The Joy Luck Club- Nữ tài tử Kiều Chinh


Good Morning Beautiful Day GIF - GoodMorning BeautifulDay GoodDay ...

NỮ TÀI TỬ KIỀU CHINH | Một thời Sài Gòn

The Joy Luck Club - Trailer


Châu Á đã thay đổi

Trước tiên, cần phải nhắc lại cột mốc năm 1993, khi hãng Disney thực hiện bộ phim The Joy Luck Club với 8 diễn viên chính đóng vai 4 cặp mẹ con đều là phụ nữ gốc Á, trong đó có nữ diễn viên Kiều Chinh, một trong những ngôi sao nổi bật của điện ảnh Sài Gòn trước 1975.
 
Cũng trong năm 1993 này, hãng phim của Oliver Stone đã bỏ tiền để sản xuất bộ phim The Joy Luck Club lấy đề tài di dân của người gốc Á, mối quan hệ giữa mẹ và con gái cùng những giá trị tinh thần mang tính truyền thống và tâm linh của người Hoa. Bộ phim do đạo diễn Mỹ gốc Hoa Wayne Wang dàn dựng và sử dụng khoảng 90% diễn viên gốc Á, điều chưa từng có tiền lệ ở Hollywood trước đó.
 
The Joy Luck Club được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên rất thành công của nữ nhà văn gốc Hoa Amy Tan từng nhiều tuần liên lọt vào danh sách best-seller của tờ New York Times. Bộ phim gây được tiếng vang đáng kể ở thời điểm đó, được Hiệp hội phê bình điện ảnh Mỹ (National Board of Review) bình chọn là 1 trong 10 phim hay nhất của năm. Bộ phim đạt doanh thu 33 triệu USD (tính lạm phát khoảng 57 triệu USD ngày nay), được xem là thành công với một bộ phim tâm lý khá nặng nề và không hề dễ xem, đặc biệt là với những chi tiết ẩn dụ văn hóa khó tiếp cận với khán giả Mỹ.
 
<@> Photo below: WeiLing Sound editor (Music For Film-making -The Joy Luck CLub) with Nữ tài tử Kiều Chinh.
 
<->Gia đình Kiều Chính là hàng xóm láng giềng (Villa bên cạnh nhà) với ông anh Nguyễn Ngọc Bảy ở Cư xá Lữ gia gần trường đua ngựa Phú Thọ trước 1975. Chồng Kiều Chinh là Nguyễn Năng Tế.
 
 
Music from the 1993 film "The Joy Luck Club." Music composed by Rachel Portman.
(WeiLing chơi đàn nhị trong phim Music from the 1993 film
"The Joy Luck Club."  (9:00) trong video)
 

Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế TIFF & Kiều Chinh/The Joy Luck CLub

"The Joy Luck Club" (Phúc Lạc Hội) với dàn diễn viên gốc Á ra đời năm 1993 đã từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cái nhìn của Hollywood tới những người châu Á.

Trong The Joy Luck Club, những người mẹ gốc Á tìm mọi cách để biến những đứa con của họ từ những chú vịt thành những nàng thiên nga, đầu tư cho con họ học tiếng Anh và nói giọng Mỹ chuẩn, để người Mỹ không còn coi thường họ, như tự sự của một nhân vật người mẹ ở đầu phim.
JLC_25 years
The Academy Theater thuộc Hàn Lâm Viện Điện Ảnh Mỹ kỷ niệm 25 Năm phim JLC. Phim do Way Wang đạo diễn, ra mắt 1993, với Oliver Stone là Executive Producer.

2018 là năm điện ảnh quốc tế tôn vinh phim The Joy Luck Club, được coi là cuốn phim đầu tiên hoàn toàn do các tài ba điện ảnh gốc Á tại Mỹ thực hiện. Truyện phim là tiểu thuyết bestseller của nhà văn Mỹ gốc Hoa Amy Tan, kể về 4 bà mẹ Trung Hoa thời Đệ Nhị thế chiến. Đạo diễn, tài tử hầu hết đều là người gốc Hoa. Riêng vai bà Suyuan, Bà Mẹ chính trong cuốn phim, được diễn bởi tài tử gốc Việt Kiều Chinh.
 
E2: The Joy Luck Club Amy Tan - Lessons - Tes Teach
 
Với Kiều Chinh, đây là năm điện ảnh thứ 61, được đánh dấu bằng nhiều chuyến đi. Tại Bắc Mỹ, Kiều Chinh đã có dịp trở lại Toronto, dự đại hội điện ảnh Tiff. Tại Âu Châu, Kiều Chinh đã có dịp thăm trụ sở BBC Luân Đôn và trả lời cuộc phỏng vấn của Nguyễn Giang, chủ biên BBC Việt ngữ. Loạt bài phỏng vấn đặc biệt này đã được BBC phổ biến.
Sau đây là bài tường thuật tại chỗ của Tôn Thất Hùng, người từng tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa nổi tiếng tại Toronto, Canada. Bài viết trên facebook ngày 13-9, 2018, cùng ngày giờ với chương trình của Tiff tôn vinh phim "The Joy Luck Club".
KC Truong Nghe Muu
Kiều Chinh và Trương Nghệ Mưu, đạo diễn số 1 của Hoa Lục, từng là Tổng Đạo Diễn chương trình Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Họ Trương mang tới Tiff 2018 phim mới “Shadow”, sẽ trình chiếu tại Bắc Mỹ  trong năm 2019.

Toronto International Film Festival (Tiff) là liên hoan phim lớn nhất Bắc Mỹ, đứng thứ nhì thế giới sau Liên hoan phim Cannes. Năm nay, Tiff đã có một chương trình đặc biệt kỷ niệm 25 năm của bộ phim The Joy Luck Club.
 
THE JOY LUCK CLUB QUAY PHIM Ở HOA LỤC - Báo Xuân 2013 - Việt Báo ...
 
Hý viện sang trọng Elgin với thảm đỏ kéo dài, hàng chục đài truyền hình dòng chính chờ sẵn làm phóng sự, phỏng vấn, họp báo với đạo diễn và đoàn phim. Nữ minh tinh Kiều Chinh đã gây nhiều chú ý, khi tất cả các ống kính truyền thông đều hướng về phía Bà khi Bà xuất hiện.
Một ngàn năm trăm khách xem phim, trong đó có những khán giả trẻ của thế hệ mới đã cười cùng cuốn phim trong nhiều phân cảnh, đã khóc theo Kiều Chinh qua những cảnh gia đình chia lìa vì chiến tranh.
 
KC-Olive Stone
Nhà làm phim Oliver Stone - với 3 giải Oscar 1978, 86, 89 - nhận thêm “The Bridge of Peace Living Legacy Award 2018” do Kiều Chinh trao tặng. 
Tính cho đến hôm nay, nữ minh tinh điện ảnh Kiều Chinh đã có 61 năm liên tục với rất nhiều phim được bấm máy bởi nhiều hãng phim danh tiếng từ Saigon tới Hollywood và các nước Á Châu, từ Hongkong, Singapore, Thái Lan, Philippines, Canada và Hoa Kỳ. Bà là một diễn viên lưu vong, số phận và cuộc đời trôi nổi qua nhiều cuộc chiến.
 
Trước 'Crazy Rich Asians', bộ phim rich kid châu Á này cũng đã ...
 
Kiều Chinh đến Toronto (Canada) vào đúng ngày 30-4-1975, là người Việt tị nạn cộng sản đầu tiên tại Canada. Bốn mươi ba năm sau, thành phố Toronto và Bà vẫn còn nhiều duyên. Bà vẫn thường quay trở lại với những lần đóng phim, làm diễn giả, trả lời phỏng vấn truyền hình và báo chí, tham dự Film Festival.
Và lần này, là kỷ niệm "25 năm của bộ phim lừng danh "The Joy Luck Club" tại Toronto International Film Festival. Kiều Chinh trở lại Toronto như một tài tử lớn của Hollywood, một diễn viên vai nữ chính trong phim "The Joy Luck Club".
 
KC Wayne Wang JLC
Kiều Chinh và Wayne Wang, đạo diễn của phim JLC.

Tiff diễn ra đúng 10 ngày với hơn 340 bộ phim đến từ khắp nơi trên thế giới được trình chiếu, trung bình mỗi ngày khoảng 34 phim hoặc hơn. Tuy nhiên trong ngày 13-9, 2018, tất cả truyền thông dòng chính chỉ tập trung ống kính hướng về nhóm làm phim JLC có đạo diễn và Kiều Chinh. Hình ảnh "The Joy Luck Club", đạo diễn Wayne Wang, Kiều Chinh, Tsai Chin, Tamlyn Tomila đã xuất hiện chiếm hết thời gian trên các làn sóng truyền hình Canada ngày hôm ấy.
Tiff stage
1,500 khán giả tại Tiff tôn vinh The Joy Luck Club bằng standing ovations. 

Phần Q&A (Hỏi Đáp sau khi chiếu phim, kết thúc với 1,500 khán giả đứng lên vỗ tay / standing ovation) đã hết 30 phút rồi mà khán giả vẫn không muốn ra về. Chúng tôi xin vào gặp cô Kiều Chinh, bảo vệ nói cô đã đi ra cửa hông dành cho các tài tử. Chạy hộc tốc vòng ra ngoài, quá khó khăn để chen lên phía trên gặp cô. Tôi phải xin các phóng viên và khán giả nhường cho lên phía trước vì tôi là "người nhà" cần gặp cô Kiều Chinh.
kc-bbc
Tại trụ sở BBC Luân Đôn, nhà báo Nguyễn Giang, chủ biên BBC Việt ngữ phỏng vấn Kiều Chinh.

Các khán giả Tây phương trầm trồ, nói cô quá đẹp, họ xin chụp với cô. Họ chỉ cho chúng tôi vài giây để chụp với cô một tấm hình vội vã. Các anh bodygard to con mặc veston đen nhanh chóng đưa cô rời đám đông vào trong xe limousine...
Revisiting the Cultural Importance of The Joy Luck Club

Cô như không muốn đi, nhưng đoàn xe (mỗi tài tử là một chiếc xe) phải lăn bánh cùng lúc. Cô kéo kính xe xuống, khán giả mọi màu da lại chạy theo chụp hình. Tôi thấy có hai cô gái da đen vừa khóc vừa chạy theo chụp hình cô Kiều Chinh. Họ nói với tôi nhân vật mà cô Kiều Chinh đóng làm họ nhớ về quê hương họ, cũng có chiến tranh, có khói lửa, có sự chia lìa tan nát...
TTHung-KC
Kiều Chinh & Tôn Thất Hùng tại Toronto International Film Festival.

Báo chí Anh, Mỹ, Canada dạo gần đây, cũng như khán giả của buổi chiếu phim hôm nay đã yêu cầu phải có "The Joy Luck Club tập hai". Chúng ta hy vọng và chờ xem./.
 
The Joy Luck Club (1993) - Filmaffinity
 
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Hollywood thay đổi nhận thức về châu Á thế nào sau 25 năm?

Bản quyền hình ảnh WARNER BROS. ENTERTAINMENT INC Image caption Crazy Rich Asians là phim Hollywood lớn đầu tiên có dàn diễn viên chính gốc Á kể từ sau phim The Joy Luck Club
Đúng một phần tư thế kỷ trước, Hollywood đã từng tạo nên một cột mốc khi thực hiện bộ phim The Joy Luck Club (Phúc Lạc Hội) với chủ đề về người nhập cư Mỹ gốc Á và quy tụ một dàn diễn viên chính gốc Á.

Nhưng phải đến 25 năm sau, điều này mới được lặp lại với Crazy Rich Asians (đang chiếu ở Việt Nam với tựa Con nhà siêu giàu châu Á). Tại sao đề tài châu Á (không phải là võ thuật hoặc tội phạm) và những diễn viên gốc Á đóng vai chính lại hiếm hoi đến thế trong một bộ phim của Hollywood, trong khi không thể phủ nhận, châu Á đang là thị trường phim quốc tế lớn nhất hiện nay của Hollywood? Và sau 25 năm, người Mỹ đã thay đổi nhận thức về người gốc Á như thế nào trong một bộ phim của Hollywood?

Châu Á đã thay đổi

Trước tiên, cần phải nhắc lại cột mốc năm 1993, khi hãng Disney thực hiện bộ phim The Joy Luck Club với 8 diễn viên chính đóng vai 4 cặp mẹ con đều là phụ nữ gốc Á, trong đó có nữ diễn viên Kiều Chinh, một trong những ngôi sao nổi bật của điện ảnh Sài Gòn trước 1975.
Bản quyền hình ảnh IMDB Image caption Các diễn viên trong phim The Joy Luck Club
Trong thập niên 70 và 80, đề tài châu Á trên màn ảnh của Hollywood chủ yếu là những bộ phim đoạt giải Oscar về chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của người Mỹ như The Deer Hunter, Coming Home, Full Metal Jacket, Apocalypse Now... và đặc biệt là bộ ba phim của đạo diễn Oliver Stone lần lượt là Platoon, Born on the Fourth of July và Heaven and Earth. Trong đó, bộ phim cuối cùng về đề tài chiến tranh Việt Nam của Oliver Stone là Heaven and Earth (1993) quy tụ một dàn diễn viên gốc Á, với nữ diễn viên gốc Việt Lê Thị Hiệp đóng vai chính, nam diễn viên gốc Campuchia Haing S. Ngor (từng đoạt giải Oscar trong The Killing Field), nữ diễn viên gốc Hoa Trần Xung và cả Dustin Nguyễn. Tuy nhiên, đây là một dự án điện ảnh về chiến tranh Việt Nam không thành công như 2 bộ phim trước đó của Oliver Stone. Và nó vẫn là một bộ phim về đề tài chiến tranh dưới góc nhìn của người phương Tây.
Cũng trong năm 1993 này, hãng phim của Oliver Stone đã bỏ tiền để sản xuất bộ phim The Joy Luck Club lấy đề tài di dân của người gốc Á, mối quan hệ giữa mẹ và con gái cùng những giá trị tinh thần mang tính truyền thống và tâm linh của người Hoa. Bộ phim do đạo diễn Mỹ gốc Hoa Wayne Wang dàn dựng và sử dụng khoảng 90% diễn viên gốc Á, điều chưa từng có tiền lệ ở Hollywood trước đó.
The Joy Luck Club được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên rất thành công của nữ nhà văn gốc Hoa Amy Tan từng nhiều tuần liên lọt vào danh sách best-seller của tờ New York Times. Bộ phim gây được tiếng vang đáng kể ở thời điểm đó, được Hiệp hội phê bình điện ảnh Mỹ (National Board of Review) bình chọn là 1 trong 10 phim hay nhất của năm. Bộ phim đạt doanh thu 33 triệu USD (tính lạm phát khoảng 57 triệu USD ngày nay), được xem là thành công với một bộ phim tâm lý khá nặng nề và không hề dễ xem, đặc biệt là với những chi tiết ẩn dụ văn hóa khó tiếp cận với khán giả Mỹ.

Một số phim Hollywood về Việt Nam

  • The Deer Hunter
  • Coming Home
  • Full Metal Jacket
  • Apocalypse Now
Trong khoảng chục năm sau đó, có thêm một số bộ phim về đề tài châu Á và do diễn viên châu Á đóng chính thành công như Crouching Tiger, Hidden Dragon (2000) của đạo diễn Lý An và Memoirs of a Geisha (2005) của đạo diễn Rob Marshall. Dù được hãng Sony phát hành tại Mỹ nhưng thực chất, Crouching Tiger, Hidden Dragon là một bộ phim kiếm hiệp dã sử của Đài Loan còn Memoirs of a Geishall dựa theo cuốn tiểu thuyết hư cấu về thân phận của các nàng kỹ nữ geishall của Nhật, chúng không đề cập đến câu chuyện đương đại và mang tính cột mốc về những người Mỹ gốc Á như The Joy Luck Club.
Nếu như vậy thì phải đến Crazy Rich Asians vừa mới ra mắt và gây tiếng vang trong tháng 8 vừa qua, đề tài đương đại châu Á và dàn diễn viên người Mỹ gốc Á trong một bộ phim của Hollywood mới được lặp lại, sau đúng 25 năm.
Có điểm gì giống nhau giữa hai bộ phim này? Về nội dung, chúng hoàn toàn khác biệt. Thậm chí là khác biệt đến chóng mặt. Trong The Joy Luck Club, bộ phim đề cập đến thân phận di dân của người gốc Á hay những bi kịch, nghèo đói của họ trong quá khứ mà họ bỏ lại đằng sau để đi tìm "giấc mơ Mỹ". Còn trong Crazy Rich Asians, thế giới của những người siêu giàu châu Á hiện lên với chủ nghĩa tiêu thụ kiểu mới, vừa xa hoa vừa phù phiếm, vừa có sự kiêu hãnh của những kẻ mới giàu (nouveau riche) lẫn mặc cảm của những kẻ bị nhốt chặt trong vòng kềm tỏa của truyền thống và lễ giáo Khổng Tử.

Hollywood đã thay đổi nhận thức như thế nào về châu Á?

Trong The Joy Luck Club, những người mẹ gốc Á tìm mọi cách để biến những đứa con của họ từ những chú vịt thành những nàng thiên nga, đầu tư cho con họ học tiếng Anh và nói giọng Mỹ chuẩn, để người Mỹ không còn coi thường họ, như tự sự của một nhân vật người mẹ ở đầu phim. Còn trong Crazy Rich Asians, bà mẹ của một gia đình siêu giàu có ở Singapore tìm cách để ngăn cấm mối quan hệ giữa con trai bà ta với một cô gái người Mỹ (gốc Hoa); lý do không hẳn là cô ta xuất thân trong một gia đình không "môn đăng hộ đối", mà "tội lớn nhất" của cô là... người Mỹ. Người Mỹ, theo đánh giá của bà ta, là những kẻ ích kỷ, chỉ thích sống tự do, phóng túng và không tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Dàn diễn viên của Crazy Rich Asians
Điểm duy nhất để có thể liên hệ giữa hai bộ phim này, đó là nữ diễn viên kỳ cựu gốc Hoa Lisa Lu, người đóng vai một trong bốn bà mẹ của The Joy Luck Club, nay lại đóng vai bà nội quyền lực trong bộ phim Crazy Rich Asians.
Thời gian 25 năm đủ để biến một người mẹ thành một người bà và nó cũng đủ để làm thay đổi nhận thức của người Mỹ về người châu Á.
Trên thực tế, người Mỹ cũng hoàn toàn nhận thức được sự lớn mạnh về kinh tế của nhiều quốc gia châu Á chứ không còn là những nước thuộc thế giới thứ ba nghèo đói, chiến tranh của vài chục năm trước, điều này được mô tả khá hài hước trong Crazy Rich Asians.
Thời gian 25 năm đủ để biến một người mẹ thành một người bà và nó cũng đủ để làm thay đổi nhận thức của người Mỹ về người châu Á.
Khi Rachel Chu (Constance Wu đóng), nữ giáo sư kinh tế học của Đại học New York theo bạn trai đến Singapore, cô choáng váng trước sự lộng lẫy xa hoa của sân bay Changi và so sánh với nó thì "JFK chỉ bốc mùi hôi hám và bẩn thỉu". Điều này khá tương đồng với một nhận định của tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong một cuốn sách khi ông cho rằng: "khi đến nhiều sân bay ở châu Á, tôi nghĩ đang ở một quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, trong khi ở nhiều sân bay của Mỹ, tôi lại tưởng đang ở một nước thuộc thế giới thứ ba".
Sự xa hoa lộng lẫy của Singapore trong Crazy Rich Asians được mô tả qua những tòa nhà chọc trời che hết cả đường chân trời, khách sạn Marina Bay Sands khổng lồ hiện ra như một Stonehenge hậu hiện đại. Những dinh thự, tư gia của giới siêu giàu nhìn như những lâu đài của Versailles hay thậm chí là Trump Tower. Các bữa đại tiệc lộng lẫy phù phiếm không khác gì trong The Great Gatsby phiên bản mới nhất do Leonardo DiCaprio đóng chính...
Bản quyền hình ảnh WARNER BROS. ENTERTAINMENT INC Image caption Cảnh trong phim Crazy Rich Asians
Đến đây thì ta có thể nhận thấy, dưới góc nhìn của một bộ phim Hollywood, dù hình ảnh của châu Á có sự thay đổi đáng kể về mặt hình thức, nhưng nó vẫn mới chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Họ vẫn theo đuổi các khuôn mẫu giàu có của người phương Tây, từ các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng hoặc bắt chước, từ lối sống hưởng thụ trưởng giả của người phương Tây trong quá khứ.
Thêm vào đó, Crazy Rich Asians, dù là một bộ phim rom-com về châu Á nhưng vẫn mang những dáng dấp đặc trưng của một bộ phim Hollywood thuộc thể loại này. Câu chuyện về mối quan hệ giữa cô nàng Rachel Chu và anh chàng thiếu gia con nhà siêu giàu Nick Young (Henry Golding đóng) là một phiên bản hiện đại của Cinderella.
Ta cũng có thể thấy bộ phim chịu sự ảnh hưởng và kế thừa từ tác phẩm lãng mạn như Kiêu hãnh và định kiến hay Emma của nữ văn sĩ Anh Jane Austen về tinh thần tự chủ và tự trọng của nhân vật nữ, cách cô ta bảo vệ phẩm giá của mình trước sự xúc phạm của người khác. Khi bị xúc phạm và cấm đoán, Rachel Chu đã chủ động hẹn gặp mặt bà mẹ hổ Eleanor (Dương Tử Quỳnh đóng) và đối mặt trực diện với bà ta qua một chiếc bàn chơi mạc chược. Khi Eleanor tỏ vẻ ngạc nhiên, Rachel Chu nói rằng: "Mẹ tôi đã dạy tôi cách chơi mạt chược từ bé. Bà ấy nói với tôi rằng, mạt chược sẽ dạy tôi những kỹ năng sống quan trọng: đàm phán, chiến lược và hợp tác". Cuộc đối mặt tay đôi và tỏ vẻ ngang cơ của Rachel trước bà Eleanor như trận đấu cờ vua kinh điển trong bộ phim The Seventh Seal của đạo diễn Ingmar Bergman cho thấy cô gái này không đơn giản chịu thua cuộc hoặc bị xúc phạm hay thao túng một cách dễ dàng trước bà mẹ hổ của chàng thiếu gia. Một cô nàng châu Á trong một bộ phim lãng mạn kiểu "soap opera" mà chúng ta thường xem của Hàn Quốc chẳng hạn, chắc chắn sẽ khó có được sự mạnh mẽ và tự chủ như thế này.
Hollywood có thể đã thay đổi nhận thức về châu Á, nhưng hình như họ mới chỉ thay đổi về lớp vỏ bên ngoài, còn với những giá trị bên trong, tinh thần Mỹ vẫn còn đậm đặc lắm.
 
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Trước "Crazy Rich Asians", bộ phim rich kid châu Á này cũng "suýt" thay đổi Hollywood

The Joy Luck Club" (Phúc Lạc Hội) với dàn diễn viên gốc Á ra đời năm 1993 đã từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cái nhìn của Hollywood tới những người châu Á. Phải tới hơn 20 năm sau "Crazy Rich Asians" (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á) mới phần nào thực hiện được ước vọng này.
 
Giữa sức lan tỏa tích cực của bộ phim về mối tình giữa một cô nàng trung lưu và một chàng trai giàu "nứt đố đổ vách" Crazy Rich Asians (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á), các nhà làm phim châu Á tại Mỹ đang hân hoan hướng về một tương lai khởi sắc cho sự hiện diện của màu da vàng giữa kinh đô Hollywood. Đặc biệt hơn, cũng trong chính những ngày này, một bộ phận không nhỏ người yêu phim chợt bồi hồi nhớ về một tác phẩm sở hữu dàn diễn viên hoàn toàn là người gốc Á từng làm chao đảo Hollywood 25 năm trước - The Joy Luck Club (Phúc Lạc Hội).
Hội mạt chược "mẹ bỉm sữa" Trung Quốc với nặng gánh lo toan
 
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 2.
Năm 1993, bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên The Joy Luck Club được ra mắt và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ khán giả. Tác phẩm kể về mối quan hệ giữa bốn cô gái Mỹ gốc Hoa và các bà mẹ Trung Quốc của họ đang sống ở San Francisco. Không chỉ khắc họa thành công quá khứ đầy tủi nhục và khổ cực của phụ nữ trong giai đoạn chinh chiến và chia ly thời đó, The Joy Luck Club còn làm nổi bật được tình mẫu tử thiêng liêng trong bối cảnh các nền văn hóa đụng độ, giao tranh giữa dĩ vãng và thực tại.

Phúc Lạc Hội hóa ra lại chứa đựng rất nhiều biến cố
 
Phúc Lạc Hội - tên của cái hội vui vẻ may mắn của bốn bà mẹ di dân nghe thì đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều bi kịch cuộc đời. Bà chủ hội là Suyuan Woo, người gốc Quảng Châu, từng mất con mất chồng trong cảnh chiến tranh li biệt. Các bà biết nhau từ thời 1949, khi mới được nhà thờ bảo lãnh cho định cư. Qua đất Mỹ làm lại cuộc đời, mỗi bà có một cô con gái, cô nào cô nấy được sinh ra và lớn lên tại Mỹ với tư duy Mỹ, lối sống Mỹ, nên thường xảy ra mâu thuẫn gay gắt với các bà mẹ. Họ dù sống trong đủ đầy vật chất không khác gì các "rich kid" nhưng lại phải đối mặt với nhiều khó khăn từ cách biệt văn hóa đến khoảng cách thế hệ trong gia đình.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 4.
Ở một mình thì buồn, bà mẹ Suyan lập ra cái hội mạt chược, thường họp hành ăn uống rồi kể lể chuyện xưa quanh một cái bàn vuông nho nhỏ.
 
Ra mắt ấn tượng nhưng Phúc Lạc Hội lại không "sống thọ" tại Hollywood
Nghe qua, cứ tưởng bộ phim chỉ cần tám nhân vật, nhưng thật ra ta cần nhiều hơn thế để khắc họa rõ nét thứ lằn ranh mong manh giữa sự an nhàn và day dứt trong tâm hồn của từng mảnh đời. Bốn người mẹ khi thì hi ha vui vẻ, khi lại buồn tủi nhớ về những ký ức đau thương từ năm tháng chiến tranh. Có điều, cái hay của The Joy Luck Club là sau tất cả, thứ di sản quý báu mà bộ phim gửi lại khán giả là thông điệp hãy tiếp tục vui vẻ tận hưởng cuộc đời cho dù bạn đã trải qua biến cố lớn đến mức nào. Bộ phim chạm mốc doanh thu 32,9 triệu đô và được yêu thích trong một khoảng thời gian dài sau đó.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 5.
Một cảnh quay "cực phẩm" trong The Joy Luck Club
 
Nữ diễn viên Ming-Na Wen từng trả lời phỏng vấn rằng The Joy Luck Club chính là tấm thẻ xanh đưa cô đến Hollywood. Sau thời điểm năm 1993 cô được mời lồng tiếng cho những nhân vật Disney nổi tiếng như Sofia the First, Mulan và sau này là vai diễn Melinda May trong Agents of S.H.I.E.L.D.
Tuy nhiên, cuộc vui không kéo dài lâu. Diễn viên gốc Á lại tiếp tục quay về thân phận bị "bắt chẹt" tại Hollywood sau một khoảng ngắn ngủi được chú ý đến. Đây quả là một vấn đề nan giải khi gần 90% các nhà sản xuất tại Hollywood là người da trắng, và bằng nhiều cách khác nhau, họ mang theo mình những định kiến về sắc tộc. Thậm chí, một nhà sản xuất đã từng khiến khán giả nước Mỹ phẫn nộ suốt một khoảng thời gian dài vì dám phát ngôn rằng người châu Á nhìn chung diễn xuất kém cỏi và nhạt nhòa. Đáng buồn thay, nhận xét đầy quy chụp và cảm tính như trên lại là một sự thật nhan nhản diễn ra tại kinh đô điện ảnh hằng ngày hằng giờ.
The Joy Luck Club, ra đời năm 1993 đã thất bại trong việc cải tạo lại cái nhìn đầy thành kiến của Hollywood với người châu Á như thế. Đó không phải là lỗi của nhà làm phim và các diễn viên, họ đã làm hết sức của mình.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 6.
The Joy Luck Club khiến người Mỹ ngỡ ngàng vì đem lên màn ảnh dàn diễn viên đa số là người châu Á.
 
Khuôn mẫu định kiến mà Hollywood áp đặt lên người châu Á trên màn ảnh
 
Trước sự xuất hiện của The Joy Luck Club, những nhân vật châu Á đều được đưa lên màn ảnh Hollywood với các khuôn mẫu giống hệt nhau. Họ, hoặc là phải rất tinh tường võ thuật, hoặc là những mọt sách giỏi toán hay thậm chí chỉ là người vô danh chuyên làm người đứng sau - đối lập hoàn toàn với các nhân vật da trắng thú vị, giỏi giang, giàu có. Định kiến chủng tộc của phần lớn nhà sản xuất phim Hollywood đã tạo nên một hình tượng người châu Á nhạt nhòa giữa trời Tây. Sự nghèo nàn, khuôn sáo ấy là những định kiến sai lầm về người da vàng.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 7.
Lisa Lu là một trong những bà mẹ của The Joy Luck Club đã từng rất chật vật tại Hollywood
 
Nữ diễn viên Lisa Lu, người đóng vai bà mẹ An-Mei trong The Joy Luck Club, đã trải nghiệm thực trạng cay đắng ấy từ rất lâu. Năm 1958, bà bị buộc phải nhường vai chính cho một nữ diễn viên da trắng, Judith Braun, trong một tập phim của series Shirley Temple’s Storybook. Bà tâm sự rằng mình đã vô cùng thất vọng khi ở Hollywood không có lấy nổi một kịch bản nào mô tả chính xác về người Trung Quốc theo một cách thông thường nhất.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 8.
Lisa Lu (đứng giữa) - bà mẹ trong The Joy Luck Club, cũng góp vai nhân vật bà ngoại chàng Nick trong Crazy Rich Asians
 
Theo một thống kê của tờ New York Times, dù cho diễn viên da màu - bao gồm người châu Á - có được chọn để bước lên màn ảnh rộng đi chăng nữa cứ trung bình mỗi 20 người thì sẽ có 15 người vào vai tội phạm hoặc mất nhân cách, thậm chí 7/20 diễn viên nữ phải vào vai bị bạo hành hay ức hiếp. Bằng cách này hay cách khác, những nhân vật có nguồn gốc da màu nói chung đều bị quy vào hình ảnh không mấy tốt đẹp và tươi sáng tại đất vàng điện ảnh thế giới.
 
Crazy Rich Asians và những chiến thắng đầu tiên cho người châu Á
 
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 9.
Những điều The Joy Luck Club chưa làm được, hơn 20 năm sau đã có Crazy Rich Asians tiếp tục hành trình
 
Thứ mà Joy Luck Club không làm được là cải tạo lại quan điểm của Hollywood về người châu Á, dường như đang được Crazy Rich Asians tiếp nối. Cốt truyện mang đậm nét Á Đông được nhào nặn thành hình bởi ekip chuyên nghiệp nơi trời Tây đã khiến Crazy Rich Asians (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á) trở thành một "món mới" lạ miệng giữa bàn tiệc phim ảnh đang muốn bão hòa hiện nay. Hàng loạt các nghệ sĩ, nhà sản xuất gốc Á tại Mỹ đã sử dụng hashtag #AsianAugust trên mạng xã hội trong suốt những ngày gần đây để ăn mừng cho việc "hội châu Á" tỏa sáng đầy tự hòa trong tháng 8 - tháng ra mắt chính thức trên thế giới của bộ phim toàn diễn viên gốc Á góp mặt.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 10.
Crazy Rich Asians khiến khán giả tự hào
 
Người châu Á trên màn ảnh Hollywood giờ đây không còn bị đóng khung trong các vai mọt sách, kiếm hiệp, kiều nữ nữa, mà họ có thể là những tài phiệt giàu có, những rich kid có cuộc sống xa hoa không thua gì các ông hoàng bà chúa da trắng. Quan trọng hơn, họ được là trung tâm của câu chuyện, nói lên tiếng nói của mình, kể câu chuyện của mình.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 11.
Những phản hồi tích cực của cả giới chuyên môn lẫn khán giả đại chúng về hiện tượng Crazy Rich Asians đang mở ra một tương lai mới cho người châu Á tại thị trường phim ảnh số một thế giới. Một thế giới thu nhỏ sẽ không để yên cho chỉ một thứ giá trị "lên ngôi vương" và thôn tín tất cả, mà xu hướng toàn cầu này sẽ biến văn hóa thành một chiếc bánh ngọt được cắt thành nhiều phần càng đều nhau càng tốt. Có lẽ, phong trào đòi thay đổi nhận thức về nhân vật châu Á đang chọn đúng điểm rơi.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 12.
Trước thành công của Crazy Rich Asians vào mùa hè này, dòng chảy điện ảnh châu Á giữa lòng Hollywood dường như đã có thay đổi khởi sắc.
 
Ngoài Crazy Rich Asians thì các phim chiếu rạp ngày nay cũng đang dành ra nhiều cơ hội hơn cho người gốc Á. Trong ngành công nghiệp điện ảnh nói chung, sự hiện diện của các nhà điều hành châu Á tại các studio lớn - như Kevin Tsujihara tại Warner Bros. - cùng với sức mạnh ngày càng gia tăng của phòng vé Trung Quốc đã dẫn đến xu hướng tạo ra nhiều câu chuyện lấy nhân vật gốc Á làm trung tâm hơn. Mới đây nhất, có thể kể đến The Meg – bom tấn về lũ cá mập từ thời tiền sử nhào lên bờ tấn công con người – đã đưa hẳn Lý Băng Băng làm nữ chính.
Trước Crazy Rich Asians, bộ phim rich kid châu Á này cũng suýt thay đổi Hollywood - Ảnh 13.
Lý Băng Băng trong bom tấn "The Meg" không hề lép vế tài tử Jason Statham.
 
Trên địa bàn màn ảnh nhỏ, những diễn viên gốc Á cũng đang dần có được sự công nhận xứng đáng. Một kỷ nguyên bùng nổ của truyền hình đã dẫn đến một thế hệ nhà sản xuất có tư duy cạnh tranh mới mẻ. Họ trao cơ hội cho một nhóm đa dạng các diễn viên, tạo nên những sự pha trộn văn hóa thú vị rồi nhận được sự hưởng ứng to lớn từ phía khán giả. Ví dụ, ba trong số các cô con gái của The Joy Luck Club hiện đều góp mặt trong những series truyền hình thành công như Ming-Na Wen trong Agents of S.H.I.E.L.D, Lauren Tom của Andi Mack và Tamlyn Naomi Tomita đang là nữ chính của loạt phim khá ăn khách The Good Doctor.
 
Có thể nói Crazy Rich Asians đã viết tiếp giấc mơ còn dang dở của The Joy Luck Club, nhưng lần này nó không đơn độc. Hợp lực với bộ phim rich kid châu Á này là lực lượng đông đảo các diễn viên gốc Á đã được đào tạo bài bản, có tài năng và kinh nghiệm diễn xuất. Cùng với đó là các dự án mà Hollywood thực sự mong muốn khai thác cuộc sống của người châu Á và áp lực thay đổi quan niệm suy nghĩ lỗi thời.
Crazy Rich Asians (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á)
 
    Sưu tầm & tổng hợp
 
 by Nguyễn Ngọc Quang   
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %05 %507 %2020 %07:%06
back to top