Bộ Trang Sức Của Một Vương Phi Thời Nhà Nguyễn

Bộ Trang Sức Của Một

Vương Phi Thời Nhà Nguyễn

Nhà sưu tầm cổ vật Vũ Kim Lộc ở Sài Gòn vốn xuất thân từ nghề kim hoàn. Vì thế, những món đồ cổ bằng vàng, bạc và đá quý… luôn được anh quan tâm sưu tầm và nghiên cứu. Anh đã từng sưu tập được những cổ vật Champa, cổ vật Óc Eo hay cổ vật triều Nguyễn… bằng vàng, xứng đáng liệt hạng quốc bảo. Nhưng có lần anh nói với tôi: “Cổ vật bằng quý kim của Champa, Óc Eo hay của các triều đại phong kiến Việt Nam tôi gặp khá nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ được cầm trên tay một món đồ vàng thời chúa Nguyễn. Trong khi, nghề kim hoàn lại là một thành tựu nổi bật của nền thủ công truyền thống thời chúa Nguyễn”.

* Vàng và nghề kim hoàn thời chúa Nguyễn

Đàng Trong vốn là “vùng đất của vàng”, nơi mà các tiền nhân Champa, Óc Eo… đã tạo nên biết bao kiệt tác nghệ thuật bằng quý kim vẫn còn lưu truyền cho đến đời nay. Vì thế, các chúa Nguyễn đã thực thi những chính sách để phát triển nghề khai thác vàng và nghề kim hoàn. Theo sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn vào năm 1776, thì các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cấp phát lương thực, tiền công cho người dân để khuyến khích họ đi tìm vàng, khai thác vàng cho nhà nước.

Các chúa cũng không hạn chế người dân buôn vàng và tự túc khai thác vàng, mà chỉ thu thuế và tạo điều kiện cho họ được kinh doanh và khai thác. Nhà nước cũng lập các đội tìm vàng chuyên nghiệp, giao cho các tướng lĩnh phụ trách. Không chỉ tìm vàng ở các vùng mỏ trong đất liền, các chúa Nguyễn còn lập đội Hoàng Sa, phái người đi đến các vùng biển đảo như Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa để thu nhặt vàng bạc, hàng hóa từ các tàu thuyền của nước ngoài bị đắm trong các vùng biển này. T

Triều đình nhà chúa còn lập 3 cơ quan gồm: Nội lệnh sử ty chuyên đi thâu nhận vàng, Ngân tượng ty chuyên việc tinh luyện vàng bạc và Nội kim tượng cục chuyên chế tác vàng thành phẩm và làm đồ trang sức để phục vụ cho nội cung và xuất khẩu. Theo các nguồn sử liệu viết về thời kỳ này, thì vào năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho xuất khẩu sang Nhật Bản 50 cái bát và 50 cái đĩa, một nửa làm bằng vàng và một nửa làm bằng bạc. Cuốn hồi ký Hải ngoại kỷ sựcủa Thích Đại Sán, một nhà sư người Trung Hoa có mặt ở Đàng Trong dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu, chép rằng các chúa Nguyễn dùng toàn đồ làm bằng vàng và bạc, chế tác rất công phu, còn các hạng người sang trọng thì mũ mão và yên cương ngựa của họ đều được trang sức bằng vàng bạc. Đàn bà con gái đều mặc hàng tơ lụa, cổ áo thêu hoa, coi vàng bạc như cát, lúa thóc như bùn.

* Bộ trang sức của một vương phi thời chúa Nguyễn

Bác sơn bằng vàng trang trí trên mũ vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Hình chim phượng bằng vàng gắn trên bác sơn. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

 

Một ngày, tôi vào Sài Gòn, ghé nhà Vũ Kim Lộc, anh khoe với tôi bộ ảnh chụp những món trang sức bằng vàng và bảo: “Đây là những cổ vật bằng vàng đầu tiên của thời chúa Nguyễn mà tôi tận mắt chứng kiến. Theo tôi, đây là trang sức của một bà phi đời chúa Nguyễn Phúc Khoát”.

Bộ trang sức gồm một cái bác sơn bằng vàng để gắn trên chiếc mũ của các bậc vua chúa; 12 chiếc trâm hoa; 1 chiếc trâm phượng và 2 chiếc vòng tay, đều làm bằng vàng, gắn đá quý. Tất cả đều rất tinh xảo và sang trọng.

Bác sơn là một dải trang sức, thường làm bằng quý kim, được chạm trổ công phu, trang trí cầu kỳ, để gắn lên mũ của vua, hoàng hậu, quan lại, quý tộc thời xưa. Chiếc bác sơn này dài 18,5 cm, nặng 42 g, được làm từ một miếng vàng mỏng, chạm lộng hình tản vân và văn thủy ba, làm nền cho các đồ án trang trí đính kèm gồm 3 hình chim phượng và 3 cụm hoa lá. Nhìn vào bố cục trang trí của các đồ án đính kèm, có thể nhận thấy số cụm hoa lá lẽ ra phải là 4, nhưng có lẽ cụm hoa lá ở ngoài cùng bên phải bác sơn đã bị thất lạc. Trên bác sơn còn có một hàng lỗ nhỏ, là nơi đã từng gắn các viên đá quý hoặc trân châu nhưng đã bị mất. Vì đồ án trang trí chủ đạo trên bác sơn là hình chim phượng, nên theo điển chế ngày xưa, thì đây là bác sơn trên chiếc mũ của hoàng hậu, vương phi.

Bộ trâm hoa gồm 12 chiếc, dài từ 9,4 cm đến 12 cm, tạo dáng như những cánh hoa. Phần đầu của những chiếc trâm là những cụm hoa lá bằng vàng, được tô điểm bởi những viên đá quý màu ngọc bích. Có 4 loài hoa được thể hiện trên bộ trâm, trong đó có hai loài hoa được nhận diện là hoa mai và hoa cúc. Phần chuôi để cài vào mái tóc của 12 chiếc trâm hoa này được làm bằng bạc.

Chiếc trâm hoa mai của vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Chiếc trâm hoa cúc của vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Chiếc trâm phượng hoàn toàn làm bằng vàng, dài 14,25 cm, nặng 15 g. Phần đầu trâm thể hiện hình chim phượng đang ngậm chiếc lồng đèn rất tinh xảo. Thân chiếc trâm cũng chính là thân và đuôi của chim phượng, được tạo thành hai nhánh và hơi cong xuống ở phần đuôi. Đầu chim phượng được thể hiện rất sắc sảo, với mỏ quặp, mắt và đuôi mắt dài, có bờm ở trên đầu, dưới cằm và sau cổ. Mỏ chim phượng ngậm chiếc lồng đèn có tán che bên trên, khánh treo bên dưới và những chùm hoa văn treo xung quanh.

Chiếc trâm phượng bằng vàng của vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Bộ vòng tay gồm 2 chiếc, một chiếc có đường kính 6,18 cm, nặng 20,17 g, chiếc kia có đường kính 6,41 cm, nặng 20,36 g. Tất cả đều làm bằng vàng. Thân vòng đúc rỗng, mặt ngoài có 16 lỗ tròn, nổi trên nền hoa văn hình cánh hoa liên hoàn. Những lỗ tròn này là nơi gắn các viên đá quý nhằm tăng thêm giá trị của chiếc vòng. Phần khóa của chiếc vòng là một đồ án trang trí hình hai con rồng chầu một hạt châu (hay hạt đá quý) nay đã bị thất lạc.

Vòng tay bằng vàng của vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Đồ án lưỡng long trên vòng tay vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Hạt pha lê khảm trên vòng tay vương phi. Ảnh: Vũ Kim Lộc.

Bộ trang sức này được tạo tác một cách công phu với kỹ thuật điêu luyện chứng tỏ trình độ tay nghề của nghệ nhân chế tác món đồ này thuộc vào hạng thượng thừa. Đối chiếu các kiểu thức trang trí có trên bộ trang sức này với những miêu tả trong các nguồn sử liệu viết về mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ thời chúa Nguyễn, đồng thời so sánh với những kiểu thức trang trí trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1715), trên trán bia mộ của bà Chiêu phi họ Nguyễn (một vương phi thời chúa Nguyễn) ở Quảng Trị) và trên trán bia mộ bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ (vợ chúa Nguyễn Phúc Khoát) ở Huế, tôi đồng tình với ý kiến của Vũ Kim Lộc rằng đây là bộ trang sức của một vương phi thời chúa Nguyễn.

Đồ án chim phượng trang trí trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, đúc năm 1715. Ảnh. Trần Đức Anh Sơn.

Đồ án chim phượng chầu mặt trời trên trán bia Nguyễn Chiêu phi. Thác bản của Nguyễn Phước Bảo Đàn.

Bản dập đồ án chim phượng chầu mặt trời trên trán bia mộ Nguyễn Chiêu phi.

Thác bản của Nguyễn Phước Bảo Đàn.

Đồ án chim phượng chầu mặt trời trên trán bia mộ Chiêu Nghi Trần Thị Xạ.

Thác bản của Nguyễn Phước Bảo Đàn.

 

Và đây cũng là bộ bảo vật đầy đủ nhất và quý hiếm nhất của thời chúa Nguyễn mà giới nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Việt Nam từng biết đến từ trước tới nay.

Nguồn :Trần Đức Anh Sơn

 

Chiêm ngưỡng trang sức quý hiếm của người cổ xưa

Những chiếc vòng cổ, vòng tay xâu bằng vỏ gỗ nhuyễn thể của cư dân Bàu Tró cách đây ngót 5.000 năm; cho đến những đồ trang sức hoàng gia thời Nguyễn bằng vàng được trang trí vô cùng tinh xảo được TTBTDT cố đô Huế trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đó là những chiếc vòng cổ, vòng tay xâu bằng vỏ nhuyễn thể của cư dân Bàu Tró cách đây ngót 5.000 năm.

Bao tay bằng đồng (văn hóa Đông Sơn)

Nhẫn khắc chữ Phạn (bằng vàng), nhẫn nạm đá quý - văn hóa Óc Eo thế kỉ thứ 4 đến thế kỉ thứ 8.

Chuỗi hạt bằng đá quý của văn hóa Đồng Nai.

Hoa tai nạm đá quý thế kỉ 19, 20 (cổ vật Cung đình triều Nguyễn).

Nhẫn được chế tác tinh xảo

Ngọc như ý thế kỉ 19 (cổ vật Cung đình triều Nguyễn).

Thẻ bài "Cơ mật đại thần" bằng vàng nạm đá quý (niên hiệu Thành Thái)

Khay và hộp đựng phấn thế kỷ 19

Hộp đựng nữ trang bằng bạc thế kỷ 19.

 

TRANG PHỤC HOÀNG GIA

NHÀ NGUYỄN

Chiếc mũ vua nhà Nguyễn đội khi thiết triều

Bộ mặt của một nhà nước phong kiến ngoài kinh tế, chính trị, giáo dục còn thể hiện trong văn hóa mặc. Mỗi một triều đại đi qua đều để lại những dấu ấn riêng biệt về phong cách, đặc điểm trang phục cung đình, và hoàng gia triều Nguyễn cũng vậy. về vấn đề y phục ở triều đại này còn được biên soạn trong quyển 78 và 242 để luận về việc ăn mặc của các bậc vua chúa, quý tộc, tập hợp trong Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ.

Trang phục của các thành viên trong Hoàng tộc đều được may từ loại vải cao cấp, triều đình nhà Nguyễn phải mua từ Trung Quốc, trong đó gấm đoạn thường mua ở Nam Kinh và Giang Nam. Theo ghi chép của tác giả G. Devéria trong cuốn “Histoire des Relations de la Chine avec l’Annam – Việtnam du XVIe au XIXe siècle”, khi sứ thần nhà Nguyễn khi đến Nam Kinh để mua lụa, triều đình nhà Thanh không phản đối, nhưng đây lại là hoạt động mua bán tư nhân, các nhà buôn bản địa đã lợi dụng để tăng giá vọt lên. Việc này đã gây tranh cãi nên quan lại phải nhúng tay vào. Kể từ đó, nhà Thanh buộc sứ thần An Nam nộp cho nhà chức trách danh sách mặt hàng cần mua.

Chính quyền Trung Hoa sẽ chịu nhiệm vụ mua hàng cho các sứ thần. Thế nhưng, trước nay nhà Thanh nói riêng và Bắc triều nói chung luôn coi nước Việt là chư hầu nên không muốn bán gấm lụa màu vàng (màu  Long bào của Hoàng đế Trung Hoa) cho phía Việt Nam. Bởi vậy, từ thời Thiệu Trị về sau, nhà Nguyễn đã đặt hàng ở Hà Đông, các hộ chuyên dệt lụa, gấm màu vàng phục vụ cho triều đình. Nhà nước cũng có thêm nguồn vải lụa khác khi yêu cầu các hộ dệt vải lụa truyền thống ở một số vùng khác nộp các sản phẩm dệt cao cấp thay cho tiền thuế.

Vàng bạc, đá quý … là những phụ kiện ưa thích của hoàng gia Nguyễn, gắn lên trang phục để tôn lên vẻ sang trọng và uy nghiêm. Trong sách Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ có ghi, chiếc mũ mà vua đội lúc thượng triều bàn việc lớn được gắn 31 hình rồng bằng vàng; 30 đóa hoa vuông tọa trên khảm ngọc, đính thêm 140 hạt kim cương và trân châu. Còn mũ của hoàng hậu có 9 con rồng, 9 con phượng bằng vàng, 4 trâm bạc có gắn tổng cộng 198 hạt trân châu cùng 231 hạt pha lê… Tất cả đều là sản phẩm thượng hạng.

Họa tiết

long-bao-vua-dong-khanh
Chiếc long bào của Vua Đồng Khánh được phục chế lại

Áo và mũ vua có thêu hình rồng, áo các hoàng nam là lân, trang phục hoàng hậu thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đuôi), áo công chúa thêu chim loan (khác chim phượng ở chỗ chỉ có 1 dải đuôi). Cùng là rồng nhưng rồng trên áo vua thì có 5 móng; trên áo của Thế tử là rồng 4 móng. Và nếu trên áo vua, hậu trang trí những con rồng có dáng vẻ uy nghi, đường bệ thì trên áo mũ của hoàng thân, tôn tước chỉ được phép là những con mãng, con giao (các hóa thân ở thứ bậc thấp hơn của rồng). Trên áo mão của hoàng thái hậu và hoàng hậu trang trí hoa văn đoàn phượng (tức chim phượng uốn lượn trong hình tròn), với những đường nét sinh động, được thêu dệt công phu thì trên áo của công chúa và cung giai đã được biến tấu thành chim loan, chi tiết đi kèm cũng không nhiều bằng. Ngoài ra còn có họa tiết là chữ Hán và cũng có sự phân hóa. Với áo vua, các chữ Phúc, Lộc, Thọ được theo nổi, to rõ theo lối chữ triện, được nạm trân châu hay thêu kim tuyến. Trong khi các chữ này trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên mặt vải, thường phác họa bằng chữ chân và không đính gì.

Phân loại

Xét về mục đích, hoàn cảnh, thời tiết thì trang phục của vua chúa được chia ra thành các loại: trang phục đại triều hay thường triều; trang phục nghi lễ hay thường phục; trang phục các mùa… với những tên gọi khác nhau. Nói tới nghi lễ nhất định không thể nhắc tới lễ tế Nam Giao. Trong dịp này, áo gọi là cổn, màu đen, tay áo được may rất rộng, thêu lưỡng long triều nhật dọc theo hai vạt trước, đầu vua đội miện (chính là mũ). Trong hội tịch điền, đích thân nhà vua sẽ phải xuống ruộng, trang phục bớt rườm ra, phô trương hơn. Đó là  áo sa kép màu gạch non, có các chi tiết rồng nhỏ ẩn mình trong mây.

 

Có thể khẳng định phục sức hoàng tộc Nguyễn phải tuân theo những quy định rất nghặt nghèo, phân định rõ ràng vai vế, thứ bậc, đẳng cấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn về sau, trang phục của các vị vua không những không mang hồn nước, hồn dân tộc mà còn pha tạp. Điển hình là phong cách ăn mặc lòe loẹt, dị hợm của vua Khải Định.  Trong khi áo  thêu rồng, mây, sóng nước chằng chịt thì cổ tay lại giống áo sơ mi. Đầu đội nón chóp. Chân đi giầy da đen bóng kiểu Âu nhưng lại thêu rồng. Đeo kiếm Tây nhưng vỏ kiếm lại chạm các hình hoa lá phương Đông… Trang phục vua chúa nhà Nguyễn dần dần thụt lùi bởi mất đi chất văn hóa, mà thay vào đó là sự phô trương thái quá.

 

Hình ảnh trang phục hoàng gia nhà Nguyễn

 

Trang phục của Vua

 

long-bao-vua
Long bào vua mặc khi thiết lễ đại triều
hoang-bao-vua
Hoàng bào Vua mặc khi thường triều
long-con-vua
Long cổn Vua mặc trong các buổi tế lễ ở các miếu
long-con-vua
Long cổn Vua mặc trong lễ tế Nam Giao, tức lễ tế trời đất, lễ tế quan trọng nhất của triều đình

Trang phục của Hoàng Hậu và Hoàng Thái Hậu

phuong-bao-hoang-hau
Phượng bào Hoàng Hậu mặc lúc thiết lễ đại triều
doan-phuong-nhat-binh-hoang-hau
Đoàn phượng nhật bình Hoàng Hậu mặc khi thường triều
ao-sa-kep-xuan-ha-hoang-hau
Áo sa kép xuân hạ của Hoàng Hậu
ao-sa-kep-xuan-ha-cua-hoang-thai-hau
Áo sa kép xuân hạ của Hoàng Thái Hậu mẹ của Vua

Trang phục của Hoàng Tử và các Công Chúa

mang-bao-hoang-tu
Mãng bào Hoàng Tử mặc lúc thiết lễ đại triều
mang-lan-hoang-tu
Mãng Lan, Hoàng Tử mặc trong các buổi lễ
ao-sa-kep-cua-hoang-tu
Áo sa kép của Hoàng Tử
ao-doan-loan-nhat-binh-cua-cong-chua
Áo đoàn loan nhật bình của công chúa
ao-sa-kep-xuan-ha-cua-cong-chua

Nguồn Lịch sử vn

 

Kim Quy st

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %08 %707 %2018 %11:%09
back to top