – 4/4 time ballad with nice chord progressions and a pretty melody, well-sung by female singer.  Nice piano, harp, and strings.

 (Song ngoc) Beautiful river.

  Echo-voiced/delayed keyboard tones begin this picturesque ballad in 6/8 time.  Nice guitar overlays around male vocal works well.  This song has a very pretty melody – almost like a tone poem – painting the picture of this beautiful river.

(Nho Saigon) Remembering Saigon

   A 4/4 ballad. Simple, clear, piano introduction – soon fills out by adding harp, oboe, and a strong, clear, female voice.  Layers added – strings, flute, bass, and a hint of tympani or low toms make this a full production number – well done!

   (Dua nguoi ve phuong dong) Goodbye for lovers going to the East.

  Sip your wine and look into the coals of the fire.  This haunting melody will tug your heart.  After the melody begins weaving its spell, the beat kicks in.  Take your lover’s hand and dance a slow dance together and be grateful for a heart that can hold love again.

  August 2005

  Dr. Pham,

 Thank you for sharing your CD with me.  I am impressed by the quality of musicianship in your recording, but even more charmed by your beautiful melodies and ideas.  I wish I understood your words!  I don’t know what kind of lyricist you are, but as a fellow musician, I must say that you are a talented song writer.  Your passion for music is obvious.  I’m so glad that you have taken the time to pursue it, in spite of your professional schedule.  Making it in the music business is not a sure thing – no matter how talented you are, but your talent is worthy of the profession.  I hope you’re marketing this! 

   Judy Hallberg J Music Critic and Educator Lompoc, California USA

 
 
 
 
 
                             

 

 
                                                                     Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang                                                                                
 

 
c6ox4y5hrxvc7lqb668g
 
c6ox4y5hrxvc7lqb668g
 
 
 
 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %24 %862 %2021 %14:%02
back to top