Phong tục cưới hỏi của người Huế

Phong tục cưới hỏi của người Huế

Lan Chi sưu tầm

Nếu như phong tục cưới hỏi của người miền Nam đơn giản, chân chất như chính con người của họ thì phong tục cưới hỏi của người Huế, xứ sở cung đình, lại có phần cầu kỳ hơn, nhất là trong phần nghi lễ. Đám cưới Huế có các nghi lễ kéo dài có thể đến hết ngày đêm: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu ở nhà gái và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế có quan điểm: “Trọng lễ nghi, khi (khinh) tài vật” nên mọi bước diễn ra trong đám cưới phải được tuân thủ một cách có trình tự và quy cũ. Trước các ngày lễ cưới hỏi, người Huế thường lên chùa nhờ những vị sư thầy hoặc tìm những người thầy bói để xem quẻ, coi ngày lành tháng tốt. Sau khi đã xin được ngày, hai gia đình sẽ có một buổi gặp gỡ đơn giản để bàn việc cưới hỏi. Trong việc này, đôi bạn trẻ cũng có thể chủ động nhưng phải được gia đình cả hai bên thông qua.

Lễ ăn hỏi gọn nhẹ với trà và bánh ptch 03

Đám hỏi ở Huế thường tổ chức tiệc trà gọn gàng, đơn giản. Gia đình hai bên gặp gỡ thân mật, giới thiệu đôi bạn trẻ trước bà con họ hàng đại diện của hai họ. Lễ vật cưới của người Huế tối giản chỉ ở mâm cau trầu, nến tơ hồng, bánh phu thê và rượu trà. Những gia đình khá giả hơn có thể có thêm bánh kem, bánh bông lan… Hiện nay một vài gia đình cũng chuẩn bị thêm lợn quay như mọi nơi. Trong lễ rước dâu, những phù rể là người chịu trách nhiệm bưng mâm quả sang nhà gái và đặc biệt là có hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Người Huế quan điểm, 2 đứa trẻ phải là 1 nam, 1 nữ tuổi tương đương nhau thể hiện sự xứng lứa vừa đôi của đôi bạn trẻ. Nhiệm vụ của phù dâu, phù rể nhí này là đi trước rước đèn, rải hoa.

Phù dâu, phù rể “nhí” giữ vai trò quan trọng

không kém trong ngày vui của uyên ương

Trong đêm tân hôn, cặp uyên ương phải làm lễ “giao bôi hợp cẩn”. Phong tục này bị ảnh hưởng từ lễ giáo phong kiến của người Trung Hoa xưa kia. Người Huế còn có tập tục để 12 miếng trầu trong phòng tân hôn cùng với gừng và muối. Nhiệm vụ của cô dâu chú rể phải nhai hết 12 miếng trầu ấy. Người Huế cho rằng 12 miếng trầu ấy tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp của một năm đầu tiên và 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp tính theo âm lịch. Đối với gừng và muối, người Huế dựa theo quan điểm dân gian “gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau” với hy vọng nó sẽ giúp cho các cặp đôi luôn gắn bó.ptch 04

Sau đêm tân hôn 3 ngày, nhà trai sẽ sang nhà gái làm lễ “lấy mặt”. Lễ này có ý nghĩa là sau ba ngày chung sống, nhà trai chấp nhận cô gái chính thức về làm con dâu của mình. Lễ lấy mặt diễn ra đơn giản, hai nhà ngồi lại với nhau, ăn bánh và uống trà. Hiện nay thay vì uống trà, có nhiều gia đình pha cà phê mời nhà trai thưởng thức.                                                                                     

Hai họ phát biểu trong lễ lấy mặt

Một điều không kém phần quan trọng trong nghi lễ cưới của người Huế đó là việc chọn phù rể, phù dâu. Phù rể, phù dâu phải là những người năng động, hoạt bát, vui vẻ và quan trọng là chưa có vợ chồng. Hiện nay một số lễ cưới của người Huế tổ chức ở các nhà hàng tiệc cưới nên phần nhiều những lễ nghi bị rút ngắn. Tuy nhiên ở mức độ nào đó vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản nhất đó là tuần tự các nghi lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu ở nhà gái và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai.

                                           Phần lớn các gia đình ở Huế chọn nhà hàng làm địa điểm cưới

Nhìn chung, tính cầu kỳ trong ngày cưới của người Huế chủ yếu ở cung cách hành xử. Họ đối đáp nhẹ nhàng, lịch sự, không to tiếng, nóng nảy sợ ảnh hưởng đến ngày vui của yên ương. Thông gia hai bên thường hỏi han nhau ân cần, thận trọng. Trong lễ cưới, chủ hôn và gia đình hai bên trình bày rất khuôn sáo, không để sót bất kỳ ai. Xét về một mặt nào đó, đám cưới của người Huế nói riêng và của người miền Trung nói chung ngoài phần nghi lễ cưới ra thì cũng không khác gì mấy so với phong tục cưới hỏi của người miền Nam. Cả hai đều giữ được nét đơn giản, không quá phô trương, tiết kiệm. Và đặc biệt là trong cưới hỏi, dù là vùng miền nào, điều quan trọng nhất vẫn là hạnh phúc của đôi uyên ương!

Nét riêng trong phong tục cưới hỏi người Huế

Ăn gừng cay, muối mặn để căn dặn đôi uyên ương dù đời sống sau này có cơ cực, thiếu thốn hay giàu sang, quyền quý cũng đừng quên những ngày tháng thuở ban đầu mặn nồng bên nhau. ptch 07

Cố đô Huế từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà còn thu hút đông đảo du khách quốc tế. Huế đẹp không chỉ bởi những cảnh sắc thiên nhiên trữ tình, lãng mạn; không chỉ bởi những lăng tẩm, đền đài nguy nga, tráng lệ, không chỉ bởi những công trình kiến trúc trên nền “kiến trúc tạo cảnh” lộng lẫy, mà Huế còn quyến rũ bởi những nét độc đáo khác. Đó chính là nét văn hóa riêng của người Huế. Nói tới Văn hóa của người Huế là ta nói tới nét thanh lịch, tinh tế, và dịu dàng; nói tới sự chừng mực, khiêm tốn và kín đáo. Đặc biệt, trong giao tiếp, ứng xử người Huế thường có sự chừng mực, cách ứng xử hòa nhã với từng mối quan hệ. Sự chừng mực trong văn hóa Huế còn thể hiện ở nét trầm tĩnh, điềm đạm của người Huế. Chính vì vậy mà đám cưới của người dân sứ Huế cũng có những nét khác biệt mang đậm dấu ấn vùng miền.ptch 08

Cũng như những địa phương khác trên cả nước, đám cưới của người Huế cũng đã được đơn giản bớt các nghi lễ và thủ tục cưới hỏi nhưng vẫn phải giữ lại ba nghi lễ quan trọng: lễ Dạm ngõ, lễ Ăn hỏi và lễ Cưới. Cũng như nét tính cách bình dị, khiêm nhường của người dân, đám cưới của người Huế thường không diễn ra quá rầm rộ, phô trương. Các thủ tục thường phải diễn ra theo đúng thứ tự nghiêm ngặt nhưng lễ vật trong ngày cưới thường không quá được coi trọng. Bởi người Huế quan niệm : “trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật”.ptch 09

Đặc biệt, người Huế không có tục thách cưới, vì vậy tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà sính lễ trong ngày cưới có thể có thêm một vài lễ vật khác nhau. Nhưng lễ vật trong ngày cưới thường phải có trầu cau, chè thuốc, bánh phu thê và một cặp nến gọi là nến tơ hồng.ptch 10

Trong đám cưới của Huế phải có sự giới thiệu đầy đủ các thành phần tham dự hôn lễ, tránh để thiếu sót một ai bởi như đã nói ở trên, người Huế rất coi trọng lễ nghi. Đám cưới thường phải có phù dâu, phù rể và hai em bé có nhiệm vụ rước đèn đi trước. Hai em bé này phải có độ tuổi và chiều cao cân xứng, nét mặt vui tươi; còn các phù dâu, phù rể phải là những người chưa vợ chưa chồng, tính tình vui vẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn.ptch 11ptch 13

Một nét riêng khá thú vị là trong phòng tân hôn của cô dâu chú rể được bày sẵn một khay đựng mười hai miếng trầu, rượu giao bôi, đĩa muối và gừng. Uống rượu giao bôi trong đêm tân hôn là nét văn hóa phong kiến du nhập từ Trung Quốc vẫn còn thịnh hành ở nhiều vùng miền trong cả nước. Bên cạnh đó, trong đêm tân hôn, cô dâu chú rể ở Huế phải nhai hết mười hai miếng trầu với mong muốn đôi vợ chồng mới có đời sống hôn nhân hòa hợp, hạnh phúc trong tất cả mười hai tháng của năm. Ăn gừng cay, muối mặn để căn dặn đôi uyên ương dù đời sống sau này có cơ cực, thiếu thốn hay giàu sang, quyền quý cũng đừng quên những ngày tháng thuở ban đầu mặn nồng bên nhau.

Lễ vật ăn hỏi gồm những gì?

ptch 14

Lễ ăn hỏi được cho là nghi lễ quan trọng thứ hai sau lễ cưới. Trong ngày lễ ăn hỏi chú rể và gia đình nhà trai sẽ cử đại diện mang sính lễ sang nhà gái để bày tỏ mối thiện tình muốn kết nghĩa thông gia. Đồng ý tổ chức lễ ăn hỏi và đón tiếp nhà trai nghĩa là nhà gái cũng đã đồng ý chàng con rể tương lai. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ cho các con. Sính lễ trong ngày ăn hỏi được người xưa coi là một phần lễ vật để nhà trai tỏ lòng biết ơn tới các bậc phụ huynh của cô dâu vì đã có công sinh thành, dưỡng dục và đồng ý gả con gái đi. Dù lễ ăn hỏi ngày nay đã có những thay đổi theo phong trào cưới hỏi mới, nhưng lễ vật trong ngày ăn hỏi vẫn phải bao gồm những sính lễ quen thuộc.

1. Trầu cau

Trầu cau từ lâu đã tồn tại trong dân gian với ý nghĩa là cặp hình tượng biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó. Chính vì vậy sính lễ trong lễ ăn hỏi không thể thiếu trầu cau.ptch 15

2. Cặp bánh âm dương

Lễ vật trong ngày ăn hỏi thường phải có cặp bánh âm dương. Gọi là cặp bánh âm dương không có nghĩa sính lễ chỉ bao gồm một cặp bánh mà nó mang ý nghĩa các loại bánh đem sang nhà gái phải là nhiều cặp bánh có đôi có cặp. Một số tỉnh thành chọn bánh cốm và bánh phu thê (còn gọi là bánh su sê), trong khi đó một số địa phương khác lại chọn bánh chưng và bánh dày làm lễ vật mang sang nhà gái trong ngày ăn hỏi.

3. Chè, thuốc và rượu

ptch 17

Chè, thuốc và rượu là những sính lễ thường thấy trong ngày ăn hỏi. Tùy vào từng vùng miền mà lễ vật là các loại chè, thuốc và rượu khác nhau, ví dụ như chè thì có chè ướp hương bưởi, chè hương sen, chè Ô Long,…

4. Gà hoặc lợn quay

Một số tỉnh thành phía Bắc thường chọn cặp gà sống (một trống một mái) để mang sang nhà gái, một số địa phương khác trong đó có Hà Nội và hầu khắp các tỉnh miền Nam lại chọn lợn sữa quay.ptch 18

5. Một số lễ vật khác

ptch 19

Vào ngày lễ ăn hỏi, nhà trai thường phải kèm theo lễ vật một số tiền gọi là tiền dẫn cưới. Tiền dẫn cưới không có quy định rõ là bao nhiêu mà tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, với ý nghĩa nhà trai muốn chia sẻ một phần kinh phí tổ chức đám cưới với nhà gái. Hoặc trong sính lễ của người miền Bắc một số nơi còn có thêm hạt sen, trong khi đó ở miền Nam thường lại phải có xôi.ptch 20

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %12 %435 %2014 %05:%06
back to top